Hôm nay,  

Uyển ngữ

25/03/202321:43:00(Xem: 2437)
Văn hóa

poetry


Tôi báo cho bạn: HVU đã ra đi. Ông biết chưa? – Chưa, mà đi đâu?

 

Tôi ngỡ ngàng. Bạn hiểu nghĩa đen, còn tôi muốn nói ý khác. Tôi thêm: Đi xa, về bên kia thế giới. Với người khác, tôi nói: U. mất rồi. Họ hỏi lại: Mất gì?

 

Đây chỉ là cách nói nhẹ đi, thay cho lối nói có thể bị coi là sỗ sàng, làm khó chịu, xúc phạm. Tôi chỉ muốn nói từ CHẾT.

 

CHẾT là một từ có sắc thái tiêu cực, gợi lên cảm giác đau buồn, mất mát cho người nghe. Từ này cần được thay thế bằng từ khác có ý nghĩa tương tự.

 

Có thể dùng: qua đời, khuất núi, trút hơi thở cuối cùng, lên đường theo tổ tiên, về nơi tiên cảnh, nhắm mắt xuôi tay, an giấc ngàn thu, quy tiên, rời cõi tạm, thác, ra đi mãi mãi, về nơi chín suối, trở về với cát bụi, đi gặp ông bà ông vải, trở thành người thiên cổ, về cõi thiên thai, ăn xôi nghe kèn.

 

Trong ngữ cảnh nhất định, còn có thể nói: không qua khỏi (bệnh tình quá nặng, chúng tôi đã làm hết sức nhưng ông ấy không qua khỏi. Anh ấy đã hy sinh, đã không bao giờ trở về nữa.

 

Đó là những lối nói trong đời thường. Trong văn thơ cũng gặp không ít.

 

Truyện Kiều chẳng hạn:

 

Kiếp hồng nhan có mong manh, Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương. Nói về cái chết của Kiều.

 

Thuyền tình vừa ghé tới nơi, Thì đà trâm gãy bình rơi bao giờ.  Nói về cái chết của người kỹ nữ.

 

Rỉ rằng nhân quả dở dang, Đã toan trốn nợ đoạn trường được sao. Khi báo mộng cho Kiều trong mơ lúc nàng tự tử, Đạm Tiên nói khi Kiều gieo mình xuống sông Tiền Đường: Rõ ràng hoa rụng hương bay.

 

Một nhà thơ khác:

 

Bác Dương thôi đã thôi rồi

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.

Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở.

 

Nguyễn Khuyến khóc Dương Khuê đó.

 

Nhà thơ Đinh Hùng có bài “Gửi người dưới mộ”  đầy không khí chết chóc:

 

Trời cuối thu rồi em ở đâu

Nằm bên đất lạnh chắc em sầu

Thu ơi đánh thức hồn ma dậy

Ta muốn vào thăm nấm mộ sâu.

 

Trong ngôn ngữ học, cách diễn đạt như thế gọi là UYỂN NGỮ, thường được định nghĩa là “phương thức nói giảm bằng cách không dùng những lối diễn đạt trực tiếp mà dưới hình thức nhẹ nhàng hơn, mềm mại hơn do những nguyên nhân về mặt phong cách. Cách nói như vậy là do nhu cầu kiêng kị, nhu cầu lịch sự, nhu cầu che đậy.

 

Đến đây, ta có thể thấy rất nhiều trường hợp đã dùng, rất tự nhiên, có khi chẳng cần biết nó gọi là gì.

 

Sau chết chóc, ốm đau bệnh tật cũng là đề tài cần dùng uyển ngữ. Trẻ bị sốt chỉ nói ấm đầu, lúc đau thì nói nhác chơi.

 

Người có H là người nhiễm HIV, người bệnh K là người bị ung thư (cancer).

 

Nói về việc bài tiết, thường dùng đi ngoài, đi cầu, đi đồng, và nơi đó gọi là nhà xí. Tiếng Anh gọi là restroom (không phải nhà nghỉ).

 

Bộ phận sinh dục của nam nữ thì gọi là cậu bé, cô bé, còn quan hệ tình dục ít ai gọi thẳng những từ tục mà chỉ nói ngủ, ăn nằm, lên giường. Tuỳ theo ngữ cảnh mà dùng. Bà vợ ghen chồng: Ông đã ngủ với bao nhiêu đứa rồi. Mẹ mắng con gái: Con đã ăn nằm với nó chưa? Còn trai gái chưa cưới hỏi gì mà đã có bầu thì nói là “ăn cơm trước kẻng”. Còn vợ chồng hợp pháp khi vợ có bầu thì nói “có tin vui”. Khi sinh đẻ thì dùng “nằm ổ”. Chỉ những cô gái mại dâm nói là gái bán hoa, gái bán phấn buôn hương, gái dứng đường. Có lối nói nữa là gái ngành.

 

Về ngoại hình, không nên chê phụ nữ béo, mập, mà nói “mũm mĩm, đầy đặn. Đàn ông thì phát tướng. Tóc bạc gọi là tóc muối tiêu, hai thứ tóc trên đầu.

 

Tất nhiên còn nhiều trường hợp khác nữa không liệt kê hết được.

 

Điều cần ghi nhận là uyển ngữ không chỉ có trong tiếng Việt. Tiếng Anh cũng có nữa. Nói về chết chóc, tiếng Anh không thiếu: Pass away, be gone, go to the Heavens, go to meet the maker, be departed, be with the Jesus, to breathe one’s last, to go to his reward, to go over the other side, gone to a better place, come to the end of the road, go to the wrong way, getting a one-way ticket, sleep away, bit the dust.

 

Tình trạng thất nghiệp (unemployment) nói trại đi là between jobs, người già, old person là senior citizen, không nhà, vô gia cư  homeless là on the streets, quan hệ tình dục (have sex) nói là the birds and the bees, contact with somebody, sleep together,  hide the sausage, go all the way.

 

Tiếng Anh còn một biện pháp rất hay nữa là sử dụng từ viết tắt (acronym):

 

WMD (weapons of mass destruction), vũ khí giết người hàng loạt, HIPC (heavily indepted poor countries) những nước nghèo đói.

 

Và trong ngôn ngữ học, biện pháp uyển ngữ trong tiếng Anh gọi là EUPHEMISM. Từ nguyên là euphemia tiếng Hy Lạp, có nghĩa là điềm lành, đây là từ ghép giữa eu (tốt, hay), và pheme (lời nói).

 

Tiếng Pháp cũng dùng từ đó, với chút khác biệt về chính tả: EUPHÉMISME.

 

Đến đây ta trở lại với khái niệm CHẾT để thấy tiếng Pháp nhiều cách nói giống tiếng Việt: N’être plus, rendre le dernier soupir, s’ éteindre, rejoimdre l’autre monde, passer l’arme à gauche, s’en aller, disparaître, partir dans un autre monde, prendre congé de la vie.

 

Nghĩa địa được gọi là le boulevard des allongés, la demeure d’éternité. Người vô gia cư là  clochard, sans abri, SDF (sans domicile fixe).

Tuổi già (vieillesse) là troisième âge, người mù (aveugle) là non- voyant, sự phá thai (avortement) gọi là interruption volontaire de grossesse.

 

Nói tóm lại, trong giao tiếp hàng ngày, hoặc trong sách báo, thường có lối nói nhẹ nhàng, có khi văn vẻ, để diễn đạt những khái niệm khác nhau, thường dễ hiểu, nhưng cũng có lúc cần có kinh nghiệm hoặc hiểu biết về văn hoá, xã hội mới biết hết ý nghĩa. Và khi hiểu được thì thật là thú vị.

 

Thêm một điều nữa cần ghi nhận là uyển ngữ có khi gần giống với ẩn dụ.

 

Ca dao có:

 

Thuyền về có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng nhớ thuyền.

 

để nói nỗi niềm cô gái nhớ người yêu.

 

Truyện Kiều cũng có:

 

Tiếc thay một đoá trà mi

Con ong đã tỏ đường đi lối về.

 

Dùng đoá trà mi để chỉ thân phận nàng Kiều.

 

Còn euphémisme tiếng Pháp lại gần giống một biện pháp tu từ khác là litote. Trong Le Cid, khi Chimène muốn ngỏ ý với Rodrigue rằng cô vẫn còn yêu chàng, cô nói:

 

Va, je ne te hais point. 

 

Nghĩ cho cùng, văn chương chữ nghĩa thật muôn màu muôn vẻ. Vậy nên mới hấp dẫn bao nhiêu người.

 

– Thân Trọng Sơn

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lớp tuổi của chúng tôi, những người sinh ra và lớn lên trong những thập niên 30, 40, 50 của thế kỷ trước, được cắp sách đi học đến bậc trung học, chắc có lẽ ai ai cũng biết đến ông, nhà văn Nhất Linh, người sáng lập Tự Lực Văn Đoàn, nhà hoạt động cách mạng và chính trị Nguyễn Tường Tam. Hình ảnh của ông là biểu tượng cho một ước vọng tuổi trẻ – tuổi thanh niên lúc bấy giờ:..
Nhà văn Vũ Thất, sinh năm 1940 tại Tân Châu, Nam Kỳ Lục Tỉnh. Cựu học sinh trung học Võ Tánh, Nha Trang (1957-1959). Sinh Viên Sĩ Quan Khóa 11 Đệ Nhất Bảo Bình (1961-1963), TTHL Hải Quân Nha Trang. Xuất thân với 81 Sĩ Quan Khóa 11 Đệ Nhất Bảo Bình...
Đọc tập thơ “Xếp màu cho tuổi”, thơ Đặng Toản, Houston 2022...
Nhân những biến động gần đây trên Tây Nguyên Việt Nam, tác phẩm tiểu thuyết "Vòng đai xanh" của nhà văn Ngô Thế Vinh được nhắc đến như một văn bản trung thực và khả tín để tìm hiểu thêm về nguyên do và tình trạng của cuộc xung đột có tính lịch sử này. Việt Báo xin đăng lại bài Tựa của cuốn sách trong dịp tái bản năm 2018 tại hải ngoại...
Tạp bút của Trịnh Y Thư, ấn bản 2023, định dạng eBook...
Trong hệ thống triết học và lề lối suy nghĩ của Tây Phương thì thế giới này có thật, sơn hà đại địa, con người và cái Tôi hay cái Ngã đều có thật. Descartes nói rằng “Tôi biết suy nghĩ nên cái tôi có thật” (Je pense, donc je suis). Còn Pascal nói rằng cái Tôi có thật nhưng nó chỉ đáng ghét thôi (Le moi est haïssable). Thậm chí Thượng Đế, một vị thần tối cao ở đâu đó cũng có thật.
Thân thể đau nhức mỏi nhừ, từng đốt xương rã rời như rụng rơi, những sợi cơ dường đã xơ cứng vô dụng, không còn co thắt được nữa, vô số những mạch máu ở những chỗ xa tim tắt lịm rồi, duy những mạch quan trọng ở gần thì còn thoi thóp tí ti, nhịp tim gần như không còn đập, nó nhẹ còn hơi gió...
Truyện dài “Đời Thủy Thủ” của nhà văn Vũ Thất xuất bản lần thứ nhất năm 1969 tại Sài Gòn, Thư Ấn Quán tái bản năm 2012 tại Hoa Kỳ với nhân vật chính Võ Bằng, một sĩ quan Hải Quân trẻ tuổi, mới ra trường, bước đầu vào hải nghiệp...
Lối Về Của Nước là một tập truyện & kịch có những nét đặc biệt. Nó viết về Con Người, về Ngôn Ngữ, về Hiện-hữu-người, Thể-tính-người. Nó trình hiện trước mắt người đọc những tương-giao-người giăng mắc, chồng chéo, và đầy phức tạp. Tất cả chập chờn giữa mộng và thực. Mộng và thực gắn bó, trộn lẫn vào nhau. Con người nhìn vào hiện cảnh như nhìn vào một giấc mơ...
Chúng tôi thật vinh hạnh và danh dự khi được Giáo sư Nguyễn Bá Chung yêu cầu điểm sách đặc biệt này của một trong những bậc Thầy được tôn kính và ngưỡng mộ nhất ở Việt Nam. Cuốn sách có tên DREAMING THE MOUNTAIN – GIẤC MƠ TRƯỜNG SƠN của Tuệ Sỹ...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.