Hôm nay,  

Thời Hậu Covid-19: Thế Giới Sẽ Không Trở Lại Bình Thường

15/01/202100:00:00(Xem: 3217)
THOI HAU COVID_01
Làm việc từ nhà trong thời đại dịch. (www.pixabay.com)

Hồi tháng 3 năm 2020, các đồng nghiệp của tôi tại Trung Tâm Nghiên Cứu Tương Lai Lâu Dài Frederick S. Pardee Center tại Đại Học Boston nghĩ rằng có thể hữu ích để bắt đầu suy nghĩ về “hậu vi khuẩn corona.” Đối với một trung tâm nghiên cứu dành cho tư duy lâu dài, thì thật có ý nghĩa để hỏi rằng thế giới sau Covid-19 sẽ có thể trông như thế nào.

Nhiều tháng sau đó, tôi đã học được nhiều điều. Quan trọng nhất, tôi đã học được rằng “sẽ không có việc quay trở lại bình thường.”
 
Lý do của việc tôi học được đó
 
Dự án diễn ra trọn đời của nó. Hơn 190 ngày, chúng tôi đã công bố 103 videos. Mỗi cái dài khoảng 5 phút, với một câu hỏi đơn giản: Covid-19 ảnh hưởng như thế nào đến tương lai của chúng ta? Hãy xem hàng loạt video ở đây:
Tôi đã phỏng vấn các nhà tư tưởng hàng đầu về 101 đề tài riêng biệt – từ tiền bạc tới nợ nần, các hệ thống cung cấp tới mậu dịch, việc làm tới máy robots, báo chí tới chính trị, nước tới thực phẩm, biến đổi khí hậu tới nhân quyền, thương mại điện tử tới an ninh mạng, tuyệt vọng tới tinh thần lành mạnh, giới tính tới kỳ thị chủng tộc, nghệ thuật tới văn học, và ngay cả hy vọng và hạnh phúc.

Những người tôi phỏng vấn gồm chủ tịch của Viện Khoa Học Quốc Gia Hoa Kỳ, cựu giám đốc CIA, cựu tư lệnh đồng minh tối cao NATO, cựu thủ tướng Ý và nhà thiên văn học hoàng gia Anh.

THOI HAU COVID_03

Hình trong cuộc phỏng vấn của Adil Najam với nhiều thành phần về thời hậu Covid-19. (www.theconversation.com)


Tôi đã “Zoom” – chữ này đã trở nên một động từ chỉ sau một đêm – với Kishore Mahbubani tại Singapore, Yolanda Kakabadse tại Quito, Judith Butler tại Berkeley, California, Alice Ruhweza tại Nairobi và Jeremy Corbyn tại London. Đối với tập mới nhất của chúng tôi, cựu Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon từ Hán Thành.

Đối với tôi, đó thật sự là lý do của điều tôi học được. Trong số những thứ khác, nó giúp tôi hiểu tại sao Covid-19 không phải là cơn bão mà chúng ta có thể chờ đợi nó qua đi. Thế giới tiền đại dịch của chúng ta là không có gì ngoài bình thường, và thế giới hậu đại dịch của chúng ta sẽ không có gì trở lại bình thường nữa cả. Sau đây là 4 lý do tại sao.
 
Sự gián đoạn sẽ tăng tốc
 
Cũng giống như những người có bệnh từ trước thì dễ bị truyền nhiễm vi khuẩn, ảnh hưởng toàn cầu của cuộc khủng hoảng sẽ thúc đẩy nhanh sự thay đổi đã có sẵn. Như Chủ Tịch Nhóm Eurasia là Ian Bremmer nhấn mạnh, một năm của đại dịch toàn cầu có thể gồm một thập niên hay lâu hơn của sự gián đoạn như là bình thường.

Thí dụ, Phil Baty từ “Times Higher Education” cảnh báo rằng vũ trụ sẽ thay đổi “sâu xa và vĩnh viễn,” nhưng hầu hết bởi vì lãnh vực giáo dục đại học đã kêu gọi thay đổi.

Tác giả đoạt Giải Pulitzer Ann Marie Lipinski cũng đi đến cùng tiên liệu đối với báo chí, và kinh tế gia Đại Học Princeton Atif Mian thì lo ngại tương tự đối với cơ cấu nợ nần toàn cầu.

Tại Đại Học Harvard, chuyên gia chính sách thương mại Dani Rodrik nghĩ rằng đại dịch đang đẩy nhanh “sự rút lui khỏi siêu toàn cầu hóa” mà đã thuần thục trước đại dịch Covid-19. Và nhà kinh tế học tại Trường Pardee là Perry Mehrling thì khẳng định rằng “xã hội sẽ thay đổi vĩnh viễn… và việc quay trở lại nguyên trạng là, tôi nghĩ, không có thể.”
 
Chính trị sẽ trở nên hỗn loạn hơn
 
Trong khi những đám mây trên bầu trời kinh tế toàn cầu là điềm xấu đáng ngại – với ngay cả kinh tế gia đoạt Giải Nobel thường lạc quan là Sir Angus Deaton cũng đang lo ngại rằng chúng ta có thể đang đi vào giai đoạn đen tối mất từ “20 tới 30 năm trước khi chúng ta thấy tiến bộ” – thì những nhà bình luận chính trị là những người có vẻ bối rối nhất.

Lý thuyết gia chính trị của Đại Học Stanford Francis Fukuyama thú nhận ông “chưa bao giờ thấy một thời kỳ mà trong đó mức độ bất ổn đối với thế giới về mặt chính trị là điều mà sẽ là lớn hơn hiện nay.”


Covid-19 đã nhấn mạnh các câu hỏi nền tảng về năng lực của chính phủ, sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy, bỏ qua sự chuyên môn, suy giảm của chủ nghĩa đa phương và ngay cả chính ý tưởng dân chủ tự do. Không có một chuyên gia nào của chúng tôi dự đoán chính trị ở bất cứ nơi nào trở nên ít hỗn loạn hơn thời tiền đại dịch.

Về mặt địa chính trị, điều này thể hiện trong điều mà vị hiệu trưởng sáng lập của Trường Kennedy của Harvard là Graham Allison, gọi là “sự cạnh tranh Thucydidean đang diễn ra, thuộc cơ bản, cấu trúc” mà trong đó sự trỗi dậy nhanh chóng của cường quốc Trung Quốc đe dọa thay thế cường quốc Hoa Kỳ. Covid-19 đã tăng tốc và tăng cường sự cạnh tranh đại cường với sự chia rẽ khắp Châu Á, Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh và Trung Đông.
 
Các tập quán thời đại dịch sẽ còn mãi
 
Khắp các lãnh vực, từ chuyên gia này đến chuyên gia khác đã nói với tôi rằng các tập quán đã phát triển trong thời đại dịch sẽ không biến mất – và không chỉ các tập quán của Zoom và làm việc từ nhà nữa.

THOI HAU COVID_02

Tập quán mang khẩu trang phổ biến mọi nơi. (www.pixabay.com)


Robin Murphy, giáo sư kỹ nghệ tại Đại Học A&M ở Texas, đã khẳng định rằng “chúng ta sẽ có nhiều máy robots ở khắp nơi” như là kết quả của Covid-19. Đó là bởi vì chúng tràn lan trong thời đại dịch cho việc giao hàng, thử  nghiệm Covid-19, các dịch vụ tự động và ngay cả sử dụng tại nhà.

Chúng tôi nghe từ Karen Antman, hiệu trưởng của Trường Y Khoa của Đại Học Boston, và Adil Haider, hiệu trưởng của trường y khoa tại Đại Học Aga Khan University ở Pakistan, rằng y khoa viễn thông đang có mặt ở đây.

Vala Afshar, giám đốc truyền bá kỹ thuật số tại công ty phần mềm Salesforce, còn đi xa hơn nữa. Ông cho rằng “thế giới trong thời hậu Covid-19 sẽ là kinh doanh kỹ thuật số” và sẽ phải thực sự đối diện rất lớn về thương mại, tương tác và nhân lực trên mạng.
 
Khủng hoảng sẽ tạo ra nhiều cơ hội
 
Ký giả khoa học Laurie Garrett, người đã cảnh báo về đại dịch toàn cầu qua nhiều thập niên, tưởng tượng một cơ hội để giải quyết các bất công của các hệ thống kinh tế và xã hội của chúng ta. Bởi vì “sẽ không là một hoạt động đơn lẻ nào diễn ra như nó đã từng,” theo bà cho biết, cũng sẽ có khả năng của việc tái cấu trúc nền tảng trong biến động.

Nhà môi trường Bill McKibben nói rằng đại dịch có thể trở thành tiếng gọi thức tỉnh làm cho con người nhận thức ra rằng “khủng hoảng và tai họa là các khả năng có thực” nhưng có thể được ngăn chận.

Họ không đơn độc trong suy nghĩ này. Nhà kinh tế Thomas Piketty thừa nhận các nguy hiểm của chủ nghĩa dân tộc và bất bình đẳng đang trỗi dậy, nhưng hy vọng chúng ta học cách “để đầu tư nhiều hơn vào chính sách phúc lợi.” Ông nói rằng “Covid sẽ củng cố tính hợp pháp cho các đầu tư công cộng trong [các hệ thống y tế] và hạ tầng cơ sở.”

Cựu Bộ Trưởng Môi Trường của Ecuador là Yolanda Kakabadse cũng tin tưởng tương tự rằng thế giới sẽ nhận ra rằng “sự lành mạnh của hệ thống sinh thái ngang bằng với sức khỏe của con người,” và tập trung sự chú tâm mới vào môi trường. Và sử gia quân đội Andrew Bacevich muốn thấy một cuộc thảo luận về “sự định nghĩa về an ninh quốc gia trong thế kỷ 21.”

Achim Steiner, quản trị viên của Chương Trình Phát Triển Liên Hiệp Quốc, đã kinh ngạc với số tiền rất lớn được huy động để đáp ứng với cuộc khủng hoảng toàn cầu. Ông tự hỏi phải chăng thế giới có thể trở thành ít keo kiệt hơn về những con số nhỏ hơn rất nhiều cần thiết để chiến đấu chống biến đổi khí hậu trước khi nó không thể đảo ngược và tàn khốc.

Cuối cùng, tôi nghĩ Noam Chomsky, một trong những nhà trí thức quan trọng nhất của thời đại của chúng ta, đã tóm tắc tốt nhất rằng, “Chúng ta cần tự hỏi thế giới kết cuộc sẽ trở thành là gì,” theo ông nói. “Chúng ta muốn sống trong thế giới gì?”
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo Cơ Quan Hải Dương và Khí Quyển (National Oceanic and Atmospheric Administration, NOAA), trong vùng biển gần nhóm đảo Lower Keys ở Florida, người ta phát hiện ít nhất 40 loài cá khác nhau thực hiện các hành động “xoay tít và quay vòng vòng,” và nhiều con đã chết. Cho đến nay, các khoa học gia vẫn chưa thể giải thích được nguyên nhân gây ra khuynh hướng bất thường này.
1. Sinh hoạt: Lớp Khí Công vào Thứ Ba, ngày 16 và 30 tháng 4, 2024, 9 AM – 10:30 AM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. / 2.Trợ giúp thực phẩm vào Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2024, 10:00 AM – 12:00 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. /3.Sinh hoạt: Thủ công mỹ thuật – Làm Vòng Đeo Tay vào Thứ Ba, 9 tháng 4, 2024, 2:30 PM – 4 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. / 4.Nhóm Hỗ Trợ Bệnh Nhân Ung Thư và Người Thân vào Thứ Bảy 13 tháng 4, 2024, 10:00 AM – 12:00 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. 5. Sinh hoạt: Thủ công mỹ thuật – Làm Quạt Hoa Giấy vào Thứ Ba, 23 tháng 4, 2024, 2:30 PM – 4 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ.
Trong những ngày này, Giáo Hội Công Giáo toàn cầu cử hành Tam Nhật Thánh (Thứ Năm, Thứ Sáu, Thứ Bảy 28, 29, 30.3.2024 ), ba ngày quan trọng nhất, thánh thiêng nhất trong phụng vụ của Giáo Hội mà cao điểm là đại lễ Chúa Phục Sinh. Ngày Thứ Năm Tuần Thánh 28.3.2024: Tại giáo xứ Saint Columban, 10801 Stanford, Garden Grove do Linh Mục Joseph Nguyễn Văn Luân làm chánh xứ đã cử hành Thánh lễ Tiệc Ly vào lúc 5 giờ chiều với hàng ngàn giáo dân Việt Nam tham dự trong đó có nghi thức lập lại việc Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ. Linh mục chánh xứ Nguyễn Văn Luân cũng rửa chân cho 12 giáo dân, sau đó thánh lễ tiếp tục.
FBI và Sở Cảnh Sát Los Angeles (LAPD) đang điều tra một trong những vụ cướp tiền mặt lớn nhất lịch sử thành phố: một cơ sở cất giữ tiền mặt ở Thung lũng San Fernando bị trộm đánh cắp 30 triệu đô la, theo CNN.
Đức Giáo Hoàng Francis dự kiến trong tháng 9/2024 sẽ viếng thăm nhiều quốc gia Châu Á, và có thể bao gồm cả Việt Nam, theo các tin từ Catholic Vote, Reuters, Tempo, và Hội Đồng Giám Mục VN. Theo tin CV, Ngài có kế hoạch đến thăm Singapore trong chuyến công du châu Á vào tháng 9/2024, đây sẽ là chuyến thăm đầu tiên của giáo hoàng đến đất nước này kể từ chuyến thăm ngắn ngủi của Đức Giáo hoàng St. John Paul II hồi năm 1986.
Hôm thứ Tư (3/4), Đài Loan hứng chịu trận động đất mạnh nhất trong 25 năm. Ít nhất 9 người chết và hàng trăm người bị thương; nhà cửa, đường sá bị hư hại và hàng chục công nhân bị kẹt trong các mỏ đá.
Một cuốn sách cổ được tìm thấy ở Ai Cập, được viết từ thời sơ khai của Kitô giáo và được coi là một trong những cuốn sách cổ nhất còn tồn tại trên thế giới, sẽ xuất hiện trong một sự kiện đấu giá tại London vào tháng 6, theo Reuters.
Trong cuộc phỏng vấn với trang Reuters, đầu bếp nổi tiếng Jose Andres xúc động cho biết một cuộc tấn công của Israel giết hại 7 nhân viên cứu trợ lương thực của ông ở Gaza; Israel đã nhắm mục tiêu vào nhóm nhân viên cứu trợ “một cách có hệ thống, từng xe một”, theo Reuters.
Dân biểu Gerry Connolly (D-Va.) hôm thứ Ba đã chỉ trích dự luật Cộng Hòa được đưa ra gần đây sẽ đổi tên Phi trường Quốc tế Washington Dulles theo tên cựu Tổng thống Trump để thành Phi trường Quốc tế Donald Trump. Connolly, người có địa hạt bao gồm một phần Dulles, tuyên bố: “Donald Trump đang phải đối mặt với 91 cáo buộc trọng tội. Nếu đảng Cộng hòa muốn đặt tên gì đó theo tên Trump, tôi khuyên họ nên tìm một nhà tù liên bang.”
Tòa Bạch Ốc đã chỉ đạo NASA thiết lập một tiêu chuẩn thời gian thống nhất cho Mặt Trăng và các hành tinh khác trong thái dương hệ. Trong tình hình ngày càng có nhiều quốc gia và công ty tư nhân tham gia vào cuộc đua khám phá Mặt Trăng, Hoa Kỳ đang muốn thiết lập các quy chuẩn quốc tế cho những hoạt động trong không gian vũ trụ, theo Reuters.
Vào trưa ngày 29 tháng 3 2024, tổ chức Phục Vụ Truyền Thông Sắc Tộc có buổi họp báo, với chủ đề có liên quan đến căn bệnh Alzheimer trong cộng đồng sắc tộc
Tin Đang Cập Nhật: Khoảng 8 giờ sáng thứ Tư (3/4), một trận động đất mạnh tối thiểu 7.4 độ richter đã xảy ra ngoài khơi bờ biển phía đông Đài Loan và gây ra nhiều thiệt hại. Đây là trận động đất mạnh nhất ở hòn đảo này trong 25 năm, thậm chí còn gây ra cảnh báo sóng thần cho một số hòn đảo ở Nhật Bản.
Đảng Cộng hòa tại Hạ viện đang nỗ lực đổi tên Phi trường Quốc tế Dulles theo tên Donald Trump, cựu tổng thống hai lần bị luận tội, bị truy tố bốn lần, người đã bị Tổng thống Joe Biden đánh bại trong cuộc bầu cử năm 2020. Fox News đưa tin rằng Dân Biểu Guy Reschenthaler (R-PA) tin rằng việc đổi tên phi trường quốc tế lớn nằm ngay bên ngoài thủ đô của đất nước theo tên Trump là một ý tưởng hay vì “trong đời tôi, đất nước chúng ta chưa bao giờ vĩ đại hơn dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Donald J. Trump.”
Quân đội Hàn Quốc cho biết, Bắc Hàn đã bắn một hỏa tiễn, được cho là hỏa tiễn đạn đạo tầm trung, ra biển ngoài khơi bờ biển phía đông. Thủ tướng Nhật Bản ngay lập tức lên án vụ việc, theo Reuters.
Các chiến đấu cơ ném bom vào Đại Sứ Quán Iran ở Syria bị nghi ngờ là của Israel. Iran cho biết cuộc tấn công đã giết chết 7 cố vấn quân sự, trong đó có 3 chỉ huy cấp cao. Việc này là một bước ngoặt khiến căng thẳng trong khu vực leo thang nghiêm trọng, theo Reuters.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.