Hôm nay,  

Duyệt Lại Giá Trị Pháp Lý Của Công Hàm Phạm Văn Đồng

22/04/202008:58:00(Xem: 6148)


Đại dịch Vũ Hán đang tàn phá Trung Hoa Lục Địa và toàn thể nhân loại. Tuy thế, tai họa này vẫn không giảm thiểu tham vọng bá quyền xâm lược của đảng CSTQ đối với Việt Nam qua các hoạt động tập trận, xâm phạm lãnh hải và vùng kinh tế cũng như hiếp đáp gây thiệt hại cho ngư dân Việt Nam.


Nhà cầm quyền CSVN gần đây đã gởi 3 công hàm (30/3, 10/4 và 14/4) cho Liên Hiệp Quốc khẳng định chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa.


Phía Trung Quốc trả đũa bằng cách trưng ra Công Hàm của cố thủ tướng CSVN Phạm Văn Đồng ký ngày 14 tháng 9 năm 1958 như là một biện minh cho chủ quyền TQ tại Hoàng Sa và Trường Sa.


Hầu đả phá toàn diện biện minh này của TQ, chúng ta cũng phải duyệt lại một lần nữa giá trị pháp lý của công hàm Phạm Văn Đồng. Tôi đã nêu ra lập luận này ngày 3/8/2016:


Nội dung của công hàm này là gì?


Công hàm của thủ tướng Phạm Văn Đồng ký ngày 14 tháng 9 năm 1958, gởi cho Chu Ân Lai, Tổng Lý Quốc Vụ Viện, tương đương thủ tướng Trung Quốc, nội dung như sau:


“Thưa Đồng chí Tổng lý, 

Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, quyết định về hải phận 12 hải lý của Trung Quốc.


Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng.

Phạm Văn Đồng

Thủ tướng chính phủ

Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa”


Câu hỏi mà mọi công dân Việt Nam yêu nước luôn nêu ra là: liệu công hàm Phạm Văn Đồng có giá trị pháp lý, trước một pháp đình nghiêm chỉnh hay không?


Để trả lời câu hỏi này, chúng ta phải qua một quá trình phân tách như sau.


Trước hết, người CSVN cho đến bây giờ, vẫn luôn biện minh rằng, công hàm này chưa từng nhắc đến Hoàng Sa và Trường Sa. Vì thế không thể kết luận rằng công hàm xác nhận hai quần đảo này thuộc TQ. 


Tuy nhiên người TQ sẽ phản biện rằng, công hàm này tán thành tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Trung Quốc “quyết định về hải phận 12 hải lý” của họ. Tuyên bố của TQ ghi rõ:

“Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nay tuyên bố: 

  1. Bề rộng lãnh hải của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là 12 hải lý. Điều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Đài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.” 


Hoàng Sa thì TQ gọi là Tây Sa và Trường Sa thì TQ gọi là Nam Sa. 


Người CSVN có thể lập luận rằng, công hàm này chỉ giới hạn ở vấn đề hải phận 12 hải lý. 


Trong khi đó, người CSTQ sẽ lập luận rằng, trong một văn kiện quan trọng như thế, nếu muốn giới hạn thì ông Phạm Văn Đồng đã ghi rõ rằng Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam. Khi Phạm Văn Đồng không làm điều đó thì đã chứng minh sự công nhận chủ quyền TQ trên hai quần đảo này.



Điểm thứ nhì cần phân tích là một văn kiện nhường chủ quyền của một thành phần máu huyết của tổ quốc, cho một ngoại bang như TQ, như công hàm này, đã thông qua những thủ tục hiến định cần thiết hay chưa?


Để giải quyết vấn nạn này, chúng ta cần duyệt lại nội dung hiến pháp có hiệu lực vào thời điểm ông Phạm Văn Đồng ký công hàm. Người CSVN kinh qua nhiều hiến pháp khác nhau. Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013.


Thời điểm ký phù hợp với Hiến Pháp 1946 vì Hiến Pháp 1959 chỉ được Quốc Hội thông qua ngày 31 tháng 12, 1959 và Ông Hồ Chí Minh công bố ngày 1 tháng 1, năm 1960.  


Khi phân tích Hiến Pháp 1946, thì Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa theo quốc hội chế. Quốc hội lúc đó gọi là Nghị Viện Nhân Dân và theo điều 23 có trách nhiệm chuẩn y các hiệp ước ký với nước ngoài. Theo điều 32 Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết, nếu hai phần ba tổng số nghị viên đồng ý. Sau cùng theo điều 49 chỉ có chủ tịch nước, tức ông Hồ Chí Minh mới có quyền “ký hiệp ước với các nước”. 


Trong Hiến Pháp 1946, chức vụ thủ tướng hoàn toàn chịu sự lãnh đạo của chủ tịch nước và không có quyền ký một văn bản quan trọng liên hệ đến vận mệnh hoặc chủ quyền quốc gia. Ngay cả trong trường hợp ông Hồ Chí Minh đích thân ký công hàm này, cũng không thể có hiệu lực vì nhân dân chưa có phúc quyết theo điều 32 và Nghị Viện Nhân Dân chưa chuẩn y.


Dĩ nhiên cả hai ông Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng và Bộ Chính Trị lúc đó đều ý thức điều này. Nếu muốn công hàm có hiệu lực, họ phải khơi động (invoke) các điều khoản hiến pháp liên hệ và thông qua những thủ tục hiến định. Sau đó đích thân ông Hồ Chí Minh, thừa ủy nhiệm của Nghị Viện Nhân Dân, theo điều 49 hiến pháp, ký vào công hàm. Tuy nhiên, một là lãnh đạo các đảng CS kể cả CSTQ có thói quen coi thường hiến pháp. Thói quen này này của họ vô hình trung trở thành một lợi điểm pháp lý cho chúng ta. Hai là cả Hồ Chí Minh lẫn Phạm Văn Đồng muốn lập lờ đánh lận con đen với cả Trung Quốc lẫn nhân dân Việt Nam, hầu nhận sự Viện trợ của Trung Quốc.



Dĩ nhiên Trung Quốc có thể vin vào điều 27 của Công Ước Vienna về Luật các Hiệp Ước (Vienna Convention on the Law of Treaties) quy định rằng một quốc gia không thể viện dẫn một luật nội địa để không thi hành một hiệp ước. Tuy nhiên điều 27 có thể bị điều 46 phủ quyết và điều 46 ghi rõ như sau:


“ Một quốc gia không thể viện dẫn sự kiện rằng sự đồng ý của mình để bị ràng buộc bỡi một hiệp ước đã được thể hiện qua sự vi phạm một điều khoản của luật nội địa liên hệ đến thẩm quyền ký kết hiệp ước, như là yếu tố vô hiệu hóa sự đồng ý này, trừ khi sự vi phạm là hiển nhiên và liên hệ đến một quy luật nội tại có tầm mức quan trọng nền tảng”


(A State may not invoke the fact that its consent to be bound by a treaty has been expressed in violation of a provision of its internal law regarding competence to conclude treaties as invalidating its consent unless that violation was manifest and concerned a rule of its internal law of fundamental importance.)


Hiến pháp 1946 là luật nền tảng và sự vi phạm nó là là hiển nhiên và sẽ bị điều 46 Công Ước nêu trên chế tài và sẽ bị cho là vô hiệu lực.


Đó là chưa kể lập luận của chúng ta sẽ là: vì vi phạm những nguyên tắc căn bản nêu trên, không có một hiệp ước nào được thành lập ngay từ khởi thủy (ab initio) nhường Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc cả.


Tức là lập luận của chúng ta sẽ vững chãi trên cả hai bình diện nêu trên và một bình diện quan trọng thứ 3: 


1. Một là không có hiệp ước công nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc ngay từ đầu và 


2. Hai là nếu có, thì sẽ bị vô hiệu hóa chiếu theo điều 46 của Công Ước Vienna nêu trên. 


3. Điểm thứ ba vô cùng quan trọng là vào thời điểm đó, Việt Nam Công Hòa là một quốc gia có cương thổ, quân đội, chủ quyền pháp lý lẫn thực tế trên Hoàng Sa và Trường Sa.VNCH được Hoa Kỳ và 87 quốc gia khác công nhận. Nếu Liên Bang Xô Viết không phủ quyết thì năm 1957, VNCH đã trở thành một quốc gia thành viên của LHQ. Tuy thế VNCH đã là thành viên của nhiều Ủy Ban của Liên Hiệp Quốc.


 Bắc Việt tức nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa bị phần lớn các quốc gia tự do tẩy chay. Chỉ được các nước cộng sản khác công nhận.


Chính vì thế khi thủ tướng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ký công hàm 1958 thì văn kiện này gặp trở ngại lớn lao về pháp lý. Đó là nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, như một quốc gia, không có tư cách pháp lý, nhường một phần lãnh thổ (Hoàng Sa và Trường Sa) thuộc chủ quyền của một đệ nhị quốc gia là nước Việt Nam Cộng Hòa, cho một đệ tam quốc gia là nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. 


Phán quyết ngày 12 tháng 7, 2016 của Tòa Trọng Tài Thường Trực tại The Hague, Hà Lan, chiếu theo Công Ước Liên Hiêp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) trong cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines, vô hiệu hóa Đường Lưỡi Bò 9 đoạn của Trung Quốc và giới hạn các quyền lợi liên hệ đến các quần thể trên Biển Đông trong vòng hải phận 12 hải lý, cũng là một án lệ quốc tế vô cùng thuận lợi cho Việt Nam. 


Với các lý do nêu trên, chúng ta có thể kết luận rằng, trước một pháp đình có thẩm quyền nghiêm chỉnh, công hàm liên hệ đến chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của cựu thủ tướng CSVN Phạm Văn Đồng ký ngày 14 tháng 9 năm 1958 sẽ không có giá trị pháp lý và nhà cầm quyền CSVN cần phải đưa Trung Quốc ra tòa càng sớm càng tốt, hầu bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc Việt Nam. 


Năm nay và một vài năm sắp tới sẽ là thời điểm mà uy tín trên chính trường cũng như vũ trường công pháp quốc tế của đảng CSTQ sẽ suy yếu rõ rệt và sẽ là thời điểm tốt nhất để khởi kiện CSTQ.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chính phủ Hoa Kỳ viện trợ cho Việt Nam tổng cộng 9 triệu rưỡi đô la để đối phó với bệnh dịch COVID-19, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 2 tháng 5 năm 2020.
Toàn là thần chú và phép lạ cả. Điều mầu nhiệm là tuy chỉ được ăn bánh vẽ nhưng cả nước vẫn không ai kêu đói, và có người còn tấm tắc khen ngon. Mầu nhiệm hơn nữa là một dân tộc dễ chịu (và dễ dậy) tới cỡ đó mà vẫn sống sót được mãi cho đến đầu thế kỷ này.
Năm 2013, khi Tập Cận Bình nắm giữ hai chức vụ cao nhất trong đảng và chính quyền, với tham vọng lớn lao khi vạch ra cái bẫy “Nhất Đới Nhất Lộ”, nhằm thôn tính, quy về một mối từ kinh tế lẫn chính trị. Trung Quốc bỏ ra hàng nghìn tỷ Mỹ kim để ve vản, hối lộ quan chức thẩm quyền của các nước đồng lõa ký kết những dự án xây dựng. Bị sa vào bẫy nợ bao nhiêu, bị lệ thuộc vào Trung Cộng bấy nhiêu, từ thuê mướn trở thành đặc khu (lãnh địa của Trung Quốc) với 99 năm.
Vấn đề kỳ thị chủng tộc là chuyện rất bình thường ở đâu cũng có hết. Là người Việt sống tại hải ngoại chúng ta cũng không thể thoát ra khỏi vấn đề nầy. Tuy nhiên sự kỳ thị có ảnh hưởng nhiều hay ít đến nạn nhân hay không cũng còn tùy thuộc một phần lớn vào thái độ và cách suy nghĩ của mỗi người.
Hơn 1 triệu người trên thế giới đã bình phục khỏi vi khuẩn corona hôm Thứ Sáu, 1 tháng 5 sau khi thử nghiệm dương tính COVID-19, theo Đại Học Johns Hopkins cho biết. Có hơn 3 triệu người được xác nhận bị lây vi khuẩn corona trên toàn thế giới kể từ khi đại dịch bắt đầu vào tháng 12 năm ngoái -- một cột mốc quan trọng đã đạt được vào đầu tuần này. Trong khi trên toàn cầu có hơn 235,000 người thiệt mạng, số người bình phục đã hơn 1 triệu. Tại Hoa Kỳ đã có hơn 1,130,000 trường hợp bị lây, với 65,435 người thiệt mạng.
Phát ngôn viên Bạch Ốc Judd Deere cũng xác nhận Bạch Ốc đã chận giám đốc Viện Các Bệnh Dị Ứng và Nhiễm Trùng Quốc Gia không xuất hiện trước Hạ Viện. Ông này nói rằng trong khi chính phủ đang nỗ lực chiến đấu với đại dịch mà hiện đã giết chết hơn 60,000 người Mỹ, “nó thật là phản tác dụng để có các cá nhân dính vào các nỗ lực xuất hiện đó trong cuộc điều trần quốc Hội.” “Chúng tôi cam kết làm việc với Quốc Hội để cung cấp điều trần vào thời điểm thích đáng,” theo Deere cho biết trong một thông báo.
Khách hàng hội đủ điều kiện về lợi tức đang gặp khó khăn về tài chánh vì COVID-19 do cách ly kiểm dịch, bệnh tật, chăm sóc người thân hoặc vì cơ sở kinh doanh đóng cửa có thể nộp đơn xin trợ giúp để trả hóa đơn điện. Khách hàng nào sử dụng cả điện và gas để cung cấp năng lượng cho căn nhà của mình có thể nhận được trợ giúp tới $200 và khách hàng nào có nhà hoàn toàn sử dụng điện có thể nhận được tới $300.
Truyền thông nhà nước Bắc Hàn tường trình rằng Kim Jong Un đã xuất hiện tại buổi lễ Ngày Tháng Năm, là sự xuất hiện đầu tiên của ông ấy trong khoảng 3 tuần, theo CNN cho biết hôm Thứ Sáu, 1 tháng 5. “Nhà Lãnh Đạo Tối Cao Kim Jong Un Cắt Băng Khánh Thành Hãng Chế Tạo Phân Hóa Học Sunchon,” theo KCNA tường trình.
Joe Biden đã đưa ra tuyên bố hôm Thứ Sáu, 1 tháng 5 bác bỏ cáo buộc của cựu phụ tá nói rằng ông đã tấn công tình dục lúc cô 27 năm trước, nói rằng sự cáo buộc của Tara Reade là “Điều này đã không bao giờ xảy ra,” theo CNN cho biết. Tuyên bố hôm Thứ Sáu là phản ứng chi tiết đầu tiên từ Biden đối với cáo buộc của Reade và đến khi áp lực tạo ra đối với sự đề cử của Đảng Dân Chủ để giải quyết vấn đề cá nhân.
Trong mấy ngày cuối tuần vừa qua, nhóm Hoa Hậu Từ Thiện đã đến thành phố Costa Mesa và những nơi phát thức ăn từ thiện để tặng khẩu trang cho người vô gia cư. Những khẩu trang này do Nhóm HHTT may lấy. "Mỗi người chúng ta nên trở thành những chiến sĩ tuyến đầu phòng bệnh COVID 19 bằng cách ở nhà và đeo bảo vệ cá nhân khi ra ngoài", trả lời của ông Lộc Đỗ trưởng ban điều hành nhóm Hoa Hậu Từ Thiện (HHTT) về hiện trạng lây lan bệnh dịch trong cộng đồng.
Ban Phục vụ cộng đồng Thành phố Garden Grove hiện đang cung cấp các lớp học, các chương trình và hội thảo giải trí qua mạng để cư dân kết nối và được khỏe mạnh trong khi vẫn an toàn tại nhà trong đại dịch coronavirus. Chi phí cho các lớp qua mạng (virtual) khác nhau. Để đăng ký, vui lòng truy cập ggcity.org/virtual-classes.
Các bác sĩ như tôi và các chuyên gia y tế khác đang làm việc để điều trị cho bệnh nhân bị nhiễm virus COVID-19. Cách tốt nhất bạn có thể giúp là ở nhà, rửa tay và không hút thuốc lá hoặc vape. Dưới đây là ba lý do tốt tại sao bạn nên ngừng hút thuốc và vaping ngay bây giờ: Hút thuốc làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Trong một nghiên cứu,1 391 người tình nguyện khỏe mạnh được nhỏ vào mũi chất lỏng có một trong năm loại vi-rút ảnh hưởng đường hô hấp, trong đó có một vi-rút thuộc chủng corona. Trong số những người tình nguyện này, người nào hút thuốc có nguy cơ bị nhiễm trùng cao gấp đôi so với người không hút thuốc. Hút thuốc làm suy yếu hệ thống miễn dịch và khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể.2
Cái chết của nữ bác sĩ Lorna Breen, 49 tuổi, một giám đốc của khu cấp cứu trong bệnh viện Presbyterian Allen Hospital ở Inwood, New York đã gây rúng động và xót xa cho toàn nước Mỹ. Cô là người đứng trong tuyến đầu chống dịch Covid-19 bị nhiễm dịch, khởi bệnh và trở lại làm việc sau khi hồi phục, nhưng được bệnh viện cho về nhà nghỉ ngơi và cô đã tự tử chết tại nhà.
Người Mỹ gôc Việt tưởng niệm Tháng Tư Đen – 45 Năm Quốc Hận cùng thông điệp bày tỏ sự cảm kích đối với những người anh hùng của đất nước, trong quá khứ cũng như hiện tại
Trong chu kỳ của cuộc sống, người cao niên thường trở lại giai đoạn phải lệ thuộc vào gia đình như đã lệ thuộc vào cha mẹ trong tuổi ấu thơ. Đó là vì khi tới tuổi cao, khả năng làm việc của họ giảm bớt, lại có thể nẩy sinh ra một số bệnh liên hệ tới tuổi già, khiến họ mất khả năng tự túc, tự tồn, thậm chí mất cả khả năng hiểu biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.