Hôm nay,  

Kinh Tế Dễ Hiểu: Trọng Cung hay Trọng Cầu (Chương 16)

11/09/202114:40:00(Xem: 2728)

ECONOMICS


Hai cụm từ trọng cung (supply-side) và trọng cầu (demand-side) thường dùng cho chính sách kinh tế trong nước Mỹ (đảng Cộng Hòa trọng cung, Dân Chủ trọng cầu) nhưng đồng thời cũng thể hiện hai mô hình phát triển của Hoa Kỳ (trọng cầu) và Trung Quốc (trọng cung). Bài viết này sẽ tìm hiểu cả hai trường hợp.


  1. Trọng Cung (đảng Cộng Hòa) và Trọng Cầu (đảng Dân Chủ) trong nước Mỹ 


Trọng cung là chủ trương kinh tế của đảng Cộng Hoà từ thời Tổng Thống Ronald Reagan nhằm cắt giảm thuế má để khuyến khích người có tiền tăng gia đầu tư sản xuất. Mức cung tăng (sản xuất tăng) vừa hạ thấp giá cả hàng hóa và dịch vụ lại tạo thêm công ăn việc làm mới. Nhờ vậy mức cầu theo đó cũng tăng giúp cho kinh tế phát triển để mang lại lợi ích cho mọi thành phần trong xã hội. Giảm thuế lại thêm đồng nghĩa với hạn chế vai trò của nhà nước, tức là thu nhỏ khu vực công mà phát huy khu vực tư.


Phe chống đối cho rằng đây là chính sách kinh tế nhỏ giọt (trickle-down economics) giảm thuế để nhà giàu hưởng trước, phần còn lại dư thừa rơi rớt ban ơn mưa mốc xuống đến dân nghèo. Từ thập niên 1980 các doanh nghiệp lớn đưọc giảm thuế nên đầu tư máy móc hữu hiệu hóa dây chuyền sản xuất, xây cất hảng xưởng bên Tàu, Việt Nam trong khi sa thải công nhân ở Mỹ, sau đó lại dùng tiền mua quyền lực hay tìm ngõ ngách chạy trốn vào các thiên đường thuế vụ nên phần rơi rớt chẳng còn lại bao nhiêu cho dân nghèo húp cháo. Chính sách trọng cung bị lên án làm hạn chế sức tiêu thụ trong dân chúng nhằm trợ cấp nhà giàu (theo kiểu tá điền ngày xưa phải bớt ăn để nộp địa tô cho điền chủ) nên là nguyên nhân khiến hố sâu giàu nghèo tăng vọt ở Hoa Kỳ kể từ thập niên 1980.


Trọng cầu là chủ trương kinh tế của đảng Dân Chủ. Quan điểm này bắt nguồn từ John M. Keynes khi ông cho rằng có nhu cầu mới dẫn đến sản xuất. Quần chúng cần tiêu thụ nhưng gặp lúc kinh tế khủng hoảng, nhu cầu từ khu vực tư nhân giảm (doanh nghiệp ế ẩm giảm đầu tư, công nhân mất việc giảm ăn xài) cho nên nhà nước phải kích cầu qua các khoảng trợ cấp thất nghiệp, đầu tư xây cất hạ tầng, v.v…Như vậy nhà nước tạo ra nhu cầu mới để bù đắp vào khoảng trống thiếu hụt của tư nhân. Nhờ có nhu cầu trở lại nên doanh nghiệp mới tin tưởng đầu tư để tạo thêm công ăn việc làm. Đợi đến lúc kinh tế phục hồi thì nhà nước mới giảm chi, khi đó nhờ tăng trưởng nên mức thuế thu vào tăng để bù đắp vào các khoảng thiếu hụt ngân sách do những gói kích cầu. Chính sách này gọi là countercyclical fiscal policy - tức chi tiêu nhà nước tăng giảm đi ngược lại với chu kỳ suy thoái hay tăng trưởng của nền kinh tế tư nhân.


Dùng thí dụ dễ hiểu nếu cổ xe kinh tế chết máy nhà nước phải mồi xăng (kích cầu) thúc cho máy nổ. Máy đã nổ thì nhà nước phải rụt tay ra cho xe chạy. Tuy nhiên bàn tay lông lá của nhà nước một khi đã thò mò táy máy chẳng bao giờ chịu rút về.


Xin để ý là chử “cầu” trong trọng cầu (demand-side) hàm ý tiêu thụ (consumption) và đầu tư (investment). Chử “cung” trong trọng cung (supply-side) gồm tăng đầu tư và sản xuất (supply).


Phe trọng cầu bị lên án “tax and spend” tức nhà nước sưu cao thuế nặng để ăn xài phung phí. Lý do vì nhà nước mập mờ đánh lận con đen giữa chi tiêu (spending) và đầu tư (investment): tiền welfare khiến quần chúng ỷ lại vào của tế bần nhà nước hay là đầu tư cho tương lai? Chú phỉnh tôi rồi chính phủ ơi!


Từ John M. Keynes cho đến nay khuynh hướng trọng cầu không còn giới hạn vào chi tiêu nhà nước phải đi ngược với chu kỳ tăng trưởng. Theo lý luận hiện thời trong xã hội có một khối người nghèo không đủ cơ hội học hành tiến thân, tức năng lực của số người này bị phí phạm vì họ trở thành gánh nặng kèm hãm nền kinh tế không phát triển trọn vẹn (người kém học vấn hoặc thất nghiệp hay làm việc lương thấp khiến mức cung giảm, lại không đủ tiền tiêu xài khiến cầu giảm.) Vai trò của nhà nước là đánh thuế nhà giàu nhằm nâng đỡ nhà nghèo để tạo công bằng xã hội thì mọi người mới có cơ hội phát triển đồng đều giúp cho xã hội thăng tiến – lý luận hay và xạo hết chổ nói cổ võ cho xã hội chủ nghĩa kiểu Biden, Bernie Sander, Elizabeth Warren, Paul Krugman và Joseph Stiglitz, lý do trong xã hội lúc nào cũng có giàu nghèo cho đến khi nhà nước đánh thuế cho mọi người cùng nghèo bình đẳng như nhau.


  1. Trọng Cung (Trung Quốc) Trọng Cầu (Hoa Kỳ)


Kinh tế Trung Quốc chú trọng tiết kiệm (high-savings rate) để đầu tư (high-investment model) nhằm tăng gia sản xuất nên gọi là trọng cung. Hoa Kỳ đặt nặng vào tiêu thụ (consumption) nên phù hợp với trọng cầu. Vài số liệu tiêu biểu:


Hoa Kỳ Trung Quốc

Đầu tư (%GDP)   21%   44%

Tiết kiệm (%GDP)   19%   44%

Tiêu thụ tư nhân (%GDP)   69%   38%


Dân Mỹ ăn xài gấp đôi dân Tàu cho nên tiết kiệm và đầu tư chỉ bằng phân nửa Trung Quốc. Tàu cung Mỹ cầu cho nên Mỹ mới thiếu nợ Tàu.


Do tiêu thụ chiếm 70% GDP ở Mỹ nên trong các thống kê thước đo về tâm lý của giới tiêu thụ (consumer sentiments) được xem là báo hiệu mức tăng trưởng của nền kinh tế, so ra còn quan trọng hơn cả số liệu sản xuất. Thí dụ nếu dân chúng lo thất nghiệp hay sợ không dám ra đường vì dịch cúm Tàu thì tâm lý của người tiêu dùng trở nên bi quan khiến dịch vụ mua bán chậm lại. Ngược lại lúc việc làm dễ kiếm và lương bổng tăng nhanh thì tâm lý của giới tiêu thụ sẽ lạc quan yêu đời tiêu xài mạnh tay.


Ngược lại tại Trung Quốc số liệu sản xuất chiếm vị trí quan trọng dự báo mức độ tăng trưởng. Cho dù đại gia Tàu (và Việt) nay ra ngoại quốc xài tiền bảnh hơn dân Mỹ nhưng nói chung đa số các gia đình Á Đông còn nhớ cảnh nghèo khó 20 năm trước nên vẫn cần kiệm nhiều hơn người da trắng. Dân Tàu (và Việt) lại để dành tiền giúp gia đình, lo bệnh hoạn, giáo dục con cái và chuẩn bị tuổi già vì mạng lưới xã hội không bằng Tây Phương. Mô hình phát triển ở Trung Quốc là ép buộc dân chúng tiết kiệm (financial repression) với lãi xuất thấp để góp vốn giá rẻ cho doanh nghiệp đầu tư. Tăng trưởng dựa vào đầu tư, lại thiếu minh bạch sinh ra lãng phí rồi dẫn đến khối nợ xấu khổng lồ. Nền kinh tế Trung Quốc (và Việt Nam) theo chính sách trọng cung nên nhỏ giọt (trickle-down economics) từ giới đại gia xuống đa số quần chúng làm tăng hố sâu giàu nghèo cho dù mang tiếng Cộng Sản. Dân tình bất mãn giúp Tập Cận Bình thừa cơ dùng chiêu bài “Thịnh Vượng Chung” (Common Prosperity) để tấn công nhằm bẻ gảy ảnh hưởng của các đại tập đoàn như Alibaba và Tencent.


Bức tranh trên chỉ mới sơ lược vì câu chuyện còn phức tạp hơn nhiều. Kinh Tế Dễ Hiểu xin dành loạt bài kế tiếp bàn về mô hình kinh tế Trung Quốc. 


TÓM TẮT

  1. Trọng cung: cắt giảm thuế để khuyến khích tư nhân đầu tư tạo công ăn việc làm. Mức cung tăng khiến hàng hóa giá rẻ

  2. Trọng cầu: có nhu cầu mới dẫn đến sản xuất nên nhà nước phải thúc đẩy sức tiêu thụ trong nước

  3. Đảng Cộng Hoà trọng cung. Đảng Dân Chủ trọng cầu

  4. Trung Quốc trọng cung. Hoa Kỳ trọng cầu. 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
"...video này trong 3 trường hợp tái sinh... không thấy ai đầu thai liền trong 7 tuần hay tức khắc, như vậy người chết đã sống trong một thế giới khác mà thời gian có lẽ không giống với thế giới chúng ta đang sống."
Là vị vua thứ ba của nhà Trần, thái tử Trần Khâm con trưởng của vua Thánh Tông và thái hậu Nguyên Thánh sinh ngày 11 tháng 11 năm Mậu Ngọ, niên hiệu Nguyên Phong thứ 8, năm 1258. Khi còn trẻ, nhà vua học thông tam giáo và hiểu sâu Phật điển, ngay cả thiên văn, lịch số, binh pháp, y thuật, âm luật, không thứ gì là không mau chóng nắm được sâu sắc.
Phàm ở đời không ai mà không sợ chết, ngoại trừ các vị chân tu, những kẻ phi thường, những người mang bệnh trầm kha chỉ nằm một chỗ, hoặc những người bất bình thường hay những người mang tâm trạng chán đời cực độ.
Nhà hoạt động Hong Kong nổi tiếng Joshua Wong đã bị cảnh sát bắt giữ hôm thứ Năm. Điều đó đến từ một tin nhắn trên tài khoản Twitter của anh ấy.
WASHINGTON (VB - 24/9/2020) --- Tăng đều mỗi ngày: Theo bản thống kê của đại học y khoa John Hopkins University vào sáng Thứ Năm 24/9/2020, số người chết vì dịch COVID-19 trên toàn cầu là 977,357 người, trong khi dương tính nhiễm bệnh là 31,926,175 người. Riêng tại Hoa Kỳ, chết vì đại dịch này là 201,920 người, trong khi dương tính nhiễm bệnh là 6,935,556 người.
Những người biểu tình đã tràn ra các đường phố của Louisville thuộc tiểu bang Kentucky, hôm Thứ Tư, 23 tháng 9 năm 2020, giữa giới nghiêm trên toàn quận, sau khi cựu cảnh sát đã bị truy tố các tội gây nguy hiểm tùy tiện cấp thứ nhất đối với các hành động của ông vào đêm Breonna Taylor bị cảnh sát giết chết, theo bản tin của CNN cho biết.
Cố vấn về vi khuẩn corona của Bạch Ốc Bác Sĩ Anthony Fauci hôm Thứ Tư, 23 tháng 9 năm 2020 đã nói với Quốc Hội “có thể cần một ít thời gian” cho thuốc chích ngừa Covid-19 được FDA chấp thuận để có thể đem ra sử dụng bởi vì “việc thử nghiệm lâm sàng nghiêm ngặt được đòi hỏi” để phát triển thuốc chích ngừa an toàn và hiệu quả, theo bản tin của CNBC cho biết hôm Thứ Tư.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư, 23 tháng 9 năm 2020 không cam kết sẽ cung cấp sự chuyển tiếp chính quyền hòa bình sau Ngày Bầu Cử, tạo thêm các quan ngại rằng ông có thể sẽ không từ bỏ chức vụ nếu bị thất cử vào tháng 11, theo bản tin của CNN cho biết hôm Thứ Tư.
Dù lâu nay lập trường đối với TQ và Biển Đông thường thay đổi, Tổng Thống Phi Luật Tân Rodrigo Duterte trên diễn đàn Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc hôm 22 tháng 9 năm 2020 đã “bảo vệ phán quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế về Biển Đông,” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm Thứ Tư.
Cuối tháng 11 năm 1967, Đại đội 17 – Khóa 25 Sinh viên sĩ quan Thủ Đức chúng tôi được vinh dự làm Đại đội dàn chào, khánh thành Đài Tử Sĩ của Nghĩa trang quân đội Biên Hòa vừa được Công binh xây dựng.
Những người đưa tiễn vinh danh thẩm phán và biểu tượng tự do là Thẩm Phán Ruth Bader Ginsburg khi quan tài của bà được đặt tại Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn hôm Thứ Tư, 23 tháng 9 năm 2020, theo bản tin của BBC tiếng Anh cho biết.
WASHINGTON (VB, 23/9/2020) --- Đại dịch COVID-19 tới hôm 23/9/2020 đã giết hơn 968,000 người trên toàn cầu, với hơn 31.4 triệu người lây nhiễm, theo thống kê dữ kiện từ viện nghiên cứu Center for Systems Science and Engineering tại đại học Johns Hopkins University. Trong đó, Hoa Kỳ là tệ hại nhất, với hơn 6.8 triệu người lây nhiễm và ít nhất 200,768 người chết.
Và nói nào ngay, đối với Đảng thì giới người nào cũng vậy – bất kể là nông dân, công nhân, thương nhân, hay trí thức. Tất cả đều chỉ là phương tiện, được sử dụng tùy theo lúc mà thôi. Sau đó đều bị mang chôn sống ráo. Nhà nước đợi cho đến khi họ tắt thở sẽ mang bằng khen hay giải thưởng đến làm lễ truy tặng.
Chúng tôi, Diedre Nguyễn Thu Hà, nghị viên Hội Đồng Thành Phố Garden Grove, ứng cử viên Dân Biểu Địa Hạt 72, trân trọng thông báo TIN VUI cùng toàn thể qúy đồng hương, đặc biệt với các anh chị em hành nghề Nail: Ngày hôm nay bác sĩ Mark Ghaly, Thư Ký Ủy Ban Bảo Vệ Sức Khỏe Con Người của Tiểu Bang California vừa cho biết, các tiệm Nail sắp sửa được mở cửa kinh doanh trở lại, bác sĩ Ghaly cũng hứa sẽ đưa ra thông tin chi tiết trong thời gian gần nhất.
Tổng số người chết vì vi khuẩn corona đã vượt hơn 200,000, theo tài liệu từ Đại Học Johns Hopkins cho biết, theo BBC tiếng Anh tường thuật hôm Thứ Ba, 22 tháng 9 năm 2020.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.