Hôm nay,  

Nghị Định Thư Về An Toàn Sinh Học, Vì Sức Khỏe Người

23/09/200600:00:00(Xem: 6054)

Trong thời gian qua, Tc KH&MT có trao đổi với TS MTT về Công Ước Đa Dạng Sinh học. Một trong những vấn đề mấu chốt được đề cập trong CƯ là An toàn Sinh học (ATSH). Đây là một khái niệm nêu lên nhu cầu bảo vệ sức khỏe của con người và gìn giữ môi trường không bị những tác động bên ngoài ảnh hưởng đến an toàn sinh học. Trong buổi hội luận hôm nay, chúng tôi trở lại đề tài nầy với Ts MTT.

- Hỏi: Trước hết xin Ts cho biết nguyên nhân hình thành ATSH.

- Đáp: Thưa anh. Từ khi CƯ ĐDSH ra đời và có hiệu lực từ năm 1993. Cũng trong khoảng thời gian nầy công nghệ sinh học (CNSH) trên toàn thế giới đã phát triển mạnh nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu về thực phẩm, nông nghiệp, và sức khỏe cho con người. CƯ ĐDSH đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận, trao đổi, và chuyển giao các công nghệ sinh học liên quan đến việc bảo tồn và xử dụng bền vững ĐDSH giữa các quốc gia. Do đó, vào tháng 11, 1995, Hội nghị các thành viên trong CƯ ĐDSHđã thành lập nhóm nghiên cứu về ATSH để tiến tới việc xây dựng dự thảo về NĐT ATSH.

Và ngày 29 tháng 1, 2000 tại Montreal, Canada, NĐT về ATSH đã ra đời. NĐT nầy còn có tên là NĐT Cartagena. Đây là một khung quốc tế nhằm hài hòa các nhu cầu hổ tương giữa các quốc gia về thương mại và bảo vệ môi trường của ngành CNSH. Việt Nam đã phê chuẩn NĐT ATSH vào ngày 21/1/2004 và trở thành thành viên chính thức vào ngày 20/4/2004. Bộ Tài nguyên & Môi trường là cơ quan trách nhiệm cho NĐT ATSH của VN.

- Việt Nam đã là thành viên trong NĐT ATSH từ năm 2004, từ đó đến nay, VN đã có những hành động nào trong nghiên cứu phát triển CNSH cũng như bảo vệ ATSH không thưa ông"

- Nói về CNSH, từ thập niên 1980 trở đi, VN đã bắt đầu để ý đến CNSH trong các ngành ứng dụng nông nghiệp, thủy sản, y dược, v.v... qua những kỹ thuật ADN, sinh vật biến đổi di truyền, và các kỹ thuật khác qua nhiều kế hoạch 5 năm của VN. Còn về ATSH, vào năm 2002, VN đã nhận được một ngân sách 183 ngàn Mỹ kim cho một dự án do Chương trình Môi trường LHQ (UNDP). Mục tiêu của dự án là chuẩn bị một khung quốc gia về ATSH phù hợp với các quy định của NĐT Cartagena về ATSH. Dự án nầy do Cục Bảo vệ Môi trường đảm trách và kéo dài trong 6 tháng. NĐT Cartagena là một trong những hiệp ước quốc tế nằm trong CƯ ĐDSH. Đây cũng là một sự cam kết của cộng đồng quốc tế về bảo đảm an toàn trong vận chuyển, xử lý và xử dụng các sinh vật biến đổi gen. Đây cũng là một ràng buộc quốc tế đầu tiên về ATSH.

- Xin TS nói rõ thêm về các hoạt động chính của dự án.

- Đây là một dự án có tính cách thông tin và phổ biến những quy định trong NĐT ATSH, đưa ra những khái niệm mới cho những nhà làm khoa học trong nước cho ngành CNSH. Trước hết dự án có mục tiêu điều tra và thu thập tài liệu về:

- Hiện trạng xử dụng CNSH hiện tại phù hợp với NĐT ATSH;

- Các văn kiện hiện hành của VN liên quan đến CNSH và ATSH;

- Các dự án trong nước đang hoạt động hay đã lên kế hoạch liên quan đến việc xử dụng CNSH;

- Các khung quốc gia về ATSH đã có trong khu vực;

- Thông tin về những chuyên gia trong nước đang hoạt động trong lĩnh vực CNSH và ATSH.

Tiếp theo, dự án tiến hành việc thiết lập các khung quốc gia về ATSH. Và sau cùng, tổ chức các hội nghị, hội thảo, tập huấn về vấn đề kiểm soát và quản lý sinh vật biến đổi gen cùng xuất bản những văn kiện, báo cáo của các hội nghị cấp quốc gia và xuất bản dự thảo khung quốc gia về ATSH.

- Một trong các mục tiêu của dự án là điều tra và thu thập tài liệu về các dự án CNSH đang hoạt động, Ông có thể cho biết VN có dự án nào liên quan đến vấn đề nầy và hiện đang tiến hành hay không"

- VN đã có những công trình xây dựng CNSH trong những giai đoạn của kế hoạch 5 năm. Trong giai đoạn 1981- 1985, VN đã triển khai và phát triển những ứng dụng các kỹ thuật sinh học trong nông nghiệp và y dược. Trong chương trình nghiên cứu phục vụ nông nghiệp giai đoạn 1986- 1990, VN nghiên cứu bước đầu về hệ vi sinh cố định đạm chất, nghiên cứu về sự phân lập và chọn một số nòi vi khuẩn có khả năng cố định đạm chất ở vùng rễ lúa. Chương trình CNSH giai đoạn 1991- 1995 đã khai triển 19 đề tài về công nghệ xử lý môi trường, chọn tạo giống cây trồng, và sản xuất chế phẩm vi sinh và chế biến thực phẩm, cấy mô thực vật trong việc nhân giống cây ăn trái, cây lâm nghiệp và cây thuốc..

Chương trình CNSH bền vững phát triển nông lâm nghiệp và thủy sản, bảo vệ môi trường và sức khỏe con người trong giai đoạn 1995- 2000 qua chương trình nghiên cứu ứng dụng CNSH về tạo giống cây trồng, gia súc, sản xuất phân bón và thuốc trừ sâu sinh học.

Và chương trình nghiên cứu cho giai đoạn 2001- 2005 có mục tiêu xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ về CNSH làm căn bản cho việc tiếp nhận chuyển giao, cải tiến, và phát triển công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp, y dược và thủy sản. Nội dung nghiên cứu chính là các ứng dụng về kỹ thuật di truyền phân tử trong công tác tạo giống cây trồng và thủy sản.

- CNSH VN đã được khai triển và nghiên cứu hơn ¼ thế kỷ qua, ông có nhận thấy những tiến bộ nào của VN trong công nghệ nầy không"

- CNSH của VN phục vụ cho nông nghiệp đã tạo ra các dòng lúa có độ thuần nhất cao, chịu hạn tốt, tạo ra được những giống lúa chịu phèn, mặn, sâu bịnh phù hợp cho từng vùng sinh thái. Còn CNSH trong chăn nuôi đã hoàn tất  quy trình công nghê gây sự rụng trứng cho bò cao sản, kỹ thuật cấy truyền phôi để gia tăng sản xuất sữa và nuôi bò thịt.

Trong thủy sản, công nghệ nhân tạo giống tôm sú, di giống và thuần hóa một số cá nuôi. Trong y dược, nghiên cứu và chẩn đoán sớm và chính xác các bịnh đặc biệt là các nguồn gen tạo ra ung thư. CNSH VN còn phục vụ xử lý môi trường , xử lý chất thải rắn, cũng như đã thành công trong việc xác định hai chuẩn vi khuẩn có khả năng phân giải cellulose sau 4 ngày, rút ngắn thời gian ủ rác là 10 ngày trước kia. Và đặc biệt hơn cả, dự án đã có một chương trình thu thập, bảo tồn và lưu giữ các giống, loài động thực vật và vi sinh cùng bảo tồn đa dạng sinh học. Căn cứ theo Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh học, VN có 1.939 loài thuộc thực vật nổi, 697 loài rong tảo, 13.766 loài thực vật trên cạn, 8.203 loài động vật không xương sống biển, 1.000 ở đất, 5.115 loài côn trùng, 2.582 loài cá, 260 loài bò sát, 832 loài chim, và 275 loài thú.

Ngoài ra, và cụ thể nhất là Quyết định TT VN ký ngày 26/8/2005 về việc ban hành quy chế quản lý ATSH đối với các sinh vật biến đổi gen, sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen. Quyết định gồm 8 Chương, 24 Điều và 2 Phụ lục, tương đối khá rõ ràng trong nghiên cứu, phát triển, sản xuất, và vi phạm.

- Ngoài những thành tựu trên, VN có những chương trình, hợp tác quốc tế về CNSH và ATSH với các quốc gia trong lưu vực hay không thưa ông"

- Theo thống kê VN, từ trước tới nay đã có trên 21 ngàn hoạt động hợp tác về CNSH trong khu vực Á Châu, và khoảng 6,8 ngàn hợp tác quốc tế khác. Những hợp tác nầy do Bộ KH&CN đảm trách. Ngoài ra còn có những chương trình hợp tác NGO và phát triển CNSH như GEF, IUCN. Quỷ Châu Á, học bổng Fulbright, Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên Thụy Điển, v. v...

- Qua trao đổi với TS trong suốt những năm qua, chúng tôi thấy VN đã phê chuẩn và tham dự hầu như tất cả các tổ chức của LHQ, các Công Ước, Nghị định thư về môi sinh, môi trường, nhưng tại sao tình trạng môi trường của VN ngày càng xuống cấp, TS có giải thích nào cho sự nghịch lý nầy chăng"

- Thưa Anh. Trong suốt hơn 2 năm qua, chúng tôi đã trình bày và trao đổi với thính giả của Đài ACTD về sự tham gia của VN qua tất cả chương trình môi trường của LHQ, từ Ngày Nước thế giới, Ngày Đất, Ngày Môi trường, từ Nghị trình- 21, từ các Công ước Stockholm, Rotterdam, Đa dạng sinh học, ATSH và NĐT Kyoto về sự hâm nóng toàn cầu. Điều đó có nghĩa là VN đã tiếp cận và thu thập đầy đủ thông tin, tài liệu, và đã là thành viên chính thức trong tất cả những tổ chức đã liệt kê trên đây. Thiết nghĩ, nguyên nhân làm cho môi trường ngày càng xuống cấp gồm những nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó cần kể đến: nhân sự chuyên môn, sự thiếu hụt về ngân sách, quần chúng chưa được phổ cập tin tức và được hướng dẫn rõ ràng về những chương trình  và chính sách môi trường.

Nhưng có hai nguyên nhân chúng tôi nghĩ là quan trọng nhất; đó là chính sách phát triển kinh tế và xã hội của VN không đặt trọng tâm vào việc bảo vệ môi trường là chính yếu, và não trạng của lãnh đạo VN không thích ứng kịp với đà tiến hóa chung trên thế giới. Và rốt ráo lại nguyên nhân sau cùng mới chính là cốt lõi của vấn đề. Vì sao"

Chúng tôi muốn nói, não trạng xây dựng đất nước trong ngắn hạn, nhằm nhắm tới một sự phát triển biểu kiến trong trước mắt nhưng không nghĩ đến những thãm nạn do phát triển không đồng bộ, tận dụng tài nguyên thiên nhiên của quốc gia như nguồn nước ngầm, nạn phá rừng bừa bãi, việc khai thác triệt để đất canh tác...

Mặc dù VN cũng có những kế hoạch quốc gia như Chiến lược phát triển quốc gia và Bảo vệ môi trường trong từng thập niên một, nhưng trong quá trình thực hiện, hệ thống quản lý của VN về môi trường chưa thể hiện tương xứng với nhiệm vụ phải làm,    cán bộ quản lý vẫn còn thiếu về lượng và yếu về phẩm chất,  chưa kể đến vô số hình thức tiêu cực trong quản lý như cửa quyền, tham nhũng v.v... Về các kế hoạch phát triển tổng thể, hiện vẫn còn trong giai đoạn rà soát và khai triển, cũng như các cơ quan điều hành kế hoạch vẫn chưa được phân nhiệm rõ ràng do đó có nhiều trùng lấp và chồng chéo nhau gây ra nhiều nghịch lý trong công cuộc quản lý chung.

Tóm lại, công cuộc đẩy mạnh giáo dục môi trường đến mọi tầng lớp quần chúng là diều cần thiết và nhất là việc thay đổi não trạng của lãnh đạo VN để có một tầm nhìn rộng và xa hơn trong việc quản lý đất nước và phát triển bền vững trước tiến trình toàn cầu hóa ở thế kỷ 21 nầy.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Kinh Duy Ma Cật có một chương giới thiệu quốc độ của Đức Phật Hương Tích. Quốc độ đó có tên là Chúng Hương, nơi đó không có hàng Thanh Văn, Duyên Giác, hay Bích Chi mà chỉ có chúng Đại Bồ Tát ngồi thanh tịnh dưới những cội cây hương, nghe đức Hương Tích Như Lai giảng pháp bằng hương thơm chứ không bằng ngôn tự. Mỗi vị Bồ Tát, tự cảm
Có nhiều quan điểm, tâm trạng, thế đứng và cách nhìn khác nhau về mối tương quan phức tap giữa Công giáo với Nhà Nước Việt Nam hiện nay. Rõ rệt nhất là thế đứng của những người ủng hộ hay chống đối, trong cuộc hay ngoài cuộc, chủ trương đối thoại hay nhất thiết quyết định loại trừ
Theo báo quốc nội, tại miền Tây Nam phần, tỉnh Bạc Liêu là một trong địa phương có tổng diện tích dành cho trồng thủy sản ở mức cao. Hiện nay, tỉnh này có gần 10,000 hecta nuôi theo mô hình công nghiệp và trên 100,000 hecta mặt nước nuôi trồng thủy sản, việc bảo vệ những vuông tôm như thế này ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan
Kể từ khi Việt Nam bắt đầu mở cửa năm 1986 trở đi, vấn đề nhập cảng các phế liệu từ nước ngoài để tái xử dụng, biến chế thành nguyên vật liệu cho phát triển trở thành một vấn nạn không nhỏ ở Việt Nam.
“Này em, anh sẽ về bên kia biên giới. Đèn nhà ai hay đốm lửa quê người...” Tháng 3/1975, tôi gặp tướng Hoàng Cơ Minh lần đầu tiên tại Cam Ranh, một vị Phó Đề Đốc Hải Quân nóng nảy, bồn chồn vừa nhận toàn bộ trách nhiệm tư lệnh cuộc triệt thoái từ duyên hải
Đỗ Thành Công đã được tự do vào ngày 21/9/2006. Trước đó từ một đến hai ngày tất cả các phương tiên thông tin đại chúng trong nước đều đồng loạt loan tin Đỗ Thành Công là phần tử khủng bố thuộc chính phủ Việt Nam tự do của Nguyễn Hữu Chánh, từ Hoa Kỳ về Việt Nam để thực hiện hành vi khủng bố nhằm vào Lãnh Sự
Trong những lần thảo luận trước, Tc KH&MT đã bàn về tình trạng môi trường ở Việt Nam trong những năm vừa qua về sức ép lên môi trường và hiện trạng môi trường do phát triển kinh tế và xã hội. Hôm nay, một lần nữa Tc được hân hạnh trao đổi với TS MTT về những phương cách tiếp cận và đề nghị để giải tỏa một số vấn đề môi trường ở VN
Truyền thông Hoa Kỳ mất công chạy theo gió để đuổi theo cái đuôi mà quên mất cái đầu. Cái đuôi là lời tuyên bố của Tổng thống Cộng hoà Hồi quốc Pakistan, ông Pervez Musharraf, về lời hăm dọa của Phụ tá Ngoại trưởng Mỹ Richard Armitage ngay sau vụ khủng bố 9-11, rằng nếu Pakistan không hợp tác với Hoa kỳ trong chiến dịch Afghanistan
Trước đại hội 10, liên tiếp các nguyên thủ Đảng và nhà nước, quốc hội nước bạn vĩ đại sang thăm hữu nghị nước ta. Đây là thời kỳ các cuộc thăm viếng khá dồn dập. So với số lần triều kiến của các nguyên thủ quốc gia ta thì không nhiều bằng, nhưng dù sao đó cũng là một sự tiến bộ vượt bậc.
Lịch sử của nhân loại từ ngày có mặt trên mặt đất là lịch sử của sự tiến hóa từ thấp lên cao. Từ thuở hồng hoang khai thiên lập địa con người "ăn lông ở lỗ" cho đến khi "ăn no mặc đủ" và tiến đến giai đoạn cuối cùng là "ăn ngon mặc đẹp". Chiều hướng phát triển theo thời gian là chiều hướng phát triển từ thấp lên cao, từ tinh thần
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.