Hôm nay,  

Kinh Tế Dễ Hiểu: Mô Hình Kinh Tế Trung Quốc (Chương 17)

26/09/202109:49:00(Xem: 2170)

ECONOMICS


Mô hình phát triển của Trung Quốc có thể được tóm tắt như sau: (1) hạn chế tiêu thụ trong nước để (2) gom góp tiết kiệm trong dân chúng nhằm (3) hỗ trợ cho đầu tư.


Nếu so sánh cho dễ hiểu thì mô hình này cũng giống kiểu nhà nghèo bớt tiêu xài (hạn chế tiêu thụ) để dành tiền (tăng tiết kiệm) đầu tư cho tương lai (giáo dục con cái, mở cửa hàng buôn bán). Nhưng đến khi đã hết nghèo mà vẫn giữ tính hà tiện không chịu tiêu xài sanh tham lam vơ vét của cải (thặng dư mậu dịch với nước ngoài) dù trong nhà đã chứa đầy những thứ không cần thiết (nợ xấu do đầu tư quá đáng trong nước). Chính sách của Bắc Kinh đã dẫn đến tình trạng chênh lệch cán cân mậu dịch giữa Trung Quốc với toàn thế giới, rồi tiếp theo đó là khối nợ khổng lồ như hiện nay. Kinh Tế Dễ Hiểu sẽ lần lượt tìm hiểu về Tiêu Thụ, Tiết Kiệm và Đầu Tư ở Trung Quốc.


Tiêu Thụ tại Trung Quốc


Tiêu thụ tư nhân ở Trung Quốc chiếm 40% GDP tức là rất thấp so với các nước phát triển khoảng 60% và Hoa Kỳ là 70%. Bắc Kinh hạn chế tiêu thụ nhằm thu hút tiết kiệm trong dân chúng hỗ trợ đầu tư.


Một lý do khiến mức tiêu thụ thấp vì người Tàu (và châu Á nói chung) ít ăn xài hơn Tây Phương, một phần do thế hệ lớn tuổi ở Trung Quốc còn bị ám ảnh bởi cảnh nghèo khó cùng cực chỉ mới 30 năm trước đây. 


Bên cạnh đó là chính sách của nhà cầm quyền tạo ra 3 tầng áp lực hạn chế mức tiêu thụ của người dân:

(1) chế độ ép lương,

(2) mạng lưới an sinh xã hội yếu kém,

(3) chính sách thao túng tiền tệ của Bắc Kinh. 


Công nhân Trung Quốc di cư từ thôn quê ra đô thị làm việc nhưng không được cấp phát hộ khẩu thành phố. Do tình trạng cư ngụ bán chính thức này nên công nhân không được quyền tập hợp hay tham dự công đoàn địa phương để đòi tăng lương và cải thiện chế độ làm việc. Cho dù có nhiều hãng xưởng cạnh tranh thuê mướn nhân viên khiến mức lương và quyền lợi người lao động tại Hoa Lục lên cao nhưng vẫn không tương xứng với đà tăng năng suất và nhịp độ phát triển nhảy vọt của GDP. Thí dụ GDP tăng 10% mỗi năm trong khi lương bổng chỉ tăng 7%, tức là thu nhập tuy nhảy vọt nhưng vẫn không bắt kịp với GDP. Nói cách khác, nước giàu nhưng dân chúng không được hưởng trọn vẹn thành quả lao động của mình.


Mức sai biệt giữa tiền lương và năng suất lao động bị ăn bớt để trở thành lợi nhuận cho doanh nghiệp và nhà nước dùng tái đầu tư – tức là đúng như phê bình của Karl Marx rằng tư bản đỏ ăn chận giá trị thặng dư lao động để làm giàu trên xương máu công nhân.  Nhờ có nhiều tiền đầu tư nên hạ tầng phát triển và hãng xưởng mọc lên như nấm, chế độ ép lương tuy tạo công ăn việc làm cho dân Tàu nhưng đồng thời đào sâu khoảng cách giàu nghèo trong xã hội do lợi nhuận bị cắt xén vào tay nhà nước và giới chủ. Hơn thế một khi nền kinh tế Trung Quốc đã trưởng thành như hiện nay, hay là nhu cầu xây cất giảm bớt nhưng đầu tư vẫn cứ tiếp tục thặng dư đổ vào thì phải sinh ra nợ xấu – nhưng đây là câu chuyện ở phần Đầu Tư dưới đây.


Do chính sách một con nên người Tàu sợ đơn lẻ lúc về già phải để dành tiền lo cho tuổi về hưu. Giáo dục và y tế tốt cho các gia đình ở những đô thị lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải và Thẩm Quyến nhưng lại không bao gồm công nhân không có hộ khẩu thành phố. Mạng lưới an sinh vẫn còn thiếu sót ở những vùng nông thôn khiến dân chúng phải hạn chế tiêu thụ lúc mới lập gia đình để dành tiền nuôi con và phòng khi bệnh hoạn.  


Các quy định lỏng lẻo về môi trường trước năm 2012 cũng thể hiện sự yếu kém của mạng an sinh xã hội. Doanh nghiệp và nhà nước không chi tiêu bảo vệ không khí trong lành và nguồn nước sạch trong khi dân chúng tốn kém vì mất ngày làm việc, lo chữa bệnh ho, suyễn, ung thư...nên sức tiêu thụ giảm sút.


Chính sách thao túng ngoại tệ khiến đồng NDT (Nhân Dân Tệ) mất giá so với USD. Trung Quốc nhập cảng xăng dầu và lương thực bằng USD nên hàng tiêu dùng trở nên đắt đỏ. Sức mua của dân Tàu thêm một lần nữa bị hạn chế nhằm tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp khi giá trị đồng NDT bị cắt xén.


Tiết kiệm tại Trung Quốc


Tiêu thụ tư nhân tại Trung Quốc chiếm 40% GDP trong khi ở các nước phát triển là 60% còn Hoa Kỳ 70%. Chênh lệch trong tiêu thụ dẫn đến thặng dư tiết kiệm ở Hoa Lục so với Tây Phương.


Dân Tàu không có nhiều chọn lựa đầu tư mà phải bỏ tiền vào trương mục tiết kiệm tại ngân hàng với lãi suất thấp do nhà nước quy định. Thí dụ GDP tăng 7% nhưng tiết kiệm ngân hàng thấp chỉ 1.5%. Muốn lời nhiều phải đầu tư vào chứng khoán nhưng thị trường tài chánh ở Trung Quốc thiếu minh bạch nên mua bán trên sàn cũng giống như đánh bài cào, thỉnh thoảng ăn lớn nhưng thường là thua to. Kết quả là người Tàu phần lớn để dành tiền trong trương mục tiết kiệm để lo cho gia đình và với mục tiêu mua nhà vì thị trường địa ốc cứ tăng đều đặn trong vòng 30 năm nay (cho dù có những giai đoạn vấp ngã như năm 2014.)


Các ngân hàng nhà nước nhận vào tiết kiệm rẻ sau đó cho địa phương, những công ty quốc doanh và các ngành công nghiệp mũi nhọn vay theo phân lời thấp. Nói cách khác, đây là chính sách ép buộc tài chánh (financial repression) thu mua tiết kiệm từ dân chúng với giá rẻ nhằm tài trợ cho doanh nghiệp và các mục tiêu tăng trưởng do Bắc Kinh đề ra, theo kiểu lấy tiền nhà nghèo giúp nhà giàu.


Vì tiết kiệm liên quan đến góp vốn nên xin bàn rộng ra về phương thức gây vốn ở các địa phương. Bắc Kinh tuy đề ra chỉ tiêu tăng trưởng GDP cho cả nước nhưng lại không dự trữ ngân sách từ trung ương chia ra cho các địa phương thực hiện mục tiêu này. Bù lại các địa phương được rộng quyền gây vốn (nhưng không được tùy tiện tăng thuế.) Giữa các địa phương lại được khuyến khích tranh đua: nơi nào vượt chỉ tiêu tăng trưởng sẽ giữ lại nhiều lợi tức trong khi hàng ngũ cán bộ đảng viên được thăng quan tiến chức.


Rút tỉa bài học tư bản nước ngoài tháo vốn bỏ chạy khỏi Thái Lan và vùng Đông-Á năm 1998 nên Bắc Kinh quy định thêm là các địa phương không được mượn vốn. Bù lại các địa phương được quyền ấn hành tín dụng qua hệ thống ngân hàng địa phương, và được bán quyền sử dụng đất. Hai đặc quyền này là chìa khóa kho vàng để các lãnh chúa địa phương thò tay bóc hốt.


Tổng hợp các chính sách nói trên trở thành một cỗ máy tăng trưởng. Các địa phương trưng dụng đất đai “của toàn dân” rồi bán quyền sử dụng đất cho các tập đoàn lợi ích với giá rẻ. Ngân hàng địa phương thu hút tiết kiệm với lãi suất thấp để rồi ấn hành tín dụng cho các công ty quốc doanh và những ngành công nghiệp mũi nhọn vay mượn. Các công ty quốc doanh xây cất phi trường, xa lộ…trong khi tập đoàn lợi ích mua quyền sử dụng đất và vay vốn với giá rẻ để xây cất khu đô thị, khu công nghiệp, khu nhà ở v.v… Sau đó những tập đoàn lợi ích lại cầm cố tài sản để vay mượn tín dụng mới từ các ngân hàng địa phương. Dân chúng đổ xô mua nhà vì giá địa ốc tăng, khiến tài sản cầm cố thêm giá trị để mượn vào nợ mới. Vòng xoáy vay nợ cấn nợ để vay nợ mới dựa vào quyền lực vô tận của các lãnh chúa địa phương rất hữu hiệu để làm giàu nên dễ sinh ra lạm dụng. 


Đầu tư và vốn ở Trung Quốc


Tiếp tục bàn về vốn đầu tư, Trung Quốc có 2 dòng tiền: dòng vốn FDI đầu tư trực tiếp từ nước ngoài để xây cất hãng xưởng, và dòng vốn tiết kiệm trong nước.


Một cách nhìn khác là vốn FDI kém lưu động (một nhà máy đã được xây cất không dễ di dời). Loại vốn còn lại dễ lưu động dùng cho vay nợ, mua bán nợ hay mua bán chứng khoán. Trận đại khủng hoảng tài chánh Đông Á năm 1998 khởi đầu do tài phiệt quốc tế ồ ạt rút vốn lưu động bằng cách bán nợ và chứng khoán, đổi ra USD để mang tiền rút khỏi Thái Lan khiến đồng Baht thủng đáy. Sau đó các đồng tiền Phi Luật Tân, Nam Dương, Nam Hàn…bị lần lượt tấn công khiến những nền kinh tế này ngã nhau dẫn đến xáo trộn nhiều chính trị và xã hội.


Bắc Kinh nghiên cứu rất kỹ kinh nghiệm này (nhất là bài học của các chính quyền độc tài ở Đài Loan, Nam Hàn, Phi và Nam Dương bị lật đổ) nên chỉ khuyến khích vốn FDI (không lưu động) bằng cách chiêu dụ tư bản Tây Phương xây cất nhà máy để thâm nhập vào thị trường khổng lồ của Trung Quốc. Ngược lại dòng vốn lưu động cho vay dựa vào tiết kiệm trong nước để tránh tình trạng tư bản quốc tế tháo vốn như tại Thái Lan năm 1998. 


Trong một thị trường tài chánh mở cửa (financial liberalization) thì việc cho vay, mua bán nợ và mua bán chứng khoán đều được tự do trao đổi trên sàn giao dịch giữa các tư nhân trong và ngoài nước. Trái lại dòng vốn từ tiết kiệm ở Trung Quốc không được tự do lưu thông mà bị Bắc Kinh kiểm soát chặt chẽ. Chẳng những Bắc Kinh quy định lãi suất thấp khi dân chúng gởi tiền tiết kiệm vào ngân hàng, mà dòng vốn còn được ngân hàng nhà nước ưu tiên cung cấp cho các công ty quốc doanh và những tập đoàn lợi ích vay mượn với giá rẻ. Như vậy nhà nước (thay vì thị trường) quyết định lãi suất và lựa chọn đầu tư.


Đầu tư nếu xét cho cùng chỉ nhằm 3 mục tiêu: sản xuất hàng hóa bán trong nước (tiêu thụ nội địa), bán hàng ra nước ngoài (xuất cảng) và đầu tư xây cất hạ tầng (giáo dục, y tế, đô thị, giao thông, Internet, v.v…) Do tiêu thụ nội địa bị kềm hãm ở mức 40% GDP (so với 60% ở Tây Phương và 70% bên Mỹ) nên thặng dư đầu tư bắt buộc phải đổ vào xuất cảng hay xây cất hạ tầng.


Trước năm 2008 Trung Quốc khởi đầu từ một nước chậm tiến nên cần rất nhiều các khoảng đầu tư xây cất đô thị, xa lộ, phi trường, khu công nghiệp…Nhờ mở cửa thu hút FDI từ nước ngoài, lương nhân công rẻ, hạ tầng được cải tiến cùng các quy định dễ dãi về môi trường nên Trung Quốc thu hút nhiều công ty Âu-Mỹ-Nhật-Đài Loan-Nam Hàn xây cất hãng xưởng, tạo công ăn việc làm để trở thành công xưởng sản xuất hàng hóa ra thế giới. Nói cách khác những khoảng đầu tư dùng tiền tiết kiệm trong nước đem lại lợi ích tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn đầu 1980-2008. Cho dù vốn thất thoát thành nợ xấu cũng được khỏa lấp bởi thặng dư mậu dịch và đà tăng trưởng kinh tế (tỷ lệ nợ xấu teo lại so với GDP nở to).


Đến năm 2008 cuộc Đại Khủng Hoảng Tài Chánh ở Hoa Kỳ và sau đó là Khủng Hoảng Euro bên Âu Châu khiến nhu cầu nhập cảng hàng hóa từ Trung Quốc giảm mạnh. Dù vậy Bắc Kinh không hạ thấp mục tiêu tăng trưởng GDP mà tung ra một gói kích cầu khổng lồ 13% GDP. Gói kích cầu lại không nhằm tăng mức tiêu thụ trong nước để bù đắp cho khoảng trống tiêu thụ ở nước ngoài. Tuy kích cầu nhưng tiêu thụ nội địa không tăng trong khi xuất cảng giảm nên tiền chỉ có một con đường duy nhất chạy vào xây cất hạ tầng.


Nhưng đến năm 2008 nền kinh tế của Trung Quốc đã trưởng thành. Nhu cầu hạ tầng giảm dần vì các khu đô thị, xa lộ, phi trường, xe lửa cao tốc đã mọc lên như nấm. Dân số già nua khiến nhu cầu xây cất cũng giảm xuống. Cho nên một phần lớn các khoảng kích cầu rơi vào đầu tư không hiệu quả, hay là nợ xấu do xây cất khu nhà không người ở, khu thương xá không người mua, các phi trường không khách đến.


Một yếu tố khác là khoảng kích cầu 586 triệu USD năm 2008 không phải là tiền mặt do Bắc Kinh chia cho các địa phương mà chỉ là tín dụng trung ương cho phép địa phương phát hành để đầu tư. Được thoải mái ấn hành tín dụng nên cổ máy tăng trưởng của các địa phương chạy hết ga cho dù cho vay đầu tư kém hiệu quả. Đến năm 2012 Bắc Kinh nhận thấy quá nhiều nợ xấu nên hạ lệnh các ngân hàng địa phương cắt giảm tín dụng (dù không hạ thấp chỉ tiêu tăng trưởng GDP !) Những khu nhà dù không người ở hay các thương xá vắng người qua lại nhưng đang xây cất không thể bỏ dở nửa chừng, nên các địa phương “sáng kiến” cho những ngân hàng địa phương ấn hành sản phẩm làm giàu (WMP – Wealth Management Product) với phân lời cao để thu hút tiền tiết kiệm từ dân chúng. Tiền gởi vào WMP được dùng để tiếp tục cho vay xây cất hạ tầng và tăng trưởng kinh tế tại địa phương cho vượt chỉ tiêu GDP.


Do Ngân Hàng Trung Ương lúc ban đầu chỉ thanh tra nợ xấu trong các khoản tín dụng cho vay từ quỹ tiết kiệm của dân chúng, nên những khoảng tín dụng cho vay từ WMP không bị kiểm soát. Các WMP tuy phân lời cao nhưng ngắn hạn, tức là địa phương cứ phải ấn hành WMP (nợ mới) để trả nợ cũ.  


Từ năm 2012-2016 nợ mới cứ bồi vào nợ cũ khiến Ngân Hàng Trung Ương hoảng sợ bắt đầu kiểm soát WMP. Bắc Kinh lại quyết định cho một vài công ty đầu tư và WMP phá sản để trừng phạt giới đầu tư. Tin xấu lan nhanh khiến thị trường tài chánh và địa ốc hỗn loạn làm chảy máu ngoại tệ mất 1000 tỷ USD.


Bắc Kinh hoảng hốt siết chặt không cho tiền chạy ra nước ngoài, mặc khác lại ra lệnh ngân hàng trung ương tài trợ các khoảng nợ xấu để không cho WMP và các địa phương phá sản. Nói cách khác, Tập Cận Bình lạnh cẳng (cold feet) thay vì trừng phạt nợ xấu lại phải thối lui bao che các lãnh  chúa địa phương để tránh xáo trộn chính trị. Từ đó cho đến nay Ngân Hàng Trung Ương dù tiếp tục kiểm soát các ngân hàng địa phương và WMP nhưng nợ đã lên đến 300% GDP. 


Năm 2014 các khu phố không người ở mọc ra như nấm nên Bắc Kinh phải chi tiền tài trợ cho dân cư các khu ổ chuột dọn vào khu phố mới. Giá nhà đất tăng vọt vì giới kinh doanh nhận thấy đây là cơ hội mua nhà giá thấp, và cho dù có thành bong bóng địa ốc nhưng trung ương sẽ cứu vớt để các địa phương và ngành địa ốc không bị sập tiệm. Chương trình tài trợ cho dân nghèo mua nhà chấm dứt vào năm 2018, nhà đất lại bắt đầu xuống giá trong khi các tập đoàn địa ốc ngày thêm ngập nợ.Tập đoàn Evergrande lớn hàng đầu ở Trung Quốc có thể bị vỡ nợ ngay vào lúc này chính là thử thách lần thứ hai liệu Tập Cận Bình có dám cải tổ hệ thống tài chánh hay rồi chùn tay cứu vớt ngành địa ốc vì sợ khủng hoảng sẽ kéo theo xáo trộn về chính trị, xã hội và đụng chạm đến các tập đoàn lợi ích.


Dịch cúm Tàu và các gói kích cầu khổng lồ ở Mỹ bất ngờ tiếp hơi cho Bắc Kinh vì hàng Trung Quốc bán không kịp chở sang Hoa Kỳ. Xuất cảng tăng tức là khoảng bơm máu cho Trung Quốc bù đắp phần nào nợ xấu.


Vấn đề của Bắc Kinh là không thể mãi mãi dựa vào xuất cảng và đầu tư hạ tầng để tăng trưởng kinh tế. Xuất cảng chỉ có hạn vì nước ngoài – kẻ cả Hoa Kỳ - sẽ có ngày hết tiền mua hàng Tàu, nhất là trong hoàn cảnh thương chiến Mỹ-Trung và nhu cầu tạo công ăn việc làm cho giới lao động ở Tây Âu. Đầu tư hạ tầng phải chậm lại một khi đô thị, xa lộ, phi trường, xe lửa…đến mức dư thừa, trong khi nạn lão hóa giới hạn nhu cầu xây cất. Bắc Kinh đang đầu tư để cải tiến mạng lưới an sinh xã hội, chế độ hộ khẩu và lương bổng nhưng đây là một tiến trình rất gian nan. Thay đổi trọng tâm kinh tế từ tiết kiệm và đầu tư (tức là có lợi cho những tập đoàn lợi ích) sang tiêu thụ tư nhân (tức là có lợi cho đa số quần chúng) là một quyết định chính trị vô cùng gay go nếu không khéo lèo lái sẽ kéo theo thay đổi thể chế.


Hai sách lược còn lại của Bắc Kinh gồm (1) Vòng Đai Con Đường để đẩy thặng dư đầu tư ở Trung Quốc ra các nước đang mở mang (bù đắp cho khoảng thiếu hụt bán hàng sang các nước phát triển), và (2) công nghệ xanh để vừa xuất cảng ra nước ngoài lại cải thiện môi trường trong nước.  


TÓM TẮT

  1. Mô hình tăng trưởng của Trung Quốc là: (1) hạn chế tiêu thụ trong nước (2) thu hút nguồn tiết kiệm với giá rẻ (3) hỗ trợ địa phương vào doanh nghiệp đầu tư.

  2. Các địa phương bán quyền sử dụng đất đai, và ấn hành tín dụng để thúc đẩy đầu tư.

  3. Đầu tư thặng dư khi xuất cảng hàng hóa xuống trong khi tiêu thụ nội địa không tăng, thành ra nợ xấu vì xây cất tăng trong khi nhu cầu hạ tầng giảm.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Các nhà lãnh đạo Đông Nam Á nói rằng một hiệp ước đại dương của Liên Hợp Quốc năm 1982 (UNCLOS 1982) phải là cơ sở của các quyền và quyền lợi có chủ quyền ở Biển Đông, trong một trong những nhận xét mạnh mẽ nhất của họ phản đối tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với hầu hết các vùng biển tranh chấp trên cơ sở lịch sử, theo báo The Guardian cho biết hôm Thứ Bảy, 27 tháng 6 năm 2020. Tuyên bố của Asean nói rằng: “Chúng tôi tái khẳng định rằng UNCLOS 1982 là cơ sở để xác định các quyền lợi hàng hải, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích hợp pháp đối với các vùng biển.”
Các viên chức tình báo Nga làm việc cho tình báo quân sự GRU gần đây đã cung cấp tiền cho phiến quân Taliban ở Afghanistan như một phần thưởng nếu họ giết lính Mỹ hoặc Anh ở đó, theo một viên chức tình báo Châu Âu nói với CNN hôm Thứ Bảy, 27 tháng 6. Viên chức này không rõ về động cơ chính xác của Nga, nhưng cho biết các ưu đãi, theo đánh giá của họ, đã dẫn đến thương vong của liên minh. Các viên chức đã không xác định ngày thương vong, số lượng hoặc quốc tịch của họ, hoặc liệu đây là những trường hợp tử vong hoặc thương tích.
“Chúng tôi đã thực hiện bước đi đặc biệt này bởi vì chúng tôi tin rằng chính sách và suy nghĩ kỳ thị chủng tộc của Wilson khiến ông ấy trở thành cái tên không phù hợp cho một trường học mà các học giả, sinh viên và cựu sinh viên phải kiên quyết chống lại tai họa kỳ thị chủng tộc dưới mọi hình thức,” theo bản tuyên bố cho biết. Wilson là tổng thống thứ 28 của Hoa Kỳ tại chức từ năm 1913 tới 1921. Ông ấy trước đó đã là chủ tịch của Đại Học Princeton và thống đốc New Jersey.
Công Cổ Phần Công Nghệ Sao Bắc Đẩu tại Việt Nam đã bị Ngân Hàng Thế Giới trừng phạt bằng cách cấm vận 7 năm vì lừa đảo và gian lận trong 2 dự tại VN mà Ngân Hàng Thế Giới tài trợ, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 26 tháng 6 năm 2020.
Chính phủ Liên bang Đức buộc 67.000 khách du lịch đã được đưa về từ nước ngoài vì đại dịch corona phải trả cho các chuyến bay từ 200 đến 1000 euro. Điều này nhằm chi trả 40% tổng chi phí cho chiến dịch duy nhất trong lịch sử là 94 triệu euro. Việc chia sẻ chi phí bị mắc kẹt thì theo thứ bậc: Đối với các chuyến bay từ Quần đảo Canary và Bắc Phi, phải trả 200 euro, cho miền nam châu Phi và Karibik, phải trả 500 euro, những người trở về từ Nam Mỹ và châu Á phải trả 600 euro, và bất cứ ai được đưa về từ New Zealand và Úc nhận hóa đơn 1000 euro.
Vào đầu tháng 6, 2020, các đài truyền thông đều đăng tin kho báu của Forrest Fenn đã được tìm thấy ở rặng núi Rocky Mountains. ông Fenn, là một nhà sưu tập đồ cổ và nghệ thuật, 87 tuổi, nổi tiếng, mới đây tuyên bố cái kho báu mà ông cố tình chôn nó cách đây 10 năm, đã có người tìm ra. Người thợ săn bảo vật ấy đã dấu tên và gởi cho ông Fenn một tấm ảnh trong lá thư từ miền Đông Hoa Kỳ, chứng minh ông ta đã tìm được chiếc rương ấy. Điều ông loan báo cùng giới truyền thông không có một bằng cớ nào trưng ra, không biết có minh chứng được sự thật không, nhưng nó thật sự đã chấm dứt một cuộc săn lùng bảo vật kéo dài trong nhiều năm.
Trong khi đó tại Hoa Kỳ, Texas và Florida đang ngưng việc mở cửa trở lại khi số trường hợp mắc vi khuẩn coronas trên cả nước đạt con số kỷ lục. Hơn 30 tiểu bang đang chiến đấu với số lượng ngày càng tăng và Mỹ đang tính trung bình nhiều trường hợp mới hàng ngày hơn bao giờ hết. Nhưng Phó Tổng Thống Mike Pence cho biết hôm Thứ Sáu “tất cả chúng ta đã thấy những tin tức đáng khích lệ khi chúng ta mở lại nước Mỹ.” Ít nhất 9 tiểu bang đã tuyên bố họ sẽ không tiến thêm tới giai đoạn kế tiếp của việc tái mở cửa. Đó là những tiểu bang Arizona, Arkansas, Delaware, Idaho, Louisiana, Maine, Nevada, New Mexico và North Carolina. Thống Đốc Tiểu Bang Texas Greg Abbott đã ban hành một sắc lệnh hành pháp hôm Thứ Sáu nhằm hạn chế một số doanh nghiệp và dịch vụ nhất định như một phần trong nỗ lực của tiểu bang nhằm “ngăn chặn sự lây lan của Covid-19.”
Vào ngày 25 tháng 6 năm 2020, Học Khu Westminster đã thông qua nghị quyết (5-0) lên án kỳ thị và ủng hộ công bằng cho người da màu khác nhau. Học khu Westminster sẽ bắt đầu dạy về lịch sử của các sắc dân khác nhau ở Mỹ và thực hiện các chương trình để giáo viên và nhân viên tôn trọng những người khác nhau nhiều hơn.
Việt Nam và Phi Luật Tân cảnh báo về sự bất an ngày càng tăng ở Đông Nam Á tại hội nghị thượng đỉnh khu vực vào Thứ Sáu, 26 tháng 6 năm 2020, trong bối cảnh lo ngại rằng Trung Quốc đang đẩy mạnh hoạt động tại Biển Đông đang tranh chấp trong đại dịch vi khuẩn corona, theo Reuters cho biết. Hà Nội và Manila đã công bố các phản đối Trung Quốc vào tháng Tư sau khi Bắc Kinh đơn phương tuyên bố thành lập các khu hành chính mới trên các đảo trong các tuyến đường thủy gặp khó khăn mà Việt Nam và Phi Luật Tân cũng có tuyên bố chủ quyền.
Cục Thống Kê Dân Số đã sẵn sàng để đưa ra thông báo về việc tiếp tục một số hoạt động ngoài hoạt động Cập Nhật/Để Lại Tài Liệu và lấy dấu vân tay nhân viên mới.
Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cho biết hôm Thứ, 26 tháng 6 năm 2020, rằng Washington đang áp đặt các hạn chế cấp visa đối với các quan chức Trung Quốc chịu trách nhiệm hạn chế các quyền tự do ở Hồng Kông, nhưng ông không nêu ra bất kỳ mục tiêu nào trong số đó, theo Reuters cho biết. Hành động này diễn ra trước cuộc họp kéo dài 3 ngày của quốc hội Trung Quốc từ Chủ Nhật dự kiến sẽ ban hành luật an ninh quốc gia mới cho Hồng Kông đã báo động các chính phủ ngoại quốc và các nhà hoạt động dân chủ. Các hạn chế visa của Hoa Kỳ áp dụng đối với các quan chức Đảng Cộng Sản Trung Quốc hiện tại và trước đây “được tin rằng họ phải chịu trách nhiệm hoặc đồng lõa trong việc phá hoại quyền tự trị cao cấp của Hồng Kông,” ông Pompeo nói.
Các nhà giám sát ở California đã chấp thuận các quy tắc mới sẽ chứng kiến sự thay đổi lớn từ xe tải và xe van chạy bằng xăng và dầu diesel sang xe tải và xe van chạy bằng điện và nhiên liệu không thải khí độc. Các hướng dẫn đầu tiên của loại này, có hiệu lực vào năm 2024, bao gồm một loạt các loại xe tải, từ các mô hình hạng trung cho đến các “xe lớn” chuyên chở số lượng lớn hàng hóa trên khắp California và khắp cả nước. Các hướng dẫn hiện tại của Ủy Ban Tài Nguyên Không Khí California đã thúc ép các nhà sản xuất thêm xe tải điện và xe tải không thải khí.
Tổng Thống Donald Trump cho biết trên Twitter hôm Thứ Sáu, 26 tháng 6 năm 2020, rằng ông đã ký sắc lệnh hành pháp về bảo vệ các di tích, một hành động mà Tổng Thống đã nhạo báng trong tuần qua, theo CNN cho biết. "Tôi vừa ký một Sắc Lệnh Hành Pháp rất mạnh mẽ bảo vệ các Di Tích, Đài Tưởng Niệm và Tượng Đài Mỹ - và chống lại Bạo Lực Hình Sự gần đây,” theo Tổng thống viết hôm Thứ Sáu. “Bỏ tù lâu dài cho những hành vi vô luật pháp chống lại đất nước vĩ đại của chúng ta!”
New York -- Một chánh án hôm Thứ Năm, 25 tháng 6, đã bác bỏ nỗ lực của em trai của Tổng Thống Trump để ngăn chặn việc xuất bản một cuốn sách nói hết mọi thứ sắp xuất bản của Mary L. Trump, cháu gái của Tổng thống, theo bản tin của CNN Business cho biết. Chánh Án Peter J. Kelly của Tòa Án Thay Thế Quận Queens ở New York, nơi động lực để có được lệnh cấm tạm thời đã được nạp đơn hôm Thứ Ba bởi Robert S. Trump, bác bỏ vụ kiện vì lý do không có quyền tài phán. Ted Boutrous, luật sư về Tu Chính Thứ Nhất nổi tiếng, người đại diện cho Mary Trump, và cũng là người đại diện cho CNN trong quá khứ, tán thành quyết định của tòa án trong một tuyên bố.
Chính quyền tỉnh Quảng Nam tại Việt Nam đã lên tiếng phản đối loạt phim truyền hình Mỹ có tên “Madam Secretary” đang được chiếu trên Netflix khi đề cập đến Hội An đã chú thích là “Phù Lăng – Trung Quốc,” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm Thứ Sáu, 26 tháng 6 năm 2020.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.