Hôm nay,  

Trở Lại Chiến Trường Xưa

22/04/202209:13:00(Xem: 2839)
Bên lề lịch sử

General Marcel BigeardNgô Quang Trưởng
Tướng Marcel Bigard.  Tướng Ngô Quang Trưởng.


                                                                                                          

Hai vị dũng tướng, Marcel Bigeard của quân đội Viễn Chinh Pháp và tướng Ngô Quang Trưởng của quân đội Việt Nam Cộng Hòa, cùng bại trận trong hai cuộc chiến mà lần nào cũng làm thay đổi vận mệnh của Việt Nam. Hai ông cùng có ý nguyện cuối cùng là sau khi qua đời, tro của mình sẽ được đem về rải tại chiến trường xưa.

Tướng Marcel “Bruno” Bigeard (1916-2010) là một sĩ quan Pháp đã tham dự ba cuộc chiến tranh: Thế chiến Thứ Hai, Chiến tranh Đông Dương, trong đó có trận Điện Biên Phủ và trận chiến Algeria. Ông xuất thân từ lính động viên binh nhì, 30 năm sau qua các chiến trận, hoàn thành binh nghiệp ở cấp tướng. Ông đã được chỉ định làm Tổng trưởng Quốc phòng một thời gian, sau đó giải ngũ và ông được bầu là dân biểu trong Quốc hội Pháp. Ông có 16 tác phẩm liên quan đến chiến tranh, đặc biệt nhất là chống du kích.


Năm 1945, lần đầu ông được phái đến Đông Dương, trong đó có nhiệm vụ huấn luyện dân quân Thái tại biên giới Lào chống lại sự xâm nhập của Việt Minh. Ba năm sau ông trở lại Việt Nam lần thứ hai để chỉ huy tiểu đoàn Thái, sau đó là tiểu đoàn Đông Dương vùng cao nguyên. Ông đã tham dự nhiều trận đánh tại Bắc Việt.

Tháng 11 năm 1953, ông chỉ huy Tiểu đoàn Nhẩy Dù tham dự trận mở màn Điện Biên Phủ. Tháng 3 năm 1954, Tiểu đoàn Dù của ông trở lại, để tăng cường cho các căn cứ đang bị bao vây. Lòng quả cảm, tài mưu lược của ông đã giúp chặn lại nhiều cuộc tấn công vũ bão của đối phương. Ông được thăng Trung tá tại mặt trận. Nhưng cuối cùng ngày 7 tháng 5 năm 1954 Điện Biên thất thủ, ông đã cùng mười ngàn đồng đội bị bắt cầm tù. Ba tháng sau ông được hồi hương.

Ông mất ngày 18 tháng 6 năm 2010, và là một trong những người được tặng huân chương nhiều nhất. Ý nguyện cuối cùng là tro của ông sẽ được rải xuống Điện Biên Phủ, nơi ông thất trận bỏ lại những đồng đội đã ngã gục nằm ở đó trong bao lâu nay.

Theo tài liệu của Wikipedia là một trong những tài liệu có thể tin cậy, những con số liên quan đến trận Điện Biên Phủ về phía Pháp gần như chính xác, còn con số về phía Việt Minh không được tiết lộ và chỉ là ước lượng. Trong trận này Pháp vận dụng gần 16,000 quân, tử trận và mất tích khoảng trên 4,000, bị bắt làm tù binh 10,998, trong số này có 4,436 là thương binh. Những tù binh này đã phải lội bộ 400 km mới đến được trại giam,và trong thời gian bị giam cầm, khoảng hơn 5,000 tù binh đã chết. Số tù binh Pháp và lính thuộc địa hồi hương chỉ còn lại 3,290. Số tù binh lính địa phương Việt Nam và Thái là 3,013 người, không biết số phận họ ra sao. Về phía Việt Minh, theo nhiều nguồn tin, nhưng chắc chắn là con số gấp nhiều lần hơn của Pháp, Việt Minh đã vận dụng khoảng 50,000 quân chính quy và 50,000 dân công trong việc tiếp vận cho chiến trường. Tổng số binh sĩ tử trận và dân công chết vì bệnh tật lên tới trên 30,000. Con số thương binh không được tính, thường gấp nhiều lần. Rất nhiều binh sĩ hai bên đã mất tích vì bị bùn lầy vùi lấp trong các chiến hào đã không được tìm kiếm. Hiện nay có 4 nghĩa địa tại Điện Biên an táng 4,000 lính Việt Minh. Về phía Pháp chỉ có hai tượng đài nhỏ do các cựu chiến binh Pháp xây để tưởng niệm các đồng đội của họ. Chiến tranh chấm dứt, Việt Nam chia đôi. Gần một triệu người di cư từ Bắc vào Nam đi tìm tự do.

Buổi sáng hôm đó, trời trong xanh, đúng vào ngày Điện Biên Phủ thất thủ, ngày 7 tháng 5, một máy bay nhỏ giống như máy bay thám thính T28 hồi đó xuất hiện, bay nhiều vòng trên thung lũng lòng chảo Điện Biên, và từ từ xuống thấp. Sau đó, có những đám bụi từ phi cơ được tung xuống. Bỗng nhiên có những âm vang, nghe như hòa lẫn của những hồi kèn thúc quân với lời ngân của bài ca Hồn Tử Sĩ.  Rồi một cơn lốc xoáy từ đâu bốc lên đỡ những đám bụi đó cuốn đi và chạy vòng trong thung lũng qua các cứ điểm quân sự ngày xưa: Anne Marie, Isabelle, Gabrielle, Beatrice, Dominique, Hugette, Claudine, Elaine… Chiếc máy bay lượn quanh thêm một vài vòng nữa, sau đó khuất dần về phía chân trời. Thung lũng yên lặng trở lại. Tưởng như trong giây phút đó, trong những nghĩa trang bao la với những dãy mộ sơn trắng, những chiến binh Việt Minh chợt tỉnh từ giấc ngủ ngàn thu, cùng trở dậy chào mừng những vong hồn tử sĩ phía bên kia đã một thời tranh sự sống chết với mình, nay có một chủ tướng đã xuống nằm cùng với đồng đội.

Đoạn rải tro trên chỉ là một sự tưởng tượng, ý nguyện cuối cùng của tướng Bigeard đã bị từ chối cùng thời gian Tổng trưởng Quốc phòng Pháp sang thăm Việt Nam năm 2010. Nhà cầm quyền Hà Nội không muốn đó là một tiền lệ không hay cho họ.

*

Vị tướng thứ hai là Trung tướng Ngô Quang Trưởng (1927-2007). Sinh tại Kiến Hòa, ông xuất thân là một sĩ quan tốt nghiệp Khóa 4 Thủ Đức năm 1954. Ngay sau khi  ra trường, ông gia nhập binh chủng Nhẩy Dù cho đến năm 1966, từ cấp Đại đội trưởng, Tiểu đoàn trưởng  rồi Tham mưu trưởng của Sư đoàn Dù. Sau đó binh nghiệp của ông đã gắn liền với miền Trung, vùng địa đầu giới tuyến cho đến khi triệt thoái, qua các chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ Binh, Quân Đoàn 1, Quân khu 1. Những lần được thăng cấp của ông đều dựa vào công trận. Ông có 3 tác phẩm ghi lại các kinh nghiệm trong chiến tranh Việt Nam được tàng trữ trong Trung Tâm Quân Sử Quân Lực Hoa Kỳ (U.S. Army Center of Military History).



Ông đã được gọi là Người Hùng Quảng Trị, một vị tướng thanh liêm. Sau 1975, ông đến Hoa Kỳ, sống lặng lẽ tại tiểu bang Virginia cho tới khi qua đời. Ý nguyện cuối cùng là tro của ông sẽ được đem về rải trên đỉnh đèo Hải Vân, và gia đình ông đã làm tròn ý nguyện đó. 

 

Hãy tưởng tượng một lần nữa, buổi sáng hôm đó, một chiếc xe van chạy từ phía Đà Nẵng leo lên đèo Hải Vân. Lúc lên tới đỉnh, đến một chỗ đậu sát bên đường, gần chỗ tháp canh cổ được xây từ thời vua Minh Mạng. Phía dưới là rừng xanh, xa là biển rộng. Cả gia đình gồm một bà mẹ và mấy người con xuống xe. Trên áo họ còn đeo một mảnh vải đen, dấu hiệu của tang chế. Một người con, có lẽ là con cả, hai tay ôm một chiếc bình gốm. Họ đi đến một mỏm đất cao, nhìn ra biển Thái Bình bao la. Một người con khác thắp hương, đưa cho mỗi người một nén. Họ bắt đầu đọc kinh, Kinh Bát Nhã. Tiếng kinh của họ thoảng bay trong gió. Bài kinh được đọc xong. Người con cả đưa hũ tro đến cho mẹ và các em. Mỗi người bốc một nắm nhỏ, ngần ngừ như lưu luyến, rồi họ tung ra phía biển. Tiếng kinh lại thầm thì vang lên quyện vào với khói hương trầm như những tiếng gọi vong hồn tử sĩ.  Một cơn lốc từ đâu thổi đến, mang theo những âm vang từ lòng đất, cơn lốc đã cuốn khói hương và tro của tướng Ngô Quang Trưởng bay về phía giới tuyến, nơi mà ông đã nhiều lần hành quân, lội bộ, ngồi quân xa hay trên trực thăng cùng các chiến hữu trong những trận chiến khốc liệt mà bao nhiêu đồng đội của ông gục ngã. Hôm đó ông đã trở về với họ.

Cũng theo Wikipedia, tổn hại trong chiến tranh Việt nam của ba phía là: Hoa Kỳ lính chết 58,272, bi thương 153,000, mất tích nay còn là 1,687, và 866 tù binh hồi hương. Nguồn tin từ chính phủ miền Bắc cho biết, tử trận 1.1 triệu lính, trong đó có 849,000 lính Bắc Việt và 251,000 lính Việt Cộng miền Nam, 300,000 binh sĩ mất tích, số bị thương không được biết. Phía Việt Nam Cộng Hòa, 266,000 tử trận, các con số khác không có nguồn tin. Về phía dân chúng khoảng trên 2 triệu người chết.

Nếu có dịp đi xe lửa xuyên Việt Bắc Nam, người ta sẽ thấy có rất nhiều nghĩa trang lính Cộng sản nằm dọc hai bên đường sắt, với những hàng mộ trắng thẳng tắp và kỳ đài tưởng niệm được chăm lo chu đáo. Trong khi đó không còn thấy đâu nghĩa trang của những người lính Cộng Hòa Miền Nam. Bức tượng người lính an nghỉ Tiếc Thương và cả nghĩa trang Biên Hòa cũng bị phá nát. Quốc hội Mỹ đã thu hồi 1 triệu đô la trợ giúp kỹ thuật giúp tìm các binh sĩ hai bên  mất tích trong trận chiến tranh vừa qua, vì nhà cầm quyền Việt Nam đã từ chối không chịu tìm những binh sĩ miền Nam. 

Nhìn lại thế giới, các cuộc nội chiến như Bắc-Nam của Mỹ, Đông và Tây Đức sau khi bức tường Bá Linh sụp đổ, họ giải quyết khá nhanh, không gây những di hại hận thù dai dẳng. Ngay như giữa Mỹ và Nhật trong Thế Chiến Thứ Hai, cả hai cùng đập nhau những đòn chí tử, nhưng chẳng bao lâu kẻ thua người thắng sát lại với nhau, khiến cho Nhật Bản trở lại vai trò cường quốc. Như cái tinh thần thượng võ của hai võ sĩ quyền Anh, cùng ra sức giáng những cú đấm thôi sơn lên mặt nhau, dù rằng mắt mũi sưng vù, nhưng sau trận đấu họ thường lại đến ôm lấy nhau. Chắc đó hẳn là cái văn hóa chiến tranh của phương Tây.

Việt Nam đến nay, đã gần 50 năm rồi, thù hận giữa thắng và bại vẫn chưa xong.  Bắc Hàn, Nam Hàn không biết đến bao giờ, Cam-Bốt đã giải quyết gần xong. Có thể đó là do ảnh hưởng độc hại của “Văn Hóa Cầm Quyền” Trung Hoa. Luôn luôn nuôi thù hận giữa các triều đại, bằng cách tru di tam tộc, nhổ cỏ nhổ tận gốc, phân chia giai cấp, bần cố nông đấu tố địa chủ, v.v... Cái bóng ma Trung Quốc vẫn còn phủ trùm lên các chư hầu Á Châu, không những họ đã không thoát ra được, mà các chư hầu này còn đi xa hơn cái văn hóa thâm độc đó, bằng những từ ngụy quân ngụy quyền, cải tạo, diệt tư sản, đẩy người ra biển để trục lợi. Cam Bốt lại còn đi quá xa bằng cách diệt chủng, hai triệu người vô tội đã chết một cách dã man…

Cuộc chiến tranh triền miên vừa qua là một cuộc nội chiến tàn hại nhất trong lịch sử Việt Nam. Bao nhiêu người đã chết, hận thù vẫn chưa tiêu. Hai bên đều bị hai thế lực bên ngoài trực tiếp hay gián tiếp thúc đẩy để tương tàn, sát hại lẫn nhau. Chiến thắng Điện Biên Phủ tưởng sẽ đem lại cho miền Bắc hạnh phúc ấm no, trái lại người dân vẫn bị trầm luân trong cảnh đói khổ bao cấp suốt hơn hai mươi năm trời kế tiếp. Rồi đến, Đại Thắng Mùa Xuân, đất nước thống nhất, đói khổ trầm luân vẫn tiếp tục và biết bao nhiêu thảm cảnh mới lại tiếp tục xẩy ra, hàng trăm ngàn sĩ quan miền Nam bị đưa đi tù đầy cải tạo, gia đình ly tán. Triệu người vượt biển đi tìm tự do và hàng trăm ngàn mạng người đã vùi thân dưới biển sâu. Phải đợi đến hai mươi năm sau khi lệnh cấm vận được bãi bỏ, đất nước mới có cơ hội thay đổi và phát triển, nhưng đồng thời lại gây nên bao tệ trạng xã hội trầm trọng, không thuốc chữa và vẫn không thoát khỏi nguy cơ Bắc thuộc, mất đất mất biển. 

*

Tướng Ngô Quang Trưởng đã trở về cùng với các đồng đội của ông. Tro tàn của ông hẳn đã bay đến bên các nấm mộ của các binh sĩ, các dũng tướng anh hùng đã tuẫn tiết trong giây phút cuối cùng. Tro của ông chắc cũng đã bay đến bên những nấm mộ của các sĩ quan tàn lụi trong các trại cải tạo. Cùng nhau họ đã viết một thiên bi hùng ca cho những người lính thất trận miền Nam. 

Nguyễn Công Khanh

* Theo bài viết “Trải Tro Theo Gió” của nhà văn Nguyễn Tường Thiết, sự việc về tướng Ngô Quang Trưởng đã được thực hiện vào mùa hè 2008.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chúng ta đang ở trong một cõi lúc nào cũng đầy những cuộc chiến tranh. Có khi vì thánh chiến giữa các tôn giáo để mở rộng tôn giáo, để cưỡng ép bên thua trận phải quy thuận theo tôn giáo của mình. Có khi vì bành trướng lãnh thổ, khi nước lớn muốn chiếm nước nhỏ để mở rộng biên giới, để sáp nhập thêm lãnh thổ. Có khi là một cuộc chiến cốt nhục tương tàn, như trường hợp “Vua Ajātasattu, con bà Videhi nước Magadha, triệu tập bốn binh chủng gây chiến với vua Pasenadi nước Kosala và tiến đánh Kāsi” bất kể rằng vua Ajātasattu là cháu trai của vua Pasenadi.
Hôm nay ngày 30/4/2024, tròn 49 năm Miền Nam sụp đổ. Thơ Nguyễn Phúc Sông Hương: Tiểu Đoàn hai hàng đều bước / Tay không súng đạn,/ Vẫn ngước cao đầu,/ Dân làng bên đường / Vỗ tay chào đón,/ Người được thắng trận/ Ngơ ngác nhìn nhau.
Tại Viện Bảo Tàng Quân Lực VNCH, Thiếu Tá 81 Biệt Kích Dù Phạm Châu Tài đã kể lại trận đánh cuối cùng do ông chỉ huy để bảo vệ Sài Gòn, ngay trước khi thủ đô Miền Nam chính thức rơi vào tay cộng sản vào ngày 30/04/1975.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lin Jian hôm thứ Hai tuyên bố rằng các cáo buộc của Hoa Kỳ về việc Trung Quốc có thể can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống sắp tới sẽ đối đầu với Tổng thống Joe Biden và Cựu Tổng thống Donald Trump là nhằm mục đích bôi nhọ chính phủ TQ.
Truyền thông Israel hôm Chủ nhật đưa tin Mỹ đang nỗ lực ngoại giao nhằm ngăn Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành lệnh bắt Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Thủ tướng Israel trước đó đã nhấn mạnh rằng các phán quyết của tòa án The Hague về Gaza sẽ tạo ra "một tiền lệ nguy hiểm đe dọa binh lính và nhân vật công chúng của bất kỳ nền dân chủ nào chống khủng bố hình sự và xâm lược nguy hiểm."
Nợ sinh viên là hình thức nợ vay tiêu dùng lớn thứ hai ở Mỹ, chỉ sau nợ mua nhà. Ngày nay, khoảng 45 triệu người Mỹ nợ tiền học gần 1,700 tỷ USD!
California: Hôm thứ Năm rằng một vụ tai nạn xe kinh hoàng ở Pleasanton vào tối thứ Tư đã khiến một gia đình bốn người, đang đi trên một xe Vinfast, đã chết một cách bi thảm. Cảnh sát Pleasanton cho biết tai nạn xảy ra vào khoảng 9 giờ tối trên Foothill Road giữa Stoneridge Drive và Đại lộ W. Las Positas Boulevard ở rìa phía tây của thành phố. Chiều thứ Năm, cảnh sát xác nhận bốn người đã chết trong vụ tai nạn, một người mẹ, người cha và hai đứa trẻ dưới 15 tuổi.
Một người đàn ông tên là Xiaolei Wu đã theo dõi và đe dọa một nữ sinh viên Trung Quốc tại đại học Boston sau khi cô này dán tờ rơi ủng hộ dân chủ đã bị Tòa Mỹ kết án 9 tháng tù liên bang và Wu sẽ bị trục xuất về TQ khi mãn hạn tù. Các công tố cho biết sau khi thiếu nữ dán tờ rơi thể hiện tình đoàn kết với người biểu tình ở Trung Quốc, Xiaolei Wu, 26 tuổi, đã cố gắng tìm ra địa chỉ của cô và đe dọa chặt tay cô trong một tin nhắn trên ứng dụng WeChat, theo CNN.
Tuần này trong mục “nói thêm”, Project Syndicate trò chuyện với GS Bùi Mẫn Hân, là Giáo sư về Công quyền học của trường Cao đẳng Claremont McKenna và là thành viên cao cấp không thường trú tại Quỹ Marshall Đức của Hoa Kỳ. Ông còn là tác giả của cuốn sách “The Sentinel State: Surveillance and the Survival of Dictatorship in China” (Nhà nước canh gác: Giám sát và sự sống còn của chế độ độc tài ở Trung Quốc).
Cuộc bầu cử Tổng thống 2024 chỉ còn hơn 6 tháng nữa, để giúp quý độc giả nắm được tình hình bầu cử, Việt Báo sẽ thường xuyên cập nhật các bài phân tích đáng tin cậy từ những nguồn thông tin uy tín. Các bài phân tích này dựa vào các cuộc thăm dò dư luận, các cuộc phỏng vấn với các chiến dịch và chiến lược gia, báo cáo, hoạt động của các chiến dịch, cũng như các khuynh hướng lịch sử và nhân khẩu học.
Thứ Năm (25/4), Đại học Nam California (University of Southern California, USC) cho biết sẽ hủy lễ tốt nghiệp ra trường năm nay, một tuần sau khi thông báo hủy bài phát biểu của thủ khoa khóa 2024 – một nữ sinh viên gốc Hồi Giáo, theo Reuters.
NEW YORK – Thứ Năm (25/4), trong phiên tòa hình sự xét xử Donald Trump về vụ ‘tiền bịt miệng,’ cựu giám đốc tờ báo lá cải National Enquirer David Pecker cho lời khai trước tòa rằng ông từng tranh cãi với Trump và luật sư cũ của Trump trước cuộc bầu cử năm 2016 về việc ai nên trả tiền để ‘bưng bít’ câu chuyện ‘bê bối tình dục’ của cựu Tổng thống, theo Reuters.
LHQ – Thứ Tư (24/4), tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, Nga đã phủ quyết một nghị quyết do Hoa Kỳ soạn thảo có nội dung kêu gọi các nước ngăn chặn cuộc chạy đua vũ trang ngoài không gian, theo Reuters.
Phim cao bồi được tái hiện ở các sân trường, lớp học ở một tiểu bang. Khi những người biểu tình hô vang “Bàn tay của bạn dính máu”, Hạ viện tiểu bang Tennessee hôm thứ Ba đã thông qua dự luật cho phép một số giáo viên và nhân viên mang súng ngắn trong khuôn viên trường học. Đạo luật này trước đây đã được Thượng viện tiểu bang thông qua và tờ báo Tennessean loan tin rằng nó "gần như được đảm bảo sẽ trở thành luật trong vòng vài tuần"
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.