Hôm nay,  

Nước Mỹ Sau Một Năm Với Covid

16/03/202109:31:00(Xem: 2387)
BuiVanPhu_H05
Chích ngừa Covid đang được khai triển diện rộng trên toàn nước Mỹ (Ảnh: Bùi Văn Phú)



Ngày 11/3/21 ghi dấu nước Mỹ và cả thế giới đã trải qua một năm co cụm sống với Covid-19, một loại siêu vi khuẩn xuất phát từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc bên Trung Quốc và lây lan ra khắp nơi trong năm 2020, gây khủng hoảng y tế toàn cầu vì chưa có thuốc chữa.

 

Ngày này năm ngoái Tổ chức Y tế Thế giới WHO công bố siêu vi khuẩn xuất hiện vào cuối năm 2019 là một đại dịch, lây nhanh ở nơi phát sinh và đang lan ra thế giới, nhiều nhất ở Ý, Hàn quốc và trên một trăm quốc gia đã có người nhiễm bệnh.

 

Chiều hôm đó Tổng thống Donald Trump ban hành lệnh cấm du khách vào Mỹ từ châu Âu, ngoại trừ từ Anh quốc.

 

Khi WHO công bố đại dịch toàn cầu, nước Mỹ mới có hơn nghìn ca nhiễm và chừng ba chục người chết vì Covid. Điều quan ngại là tốc độ lây lan và người nhiễm bệnh có thể chết, nhất là người già và những người có bệnh nền.

 

Hơn tháng trước đó, ngày 27/1 nhật báo Washington Post chạy tin trang nhất về bệnh dịch mới: “Chinese virus infections and death toll spike” và đưa tin trên 50 triệu người dân ở Trung Quốc bị phong toả và có nhiều người đã chết vì dịch này. Bài báo cho biết CDC, cơ quan kiểm soát bệnh dịch của Hoa Kỳ, xác nhận 5 ca nhiễm tại Mỹ và cảnh báo có nguy cơ lây lan trong dân.

 

Ngày 31/1 Tổng thống Trump ban hành lệnh cấm du khách từ Trung Quốc vào Mỹ.

BuiVanPhu_H01
Trên cầu vào thành phố San Francisco tháng 3/2021 (Ảnh: Bùi Văn Phú)


 

Tết Canh Tý rơi vào ngày 25/1/20. Truyền thông đưa tin Vũ Hán như thành phố ma, không bóng người qua lại khi tết về. Trong khi vùng Vịnh San Francisco vẫn có sinh hoạt lễ hội vui chơi đón tết, vẫn tụ họp xem tranh giải Super Bowl sôi nổi giữa đội nhà 49ers và đội Chiefs từ bang Missouri. Diễn hành mừng xuân của người Hoa vẫn tưng bừng trong tiếng pháo rền vang.

 

Một tháng sau tết, vùng San Francisco mới thực sự dao động trước những tin tức về bệnh dịch lây lan nhanh và gây tử vong cho nhiều người ở các tiểu bang Washington, New York.

 

Ngày 9/3 du thuyền Grand Princess với hai nghìn du khách, có hai chục người bị nhiễm, được cho vào đậu ở một khu biệt lập tại bến cảng Oakland, California sau khi phải chạy lòng vòng ngoài khơi nhiều ngày.

 

Du khách được di tản, đưa đi cách li tại những căn cứ quân sự trên toàn nước Mỹ trước khi cho về lại với gia đình. Đó là biện pháp cách li triệt để nhất để phòng lây lan bệnh dịch trong nước Mỹ.

 

Nhưng sau đó các biện pháp phòng dịch trên nước Mỹ chỉ mang tính tự nguyện. Nhiều người xét nghiệm với kết quả dương tính, giới chức y tế cũng chỉ khuyến cáo về nhà tự cách li với người thân, không có các trung tâm cách li cho người bệnh.

 

Khi số người bị nhiễm nặng tăng lên và bệnh viện hết chỗ là lúc khủng hoảng y tế xảy ra tại nhiều nơi ở Hoa Kỳ, nặng nhất là New York.

 

Giữa tháng Ba 2020 California có 150 ca nhiễm và vài người chết. Vùng Vịnh San Francisco mới có vài chục ca và đã ban hành lệnh ở trong nhà – Shelter-in-Place. Trường học đóng cửa. Cơ sở thương mại, nhà hàng ăn, quán rượu, khu giải trí ngưng hoạt động. Giáo đường, đền thờ cũng cài then. Nói chung chỉ còn những siêu thị, cây xăng và ngân hàng mở cửa. Vùng vịnh San Francisco là khu vực đầu tiên ở Mỹ có lệnh cấm túc.

 

Ít ngày sau, lệnh đóng cửa được Thống đốc Gavin Newsom ban hành cho toàn tiểu bang. Các trường lên kế hoạch chuyển qua dạy trực tuyến cho đến hết niên học.

BuiVanPhu_H02
Đường phố San Francisco vắng vẻ vào tháng 4/2020 (Ảnh: Bùi Văn Phú)


 

Một vài lần tôi lái xe chạy vòng vòng quan sát. Sáng thứ Hai đầu tuần mà xa lộ thật vắng cho tôi cảm giác lo âu như chưa bao giờ có. Chiều xuống, đường phố không còn chút sinh động, vắng lặng như thành phố ma.

 

Tương lai rồi sẽ ra sao. Có đủ nhu yếu phẩm trong những ngày tới. Bệnh dịch sẽ kéo dài bao lâu? Có hy vọng gì cho nắng ấm sẽ làm Covid biến đi như Tổng thống Trump nói?

 

Động đất lớn năm 1989 rung chuyển cả vùng, làm sập xa lộ và một mảng cầu Bay Bridge. Biến cố 9/11 gây chấn động toàn nước Mỹ. Nhưng chưa lần nào nỗi lo lắng kéo dài như trong mùa dịch này. Bao giờ cuộc sống sẽ trở lại bình thường?

 

Mùa hè đến trong nắng ấm và yên lặng. Cách li và phòng chống được nới lỏng. Hàng quán cho ngồi ăn bên ngoài. Nơi thờ phượng mở cửa cho cầu nguyện với số người giới hạn. Nhưng số ca nhiễm và người chết dường như không giảm. Mỗi ngày xem truyền hình hiện lên con số lây nhiễm, số ca tử vong toàn cầu và tại nước Mỹ mà lo.

 

Đợt bùng phát cuối năm của bệnh dịch mới kinh hoàng và tôi cảm nhận được là Covid đã đến gần. Người thân quen chết bên miền Đông, nhiều người gần gũi trong gia đình, trong cộng đồng vật vã với cơn bệnh nhiều ngày.

 

Chỉ sau một năm Covid đã lây lan cho gần 30 triệu người Mỹ, với 530 nghìn tử vong. Covid đã làm đảo lộn đời sống kinh tế và chính trị Hoa Kỳ.

 

Tổng thống Trump vì Covid mà không còn được đa số dân tín nhiệm cho một nhiệm kỳ thứ hai. Nếu không có nó, chuyện tranh đua vào Bạch Ốc năm 2020 sẽ căn cứ vào thành tích phát triển kinh tế như mọi khi. Vì Covid mà sinh hoạt kinh tế đóng băng, cách tổ chức bầu cử thay đổi và gây tranh cãi với kết quả mà cho tới giờ Donald Trump cũng chưa chấp nhận thua cuộc.

 

Đến nay đã có tất cả 120 triệu người nhiễm bệnh và 2 triệu 700 nghìn tử vong trên toàn thế giới.

 

Nhiều người thắc mắc vì sao một cường quốc như Hoa Kỳ lại có số ca lây nhiễm và tử vong cao nhất thế giới.

BuiVanPhu_H03
Đại học Berkeley tháng 4/2020 không còn sinh viên vì tất cả trường ở California đóng cửa và chuyển qua học trực tuyến (Ảnh Bùi Văn Phú)

 

Hai yếu tố đưa đến khủng hoảng y tế nguy hại nhất cho nước Mỹ trong năm qua là vì một nước dân chủ và Covid đã bị chính trị hoá.

 

Chính trị hoá vì Cộng hoà và Dân chủ ngay từ đầu đã có cách nhình khác nhau về phòng chống Covid. Tổng thống Donald Trump, đại diện cho phía Cộng hoà, xem thường nó nên không quyết tâm ngăn ngừa. Ông cho là bệnh dịch cũng như cúm hằng năm rồi sẽ mau chóng qua đi, nên không ra lệnh đóng cửa sinh hoạt kinh tế.

 

Các thống đốc tiểu bang, tuỳ theo là người đảng Cộng hoà hay Dân chủ cũng có các chính sách phòng chống khác nhau. Thống đốc Dân chủ như ở California, New York ban hành lệnh cấm túc, đóng cửa doanh nghiệp sớm hơn những nơi có thống đốc Cộng hoà như Texas, Florida.

 

Vì chế độ dân chủ, việc lãnh đạo có chính sách giới hạn sinh hoạt không được mọi người dân đồng tình. Ở California, khi có lệnh cấm tụ họp, đóng cửa cơ sở thương mại thì vẫn có người không tuân lệnh. Một nhà thờ trong khu vực San Jose vẫn mở, giáo dân vào hát, làm việc thờ phượng vì mục sư cho rằng lệnh cấm nhà thờ mở cửa là vi phạm tự do tôn giáo. Có chủ cơ sở thương mại không đóng cửa vì muốn tự do mưu sinh. Chính quyền địa phương phải đối phó, từ cảnh cáo, thu hồi môn bài, tới tranh tụng trước toà án.

 

Vì thế đã có phong trào đòi bãi nhiệm Thống đốc Gavin Newsom và việc xin chữ ký đang được tiến hành. Đã có 2 triệu người ký tên, hơn số 1.5 triệu cần có để văn phòng bầu cử tiểu bang tổ chức bầu cử bãi nhiệm trong những tháng tới.

 

BuiVanPhu_H04
Khu thương xá Grand Century Mall ở San Jose trong một ngày tháng 4/2020 (Ảnh: Bùi Văn Phú)



Trước khu Grand Century ở San Jose thường có một bàn lấy chữ ký bãi nhiệm vì có người Việt cho rằng Thống đốc Newsom không cho cơ sở thương mại mở cửa làm ăn, gây thiệt hại tài chính. Có người không tin vào cách Đảng Dân chủ đối phó với Covid khi xen vào cuộc sống của dân, giới hạn nhiều sinh hoạt.

 

Đến nay Tổng thống Joe Biden lên làm lãnh đạo đã gần hai tháng và tranh cãi về Covid vẫn làm chia rẽ nước Mỹ. Luật cứu trợ 1 nghìn 900 trăm tỉ đôla vừa được ban hành khi đem ra thảo luận tại hai viện quốc hội đã không được sự ủng hộ của bất cứ dân cử Cộng hoà nào. Vì Đảng Dân chủ đang nắm đa số cả hành pháp lẫn lập pháp nên luật được chấp thuận.

 

Covid đã làm rúng động chính trường Mỹ trong năm qua và còn tiếp tục ảnh hưởng đến đời sống kinh tế, chính trị Hoa Kỳ trong những năm tới.

 

Tổng thống Biden nhận những khủng hoảng cũng như thừa hưởng thành quả của nhiệm kỳ Tổng thống Trump.

 

Khủng hoảng là số ca lây nhiễm và tử vong của Hoa Kỳ cao nhất thết giới, còn thành quả là thuốc tiêm chủng đã có từ ba tháng qua. Việc tiêm chủng cho dân đang được khai triển trên diện rộng để đến đầu tháng 5 mọi người lớn nếu muốn chích ngừa đều có thuốc. Tổng thống Biden hy vọng đến Lễ Độc lập 4/7 thì gia đình, người thân có thể xum họp ăn mừng.

 

Sau nhiều tuần với thuốc chích, hiện đã có khoảng 10%, hơn 30 triệu dân Mỹ đã được tiêm chủng phòng ngừa Covid. Tổng thống Biden có kế hoạch đưa con số lên đến 100 triệu trong những tuần lễ tới.

 

Một số tiểu bang, hầu hết với thống đốc Cộng hoà, như Texas, Iowa, Mississippi, Oklahoma, Wyoming, Montana, North Dakota đã bãi bỏ các giới hạn liên quan đến Covid, kể cả việc đeo khẩu trang, dù giới chức y tế cảnh báo điều đó có thể làm tăng lây nhiễm và tử vong trở lại. Các tiểu bang West Virginia, South Carolina, Connecticut và Arkansas cũng nới lỏng nhiều giới hạn để thương mại hoạt động trở lại.

 

Riêng California đang theo chính sách bốn mầu, căn cứ vào số ca nhiễm và số người phải nhập viện. Mầu tím hạn chế nhiều sinh hoạt, mầu đỏ cho mở cửa sinh hoạt bên trong với số người giới hạn, mầu cam cho sinh hoạt bên trong với số người nhiều hơn và mầu vàng là khi đời sống sinh hoạt trở lại bình thường.

 

Các thành phố quanh vùng Vịnh San Francisco nhiều nơi lúc này vẫn còn trong mầu tím hay đỏ. Hy vọng cho mùa hè sắp đến, có nắng vàng rực rỡ.

 

© 2021 Buivanphu

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nghi can người mà cảnh sát nói đã giết chết 4 người, gồm một bé trai 9 tuổi, tại một khu thương mại ở thành phố Orange, Quận Cam, California, hôm Thứ Tư có các mối quan hệ chuyên môn và cá nhân với các nạn nhân, theo cảnh sát cho biết qua bản tin của CNN tường thuật hôm Thứ Năm, 1 tháng 4 năm 2021.
Trước hiện trạng kỳ thị, không chỉ bạo hành bằng lời nói, mà còn tấn công hung bạo và bắn giết khiến nhiều người đã thiệt mạng hoặc bị thương tích nặng, các chuyên gia và các nhà hoạt động đã đưa ra một số biện pháp để chống trả vấn nạn này và giúp các thành viên trong cộng đồng tự bảo vệ
Thành phố Garden Grove, phối hợp với Fair Housing Foundation, tổ chức buổi hội thảo Công bằng gia cư miễn phí qua mạng vào Thứ Ba, ngày 6 tháng Tư, 2021, từ 6:00 giờ chiều đến 7:30 chiều, trực tuyến qua Zoom hoặc qua điện thoại, để cung cấp các dịch vụ tư vấn, giáo dục và hòa giải liên quan đến luật công bằng nhà ở.
QUẬN CAM (VB-1/4/2021) --- Hôm nay là Ngày Cá Tháng Tư 2021, truyền thông Hoa Kỳ gọi là April Fools' Day, ngày mọi người có thể nói đùa, nói giỡn, nói sai sự thật chỉ để đùa vui. Nếu bạn tham dự trò vui này, xin nhẹ nhàng chớ làm nguy hiểm gì cho mình và người. Và nhớ cẩn trọng vì một vài bản tin trên mạng có thể chỉ là trò vui. Chỉ trừ Việt Báo, nơi hàng ngày và hàng giờ, tin luôn luôn chính xác 100%, toàn tin rất mực khả tính.
Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron hôm Thứ Tư, 31 tháng 3 năm 2021, đã ra lệnh phong tỏa toàn quốc lần thứ ba và nói rằng các trường học nên đóng cửa trong 3 tuần khi ông tìm cách chống cự với làn sóng thứ ba của việc truyền nhiễm Covid-19 mà đe dọa các bệnh viện bị tràn ngập, theo bản tin của NBC News tường thuật hôm Thứ Tư.
Nếu bạn đọc là người như tôi, muốn dịch tác phẩm của mình sang ngoại ngữ nhưng không đủ sở học, lại thẹn thùng khi phải nhờ vả những cao nhân dịch giùm, lại không đủ tài lực để mời dịch giả, đành phải mày mò tự dịch. Cuốn sách này xin dành cho chúng ta. Xin thực hành như những trải nghiệm. Hành trình dịch là hành trình tự học. Tự học là cơ bản của sáng tác. Nếu “Thiên tài chỉ là sự kiên nhẫn lâu dài” (*), thì sáng tạo phải có một phần từ hiệu quả của sự kiên trì học tập. Tặng phẩm: Bạn đọc có thể download cuốn sách mỏng SLTA (Second Language Translation Aids) miễn phí tại link
Gói đầu tiên gồm 621 tỉ đô cho đường bộ, xa lộ, cầu cống, và đường thủy, cũng như đầu tư thêm cho xe hơi điện, mở rộng băng tần internet và làm cho hạ tầng cơ sở của quốc gia chống lại nhiều hơn đối với biến đổi khí hậu. Cũng chi tiêu 400 tỉ đô la để chăm sóc người cao niên và người khuyết tật, 300 tỉ đô để xây dựng và trang bị nhà cửa, và 300 tỉ đô la cho sự sáng kiến và nghiên cứu.
Trong báo cáo thường niên về tình hình nhân quyền thế giới của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Ngoại Trưởng Antony Blinken đã tố cáo chính quyền độc tài CSVN đã sử dụng internet để theo dõi, quấy rối người dân Việt Nam, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm 31 tháng 3 năm 2021.
Chỉ vì đăng tải các bài viết chỉ trích bồi thường đất đai bất công trên Facebook mà ông Lê Văn Hải đã bị tòa án tỉnh Bình Định kết án 4 năm tù ở, với tội danh “Lợi dụng các quyền dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân,” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm 31 tháng 3 năm 2021.
Lực lượng “ăn cháo đá bát” rất đông và lan nhanh như bệnh dịch, nhưng chưa bao giờ được công khai cho dân biết để dân bàn, dân kiểm tra. Ngược lại, dân lại là nạn nhân của đám ong nuôi trong tay áo từ bao năm nay. Chúng nằm trong ngành Tuyên giáo, trước đây gọi là Ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương và Ban Khoa giáo Trung ương. Sau lưng đảng còn có đội ngũ chuyên nghề nói thuê và viết mướn gồm Báo cáo viên và Dư luận viên được trả lương bằng tiền thuế của dân.
bà Kim đã 4 lần đứng về phía đảng Dân Chủ trong các lần bỏ phiếu quan trọng từ đầu năm đến nay, trong khi bà Steel 100% bỏ phiếu theo đảng Cộng Hòa.
Vào sáng ngày 1 tháng 5-1975 Trung tá bác sĩ Hoàng Như Tùng, nguyên chỉ huy trưởng Quân Y viện Phan Thanh Giản - Cần Thơ, mặc đồ dân sự, trong tư thế quân phong, đưa tay lên chào vĩnh biêt Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư lênh Quân Đoàn IV, Quân Khu IV, Vùng 4 Chiến Thuật, trước sự kinh ngạc của một nhóm sĩ quan cấp cao của bộ đội cộng sản vì sự dũng cảm của bác sĩ Trung Tá Hoàng Như Tùng. Một sĩ quan của bộ đội cộng sản mang quân hàm thiếu tá tiến đến và yêu cầu bác sĩ Hoàng Như Tùng nhận diện Tướng Nguyễn Khoa Nam.
Một tiểu ban Hạ Viện điều tra về khủng hoảng COVID-19 đưa ra một số thông tin hôm Thứ Tư, cho thấy nhiều tài liệu cảnh báo cựu TT Trump, trong đó có bản ghi chú của cố vấn thương mại Bạch Ốc Peter Navarro viết từ tháng 3/2020 nói là dịch cơ nguy lan rộng nghiêm trọng. Lúc đó Trump vẫn còn trấn an dân Mỹ rằng dịch không có gì nguy hiểm vì dân Mỹ chết vì cúm gấp nhiều lần nhiều hơn và dịch sẽ biến mất như một phép lạ.
Cố vấn cao cấp về vi khuẩn corona của Bạch Ốc Andy Slavitt hôm Thứ Ba, 30 tháng 3 năm 2021, đã cảnh báo rằng các thống đốc đã gỡ các hạn chế Covid-19 trước khi đủ số người được chích ngừa là “đang đùa giỡn với lửa,” theo bản tin của NBC News tường thuật hôm Thứ Ba.
Bạch Ốc hôm Thứ Ba, 30 tháng 3 năm 2021, đã công bố một năm sáu hành động mới nhằm đối phó với các cuộc tấn công và sách nhiễu mà các cộng đồng người Mỹ gốc Á và Đảo Thái Bình Dương tại Hoa Kỳ đã đối diện ngày càng nhiều trong năm qua, theo tường thuật của Đài NPR cho biết hôm Thứ Ba.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.