Hôm nay,  

Tối Cao Pháp Viện xét lại quyền đồng tính: Lần này với một nhà thiết kế trang web đám cưới, không phải một thợ làm bánh

23/09/202200:00:00(Xem: 5799)

Hinh 1
303 Creative v. Elenis, Lorie Smith, chủ sở hữu của công ty 303 Creative, là một nhà thiết kế trang web đang tìm bảo vệ của Tối Cao Pháp Viện, sử dụng Tu Chính Án Số Một. (Nguồn: Chụp lại từ YouTube)
 
HOA KỲ – Một câu hỏi phức tạp, gây tranh luận sôi nổi và trở lại Tối Cao Pháp Viện (TCPV) vào mùa thu này: Điều gì sẽ xảy ra khi quyền tự do ngôn luận và quyền công dân xung đột với nhau?

TCPV đã đưa ra những câu hỏi tương tự cách đây 4 năm trong vụ kiện “bánh cưới đồng tính” nổi tiếng giữa Masterpiece Cakeshop và Ủy Ban Dân Quyền (Civil Rights Commission) Colorado. Trong vụ kiện Masterpiece Cakeshop, một anh thợ làm bánh từ chối cung cấp dịch vụ cho một cặp đôi đồng tính dựa trên niềm tin tôn giáo của mình. Các thẩm phán đã ra phán quyết có lợi cho người này, nhưng với những căn cứ hạn hẹp, phớt lờ các câu hỏi trực tiếp về tự do tôn giáo và tự do ngôn luận theo hiến pháp.

Giờ đây, một vụ kiện khác về quyền tự do ngôn luận và hôn nhân đồng tính đến từ Colorado sẽ được đưa ra xét xử: vụ 303 Creative v. Elenis. Là một giáo sư về luật và giáo dục, người đặc biệt quan tâm đến các vấn đề của Tu Chính Án Số Một, Charles Russo thấy vụ kiện này làm nổi bật căng thẳng giữa hai quyền lợi cơ bản – có vẻ như những quyền lợi này thường xung đột với nhau ở Hoa Kỳ trong thế kỷ 21.

Ví dụ, vào ngày 30 tháng 8 năm 2022, một vụ kiện tương tự khác ở Kentucky đã được ra phán quyết. Một tòa án sơ thẩm liên bang đã ra phán quyết ủng hộ một nhiếp ảnh gia đám cưới ở Louisville, người đã đệ đơn kiện về “Sắc Lệnh Công Bằng” (Fairness Ordinance) của thành phố, cấm phân biệt đối xử dựa trên khuynh hướng tình dục hoặc bản giới. Cô lập luận rằng luật này đã vi phạm niềm tin tôn giáo và quyền tự do ngôn luận của cô, và tòa án đã đồng ý với ý kiến này, giải thích rằng “chính phủ không được buộc các ca sĩ, nhà văn hoặc nhiếp ảnh gia phải mở miệng nói về những thông điệp mà họ không muốn ủng hộ.”

Tự do phát biểu - hoặc giữ im lặng

Lorie Smith là một nghệ sĩ đồ họa. Cô tự thành lập công ty thiết kế trang web của riêng mình có tên là 303 Creative. Công ty đã nhanh chóng gặt hái nhiều thành công. Theo tài liệu của tòa án, Smith thường sẵn lòng phục vụ khách hàng LGBTQ. Nhưng vào năm 2016, cô được đề nghị tạo ra một thiết kế truyền tải thông điệp về hôn nhân đồng giới, điều này vi phạm đức tin sâu sắc vào Cơ Đốc Giáo của cô.

Tuy nhiên, theo Đạo Luật Chống Phân Biệt Đối Xử (Anti-Discrimination Act) của Colorado, việc từ chối cung cấp dịch vụ cho một người nào đó dựa trên “tình trạng khuyết tật, chủng tộc, tín ngưỡng, màu da, giới tính, khuynh hướng tình dục, tình trạng hôn nhân, nguồn gốc, quốc gia hoặc tổ tiên” là phân biệt đối xử và là bất hợp pháp.

Smith đã đệ đơn kiện các thành viên của Ủy Ban Dân Quyền và bộ trưởng tư pháp của Colorado. Cô lập luận rằng việc được yêu cầu tạo ra một trang web về đám cưới đồng tính sẽ vi phạm quyền công dân của cô theo Tu Chính Án Số Một, khi buộc cô phải nói – điều mà các luật sư gọi là “phát ngôn bị cưỡng bách.”

Trong lịch sử, chữ ‘ngôn luận’ trong “quyền tự do ngôn luận” theo hiến pháp được hiểu là bao gồm nhiều cách mọi người thể hiện bản thân, bao gồm cả bằng văn bản, nghệ thuật và biểu tình. Nhưng nó không chỉ bảo vệ quyền được phát ngôn của một người mà còn bảo vệ quyền không phát ngôn (quyền im lặng).

Thông qua các luật sư của mình, Smith cũng khẳng định rằng việc yêu cầu cô tạo một trang web sẽ vi phạm quyền theo Tu Chính Án Số Một đối với tự do tôn giáo.

Con đường đến TCPV

Tòa án sơ thẩm liên bang ở Colorado đã bác bỏ yêu cầu của Smith về việc chặn luật chống phân biệt đối xử vào năm 2019. Khi cô kháng cáo, tòa án kháng cáo đã đồng ý với phán quyết trước đó: cô không được quyền từ chối yêu cầu tạo ra trang web về đám cưới đồng giới, ngay cả khi nó đi ngược lại niềm tin của cô.

Tòa viết: Bảo vệ các quan điểm đa dạng là “một điều tốt cho bản thân,” nhưng chống lại sự phân biệt đối xử “giống như quyền tự chủ của cá nhân, là điều ‘cần thiết’ cho các lý tưởng dân chủ của chúng ta.”

Chánh án nhấn mạnh tuyên bố của Smith về phát ngôn bị cưỡng bách, cho rằng nó chỉ trích tòa án đưa ra “lập trường đáng chú ý - và mới lạ - rằng chính phủ có thể buộc cô Smith đưa ra những thông điệp ngược lại với lương tâm của cô.”

Smith đã kháng cáo lên TCPV, vào tháng 2 năm 2022, tòa đồng ý lắng nghe yêu cầu của cô, giới hạn trong vấn đề tự do ngôn luận, không phải tự do tôn giáo. Câu hỏi mà 9 vị thẩm phán sẽ xem xét và đưa ra quyết định là “liệu việc áp dụng luật của cộng đồng nơi ở để buộc nghệ sĩ phải phát biểu hay giữ im lặng có vi phạm Điều Khoản Tự Do Ngôn Luận của Tu Chính Án Số Một hay không.”

Đâu là chìa khóa của vụ kiện?
Screenshot 2022-09-13 112447
Jack Phillips, chủ tiệm bánh Masterpiece Cakeshop, người đã kiện lên tòa Tối Cao Pháp Viện, chụp tại tiệm bánh của ông ở Colorado.
 
Vậy các thẩm phán sẽ giải quyết như thế nào? TCPV có thể đã đưa ra những gợi ý về thái độ ban đầu khi tuyên bố sẽ xét xử vụ kiện. Các thẩm phán đã tập trung vào một tiêu chuẩn pháp lý được gọi là “soi xét toàn diện” (strict scrutiny *) như đã làm trong vụ kiện trước đó về vấn đề này: vụ tiệm bánh Masterpiece Cakeshop.

* Strict scrutiny: Trong luật hiến pháp Hoa Kỳ, khi một tòa án phát hiện rằng một luật vi phạm quyền cơ bản của hiến pháp, tòa án có thể áp dụng tiêu chuẩn soi xét toàn diện để giữ cho luật hoặc chính sách có giá trị hợp hiến nếu chính phủ có thể chứng minh trước tòa rằng luật hoặc quy định đó là cần thiết cho “lợi ích đất nước.”

Dưới sự soi xét toàn diện, hình thức xem xét tư pháp nghiêm ngặt nhất, các hạn chế của chính phủ đối với các quyền cơ bản phải được biện minh bởi lợi ích của đất nước để được giữ lại. Nói cách khác, các hạn chế phải thúc đẩy lợi ích của chính phủ lên mức cao nhất và được điều chỉnh trong phạm vi hẹp để phù hợp với các mục tiêu đó – trong trường hợp này là ngăn chặn sự phân biệt đối xử dựa trên khuynh hướng tình dục.

Tuy nhiên, TCPV tỏ ra nghi ngờ rằng hành động chống phân biệt đối xử của Colorado có thể ‘sống sót’ trong cuộc kiểm tra này, tòa viết, “Tòa Phúc Thẩm Liên Bang Khu Vực 10 đã áp dụng soi xét toàn diện và đưa ra một kết luận đáng kinh ngạc rằng chính phủ có thể, dựa trên nội dung và quan điểm, buộc Lorie truyền tải những thông điệp vi phạm niềm tin tôn giáo của cô ấy và không cho cô giải thích về đức tin của mình.”

Khi TCPV áp dụng soi xét toàn diện, tòa hiếm khi đề cao những hạn chế của chính phủ đối với các quyền hiến pháp – điều này gợi ý rằng Smith có cơ hội chiến thắng.

Một dấu hiệu khả thi khác cho thấy thắng lợi nghiêng về phía Smith, là trong vụ Janus v. American Federation of State, County, and Municipal Employees, Council 31, một vụ kiện vào năm 2018 ở Illinois cũng liên quan đến phát ngôn bị cưỡng bách. Tại đây, TCPV đã ra phán quyết có lợi cho một nhân viên không thuộc tổ chức công quyền, phản đối luật của Illinois buộc anh phải trả phí chia sẻ công bằng cho công đoàn đại diện cho các đồng nghiệp của anh về các khoản chi phí liên quan đến quá trình thương lượng. Tòa đồng ý với đơn kiện của người này rằng vì công đoàn ủng hộ các vị trí mà anh ta không đồng ý nhưng vẫn buộc anh phải trả các khoản phí, điều này đã vi phạm quyền của anh theo Tu Chính Án Số Một, như một hình thức cưỡng bách phát ngôn.

Cơ hội thứ hai

Một khía cạnh khác của cuộc tranh cãi là quyền lợi quan trọng của các cặp đôi đồng tính và những người khác trong cộng đồng LGBTQ để được sống tự do mà không bị phân biệt đối xử bởi vì khuynh hướng tình dục của họ.

Trong một vụ kiện năm 2019, vụ Bostock v. Quận Clayton, TCPV đã giải thích Title VII của Đạo Luật Về Quyền Công Dân năm 1964 (the Civil Rights Act of 1964), một quy định lao động sâu rộng, mở rộng sự bảo vệ chống lại sự phân biệt đối xử tại nơi làm việc đối với những cá nhân đồng tính và chuyển giới. Tuy nhiên, tòa vẫn chưa giải quyết xung đột về quyền lợi được đề cập trong vụ 303 Creative.

Câu hỏi quan trọng là liệu các cá nhân có thể yêu cầu các nghệ sĩ hoặc những người tham gia vào các hoạt động tuyên truyền cung cấp dịch vụ của họ hay không, và nếu làm như vậy có thể bị coi là một hình thức phát ngôn bị cưỡng bách, vi phạm quyền được im lặng trước những vấn đề mà họ không đồng ý hay không.

Do đó, vẫn còn phải xem liệu 303 Creative có đặt ra một tiền lệ mới trong việc cân bằng các quyền tự do của Tu Chính Án Số Một trong khi bảo vệ những người khác khỏi sự phân biệt đối xử hay không. Sau hết thì nó đã bỏ qua các vấn đề về hiến pháp trong vụ Masterpiece Cakeshop. Tòa án dựa trên quyết định có lợi cho người thợ làm bánh dựa trên một số bình luận của các thành viên ủy ban Colorado về niềm tin của anh ta. Nhiều người nhận thấy rằng những bình luận đó đã vi phạm nghĩa vụ của Tu Chính Án Số Một là duy trì tính trung lập về tôn giáo trong khi tránh gây thù địch với các quan điểm hoặc niềm tin dựa trên đức tin.

Mặc dù TCPV chưa ấn định ngày giờ cụ thể cho phiên điều trần và có khả năng sẽ không đưa ra phán quyết cho đến khi gần kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 6 năm 2023, nhưng đây hứa hẹn sẽ là một trong những bản án quan trọng nhất trong năm tới. Và, bất kể kết quả như thế nào, vụ 303 Creative có thể sẽ còn làm dấy lên nhiều tranh cãi hơn nữa.
 
Việt Báo phỏng dịch

Theo bài viết của Charles J. Russo (Chủ nhiệm Khoa Giáo dục tại Trường Giáo dục và Khoa học Y tế và Giáo sư Nghiên cứu về Luật, Trường Dayton) được đăng trên trang TheConversation.
 
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ở Hoa Kỳ, khi ai đó qua đời, thường thì họ sẽ được ướp xác, đặt trong quan tài và chôn cất tại nghĩa trang (thổ táng), hoặc mang đi hỏa táng, phần tro cốt sẽ được trả lại cho gia đình, người thân. Tuy nhiên, thổ táng và hỏa táng nay đã không phải là các lựa chọn duy nhất. Ngày càng có nhiều nhà tang lễ, cả các công ty khởi nghiệp và tổ chức vô vụ lợi, cung cấp cho mọi người những nghi thức khác nhau dành cho người đã khuất. Trong tương lai, bối cảnh nghi thức tang lễ sẽ đa dạng hơn…
Đã mấy năm nay, một nhóm tên "Sinh viên tranh đấu cho được nhập học công bằng" (Students for Fair Admissions) kiện Đại Học Harvard về tình trạng mà họ cho là bất công lúc xét các ứng viên Á châu nộp đơn vào trường đại học ưu tú này của Mỹ. Nhóm này cho rằng Harvard thực hành “affirmative action” (hành động khẳng định) và "racial balancing" (quân bình chủng tộc) trong quá trình quyết định ai được nhận ai bị từ chối. Nếu không, theo họ, nếu chỉ căn cứ trên thành tích học tập (academics) tỷ lệ sinh viên Á châu được nhận sẽ là 43% tổng số, hay ít lắm 26% nếu xét thêm về hoạt động ngoại khóa, thể thao hay gia đình quen biết với trường ("legacy"); chứ không thấp như mức 18.7% như hiện nay.
Cuộc chiến trên đất nước chúng ta chấm dứt đã gần nửa thế kỷ và được gọi bằng nhiều tên khác nhau. Bài nầy xin trở lại vấn đề gọi tên cuộc chiến để hiệu đính và bổ túc thêm bài trước cách đây khá lâu của cùng người viết.
Các nhà quan sát đương thời có thể khá ngạc nhiên khi biết rằng nguồn gốc của cụm từ “affirmative action” – cụm từ chứa đầy ý nghĩa trong bối cảnh chính trị ngày nay – có vài phần bí ẩn. Nói rộng ra, Affirmative Action (tạm dịch là Chính Sách Nâng Đỡ Người Thiểu Số) đề cập đến các chính sách và thực tiễn được thiết kế để tăng cơ hội cho các nhóm người thiểu số như người da màu trong lịch sử. Trong tuần này, quyết định của Tối Cao Pháp Viện (TCPV) về chính sách “affirmative action” sẽ đem đến những thay đổi đáng kể trong tương lai tuyển sinh ở các trường đại học trên khắp Hoa Kỳ. Vào ngày 29 tháng 6, TCPV đã ra phán quyết rằng các trường cao đẳng và đại học tư thục cũng như công lập không còn được coi chủng tộc là một yếu tố xem xét trong tuyển sinh, đảo ngược tiền lệ pháp lý trong suốt 45 năm qua.
Các diễn biến cực kỳ sôi động về nội chính và bang giao quốc tế trong cuộc chiến tranh Đông Dương làm cho Hoa Kỳ thay đổi chiến luợc chống Cộng Sản từ hình thức trung dung sang ủng hộ Pháp. Vì sao Hoa Kỳ phát triển chính sách này lên cực điểm?
Nước Việt Nam được quốc tổ Hùng Vương sáng lập với quốc hiệu đầu tiên là Văn Lang. Các vị vua kế tiếp nhau đều lấy hiệu là Hùng Vương cả, chỉ phân biệt các đời vua theo con số thứ tự. Đến đời Hùng Vương thứ 18 thì một phiên thuộc là Thục Phán nổi lên đánh bại nhà vua và chiếm mất ngôi vào năm 257 trước Tây Lịch (TL). Thục Phán xưng hiệu là An Dương Vương, đổi quốc hiệu là Âu Lạc, đóng đô ở Loa Thành (Phong Khê, Phúc Yên)...
Ở Capitol Hill và các tòa án, các nhà lập pháp và nhà hoạt động của Đảng Cộng Hòa đang tiến hành một chiến dịch pháp lý sâu rộng nhắm vào các trường đại học, các tổ chức tham vấn, các công ty tư nhân và các cá nhân nghiên cứu về sự lan truyền của thông tin sai lệch. Những người này sẽ bị cáo buộc là thông đồng với chính phủ để đàn áp phát ngôn của phe bảo thủ trên mạng.
Vào mùa thu năm ngoái, một tòa án ở Đức đã xét xử một vụ án bất thường. Đó là một vụ kiện dân sự phát sinh từ đề tài trên Twitter về việc liệu những người chuyển giới có phải là nạn nhân của Holocaust hay không. Mặc dù không còn nhiều tranh luận về việc liệu những người đồng tính nam và đồng tính nữ có bị ngược đãi hay không, nhưng có rất ít nghiên cứu về người chuyển giới trong thời kỳ lịch sử tối đen này.
Mùa hè đến rồi! Mùa của những chuyến du lịch. Người Việt ở Mỹ mùa hè thường đi thăm danh lam thắng cảnh ở Mỹ, hoặc về Việt Nam, hoặc thực hiện những chuyến đi Châu Âu, đi thăm vùng đất của lịch sử, văn hóa Tây Phương. Đến Châu Âu, những quốc gia thường được khách du lịch nhắc đến nhiều nhất vẫn là Pháp, Anh, Ý, Tây Ban Nha. Ngoài ra, Hòa Lan là một quốc gia nhỏ bé, hiền hòa, những cũng có nhiều thứ thu hút khách du lịch. Nói đến Hòa Lan là nói đến những cánh đồng hoa tulip đầy màu sắc; những chiếc cối xay gió soi bóng trên những dòng kênh xanh; hay thành phố Amsterdam tự do cấp tiến, có khu phố “Đèn Đỏ” với dịch vụ mãi dâm được chính thức và công khai hóa.
✱ BNG: “Chúng ta không thể tiếp tục chấp nhận một chính phủ trung ương có hai tổng thống” nên "thời điểm quyết định" nổ ra dẫn đến vụ “bắn lầm”? ✱ Secretary Clifford: Tổng thống nên cử một số quan chức Chính phủ đến dự lễ tang, để thể hiện sự quan tâm. Kỳ có thể không nghĩ đó là một tai nạn. ✱ CIA: Đại sứ Bùi Diễm, đặc phái viên của Sài Gòn tại Paris, nói với phía Hoa Kỳ rằng ông ta hy vọng qua trung gian Việt kiều (tại Pháp) sẽ giúp ông liên hệ với phía Bắc Việt. ✱ NARA: Số tiền “ The Five Million Piastres” đã chi ra để ủy lạo quân sĩ tham gia cuộc đảo chánh, và số tiền này “ the money was given to Don” (nhưng báo chí VN loan tải số tiền là 3 triệu). Ngoài ra, còn có số vàng lá 40 kí lô (forty kilograms of gold bars) tịch thu trong cuộc đảo chánh...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.