Hôm nay,  

Cờ Miền Nam Việt Nam Trong Cuộc Bạo Động Ở Điện Capitol

10/01/202112:07:00(Xem: 5179)

co vang cnn

LTS:
Sau biến cố chiếm Tòa Quốc Hội ngày 6 tháng 1, nhiều nhà lập pháp Hoa Kỳ từ hai Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ đã lên án bạo động đồng thời kêu gọi luận tội, truất phế tổng thống Donald Trump vì tội khuyến khích bạo động. Một số người Mỹ gốc Việt đã lên án việc đánh phá nền dân chủ Hoa Kỳ qua bản kiến nghị ký tên từ nhiều cá nhân, hội đoàn, truyền thông, v.v. cũng như nhiều bạn trẻ đã lên tiếng phản đối việc sử dụng lá cờ vàng tại cuộc bạo động này.  Việt Báo sẽ lần lượt trích đăng một số bài viết, quan điểm liên quan. 

***

Lá cờ Việt Nam cộng hòa (RVN), một quốc gia đã mất vào năm 1975, xuất hiện trong cuộc tấn công điện Capitol ở Washington DC, ngày 6/1/2021, cùng với cờ Mỹ, cờ Trump, cờ Tea Party, cờ Confederate (các bang miền Nam ly khai trong nội chiến Mỹ) cùng cờ một số nước như Hàn Quốc, Canada, Nhật, Úc.

Tại sao lá cờ vàng ba sọc đỏ đó có mặt trong biến cố kinh hoàng đó?

Đây là một câu chuyện dài và phức tạp. Câu trả lời ngắn nhất có thể đó là biểu tượng của một nhóm người ủng hộ ông Trump, một nhóm khá đông đúc những người Mỹ gốc Việt. Cái lý do phù hợp với họ để họ ủng hộ ông Trump là: Ông ấy là người cứng rắn nhất chống Trung Quốc, quốc gia gây đe dọa Việt Nam trong mấy chục năm nay. Trong cái nhìn của họ thì đảng Cộng sản Trung Quốc (CSTQ) xâm lấn lãnh thổ và chèn ép Việt Nam dựa trên sự bạc nhược của chính quyền Việt Nam.

Chống Trung Quốc và (hoặc) chống CSTQ, không phải là cảm xúc riêng của người Mỹ gốc Việt, thế hệ thứ nhất và thế hệ 1.5, mà nó còn có cả ở những người bất đồng chính kiến Trung Quốc và những di dân từ Philippines. Khảo sát cho thấy, có nhiều người Mỹ gốc Philippines, cũng như gốc Việt, bầu cho Trump. Thật ra ảnh hưởng của Trump bên trong Việt Nam còn lớn hơn là ở cộng đồng người Việt hải ngoại. Tôi không biết về những khảo sát bên trong Việt Nam, nhưng có nhiều bằng chứng, câu chuyện cho phép tin điều đó.

Nếu nhìn từ bên ngoài, thì người ta sẽ nghĩ rằng có cờ của Hà Nội, cũng như cờ của các quốc gia khác trong sự kiện ngày 6/1/2021, nhưng cộng đồng người Việt hải ngoại lại là một cộng đồng tự nhận là chống cộng sản, với đa số đến từ miền Nam của nước Việt Nam Cộng hòa ngày trước. Nhưng chống cộng sản không có nghĩa là nồng ấm trong chiến tranh với Hoa Kỳ, với tư cách là người khởi xướng cuộc chiến Việt Nam. Theo các nhà nghiên cứu sử học, trong đó có tôi, thì chuyện chống Mỹ là có thật và rất đa dạng ở miền Nam trước kia, hậu quả của nhiều lý do: Lòng ái quốc, thời thuộc địa, và những yếu tố khác nữa.

Những người tỵ nạn Nam Việt Nam đầu tiên đến Mỹ mang trong lòng cảm xúc, cho rằng Mỹ đã bỏ rơi miền Nam Việt Nam. Họ nhìn chính phủ Mỹ ít nhất với sự nghi ngờ, tệ hơn là với sự giận dữ. Họ mang ơn xã hội Mỹ, với các nhà thờ và những tổ chức tôn giáo đã giúp họ bình ổn cuộc sống. Nhưng đó là sự mang ơn đa dạng, phức tạp hơn những người Mỹ.

Dần theo năm tháng, những người tị nạn Việt Nam có cái nhìn tích cực hơn về nước Mỹ, nhất là do những biến chuyển trong nước như là chuyện quốc hữu hóa nền kinh tế, trại tù cải tạo, thuyền nhân. Ngoài ra vai trò toàn cầu của nước Mỹ, chuyện tổng thống Reagan dùng lời lẽ chống Cộng mạnh bạo trước khi cùng Gorbachev chấm dứt chiến tranh lạnh, chuyện người Việt được xem như người thiểu số kiểu mẫu, người di dân kiểu mẫu, người tỵ nạn kiểu mẫu. Còn có một câu chuyện dài khác nữa.

Lá cờ Việt Nam Cộng hòa đã và đang là biểu tượng cho những sự kiện của người Mỹ gốc Việt. Vốn đã mang tính dân tộc chủ nghĩa cao, tính biểu tượng của nó rất mạnh trong cộng đồng người tị nạn trong thập niên 1970, 1980. Nó không chỉ là căn cước và lịch sử của họ, đang bị chế độ mới ở Việt Nam xóa đi, mà nó còn là sự cần thiết cho họ vì có quá ít – nếu không nói là không có gì hết – những biểu hiện cho căn cước và lịch sử của họ ở Mỹ như là bảo tàng, tượng đài, sự công nhận, sự tưởng niệm,… Lá cờ và quốc ca Việt Nam Cộng hòa là điều trong số rất ít những điều giữ cho căn cước và ký ức chính trị của cộng đồng người tị nạn sống còn.


Tất cả những cái đó giải thích cho sự có mặt của lá cờ Việt Nam Cộng hòa trong ngày 6/1: Chỉ là câu chuyện trải nghiệm của người Mỹ gốc Việt, câu chuyện hình ảnh của lá cờ. Trong thập niên 1970, 1980, lá cờ có mặt ở những sự kiện mang tính sắc tộc, chẳng hạn như là Tết, hay là kỷ niệm ngày Sài Gòn sụp đổ. Ngoài hình ảnh của lá cờ, quốc ca Việt Nam Cộng hòa cũng mang tính biểu tượng trong những dịp đó. Theo những gì tôi quan sát thì những lúc đó có cờ nhưng không nhiều. Đôi khi lá cờ cũng có mặt ở những sự kiện không phải do người Việt tổ chức, nhưng thỉnh thoảng thôi.

Thập niên 1990 mang đến sự thay đổi lớn cho cộng đồng người Mỹ gốc Việt, cũng như là hình ảnh của lá cờ. Đó là rất đông cựu từ chính trị, tù cải tạo đến Mỹ, họ tiếp thêm năng lượng cho cộng đồng. Lá cờ và quốc ca trở nên quan trọng, như một biểu tượng. Người ta thấy nhiều cờ hơn ở những sự kiện mang tính sắc tộc. Và người ta cũng thấy thường xuyên hơn hình ảnh các sĩ quan quân đội Việt Nam Cộng hòa với quân phục của họ. Điều này cũng thể hiện sự mất mát, cũng như căn cước của họ. Cờ, và ở mức độ ít hơn là quân phục, rất phổ biến ở các buổi tập họp chính trị, gây quỹ, họp mặt, tang lễ, và những sự kiện khác của người Việt. Sự kiện nhiều hơn, và cờ cũng nhiều hơn so với những năm trước đó.

Rồi hình ảnh của lá cờ cũng phổ biến hơn trong những sự kiện không mang tính sắc tộc. Có nhiều lý do về việc này. Một trong những lý do là hàn gắn những bất hòa giữa nước Mỹ và những cựu binh Việt Nam Cộng hòa. Hay là nhiều người Mỹ gốc Việt thuộc thế hệ 1.5 gia nhập quân đội Mỹ, mà những người này quen thuộc với hình ảnh chào cờ. Những người Việt trẻ hơn bắt đầu xem lá cờ như là di sản của họ. Một số hội đồng thành phố công nhận lá cờ như là biểu tượng cho cộng đồng người Mỹ gốc Việt.  Sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc ở Mỹ sau ngày 11/9 cũng có thể góp phần vào hình ảnh lá cờ, chuyện chính trị ở quê nhà liên quan đến Trung Quốc, chắc chắn là một yếu tố quan trọng.

Sang những năm 2010, hình ảnh phổ biến hơn của lá cờ ở những sự kiện không mang tính sắc tộc có thể là do sự gắn kết nhiều hơn giữa chuyện chính trị ở quê hương và chuyện nội bộ nước Mỹ. Trong kỳ bầu cử năm 2016, và nhất là kỳ bầu cử năm 2020, lá cờ xuất hiện ở nhiều buổi vận động chính trị của ông Trump. Không có gì ngạc nhiên nếu như có nhiều cờ hơn ở những buổi như thế tại khu Tiểu Sài Gòn và trên toàn quốc. Cờ Việt Nam Cộng hòa trở thành một điều mang ý nghĩa cho những người ủng hộ Trump. Sự xuất hiện của lá cờ vào ngày 6/1 vừa qua thể hiện rằng, những người Việt ủng hộ Trump vẫn tin vào những điều ông ta nói về cuộc bầu cử [gian lận].

Còn rất nhiều điều đáng nói về chuyện này, ở Mỹ cũng như sang tận bên kia bờ Thái Bình Dương. Có nhiều góc nhìn khác nhau về giới tính, tôn giáo, sắc tộc (sự phân biệt chủng tộc chống người da đen), tụ lại hoặc khác biệt nhau ở những cộng đồng Á châu khác nhau.

Tôi hy vọng rằng, tất cả những gì tôi trình bày sẽ làm rõ hơn để tìm hiểu tại sao lá cờ lại có mặt trong cuộc biểu tình ngày 6/1/2021, một cuộc biểu tình trở thành bạo loạn.


Tuấn Hoàng

Tác giả Tuấn Hoàng là giáo sư đại học tại Pepperdine University
Bản dịch của Jackhammer Nguyễn được đăng lần đầu trên báo Tiếng Dân, theo link: https://www.facebook.com/messenger_media/?thread_id=5616787&attachment_id=3003234119925976&message_id=mid.%24cAAAAAEW8E6N9HmALf127RrCDFHzZ


Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một cư dân thành phố San Francisco đã đối diện với việc sách nhiễu chống người gốc Á trong khi dẫn chó đi bộ đã lên tiếng, thúc giục những người làm chứng tình trạng bài ngoại như vậy thì hãy ra tay giúp đỡ. Amanda Law, 36 tuổi, sinh viên cao học tại Đại Học San Francisco State University, nói rằng cô lúc đó đi gần Đường Great Highway vào tháng trước khi một người phụ nữ đến gần cô để hỏi tại sao cô không ở trong nhà. Law nói với NBC Asian America rằng cô đã ghi hình lại sự kiện để bảo vệ.
Trung Cộng ngày càng biểu lộ tham vọng cưỡng chiếm Biển Đông mà cụ thể và mới nhất là tin từ Cơ Quan Phòng Vệ Đài Loan cho biết TC có thể đang tính toán lập vùng nhận dạng phòng không để kiểm soát không lưu trên vùng Biển Đông, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 7 tháng 5 năm 2020.
SACRAMENTO, CA— Trong 23 năm qua, Tiếng Nói Phụ Huynh (Parent Voices), một tổ chức do phụ huynh phát động và điều hành, đấu tranh cho việc chăm sóc trẻ em với giá phải chăng và dễ tiếp cận, đã đến thăm Tòa nhà Quốc hội vào “Ngày Nhân Danh Trẻ Em” để lên tiếng hỗ trợ cho việc chăm sóc trẻ em thay mặt cho các gia đình lao động. Tuy nhiên, giữa đại dịch COVID- 19, Tổ chức Tiếng Nói Phụ Huynh (Parent Voices) đã tổ chức sự kiện Nhân Danh Đời Sống Trẻ Em (Stand for Children Live) đầu tiên, một hội nghị qua mạng, vào thứ Tư, ngày 6 tháng 5 lúc 3:00 chiều giờ miền Tây. Ngoài việc tuân thủ mọi sắc lệnh của Thống đốc Tiếp-Tục-Ở Nhà (Stay-at-Home), sự kiện này giúp người dân California tham gia dễ dàng hơn bao giờ hết và tạo sự khác biệt về sức khỏe và sự an toàn của trẻ em California và gia đình của các em.
Bắt đầu từ Thứ Sáu, ngày 8 tháng Năm, tất cả các sân tennis và bóng ném (handball court), thuộc tại Thành phố Garden Grove sẽ mở lại nhưng với những giới hạn của giữ khoảng cách xã hội (social distancing.) Việc mở lại một phần các công viên sau khi Thống đốc Gavin Newson triển khai Giai đoạn 2 quá trình phục hồi kinh tế bằng cách mở lại các doanh nghiệp và không gian công cộng có nguy cơ rủi ro thấp (low-risk businesses) dự kiến sẽ bắt đầu vào Thứ Sáu này.
Khảo cứu của Gs Javier Espinosa (Rochester Institute of Technology in America) cho biết là ông chồng quá lệ thuộc vào bà vợ về tình cảm, tinh thần và về thể xác. Vợ (VN) được xem như là người chăm sóc chồng (caregiver). Trăm việc nhỏ lớn đều do một tay vợ già quán xuyến, lo hết và nắm hết. Từ việc con cái, nhà cửa ngăn nắp, sạch sẽ, tiền bạc dành dụm, bảo vệ hạnh phúc gia đình, canh giữ, kiểm soát ông chồng khỏi bị bà khác sớt đi mất… Chồng quá ỷ lại vào vợ cho nên khi bả chết bất thình lình thì ông bị chới với, stress tột độ, mất người săn sóc nên ảnh hưởng đến sức khỏe. Thường một thời gian ngắn sau thì ổng cũng lót tót theo bả về bên kia thế giới.
Trận Điện Biên Phủ kết thúc vào hôm 7 tháng 5 năm 1954. Sáu mươi năm đã qua nhưng dư âm chiến thắng, nghe chừng, vẫn còn âm vang khắp chốn. Tại một góc phố, ở Hà Nội, có bảng tên đường Điện Biên Phủ – cùng với đôi dòng chú thích đính kèm – ghi rõ nét tự hào và hãnh diện: Niềm tự hào và hãnh diện này, tiếc thay, đã không nhận được sự đồng tình chia sẻ bởi tất cả mọi người. Nguyễn Khải là một trong những người như thế: “Một dân tộc đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ mà mặt người dân nám đen, mắt nhìn ngơ ngác, đi đứng long rom như một kẻ bại trận.”
Từ vụ dịch Vũ hán do Coronavirus gây ra, phát tán cùng khắp, người ta nhận thấy Bắc kinh đang mạnh dạng áp dụng đường lối ngoại giao rất «thiếu ngoại giao», tức không biết giử lễ độ tối thiểu vì họ cho đó là chánh sách ngoại giao mới của nước lớn để khẳng định vị thế của kẻ sắp làm bá chủ thế giới. Thứ ngoại giao này trong gần đây có dịp thể hiện khá rõ nét qua thái độ và lời nói của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung quốc Zhao Lijian khi ông ta nói lấy được Coronavirus là do quân đội Mỹ đem tới Vũ hán.
Theo hướng dẫn đã đưa ra bởi Thống Đốc Gavin Newsom, các viên chức Quận Los Angeles hôm Thứ Tư, 6 tháng 5 đã công bố kế hoạch từng bước của chính họ để tái mở cửa một phần bắt đầu vào cuối tuần này. “Lệnh sức khỏe sẽ chỉ cho phép việc đặt hàng và tới lấy đối với ngành bán lẻ, và việc mua sắm bên trong tiệm vẫn còn chưa mở cửa,” theo Giám Sát Viên Quận Los Angeles Kathryn Barger tuyên bố hôm Thứ Tư. Đánh dấu tiến trình Giai Đoạn 2 bắt đầu vào ngày 8 tháng 5, lịch trình dành cho các cơ sở kinh doanh “không quan trọng” như tiệm sách, bán hoa, tiệm bán đồ chơi, quần áo và đồ thể thao và tiệm bán âm nhạc có thể đặt hàng và tới lấy trực tiếp từ khách hàng.
Hàng triệu mặt nạ bảo vệ dự định tới California trong tuần này như một phần của cuộc mua bán trị giá 1 tỉ đô la của tiểu bang với một công ty TQ đã bị đình hoãn, theo Thống Đốc Gavin Newsom cho biết hôm Thứ Tư, 6 tháng 5, theo bản tin AP. Thống đốc nói rằng các mặt nạ N95 được làm bởi công ty BYD, một công ty sản xuất xe hơi điện với một nhà máy sản xuất tại California, bị đình trong tiến trình chứng nhận của liên bang. Ông đã không giải thích thêm, và văn phòng của thống đốc cũng không trả lời yêu cầu cho biết thêm về thông tin này.
Một y tá người Mỹ gốc Á Châu đang đi trên một tàu điện ngầm tại New York hôm Chủ Nhật khi một ngưiờ đàn ông đến gần và nói ra lời kỳ thị, theo cảnh sát nói với NBC News. Theo cảnh sát, người đàn ông đã dùng cổ tay và vai kẹp lấy người y tá và cố đẩy người y tá ra khỏi tàu điện. “Nè thằng Trung Quốc kia, mày bị truyền nhiễm rồi,” người đàn ông nói thế, theo cảnh sát cho biết. “Mày cần tới xe khác. Tao sẽ đánh chết thằng TQ này.” Người y tá cỡ 30 tuổi đã không bị thương và từ chối việc chăm sóc y tế, theo NBC News, trong khi nghi can nọ đã bỏ chạy.
Một người chủ tiệm thẩm mỹ tại Texas đang ngồi tù vì mở cửa cơ sở kinh doanh của bà sớm và vi phạm sắc lệnh hành pháp phải ở trong nhà của thống đốc để chận sự lây lan của vi khuẩn corona, theo bản tin của CNN cho biết hôm Thứ Tư, 6 tháng 5. Shelley Luther đã được nhìn thấy xuất hiện trong tòa án dân sự và tội hình hôm Thứ Ba tại thành phố Dallas vì bất chấp lệnh hạn chế tạm thời cấm bà ấy hoạt động kinh doanh, là tiệm Salon A la Mode, theo hồ sơ tòa án cho biết. Kết quả, Chánh Án Tòa Địa Hạt Dân Sự Dallas là Eric Moyé đã ra lệnh bà Luther ngồi tù 7 ngày và nạp tiền phạt $500 cho mỗi ngày mà cửa tiệm thẩm mỹ còn mở cửa.
Hôm nay, Thượng Nghị Sĩ Tom Umberg (D-Orange County), Chủ tịch Ủy ban Thượng viện về Bầu cử và Sửa đổi Hiến pháp, cùng Dân Biểu Marc Berman (D-Menlo Park), Chủ tịch Ủy ban Hạ viện về Bầu cử và Tái phân bổ, vừa công bổ gói Dự luật (SB423 và AB860) nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và quyền bầu cử trước cuộc Tổng Tuyển Cử 2020 sẽ xảy ra trong bối cảnh đầy lo ngại của đại dịch COVID-19.
Kim Jong Un đã không xuất hiện trước công chúng hơn vài tuần qua bởi vì lo sợ về vi khuẩn corona – không phải giải phẫu tim – theo cơ quan tình báo Nam Hàn cho biết hôm Thứ Tư, 6 tháng 5. Sự công bố nói trên đến sau khi nhiều thành viên của quốc hội Nam Hàn được báo cáo bởi Cơ Quan Tình Báo Quốc Gia (NIS) hôm Thứ Tư, theo bản tin của Reuters cho biết. Kim xuất hiện trở lại lần đầu tiên trong gần 3 tuần vào Thứ Sáu tuần rồi tại một xưởng chế tạo phân bón gần thủ đô Bình Nhưỡng của Bắc Hàn.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CSVN Nguyễn Phú Trọng là người thích nói dai và nói dài chuyện “chuẩn bị nhân sự Đại hội đảng XIII”, diễn ra vào thượng tuầng tháng 01 năm 2021, nhưng ông lại không dám thanh toán những kẻ khai gian tài sản. Và một lần nữa, vẫn húc đầu vào chủ nghĩa lỗi thời Mác-Lenin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh để cai trị độc tài, độc đảng.
Dẫn nhập: Wuhan virus tấn công toàn cầu. Đại dịch Corona đang xảy ra chưa biết chấm dứt khi nào?. Có vài thơ, bản nhạc liên quan phổ biến trên internet. Ngày 12.4 tình cờ thấy bài thơ của Phi Loan Hoàng Thị Cỏ May phổ biến trên facebook ngày 11.04.2020 và vì có quen biết với Thi Sĩ tác giả là thành viên của Câu Lạc Bộ Tình Nghê Sĩ (USA) qua mạng ảo nên tôi đã thực hiện một Thơ Tranh cho O nớ. Tật "xí xọn" không chừa nên cũng phổ thành nhạc NHƯNG sau vài câu … - đúng là nghiệp dư và tài tử có khác - gác lại đó. Hôm qua ngẫu hứng lôi nó ra soạn tiếp và hôm nay đi xa hơn chút xíu nữa. Như có lần tôi đã nói "Thưc hiện Tranh Thơ, youtube, viết lách, học nhạc hàm thụ là những phương thức để giải trí khi về hưu, về già nên đã kết hợp các môn giải trí kể trên để hoàn thành bài tạp ghi này. Tất cả chỉ là nghiệp dư mong các chuyên gia, nhạc sĩ nhà nghề hoan hỷ cho mọi sơ sót. Đa tạ (LNC).
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.