Hôm nay,  

Về già nói chuyện giàu nghèo

16/08/202308:11:00(Xem: 2404)
Phiếm

1937766A

Nói về "giàu nghèo" là nói về một vấn đề rất tế nhị bởi vì nó đụng đến đồng tiền. Mà đồng tiền luôn luôn có hai mặt: mặt tốt và mặt xấu. Nhưng đó là điều cần phải làm vì mấy ai có thể nói mình biết quản lý tốt đồng tiền.
 
Cha giàu cha nghèo
 
Cách đây ít lâu vào một ngày mùa xuân nắng đẹp, anh bạn nối khố từ thủa còn học trung học ghé qua chơi. Anh về hưu được mấy năm, đã từng làm việc trong ngành tài chánh. Anh giới thiệu tôi cuốn sách Rich Dad Poor Dad (Cha giàu, Cha nghèo). Thật sự ra cuốn sách này có một cái tên khá dài là “Rich Dad Poor Dad: What the Rich Teach Their Kids About Money That the Poor and Middle Class Do Not!” tạm dịch ra tiếng Việt là “Cha giàu, Cha nghèo: Điều Gì Người Giàu Dạy Con Về Tiền Mà Người Cha Nghèo Và Tầng Lớp Trung Lưu Không Làm!” Tác giả không ai khác hơn là Robert T. Kiyosaki, người Mỹ gốc Nhật sinh ở Hawaii. Một người có tên tuổi trong làng cầm bút ngành tài chánh trên thế giới. “Cha giàu, Cha nghèo” là một cuốn sách bán chạy nhất (Bestseller) trong tổng số 18 cuốn sách của ông viết và được dịch ra nhiều thứ tiếng, trong đó có cả tiếng Việt. Sách của Kiyosaki bán hơn 26 triệu cuốn, đã nói lên được sự hâm mộ của độc giả đối với những tác phẩm của ông.
    Chỉ cần đọc tên sách “Cha giàu, Cha nghèo”, tôi đã nổi cơn tò mò cố hữu của mình và đi tìm đọc. Ngay trang đầu với giọng văn nhẹ nhàng nhưng không kém phần lôi cuốn, Kiyosaki viết như kể một câu chuyện mà lại là một câu chuyện về hai người cha của tác giả. Một người cha nghèo và cha giàu. Cha nghèo là cha ruột, một người có học vấn cao, đậu tiến sĩ và đã từng học ở Stanford University, một đại học danh tiếng ở California bên Mỹ. Còn người kia, cha giàu, là cha của người bạn thân nhất mà tác giả coi như người cha nuôi, bỏ học ngay từ lớp 8. Cả hai đều làm việc chăm chỉ, thành công trong nghề nghiệp và có nguồn thu nhập đáng kể. Người cha ruột suốt đời có vấn đề với tiền nong. Đến khi mất chỉ để lại những hóa đơn chưa trả. Còn người cha thứ hai, cha nuôi, dù học vấn rất ít nhưng sau này trở thành một người giàu có ở Hawaii và sau khi mất đã để lại một gia tài đáng kể với nhiều triệu Dollar cho gia đình, nhà thờ và các cơ quan từ thiện.
    Ông viết “Nếu chỉ có một người cha thì người con có một chọn lựa duy nhất là chấp nhận hay phản đối những lời khuyên bảo của cha mình. Nhưng tôi  may mắn hơn là có đến hai người cha, cả hai đều cho những lời khuyên bảo quý giá mặc dù trái ngược với nhau về quan điểm. Nên tôi có thể suy nghĩ và lựa chọn giữa hai quan điểm khác nhau về cách sống và cách tạo ra đồng tiền, của cải.”
    Một thí dụ về sự khác biệt là cha ruột thường nói “Ham mê tiền bạc là cội nguồn của mọi điều xấu”, trong khi người cha kia “Sự thiếu thốn tiền bạc là cội nguồn của mọi điều xấu”.
    Cha nghèo nói “Tôi không  đủ khả năng để mua cái đó” thì người cha giàu cấm Kiyosaki nói như vậy mà phải nói một cách khác hơn “Làm thế nào để tôi có đủ khả năng để mua cái đó?” Một đẳng khẳng định để buông bỏ trách nhiệm, một đằng khác là câu hỏi bắt buộc mình phải động não để trả lời. Cha ruột dạy viết một lá đơn xin việc làm sao gây được ấn tượng cho người đọc. Còn người cha kia dạy cách làm những dự án kinh doanh như thế nào để thành công. Cả hai người cha đều khuyên ông học hành chăm chỉ. Một người thì khuyên học chăm chỉ để có tay nghề chuyên môn cao và sau này dễ kiếm được một việc làm tốt. Còn người kia cũng khuyên học hành chăm chỉ nhưng sau đó tự kinh doanh, trở thành một nhà đầu tư thành đạt và quan trọng nhất là hiểu được sự vận hành của tiền bạc để bắt đồng tiền làm việc cho mình. Cha giàu thường nhắc nhở ông không làm việc cho đồng tiền mà bắt đồng tiền làm việc cho mình. Cha giàu còn khuyến khích các bạn trẻ cố gắng trở thành nhà khởi nghiệp như Bill Gates, Elon Musk, Steve Jobs hoặc là tương tự để trở nên giàu có.
    Cha nghèo thường hay phàn nàn: “Tôi sẽ không bao giờ giàu nổi”. Và lời tiên tri đó đã thành sự thật. Ngược lại cha giàu luôn luôn nghĩ mình vẫn giàu ngay cả lúc bị thất bại sau những lần đầu tư lớn không thành. Cha giàu nói: “Có sự khác biệt giữa nghèo và phá sản. Phá sản chỉ là ngắn hạn và nghèo thì vĩnh viễn.”
    Khác biệt giữa hai quan niệm đã là động lực chính thúc đẩy sự tò mò và bắt  ông phải suy nghĩ, tìm cách học hỏi từ hai người cha thương yêu và từ đó tìm ra con đường đi riêng cho mình. Ông thấy người cha nghèo không phải là nghèo vì số tiền kiếm được mà nghèo nàn trong sự suy nghĩ và quản lý về vấn đề tiền bạc. Kiyosaki nhận định rằng nguyên nhân chính làm người giàu càng giàu và người nghèo càng nghèo và giới trung lưu thường hay mắc nợ là vì ở nhà trường thì không dạy về vấn đề quản lý tiền bạc và ở nhà thì người nghèo và giới trung lưu lại cũng không dạy con về vấn đề đó, có chăng là chỉ khuyên nhủ các con đến trường, học hành chăm chỉ và sau này kiếm được một việc làm trả lương hậu hĩnh. Đó cũng là lý do giải thích tại sao những nhân viên ngân hàng, bác sĩ, kế toán… rất thông minh nhưng lại thường hay gặp rắc rối về tiền nong. Ông đơn cử một thí dụ: “Người giàu mua những xa xỉ phẩm sau cùng, trong khi người nghèo và trung lưu thì lại có khuynh hướng mua những thứ đó trước tiên”.
    Bởi vì không được học về quản lý đồng tiền trong trường học và ngay cả ở trong gia đình nên biết bao nhiêu người đã có trong tay cả triệu dollar nhưng sau đó trắng tay và nhiều khi còn bị vào tù ra khám. Một ví dụ điển hình, Boris Becker một tay quần vợt vô địch thế giới, đã 6 lần giành chức vô địch đơn Grand Slam, một giải cao quý nhất trong làng quần vợt, được một huy chương vàng Olympic và là một vận động viên trẻ nhất, 17 tuổi, đoạt giải vô địch đơn nam tại giải Wimbledon. Có lúc gia tài của Boris Becker được ước tính lên trên 100 triệu Dollar. Sống xa hoa và một số đầu tư bị thất bại, Boris Becker đã đi từ trên đỉnh cao của tiền tài danh vọng xuống bùn đen. Năm 2017 Becker bị phá sản đến nỗi vào năm 2019 phải bán đấu giá mấy cái cúp vô địch quần vợt để trả nợ. Năm 2022 bị tòa án ở Anh tuyên án hai năm rưỡi tù vì nợ nần. Björn Borg, tay quần vợt vô địch người Thụy Điển, đã từng thắng nhiều giải liên lục như US-Open, Wimbledon,… vào những thập niên 70. Tài sản của Björn Borg được đánh giá khoảng 80 triệu Dollar. Giống như số phận của Boris Becker, vì kém quản lý tài chánh, Björn Borg phải đăng ký phá sản vào năm 1996 nhưng may hơn Boris Becker là không bị ngồi tù. Björn Borg hay Boris Becker không phải là một trường hợp cá biệt, mà theo thống kê có đến 65 % vận động viên chuyên nghiệp nắm trong tay hàng triệu Dollar nhưng sau 5 năm đều bị rơi vào cảnh khánh kiệt vì thiếu khả năng quản lý tài chánh.
    Kiyosaki viết cuốn sách “Cha giàu, Cha nghèo” vào năm 1997, mặc dù đã được tái bản nhiều lần, nhưng từ đó đến nay gần 30 năm, thế giới đã có nhiều thay đổi, chắc chắn một số dữ kiện trong sách đã không còn phù hợp với thời cuộc. Nhưng một số vấn đề căn bản ông đưa ra, vẫn còn giá trị. Ít nhất nó gợi ý cho chúng ta để suy nghĩ làm sao tránh rơi vào trạng thái mất an toàn về tài chánh.
    Vài điều mà Kiyosaki muốn nhấn mạnh trong cuốn sách là:
    -- Quản lý đồng tiền một cách thông minh để có được sự độc lập về tài chánh. Chứ không phải “Hay đi chợ, để nợ cho con”. Mà tiêu tiền kiểu này chỉ có cách “cầm vợ, đợ con”. Đúng là một điều bất hạnh cho bản thân lẫn cả gia đình nữa.
    -- Không làm việc cho đồng tiền mà bắt đồng tiền làm việc cho mình. Quan niệm của ông không khác gì “Tiền trong nhà tiền chửa, tiền ra cửa tiền đẻ” của người Việt chúng ta. Nếu đồng tiền biết mang ra đầu tư khôn ngoan sẽ đẻ lãi, sinh lời.
    -- Sau cùng giàu không do đồng tiền kiếm ra mà do đồng tiền để dành được (tiền tiết kiệm). Ông đưa một thí dụ là đa số người Mỹ có không quá 400 Dollar tiền tiết kiệm (Năm 1997).
Người Việt hay nói: “Tiết kiệm sẵn có đồng tiền. Phòng khi túng lỡ không phiền lụy ai”. Mà lỡ khi phiền lụy ai đó rồi bao giờ cũng phải ngậm đắng nuốt cay vì “Bàn tay xin luôn luôn đặt dưới bàn tay cho”.
 
Đi tìm chân lý ca hnh phúc
 
Tôi còn nhớ khi còn học trường trung học ở Nha Trang, ông thầy già dạy triết học có kể một câu chuyện đặc biệt thú vị và làm tôi nhớ mãi đến ngày hôm nay. Câu chuyện như sau:
    Vào một buổi trưa hè nắng nóng trên một bãi biển rất đẹp ở miền Trung và những cơn gió thổi từ biển vào đất liền mát rượi, có một ông lão đánh cá nằm thiu thiu ngủ dưới góc cây dừa, sau một buổi đánh cá thu hoạch khá tốt. Một ông Tây đi qua, nhìn vào rổ cá rồi tò mò hỏi:
    -- Ông đánh cá bao lâu để được từng đó.
    -- Không lâu lắm. Ông già đánh cá trả lời
    Và ông Tây bèn nói thêm:
    --Thế sao ông không cố gắng đánh thêm để được nhiều cá hơn.
Ông già đánh cá giải thích là ông chỉ đánh cá để cho ông và gia đình đủ sống, ngoài ra còn thì giờ rảnh nghỉ ngơi và chơi với con cháu.
    Ông Tây lắc đầu và khuyên: “Ông có thể có nhiều cá hơn nếu ông chịu đánh cá cả ngày.
Ông sẽ có nhiều tiền và mua thêm chiếc thuyền lớn hơn và sau đó ông sẽ có thể mua hai chiếc thuyền, rồi ba bốn chiếc thuyền cho đến khi ông có thể có một đoàn tàu đánh cá.” Ông già đánh cá nhẫn nại hỏi lại, “Rồi sao nữa?” “Và lúc đó ông không còn cần phải làm gì nữa và ông sẽ có nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi và chơi với con cháu của ông”. Ông Tây trả lời một cách quả quyết. Ông đánh cá suy nghĩ một chút rồi buột miệng trả lời: “Tại sao tôi phải làm vậy? Trong khi bây giờ tôi đã có tất cả những gì ông nói”.
    Câu chuyện ông già đánh cá, hồi đó làm tôi rất thích thú. Bởi nó đã nói lên được cái triết lý sống của con người phương Đông khác hẳn với người phương Tây. Người phương Tây, họ được giáo dục để làm việc tạo ra vật chất và đồng tiền.
 
Giàu nghèo
 
Câu chuyện của ông già đánh cá đã theo đuổi tôi không dứt cho đến một hôm, tôi đọc được một câu của Thomas Edison (1847-1931), nhà phát minh ra bóng đèn: “Nếu hài lòng với đèn dầu, tìm cách cải thiện đèn dầu, sẽ không bao giờ kiếm ra điện”. Và cũng như thế nếu chỉ hài lòng với chiếc thuyền con thì làm sao rời ao làng ra biển lớn để thấy đại dương bao la. Và tôi tự hỏi nếu chỉ làm ngày nào đủ ăn ngày đó, những ngày sóng lớn, biển động, không ra khơi đánh cá được, thì sao? Chúng ta ngoài trách nhiệm với chính bản thân mình, còn có trách nhiệm với gia đình và sau nữa là với xã hội.
    Ở thời đại mà nền kinh tế thế giới đang suy thoái, lạm phát tăng đến chóng mặt và nạn thất nghiệp cũng theo đó thuận đà đi lên, thì độc lập về tài chánh là điều trở nên thiết yếu hơn bao giờ hết.  Robert T. Kiyosaki định nghĩa sự giàu có là tính theo số ngày chúng ta có thể sống mà không cần đòi hỏi phải đi làm mà vẫn duy trì mức sinh hoạt bình thường.
    Đồng tiền luôn luôn có hai mặt. Mặt trái và mặt phải. Nếu mặt trái là mặt xấu, thì mặt phải ắt là mặt tốt của nó. Điều quan trọng là chúng ta biết sử dụng mặt tốt của đồng tiền.
    Nhưng mà thôi, giàu hay nghèo cũng chỉ mong hai bữa cơm canh đầm ấm quây quần dưới mái gia đình, hạnh phúc là đêm về một giấc mộng xanh tuyệt vời.
    Giàu nghèo hai bữa cơm canh
    Đêm về ôm giấc mộng xanh mơ màng.
    (Giàu-Nghèo, Tác giả: Tocngan.HYTV)

 

-- Lương Nguyên Hiền

(Mùa xuân 2023)

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vào những ngày cuối năm 2023, khi mà người Mỹ bắt đầu chuẩn bị cho những bữa tiệc Giáng Sinh, năm mới, bàn tán chuyện mua sắm, thì chiến sự giữa Isarel và Hamas chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Trên vùng đất thánh của cả ba tôn giáo lớn, những kiếp người lầm than chỉ mong có một ngày hòa bình, một ngày không bom đạn. Cũng vào những ngày cuối năm 2023, người Mỹ bắt đầu nhìn thấy một viễn cảnh Ukraine bị bỏ rơi, phải chấp nhận đổi đất lấy hòa bình. Nhiều người Việt cho rằng Ukraine sắp là một Việt Nam Cộng Hòa khác, một đồng minh bị Mỹ bỏ rơi, nhưng sau một thời gian có thể nhanh hơn nhiều.
Vào ngày 6 Tháng 12, giới truyền thông Mỹ đồng loạt đưa tin Taylor Swift, nữ ca nhạc sĩ đầy tài năng, được tạp chí Time vinh danh là “Nhân Vật Của Năm 2023” (Person of The Year). Đây là lần đầu tiên một ca nhạc sĩ được bình chọn danh hiệu giá trị này, càng nhấn mạnh thêm sự thành công và sức ảnh hưởng của cô gái hát nhạc pop-đồng quê. Trước đây, nhiều nhân vật được Time chọn từ năm 1927 là các tổng thống Hoa Kỳ, những nhà hoạt động chính trị lỗi lạc.
Bốn câu thơ này được bố tôi (nhà văn Doãn Quốc Sỹ) ghi lại như một giai thoại văn học, làm lời tựa cho tác phẩm Mình Lại Soi Mình. Bố tôi kể rằng khoảng năm 1984, phong trào vượt biên đang rầm rộ. Một người bạn mới gặp đó, mà hôm sau đã vượt biên rồi! Vào một ngày đẹp trời, bố tôi đạp xe từ Sài Gòn qua Làng Báo Chí bên kia cầu xa lộ để thăm chú Nguyễn Đình Toàn. Đến giữa cầu thì thấy chú đang đạp xe theo chiều ngược lại, cũng định đến thăm mình ở căn nhà hẻm Thành Thái. Hai người bạn gặp nhau giữa cầu. Có lẽ chú Toàn đã nhìn những cánh đồng lúa bên Thủ Thiêm, tức cảnh sinh tình, ngẫu hứng làm ra bốn câu thơ này.
Hôm đó, một chàng đương từ Sài Gòn đạp xe tới thăm bạn ở Làng Báo Chí bên kia cầu xa lộ. Chàng vừa đạp xe tới cầu thì gặp bạn cũng đương từ bên kia cầu phóng sang dự định về Sài Gòn thăm mình...
Có một người sống trong thành phố, bận rộn, tranh đấu, xông pha, lăn lộn giữa sự phức tạp như một sinh trùng bị mắc lưới nhện vẫn phải vùng vẫy để sống, để chờ ngày bị ăn thịt. Một hôm, ông ta đi du lịch, thấy một phong cảnh đẹp đến mức lặng người, cảm thấy siêu thoát, nhận ra đạo lý của mục tiêu tại sao con người tồn tại. Nhưng vẫn phải trở về phố cũ, y như Lưu Nguyễn phải trở về làng cũ vì những lý do chính xác, vì lẽ phải của những bổn phận làm người. Ông vẽ lại phong cảnh đó trên một vách tường lớn. Mỗi khi đời giông bão, mỗi khi hồn âm u, mỗi khi trí khổ não, ông đến trước bức tranh, nhìn ngắm, ngẫm nghĩ để tìm thấy sự thanh thản, sở hữu cảm giác bình an. Ông nghe được tiếng hát “chiều nay vang lừng trên sóng.” Ông thấy được “Âm ba thoáng rung cánh đào rơi. Nao nao bầu sương khói phủ quanh trời.” Hồn ông “lênh đênh dưới hoa chiếc thuyền lan.” Những giờ phút tĩnh lặng đó, tâm trí ông “Đèn soi trăng êm nhạc lắng tiếng quên … là cả một thiên thu trong tiếng đàn chơi vơi…”
Bùi Giáng qua đời tại Sài-gòn tháng 10-1998, tới tháng 10 năm này, 2023, đúng là 25 năm, một phần tư thế kỷ “Vắng bóng người Điên giữa kinh thành”. Trong tất cả các bút hiệu của Bùi Giáng, Sáu Giáng là tên hiệu dễ thương với mọi người, Bùi Giáng lại thích “anh Sáu Giáng” nhất; bởi/từ cái gốc gác quê mùa, đồi sim, ruộng lúa, tiếng gà trưa, con cò bãi nước xa, cái nền nhà lát gạch hoa, đứa con thứ sáu trong gia đình tộc Bùi, thằng bé Giáng tập bò tập đi.
Tôi để ý đến hắn, không phải vì cái tên với cái họ “lạ”, họ Mai. Cũng chẳng phải vì hắn là công tử con nhà giàu. Nghe nói ba hắn đi qua Mỹ từ ngày chạy loạn 30/4, nên cuộc sống mấy mẹ con rất ung dung khá giả. Mới học lớp 6 thôi, mà hắn đi học mặc quần tây áo sơ mi “đóng thùng” chỉnh tề, mang giày xăng-đan, tay còn đeo chiếc đồng hồ nữa cơ...
Ghi lên đá một thuở áo sờn vai / Vác thập ác quảy tiêu điều âm vọng / Nợ máu xương, nợ người lận đận / Của một thời vàng tím trẻ trai...
Một buổi trưa chan hòa ánh nắng trong vắt như thủy tinh của một ngày nắng ấm cuối đông, chớm bước sang xuân. Cảnh vật như bừng sáng dậy sau những ngày u ám. Tôi và Thi ngồi bên nhau tại một nơi vắng vẻ trong khu vườn sau nhà, dưới tàn cây mít, gần bên chiếc cầu ao soi bóng lung linh trên mặt nước đang gợn sóng lăn tăn...
Tôi có một người anh cá tính hoang nghịch trổ trời mà lên. Từ nhỏ, thích trèo cây trong vườn. Có bữa leo phải cành ổi giòn bị gãy, thế là anh rớt xuống nghe uỵch một cái như trái mít rụng. Anh đau điếng cảm giác rêm ram cả mạnh sườn...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.