Hôm nay,  

Mùa thu đến tự bao giờ?

01/10/202211:26:00(Xem: 2103)

Tản mạn

autumn leave

Có bạn nói mùa thu đã đến từ hơn tháng trước, có bạn bảo mùa thu mới bắt đầu vài mấy hôm nay. Ai sai, ai đúng? Mùa thu bắt đầu tự ngày nào trong năm?

 

Thưa theo Âm lịch (ÂL) thì mùa thu bắt đầu vào ngày Lập Thu. Nhưng ngày Lập Thu là ngày nào, mùng mấy tháng mấy?

 

Thưa ÂL chia một năm ra làm 24 giai đoạn, hay 24 tiết (solar terms). Mỗi tiết kéo dài khoảng hơn 15 ngày. Tiết thứ 13 trong năm được gọi là tiết Lập Thu. Ngày thứ nhất của tiết thứ 13 ấy chính là ngày bắt đầu của mùa thu, gọi là ngày Lập Thu. Nhưng ngày đó là ngày mùng mấy trong Âm lịch ?  Và làm thế nào để biết nó rớt vào ngày nào?

 

Thưa đã đến lúc phải mở một dấu ngoặc ở đây. Âm lịch vừa dựa vào chuyển động của mặt trăng quanh trái đất vừa dựa vào vị trí của trái đất quanh mặt trời. Vì thế tiếng Anh gọi ÂL hay lịch Ta là luni-solar calendar, vừa nhật vừa nguyệt. Phải dựa vào mặt trời thì ÂL mới có thể phản ánh đúng khí hậu, mùa màng trên trái đất.

 

Để định ngày và tháng thì ÂL dựa vào mặt trăng. Ngày mà mặt trăng xoay đến vị trí giữa trái đất và mặt trời thì gọi là ngày mùng 1, hay ngày sóc (new moon), là ngày bắt đầu của một tháng. Mười bốn ngày sau, khi mặt trăng xoay đến phía bên kia của trái đất, thì là ngày rằm, ngày 15, hay ngày vọng (full moon). Chu kỳ của măt trăng quanh trái đất là 29 ngày rưỡi. Vì thế một tháng ÂL có khi có 29, có khi có 30 ngày.

 

Còn việc định năm thì ÂL, giống như DL, phải dựa vào mặt trời. Vị trí trên quỹ đạo quanh mặt trời xác định trục quay trái đất lúc ấy đang ngả về phương hướng nào, hướng về hay nghiêng xa khỏi mặt trời. Chính cái phương hướng khác nhau ấy làm cho khí hậu thay đổi theo mùa màng. Năm cũ chấm dứt và năm mới bắt đầu khi trái đất trở về vị trí cũ trên quỹ đạo của nó. Chu kỳ ấy là mỗi 365 ngày (+1/4). Điều này ai cũng biết. Nhưng một năm của Âm lịch bắt đầu vào ngày nào? Có phải là mùng một tháng giêng hay mùng một Tết Nguyên Đán không? Thưa, đứng trên cương vị khí tiết mùa màng, ngày đầu năm ÂL không phải là ngày mùng 1 tháng giêng. Mà bắt đầu vào ngày đầu tiên của tiết Lập Xuân. Đó là ngày mà khi nhìn từ trái đất thì mặt trời nằm ở vị trí 315 độ trên đường hoàng đạo. Ngày đó trùng hợp với ngày 3 hoặc 4 tháng 2 của Dương lịch, năm này sang năm khác đều như thế, và không can hệ gì đến chuyện lúc đó mặt trăng tròn hay khuyết.

 

Như đã nói ở trên, tiết Lập Thu là tiết thứ 13 trong năm. Sau 12 tiết, hay 12 x 15.3 = 183 ngày, thì ngày thứ 184 sẽ là ngày bắt đầu của tiết Lập Thu. Tính từ ngày 3 tháng 2 cộng thêm 184 ngày thì mùa thu bắt đầu vào ngày 7 hay 8 tháng 8 Dương lịch, và kéo dài khoảng 91 ngày. Đến ngày 6 tháng 11 thì mùa thu chấm dứt, nhường bước cho mùa đông. Ngày chính giữa của mùa thu ÂL gọi là ngày Thu Phân, thường rơi vào ngày 22 hay 23 tháng 9. Ngày ấy đêm và ngày dài bằng nhau. Lịch Tây gọi đó là ngày Autumnal Equinox, và quy định đó là ngày bắt đầu của mùa thu, sau lịch Ta 45 ngày.

Tóm lại, theo lịch Ta thì mùa thu bắt đầu ngày 7 hay 8 tháng 8. Theo lịch Tây thì ngày 22 hay 23 tháng 9. Ai đúng ai sai? Thưa chẳng ai đúng chẳng ai sai. Chỉ là vấn đề quy ước tên gọi. Nhưng có lẽ gọi mùa màng theo lịch Tây hợp lý hơn vì đầu tháng 8 ở Bắc Bán Cầu khí hậu còn nóng bức. Phải đến cuối tháng 9 thì khí trời mới mát mẻ, cây lá mới bắt đầu đổi mầu, trời mới sửa soạn khoác lên người tấm áo vào thu.

 

Thế ngộ nhỡ không có lịch, như các bác nông dân ngày xưa lo việc cấy trồng thì làm sao mà biết thu về hay chưa?

 

Thưa có thể nhìn trời sao mà biết: Khi ngôi sao ở cái đuôi của chòm sao Mục Phu (Bootes) hình con diều nằm ở chính hướng tây trên đường chân trời thì đã đến ngày Thu phân rồi vậy.

Ngày bắt đầu của 4 mùa theo Âm lịch và Dương lịch thì như sau (năm này sang năm khác không thay đổi, chỉ xê dịch một đôi ngày tùy theo chu trình của trái đất): Theo Âm lịch thì là các ngày Lập Xuân, Lập Hạ, Lập Thu và Lập Đông, tức là các ngày 03/2, 05/5, 07/8, và 07/11 DL. Lịch Tây thì cho là 4 mùa bắt đầu vào các ngày Xuân Phân (Spring Equinox), Hạ Chí (Summer Solstice), Thu Phân (Autumnal Equinox), và Đông Chí (Winter Solstice), tức là các ngày 21/3, 21/6, 22/9 và 22/12. Ngày bắt đầu của mỗi mùa theo DL lại là ngày chính giữa của mùa ấy theo ÂL.

 

Tô Thẩm Huy

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tai nàng đang nghe những câu chuyện thú vị, dí dỏm của anh phóng viên. Nghe thông tin của chàng, nàng dạ dạ. Cảm nhận như một sinh hoạt bình thường. Như kiểu cuối tuần này mình đi chợ mua thêm thùng bột giặt, mua vài két nước suối. Nhưng nàng đã lầm to. Đó chẳng phải thông tin của một ngày như mọi ngày. Mà là dấu hiệu giông bão sắp đến trong mùa hè của gia đình nàng...
Ông Sáu Cửu mở cửa ra mua mấy ổ bánh mì rồi quay ngay vào trong. Ông Sáu Cửu vốn cao to, râu tóc dài trông rất nghệ sĩ và sang, có lẽ hồi trẻ ông rất đẹp trai và phong độ. Ông sống với một người con trai ở trong ngôi nhà ba tầng lầu, giá cả giờ cỡ mười lăm tỷ bạc.
Cùng một sự việc giống như nhau, nhưng tùy theo tuổi tác, hoàn cảnh mà sự việc đó đôi khi được nhìn, được cảm nhận, được nhận thức hay bị phê phán, khen chê một cách khác nhau do những biến đổi tâm sinh lý của chúng ta tác động lên nó. Để làm thí dụ cho điều này tôi xin kể với các anh câu chuyện về Dì Tồ của tôi...
Sau khi đọc đoạn văn trên của em, tôi nhớ đến câu chuyện thật của tôi sau đây, về số phận của một học trò lớp Đệ Tam A. Đó là câu chuyện mà khi trở về Pháp tôi kể nhiều lần nhất...
Tôi tra tấn người tôi yêu / bằng cách đọc thơ tôi cho nàng nghe / cái giọng Quảng Nam sai bét trọng âm / khàn khàn vịt đực...
Một truyện ngắn viết với khí hậu phi thực của tác giả Trần Hạ Vi. Tuy phi thực nhưng vẫn trăn trở không ít về những vấn đề rất thực của đời sống hiện đại, mà nặng nề nhất là cuộc sống của con người với những bất an, bất ổn và những khao khát mâu thuẫn gần như tuyệt vọng. Lần đầu tiên đến với Việt Báo, Trần Hạ Vi đã chứng tỏ một tài năng văn chương độc sáng, một bút pháp mới mẻ, một tư duy chín muồi. Xin trân trọng giới thiệu.
Đã từ lâu, Thiếu Lâm Tự hay chùa Thiếu Lâm đã đi vào đời sống xã hội Việt Nam, nhất là môn võ Thiếu Lâm, được nhiều người VN yêu thích và tập luyện. Võ Thiếu Lâm, cũng như các môn võ khác như Nhu đạo (Judo), Thái Cực Đạo (TaeKwando) hay quyền Anh, đã thuộc về văn hóa và tài sản của thế giới, chớ không còn ở trong phạm vi nước Trung Hoa, Nhật Bản hay Đại Hàn nữa. Võ Thiếu Lâm đã gắn liền với tên tuổi của những người lập ra và phổ biến nó.
Tôi gặp chú Long Hồ lần đầu tiên trong buổi họp mặt của gia đình Mũ Xanh năm 2018. Năm ấy, chú vừa được bầu làm Tổng Hội Trưởng của Tổng Hội TQLC QLVNCH...
Trời Edmonton mấy hôm nay đẹp quá, tôi cảm thấy hứng khởi, chạy qua tiệm Canadian Tire mua một mớ fertilizer về bón mấy cây trong sân sau và mấy bụi hoa sân trước. Chu choa, người ra vào tấp nập, rộn ràng, ai cũng hớn hở. Những khuôn mặt này, hồi mùa đông tái tê, chắc đã từng nhăn nhó, than thở, bí xị mà bây giờ cười tươi rói, như là “chưa hề có cuộc giá băng”...
Bây giờ nhắc lại chuyện “dọn nhà... dọn cửa” trong những buổi “party” lúc về hưu thì, chắc theo các anh cho tôi đang ngồi nói chuyện đời xưa. Dọn nhà dọn cửa thì có gì để nói nhỉ? Ai mà chẳng biết! Ấy vậy, đối với tôi thì lại khác đấy nhé, “khối” chuyện phải nói, phải kể, phải viết ra để than thở, thở than cùng với các anh...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.