Hôm nay,  

“Mẹ à!”

16/06/202018:22:00(Xem: 4653)
TRAN-NGUYEN 01
Cáo Phó Bà Cố Elizabeth Huỳnh Phúc Ánh Clara OFS.

TRAN-NGUYEN 02.jpeg
Cha Tim trao phần thưởng cho học sinh Việt ngữ Kitô Vua, Giáo xứ St. Columban.

TRAN-NGUYEN 03.jpeg
Gia đình sum họp nhân dịp 14 năm thụ phong linh mục của Cha Tim.

* Một thành viên của Văn Phòng Giới Trẻ và Sinh Viên Công Giáo *


Mỗi lần tôi tới thăm, Dì hay kể chuyện Dì vui đùa bên con cái. Chuyện các con hay chọc Dì khi Dì nói giỡn. Các con hay kêu, “Mẹ à!” Cái chữ à, Dì kéo thật dài.


Những ai gặp Dì lần đầu sẽ không biết những ngổn ngang niềm riêng Dì chôn chặt trong lòng. Dì hay nói, “Sao bây giờ Dì quên nhiều lắm.” Ai lớn tuổi mà lại không hay quên. Tôi chưa lớn tuổi mà cũng hay quên nè. Dì không hẳn bị lẩn. Phần nhiều là bị mất thăng bằng về tình cảm. Dì hay nhắc chuyện cũ với người thân, nhất là Bà Ngoại và con trưởng của Dì. Rồi có lúc, Dì nói chuyện như thể người Mẹ đã đi xa mười mấy năm của Dì vẫn còn sống.


Qua những tâm sự của Dì, tôi chứng kiến những khoảnh khắc thương tâm của quá khứ như những trận mưa trút trời rơi xuống trên Dì. Dì xoè đôi tay đã khẳng khiu vì tân toan cuộc đời và sự hao mòn của năm tháng ra để hứng. Nước mưa cứ tuôn qua kẽ tay, đi hết. Còn nỗi đau cứ bám lại trên tim. Nên khi kể lại lúc xa Bà Ngoại để đi định cư ở Mỹ, Dì nghẹn lời. “Bà Ngoại đưa Dì ra phi trường. Dì thấy Bà Ngoại chảy nước mắt.” Và khi xa con gái duy nhất, Dì cũng chảy nước mắt. Ký ức lặng lẽ cuộn lấy Dì. Như nắng hè cuộn lấy con đường quê. Dài hun hút.


Dì thích con gái. Lại sanh trai đầu lòng. Vậy mà Dì vẫn mê và yêu lắm. Yêu từ cái tên Dì đặt cho con, từ mái tóc của con, đến tính tình. Dì thấy hoa quả đầu mùa của mình tuyệt hảo, một món quà của Thượng Đế, một niềm vui vô tận cho Dì. “Nó hiền lắm! Ai nói gì nó cũng cười!” Dì hay nói như vậy. Con trưởng của Dì chọn đưa cõi Trời vào cõi người. Kê vai sắt cõng cuộc đời. Tiếp tục đời thứ bốn trong gia đình có những tâm hồn chọn con đường phục vụ. Dì thương con lắm. “Tội lắm! Tuần nào ngày nghỉ nó cũng về thăm.”


Tôi đã được Dì dắt đi trên tâm thức thăm thẳm của người Mẹ già. Đi qua những bóng râm của tuổi thơ con Dì. Đến gần những hoa nắng chiếu trên vách tường tuổi trẻ, lúc Dì lấy chồng khi mới ngoài hai mươi. Và tôi đi cạnh tuổi già mong manh như bóng câu qua cửa của Dì, cái tuổi già chỉ mong mình có chút ý nghĩa đối với con cái, chỉ mong được gần con cháu, chỉ biết nói về con cái như một niềm vui bất diệt. 


Thấy Dượng vất vả, tôi muốn bày chuyện cho Dì giải khuây. Tôi gom góp hình gia đình Dì rồi làm album để Dì coi mỗi khi nhớ con nhớ cháu. Tôi hỏi, “Hồi trẻ, Dì có thích thêu thùa may vá vẽ vời gì không?” Dì nói, và cười tươi, như mọi khi, “Đâu có! Mắc làm công chuyện nhà hết rồi! Nhà có năm đực rựa mà!” Rồi Dì đọc tên anh em trong nhà như một dòng thơ. Tôi thử đem hình cho Dì tô màu. Hình thánh bổn mạng Dì. Hình thánh gia. Hình Giáng Sinh có máng cỏ. Hình nhiều đề tài và nhiều kiểu, có cảnh gia đình, có hình đạo. Chì màu, chì sáp, bút lông. Mong là khi ngồi tô màu, Dì có thể thư giãn đầu óc, cầu nguyện cho ơn thiên triệu. Nhưng Dì nói mắt Dì yếu lắm. Chắc Dì không quen. Dì không quen ngồi yên. Hở chút là Dì chạy đi lau dọn nhà cửa. Như đã thành một bản năng sống. Những người phụ nữ cán đán việc nhà, quên đi niềm vui riêng của bản thân. Hôm ghé nhà tôi, ra tới hàng ba, Dì hỏi, “Chổi đâu? Dì quét chỗ này cho.” Ăn cơm xong, Dì đòi rửa chén. Tôi phải cản lắm mới được. Thiệt tình. Dì muốn tôi tổn thọ hay sao mà đòi rửa chén cho tôi? Dì lấy giấy lau cái bếp, rồi tiện tay lau lên kệ, vòng qua phòng ăn, chùi mấy vết bụi trên cửa kiếng. Sao mà xót ruột.


Tôi vẫn thương lắm những người phụ nữ cùng thế hệ với Mẹ tôi, như Dì. Một thế hệ nhiều mất mát. Trong hai mươi mấy năm nghiên cứu về người Việt hải ngoại, tôi đã gặp nhiều những cảnh lòng như Dì ở mọi miền thế giới. Những người phụ nữ dành cho con cháu nụ cười và giữ riêng nước mắt cho mình. Những người phụ nữ cuối cùng của một Việt Nam trước khi đất nước này bị thống nhất và bị giải phóng. Những người phụ nữ tinh ròng, sống hết mình vì gia đình, chồng con. Những người phụ nữ gánh gồng những binh đao trận mạc, vẫn còn đón hoả châu rơi trên tâm thức mấy chục năm sau, vẫn đón bom rơi đạn lạc dù chồng con ra trận đã mấy chục năm trước. Ở hải ngoại, họ mất luôn cái môi trường xã hội cộng thể của xóm làng, của họ hàng. Trong tuổi già, đời sống trở nên đơn lẻ. Nên những mất mát tăng theo luỹ thừa kép, lũy thừa ba. Trái tim Mẹ già - mênh mông nỗi nhớ, bát ngát niềm đau.


Liệu ai sẽ giữ trái tim Mẹ trong tuổi già bóng xế, xa con xa cháu, xa quê xa nhà? Những người phụ nữ lầm lũi trên lối mòn ký ức lung linh tắt. Trong những lần đi thăm các Viện Dưỡng Lão, tôi vẫn cảm cái quạnh quẽ hắt hiu của một không gian bị xã hội bỏ quên. Bãi đậu xe ở những nơi này thường rất vắng.


Nếu trái đất được giữ bởi trọng lực, thì cuộc đời được giữ bởi lực hút từ trái tim những người Mẹ. Nhưng lực nào sẽ giữ cho những trái tim mẹ già thổn thức nhớ con nhớ nhà khỏi bật ra khỏi nhịp tim mong manh của hoàng hôn đời người? Sẽ có mãi những nhịp ru cuộc đời trong cõi người, mà hai chữ đẹp nhất chính là “Mẹ à!” của con cái trách yêu Mẹ già thích giỡn.


Đời sống ở Mỹ cô quạnh đến chát đắng cho người cao niên. Lần cuối tôi thay Mẹ đến thăm Tết Dì Dượng ở căn hộ gần biển, Dì khóc, đòi về nhà, “Tui muốn về nhà Mẹ tui…” Những chấn thương tình cảm, như những cơn động đất tần số cao, cứ lập lại, lập lại, lập lại. Lập lại, cho đến khi mọi thứ vỡ tan, nhòa đi, trong nước mắt tủi hờn. Xa cha xa mẹ, rồi con cái lấy vợ lấy chồng ra riêng. Nỗi cô đơn ấy, người sống trong đợi chờ, bao giờ mới cạn? Lần tôi mời ghé nhà chơi, Dì ngồi ngoài hàng ba, nói với Dượng:


  • Ở nhà Mẹ, em hay ở với con Lý, anh nhớ không?


Dì hay nhớ chuyện xưa. Nhớ mái nhà thơ ấu. Mái ấm sung túc trước khi Cộng Sản cưỡng chiếm miền Nam. Nhớ Bà Ngoại thương Dì, cưng Dì. “Dì muốn gì, Ngoại cũng cho,” Dì hay nhắc vậy. Ở quê cũ, họ hàng, người quen thật nhiều. Xóm giềng thân thiết. Đời sống gắn bó, người với người. Khi đi tìm tự do, nhiều người Việt phải chấp nhận đánh đổi tất cả những giềng mối thân thiết ấy. Và sự chấn thương tình cảm đó, đối với nhiều người, hầu như không vãn hồi được. Ức chế tâm lý đưa đến niềm đau khôn nguôi. Cách duy nhất là tìm về dĩ vãng, níu lấy thương yêu thưở nào.


Cuộc đời Dì cùng chung tâm sự với những người phụ nữ Việt Nam, một cảnh hai quê, sinh trưởng ở quê mình, mà lưu vong ở quê người. Nên lạc lõng. Bơ vơ. Xa lạ. Càng sống ở xứ người càng lâu, thì càng lạc lõng, buồn tênh. Nên Dì hay đi lạc. Vì tìm hoài không ra cái ngôi nhà tuổi thơ vẫn réo gọi trong tiềm thức. Dượng đi tìm. Con cái đi tìm. Sau nhiều lần đi lạc ở trần đời, Dì đã tìm được đường về nhà thật trên trời.


Dì đã dâng cho Chúa hoa quả đầu mùa. Nay Dì về Nhà Cha, hưởng ân lộc muôn vàn. Xin Chúa thương an ủi Dượng và tang gia trong niềm đau trần thế, và ban cho gia đình hy vọng trong niềm tin muôn đời. Để con cái, cháu chắt, khi nhớ đến Dì, sẽ còn nhớ nụ cười và tính hay đùa nghịch của Dì mà khẽ gọi, “Mẹ à!”

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
CONCORD – Nếu có sử dụng Zelle, xin quý vị hãy cẩn thận vì trò lừa đảo ăn cắp tiền trên ứng dụng thanh toán nhanh đang bùng phát trở lại và nhắm vào các khách hàng của Wells Fargo, theo tin ABC7 ngày Chủ Nhật, 20 tháng 2 năm 2022.
Nhà báo là nhà văn của thế hệ mới. Văn chương báo chí thời đại là văn chương thông tin; không phải là văn chương tưởng tượng, sáng tác. Văn phong báo chí cần chính xác, gọn gàng, trong sáng, chi tiết phải cụ thể. Nhiệm vụ của văn chương báo chí là thông tin. Không có nó con người sẽ tụt hậu, mai một, thụt lùi. Đó là nhận định của cô Trà Mi, ký giả truyền thông đa phương tiện (truyền thanh, truyền hình và internet) với gần 25 năm kinh nghiệm làm phóng viên, xướng ngôn viên, biên tập viên, người dẫn chương trình, người điều khiển các cuộc hội luận/talkshow truyền thanh-truyền hình.
Một trong các cố gắng hỗ trợ mới nhất để giúp khách hàng bị ảnh hưởng trong cuộc khủng hoảng COVID-19.
Sau 19 ngày tranh tài, Thế Vận Mùa Đông Bắc Kinh 2022 đã kết thúc với Lễ bế mạc vào đêm Chủ Nhật 20/2/2022 tại sân vận động Tổ Chim ở Bắc Kinh. Vận động viên từ 91 quốc gia và lãnh thổ có đại diện tham dự Thế Vận này đã vào sân diễn hành, phất cờ quốc gia, văn nghệ, chụp hình lẫn nhau trong các giờ phút cuối cùng.
Đêm chia ly, ngày sẽ tới tôi trọn đời, ngồi chép kinh làm thơ nhìn lửa ba cõi thấy vô ngã, ngộ vô sinh . Mở trang kinh, nghe tin bạn rơi tay bút, mực loang dòng bọt sóng trôi vô cùng tận như tia chớp, như hạt sương
Kính dâng Thầy Nhất Hạnh Học trò rất gần và rất xa: Vĩnh Hảo – Tâm Quang – Nói thật nhiều rồi lặng im / Làm thật nhiều rồi ngồi yên / Nói hay im: ý vô tận / Làm, không làm: tâm như nhiên
Việt Nam trở thành trạm trung chuyển của băng đảng Trung Quốc, theo lời một người TQ 31 tuổi có họ là Li khi bị bắt cóc chuyển từ TQ vượt biên giới vào VN, rồi tới Sài Gòn trước khi đưa nhập lậu sang Cam Bốt để làm "nô lệ máu" -- rút máu nạn nhân để bán.
Tại sao nói về thơ của thi sĩ Nguyễn Lương Vỵ (NLV) lại trước hết đề cập đến hai chữ “quê hương”? Vì tập thơ“Tám Câu Lục Huyền Âm” của ông, tôi chú ý thấy có nhiều hơi hướm hương quê và quê hương, qua chữ nghĩa cô đọng, rất Việt Nam, rất thơ, rất văn chương của nhà thơ. Điều đáng lưu ý là việc nỗ lực sử dụng chữ thuần Việt
COVID đã bắt đầu từ hai năm qua, đã sát hại gần 6 triệu người và vẫn tiếp tục hoành hành thế giới với các loại biến thể. Xuất phát từ một vi khuẩn nhân tạo của phòng thí nghiệm Vũ Hán hay từ một loài dơi ở miền Bắc nước Tàu mà các cuộc điều tra vẫn chưa xác định, nay lại xuất hiện vào những ngày đầu năm một loại virus mới do con người tạo ra, nguy hiểm và hậu quả tàn khốc không kém COVID-19, đang lây nhiểm khắp thế giới . Đó là sự cuồng nộ của con người biểu hiện qua các cuộc biểu tình với các đoàn xe vận tải hạng nặng hộ tống bởi các đoàn xe đủ loại đi chiếm đóng thành phố và các trục giao thông huyết mạch.
Tóm lược: ✱ The White House: Tăng cường mối quan hệ với các đối tác hàng đầu trong khu vực, bao gồm Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Mông Cổ, New Zealand, Singapore, Đài Loan, Việt Nam và các đảo Thái Bình Dương ✱ Dept. of The Air Force: Việt Nam luôn phải đương đầu vào các tranh chấp với Trung Quốc về Biển Đông trong nhiều thập kỷ và gần đây đã trở thành một đối tác toàn diện với Hoa Kỳ ✱ DoAF: Việt Nam mong muốn Hoa Kỳ đầu tư nhiều hơn vào Đông Nam Á, tăng cường hỗ trợ ĐCSVN để giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc ✱ DoAF: Việt Nam mong muốn Hoa Kỳ giúp đỡ trong việc đối phó với Campuchia, quốc gia liên minh với Trung Quốc và gây lo ngại bị bao vây ✱ DoAF: Việt Nam giao tiếp với Hoa Kỳ để có quan hệ đối tác chiến lược, từ chương trình T-6 sẽ tiến đến việc mua máy bay chiến đấu F-15E hoặc F-16 tiên tiến nhất.
Tác giả Trúc Giang MN nhìn lại ba cuộc thanh trừng đẫm máu của ba Đảng Cộng sản trên thế giới: Liên Xô, Trung Hoa và Việt Nam. Việt Báo trân trọng mời đọc.
Tô Vĩnh Diện là biểu tượng của anh dũng. Vì đã lấy thân mình ngáng cho khẩu đại bác nặng hai ngàn tấn không rơi xuống vực. Tuy nhiên sau giả tưởng Lê Văn Tám, dân Việt có quyền nghi hoặc: Có thật không hay chỉ là một tai nạn, một vấp ngã hay chính em bé Lê Văn Tám đã lớn lên rồi được cấp chứng minh thư tên là Tô Vĩnh Diện sinh năm 1928 ở xã Nông Trường, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa? Làm sao Triều đình Huế biết đặt những tên xã, huyện đậm chất Cách mạng như vậy vào năm 1928?
Tôi đến với cõi Thi Ca và Tư Tưởng của Nguyễn Lương Vỵ (NLV) bằng con đường rất tự nhiên của một độc giả yêu thơ, thường theo dõi thơ trên các tạp chí và nhất là các trang mạng văn học nghệ thuật. Còn nhớ lúc đó vào cuối năm 2012, khi tôi đang ngồi lướt mạng, tình cờ đọc được bài thơ “Hòa Âm Âm Âm Âm... ” của NLV trên một trang văn học, tôi đã rất sững sờ và rung động vì ý tứ của bài thơ rất lạ và cũng rất thâm sâu:
331 năm trước Công nguyên, ngay sau chiến thắng Gaugamèles khi tiến vào thành Babylone, đại đế Alexandre nói trước hàng quân: “Chiến thắng này cho vinh quang và tự do”. Võ Nguyên Giáp khó tuyên ngôn như vậy trước lịch sử, vì Điện Biên Phủ không đem đến tự do cho dân Việt mà ngược lại, áp đặt một chế độ tàn khốc. Tự do nào sau đấu tố phi nhân, sau Cải cách ruộng đất, nông dân chỉ có thể cày thuê cho hợp tác xã? Và tự do nào khi dân Bắc di cư rồi dân Nam chạy theo lính Cộng hòa mỗi một khi “giải phóng” vùng “tạm chiếm”? Võ Nguyên Giáp hẳn nhiên muốn giữ lại vế đầu của Alexandre đại đế: “Điện Biên Phủ là một chiến thắng vinh quang.” Tất nhiên và không ai chối cãi, vì lần đầu tiên da vàng chiến thắng da trắng và lần đầu tiên một thuộc địa thắng đế quốc. Nhưng phía sau tấm huân chương là vinh quang cay nghiệt: Đẩy cả một dân tộc vào chiến tranh, mục đích của Hồ Chí Minh là giành độc lập, thống nhất 3 kỳ, nhưng Hiệp định Genève chỉ cho Hồ Chí Minh Bắc kỳ, Nghệ Tĩnh và Quảng Bình,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.