Hôm nay,  

Mất cân bằng trong kinh tế toàn cầu: đi tìm nguyên nhân khoảng cách giàu nghèo trong xã hội (Bài 5)

03/01/202010:08:00(Xem: 9331)

Kinh tế gia gốc Á-châu Richard Koo trong quyển Mặt Trái của Kinh Tế Vĩ Mô và Tương Lai của Toàn Cầu Hóa (The Other Half of Macroeconomics and the Fate of Globalization) nhận xét rằng một nền kinh tế thường trải qua 3 giai đoạn trong quá trình phát triễn: tiền công nghiệp, công nghiệp và sau đó là…bị rượt (pursued phase)! Những trường hợp tiêu biểu gồm Hoa Kỳ bị Nhật Bản đuổi theo vào thập niên 1970-80, hay Trung Quốc hiện chạy đua với khối Tây Phương. Mỗi giai đoạn trong tiến trình nói trên làm thay đổi mức cung cầu về lao động khiến giới công nhân có thế mạnh hay yếu khi tranh đấu đòi tăng lương bổng và chia sẻ thành quả kinh tế trong xã hội, theo đó hố sâu giàu nghèo sẽ tăng hay giảm. 


Vào giai đoạn tiền công nghiệp dân chúng ở nông thôn đổ dồn về thành phố để tìm công ăn việc làm trong các hảng xưởng như trường hợp Việt Nam và Trung Quốc hiện thời hay Hoa Kỳ và Âu Châu ở cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Mức cung lớn hơn cầu cho nên giới lao động ở vào thế yếu khi tranh đấu đòi tăng bổng lộc, dù có biểu tình hay đình công thì lương bổng và các quyền lợi an sinh xã hội (y tế, nhà ở, giáo dục con cái, hưu trí, v.v…) vẫn không được cải tiến xứng đáng so với nhịp độ tăng trưởng của GDP. Do lương trả công nhân ít trong khi nhu cầu về vốn đầu tư và đất đai đô thị nhảy vọt nên tài sản của giới chủ và thành phần có nhà đất ở thành thị tăng nhanh so với thu nhập của người lao động, từ đó tạo ra hố sâu giàu nghèo trong giai đoạn tiền công nghiệp.


Sau đó nền kinh tế tiến lên khúc quanh từ tiền công nghiệp sang công nghiệp. Lượng người ở thôn quê và thành thị trở nên cân xứng cho nên nhân lực dồn vào thành phố để tìm việc trong hảng xưởng giảm dần (móc điểm này còn gọi là Lewis Turning Point hay LTP). Trung Quốc hiện đang ở khúc ngoặc LTP. Mức cung ít lại nên giới lao động ở thế mạnh khi đòi tăng lương và bổng lộc (y tế, nhà ở, giáo dục con cái, hưu bổng, môi trường, v.v…) để thành quả kinh tế được phân phối đồng đều hơn giữa chủ và thợ. Khoảng cách giàu nghèo giảm bớt trong giai đoạn công nghiệp như từng xảy ra tại Âu-Mỹ những năm 1950-70. 


Giai đoạn công nghiệp cũng là lúc mà giới công nhân Tây Phương tiến lên giai cấp trung lưu. Tại Hoa Kỳ vào thập niên 1950-1970 một công nhân không có bằng đại học nhưng làm việc tại các hãng Ford, GM, v.v… vẫn được hưỡng lương cao, việc làm bảo đảm trọn đời, tiền hưu trí, có bảo hiểm y tế và đủ khả năng mua nhà và xe hơi. Do không thể nào trong một nước ai cũng có bằng đại học cho nên nhiều kinh tế gia đã nhận xét rằng các cơ xưởng sản xuất (manufacturing) chính là cổ máy đào tạo giai cấp trung lưu – công nhân, trong khi giới trung lưu là nền móng của xã hội dân chủ. 


Móc ngoặc từ tiền công nghiệp sang công nghiệp cũng chính là lúc mà người dân ở Đài Loan và Nam Hàn tranh đấu thành công đòi dân chủ vào cuối thế kỷ 20. So với các cuộc cách mạng khác trong cùng khoảng thời gian ở Phi Luật Tân, Indonesia và Argentina thì nền dân chủ của Đài Loan và Nam Hàn vững chắc hơn nhiều khi được hậu thuẩn bởi một tầng lớp trung lưu lớn mạnh thay vì chỉ đơn thuần là các phong trào quần chúng bộc phát như tại các nước còn lại. 


Nhưng nền kinh tế không dừng lại trong giai đoạn công nghiệp mà theo nhịp độ toàn cầu hóa bị … rượt đuổi. Các quốc gia chậm tiến dựa vào mô hình phát triển của những nước đi trước để chạy theo. Cơ xưởng sản xuất ở Tây Phương di dời sang Đông Á để xử dụng nguồn nhân công rẻ (so với giá lao động cao ở Âu-Mỹ) và luật lệ lỏng lẻo.


Không thể phủ nhận lợi ích vô cùng to lớn của toàn cầu hóa vốn đã nâng cao sức tiêu thụ và đem hàng tỷ con người ra khỏi ngưỡng cửa nghèo khó trên toàn thế giới. Toàn cầu hóa, trên lý thuyết, là sự tái phân phối dây chuyền từ sáng tạo (innovation), bản vẽ (design), sản xuất (manufacturing), phân phối (distribution) và tiêu dùng (consumption) cho phù hợp với lợi thế của từng quốc gia nhằm hữu hiệu hóa nền kinh tế toàn cầu. Nhưng nếu chỉ tái phối trí trong phạm vi của một quốc gia thì dân chúng ở những vùng bị mất việc sẽ di cư sang các địa phương có công ăn việc làm mới và tốt hơn. Còn với toàn cầu hóa khi sản xuất di dời sang các nước như Trung Quốc hay Việt Nam thì không thể nào một người công nhân Âu-Mỹ theo đó dọn nhà qua Á Châu đi tìm việc!


Trở lại với các nước công nghiệp bị đuổi, trước đây là Hoa Kỳ bị Nhật Bản rượt vào thập niên 70-80, rồi Nhật bị Nam Hàn – Đài Loan đuổi, nay đến lúc Trung Quốc chạy đua với Âu-Mỹ-Nhật, Hoa Lục lại sẽ bị các nước Đông Nam Á và Ấn Độ rượt. Điểm đáng nói là tình trạng đuổi rượt ngày càng gấp rút như Việt Nam chưa hoàn thành công nghiệp hóa đã bị Bangladesh rượt trong các lãnh vực may mặc và lắp ráp, nhưng đây sẽ là đề tài của một bài khác về cuộc chạy đua xuống đáy vực – race to the bottom - lại cũng liên hệ đến hố sâu giàu nghèo nhưng ở các nước đang mở mang.


Trong giai đoạn đuổi rượt hiện tại nhiều cơ xưởng sản xuất ở các nước công nghiệp bị di dời sang những quốc gia đang mở mang. Nền dân chủ ở Tây Phương đánh mất đi cổ máy sản xuất thành phần trung lưu – công nhân không có bằng đại học. Mức cầu giảm nên giới lao động Âu-Mỹ nằm trong thế yếu khi đòi tăng lương bổng hay để bảo vệ các bổng lộc trước đây như tiền hưu trí (pension). Gần mất việc thì chẳng ai hó hé đòi tăng lương!


Trên lý thuyết xã hội hậu công nghiệp sẽ bù đắp những mất mát bằng cách tạo ra công ăn việc làm mới trong các ngành nghề sáng tạo (innovation), bảng vẽ (design) và dịch vụ (services) đồng thời kềm hãm lạm phát nhờ vào hàng hóa giá rẻ nhập cảng từ những nước đang phát triển. Nhưng sáng tạo và bảng vẽ đòi hỏi trình độ đại học (như ngành điện toán và kỷ thuật) nên giới hạn trong thành phần ưu tú và trung lưu – trí thức; còn các dịch vụ có lương cao như y tế và tài chánh lại cần trình độ chuyên môn, trong khi dịch vụ buôn bán ở chợ búa như Walmart chỉ với đồng lương tối thiểu không đủ sống ngày qua ngày. Cho nên thành phần trung lưu – công nhân bị thất nghiệp nhưng không tìm ra việc làm mới với đồng lương tương xứng vì không có bằng đại học hay đã lớn tuổi không thể nào trở lại trường học. Lương bổng của 80% dân chúng Tây Phương không tăng so với lạm phát trong suốt 30 năm kể từ toàn cầu hóa.


Nhưng GDP ở Hoa Kỳ vẫn tăng - tức là thành quả kinh tế không trải rộng mà chỉ tập trung vào thiểu số ưu tú. Trong số này có 0.01% là các tỷ phú nhưng cũng bao gồm 19.99% những người thành đạt và giai cấp trung lưu – trí thức. Không ít các gia đình người Mỹ gốc Việt và di dân từ Trung Quốc, Ấn Độ sống tại các thành phố ở Cali, Texas, Washington State và DC, Massachusett nằm trong diện ưu tú này (cho dù vẫn ăn phở, lái xe Toyota hay Lexus, có một vài căn nhà nên dù không cảm thấy mình thiệt giàu nhưng vẫn nằm trong nhóm ưu tú của xã hội.) 


Thành phần ưu tú và trung lưu – trí thức có tiền đầu tư vào địa ốc, cổ phiếu và đại học cho con cái là những món giá cả tăng vọt trong thời đại toàn cầu hóa. Trong khi đó giới trung lưu – công nhân thất nghiệp không tìm ra việc làm vững chãi đủ để trả tiền giữ trẻ, nhà ở, y tế thì làm thế nào dành dụm lo cho hưu trí và đại học cho con cái. Hố sâu giàu nghèo tạo ra hai đẳng cấp mà thành phần bên dưới đánh mất chiếc cầu để vươn lên. Đẳng cấp là kẻ thù của nền dân chủ và sức sống của hệ thống tư bản.


Người viết sẽ phân tích về một gạch nối giữa Thomas Piketty (Bài 4) và Richard Koo (Bài 5) trong bài 6 để tiếp tục tìm hiểu về tình trạng mất cân bằng trong kinh tế Âu-Mỹ. Bài 7 sẽ phân tích về khoảng cách giàu nghèo và cuộc chay đua xuống đáy vực (race to the bottom) ở các nước đang phát triển như Việt Nam.


 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tổng Thống Joe Biden và Phó Tổng Thống Kamala Harris sẽ gặp các lãnh đạo cộng đồng người Mỹ gốc Á trong thời gian chuyến thăm viếng tới Georgia vào Thứ Sáu sau các vụ nổ súng tại các tiệm spa tại thành phố Atlanta làm 8 người thiệt mạng, gồm 6 người phụ nữ di dân gốc Á Châu, theo bản tin của NBC News tường thuật hôm Thứ Năm, 18 tháng 3 năm 2021.
Hampton cho biết rằng vụ này cẫn chưa được xếp loại là tội phạm thù ghét nhưng khả năng đó vẫn còn để ngỏ trong khi cuộc điều tra tiếp tục. Các vụ giết người đến giữa sự chú ý đang gia tăng về bạo động chống lại các cộng đồng người Mỹ gốc Á, và FBI đã vào cuộc điều tra. “Cuộc điều tra của chúng tôi đang tìm kiếm mọi thứ, vì thế không có gì không đặt ra trên bàn,” theo Hampton cho biết.
Lại có thêm nhà báo Trần Thị Tuyết Diệu với bút danh Diệu Anh bị tòa án CSVN tại tỉnh Phú Yên sắp xử về tội bị cáo buộc là “tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước,” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm 18 tháng 3 năm 2021.
Vào ngày 16 tháng 3, 2021, tám người Mỹ đã bị bắn chết tại Atlanta, sáu người trong số đó là người gốc Châu Á. PIVOT đón nhận tin này với sự kinh hãi và tiếc nuối tột độ. Chúng tôi chia sẻ nỗi đau thương của các gia đình nạn nhân và sát cánh với họ trong nỗ lực truy tìm công lý và ngăn cản các tội phạm thù hận trong tương lai.
Thị Trưởng Thành Phố Atlanta Keisha Lance Bottoms đã đặt vấn đề với cách các viên chức cảnh sát mô tả động lực có thể của nghi can trong vụ giết 8 người tại 3 tiệm spa vào chiều tối Thứ Ba, theo Yahoo News tường trình hôm Thứ Tư, 17 tháng 3 năm 2021.
Sở Thuế (IRS) và Bộ Tài Chánh Hoa Kỳ sẽ hoãn hạn chót khai thuế ngày 15 tháng 4 tới ngày 17 tháng 5, theo các cơ quan nói trên thông báo cho biết hôm Thứ Tư, 17 tháng 3 năm 2021 qua tường thuật của CNBC hôm Thứ Tư.
Các tổ chức người Việt và người Mỹ gốc Á trên khắp nước Mỹ đã lên án chuyến bay trục xuất người gần đây tới Việt Nam, cho rằng việc trục xuất những người tị nạn là một điển hình khác của bạo lực chống người Á Châu, theo bản tin của Al Dia News cho biết hôm 16 tháng 3 năm 2021.
QUẬN CAM (VB-17/3/2021) --- Một bản nghiên cứu mới do Public Citizen phổ biến cho thấy 1/3 cái chết vì COVID-19 tại Hoa kỳ là liên hệ tới thiếu bảo hiểm y tế. Gần 537,000 người Mỹ chết liên hệ tới dịch kể từ khởi đầu đại dịch. Nhiều triệu người lây nhiễm lẽ ra ngăn được nếu có hệ thống Medicare Cho Toàn Dân, theo lời Public Citizen.
Các trẻ em có lịch trình thay phiên nhau để tạo chỗ cho em khác trong các cơ sở chật hẹp, một số trẻ em đã không thấy mặt trời trong nhiều ngày, và các em khác đang thay phiên nhau tắm, thường nhiều ngày không tắm, theo CNN tường thuật hôm Thứ Ba, 16 tháng 3 năm 2021.
Cộng đồng tình báo Hoa Kỳ cho biết trong một phúc trình mang tính bước ngoặc hôm Thứ Ba, 16 tháng 3 năm 2021, rằng chính quyền Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2020 với một chiến dịch gây ảnh hưởng “làm tổn hại” Tổng Thống Joe Biden và “ủng hộ” cựu Tổng Thống Donald Trump, nêu ra chi tiết về sự thúc đẩy thông tin sai lạc rộng lớn đã nhắm đích thành công, và đã được công khai chấp nhận, bởi các đồng minh của Trump, theo CNN tường thuật hôm Thứ Ba.
Ít nhất 3 người bị giết chết và 2 người bị thương sau một vụ nổ súng hôm Thứ Ba, 16 tháng 3 năm 2021, tại một tiệm mát xa ở ngoại ô thành phố Atlanta, và 4 người đã bị giết chết tại 2 tiệm spa tại Atlanta, theo các giới chức thẩm quyền cho biết qua bản tin của CNN hôm Thứ Ba.
Các sinh viên undergraduate, post-graduate, hoặc sắp ra trường mùa học 2021 đồng thời là cư dân sống trong Garden Grove có thể liên lạc với Thành phố để tham gia chương trình này hoàn toàn miễn phí và nhận được những biểu dương cùng phần quà lưu niệm từ các nhà tài trợ. Xin gọi cho ban Liên lạc cộng đồng tại (714) 741-5280 hoặc gởi email về communityrelations@ggcity.org, trước ngày Thứ Sáu, 16 tháng Tư, 2021.
Chủ Nhật 14-3-2021, chương trình Thỉnh Vấn Cuối Tuần do Liên Phật Hội tổ chức tiếp tục chủ đề Trò Chuyện Với Tuổi Trẻ về đời sống tinh thần, tâm linh nói chung có điểm nhấn là tuổi trẻ Việt Nam hướng Phật trong xã hội phương Tây. Đặc biệt là đề tài cập nhật với thế hệ mới nhất: Thế hệ Covid – GEN C như đã trình bày khái quát ở trên.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.