Hôm nay,  

Chuyện Quanh Chiếc Bánh Ít

13/01/202218:11:00(Xem: 3480)

Tùy bút

banh-it-la-gai 

 

 Có lẽ không có người Việt Nam nào là không biết chiếc bánh ít, có điều tùy theo vùng miền mà có hình dáng khác nhau như hình tam giác, hình vuông ở miền Bắc, hình trụ ở miền Trung, hình tháp ở miền Nam, và tùy theo nguyên liệu gói bánh hay nhưn bánh mà có tên gọi: Bánh ít trần, bánh ít lá gai, bánh ít nhân trần, bánh ít nhân mặn, v.v...

 

Theo truyền thuyết trong nghệ thuật ẩm thực, người Việt Nam từ thời xa xưa đã biết làm nhiều loại bánh. Ngoài sự tích bánh chưng, bánh dày, món quà dâng cha mẹ của chàng Lang Liêu hiếu thảo, truyện cổ tích còn kể về nàng Út Ít, cũng là con gái vua Hùng học theo Lang Liêu, dùng nếp làm ra bánh ít. Và tên chiếc bánh ít cũng đã có mặt rất sớm trong kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam, như lời trách khéo của chàng trai với cô gái:

 

Bánh cả mâm sao em gọi là bánh... ít

Trầu cả chợ sao em gọi là trầu không?

 

Hay để chỉ sự trao đổi, thỏa thuận qua lại: “Bánh ít đi, bánh quy lại”, và để nhắc nhở về các vùng đất, người xưa đã có ca dao:

 

 Muốn ăn bánh ít lá gai

Lấy chồng Bình Định sợ dài đường đi.

 

Hay

 

Muốn ăn bánh ít nhân mè

Lấy chồng Hòa Đại đạp chè thâu đêm

Muốn ăn bánh ít nhân tôm

Lấy chồng Hòa Đại ăn cơm củ mì.

 

Hoặc đưa vào lời rao:

 

Ai mua bánh ít bán cho

Nhưn tôm, nhưn thịt, nhưn dừa ngọt ngon.

 

Như vậy, bánh ít đã có từ rất lâu đời trong đời sống ẩm thực và cả văn hóa của dân tộc Việt, trong quá trình mở cõi về phương Nam, bánh ít đã theo chân cha ông trong quá trình mở cõi, và qua phát âm theo thói quen của người miền Nam, bánh ít được phát âm thành “bánh ích”, lý giải về điều này, nhà nghiên cứu văn hoá Hồ Nhật Quang, cho rằng tên gọi và hình dáng của chiếc bánh dân dã này là cả một nét văn hoá sâu sắc của người dân phương Nam:

 

Đó là tên bánh dựa trên hình dáng của nó. Bánh có hình tam giác, theo Hán tự là hình chữ “Ích”. Trong kinh dịch, 1 trong 64 quẻ dịch là “Phong lôi ích” hay còn gọi tắt là quẻ ích (phong là gió, lôi là sấm, có gió có sấm là sẽ có mưa xuống, mùa màng tươi tốt, là điềm tốt, có ích). Ích có nghĩa là thêm được lợi, vươn lên suôn sẻ, là tăng lên, làm tốt cho nhau. Hình dáng bánh như hình tam giác mang hình ảnh rất đặc sắc của dân khai khẩn, đó là hình lều trại. Thuở khai hoang của cư dân Việt thế kỷ 16, 17, miền Nam rất hoang vu, lưu dân vùng Ngũ Quảng đến phương Nam phải dựng lều trại để nương thân, lập nghiệp. Mép gấp của bánh tượng trưng cánh cửa của lều. Người miền Nam khi gói bánh ích còn gấp đỉnh đầu xuống một chút, có nơi gọi là bánh nóc chùa. Điều này mô tả thời khai khẩn, người ta phải nương náu cùng nhau trong những đền chùa...”

 

Bánh ít thường được làm trong những dịp lễ Tết, đám giỗ để dâng cúng Tổ tiên, tưởng nhớ ông bà và thường được kèm với trái cây, vật phẩm cúng tế để làm quà mang về nhà cho người đến dự lễ hay đám giỗ nên thường đi đôi với câu nói “giỗ quải”  mà theo từ điển Tiếng Việt, “quải” là phương ngữ có nghĩa là “vãi hay rải thóc cho gà ăn”, ở đây có ý chia cho và mang về, hay nói vui theo... dân gian là lo đám giỗ thì phải... “quải” oải người, mệt người! Hay đi ăn giỗ thì phải “quải về”, mang vác quà về?

 

Nói đến bánh ít, thì phải nói đến tài nội trợ khéo léo và đảm đang của người phụ nữ làm ra chiếc bánh ít, đó là công đoạn chế biến chiếc bánh ít từ những cân nếp thơm, đậu xanh, cơm dừa nạo, đậu phộng, thịt heo, tôm sú và cả những chiếc lá gai hay lá chuối nữa...

 

Ngày bé, bọn trẻ chúng tôi thường theo mẹ hay bà, ngồi nhìn bàn tay khéo léo của bà, của mẹ, cẩn thận vo, gút từng nắm nếp thơm trong nước cho sạch, xong để ráo, rồi bỏ vào cối xay gạo, xay nhuyễn thành bột gạo, xong bỏ vào bòng, lấy cối đá dằn lên cho ráo nước chờ nặn thành bánh (hiện nay, đã có máy xay bột, đỡ bớt công đoạn cực nhọc nhất cho người làm bánh). Trong khi chờ bột, lại phải lo chuẩn bị nhân, tùy theo muốn làm bánh “ngọt” hay “mặn” chia ra bánh nhân hay còn gọi là nhưn: đậu xanh, nhân dừa, đậu phộng, thịt heo hay tôm chấy, v.v... rồi đến chuyện hấp trần, hay gói lá chuối, lá gai. Bánh gói lá chuối cho bánh màu xanh nhẹ, gói lá gai cho bánh màu đen bắt mắt, bỏ thêm ít lá dứa, bánh có mùi thơm nhẹ, kích thích vị giác của người ăn, và mỗi chiếc bánh ít... lại tràn đầy tình cảm của người gói, của tấm lòng con cháu cúng dâng lên các đấng hiền nhân, tổ phụ, ông bà... và cả tấm lòng san sẻ, chia cho con cháu, hàng xóm, láng giềng đến cùng chung chia sẻ, tưởng nhớ. Bánh ít còn được dâng cúng trong đền chùa, miếu mạo mỗi kỳ tế lễ và luôn được coi là món quà thanh khiết được cúng dường bởi những con trẻ, tín đồ... đầy lòng thành kính.

 

Chiếc bánh ít nhân đậu xanh, ngọt bùi. Chiếc bánh nhân dừa, vị ngọt béo, sừng sực của những hạt đậu phộng chín... hay phong vị thơm ngon của thịt heo, của tôm chấy, đủ cả... ngũ hành trong ẩm thực và cả âm dương, cân bằng trong ăn uống dưỡng sinh của người xưa, gợi nhớ bao kỷ niệm của đấng sinh thành và người thân ruột thịt trong mỗi kỳ lễ cúng. Gợi nhớ cả tuổi ấu thơ của một vùng quê với bao họ hàng thân thích. Tên là chiếc bánh ít nhưng đầy và nhiều những tình cảm họ hàng dòng tộc mỗi khi đến kỳ giỗ chạp hay cúng kỵ tiền nhân mở cõi.

 

Trần Hoàng Vy

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vào ngày 6 tháng 12, 2023, nhà thơ, nhà văn, giáo sư văn học và nhà hoạt động xã hội được yêu mến người Palestine Refaat Alareer đã thiệt mạng trong một cuộc không kích từ Israel cùng với người anh, em gái và bốn đứa con của họ. Trong tuần để tang kể từ đó, những lời tri ân dành cho cuộc đời, sự nghiệp viết lách và các hoạt động nghệ thuật tích cực của Alareer đã tràn ngập khắp nơi trên thế giới. Nhiều lời tri ân được đăng cùng với bài thơ cuối cùng “Nếu tôi phải chết” được ông đăng trên Twitter của mình vào ngày 1 tháng 11 năm 2023. Cho đến nay, bài thơ chia tay như một điềm báo đau lòng của Alareer hiện đã được dịch sang hơn 40 thứ tiếng; được đọc trên các sân khấu thế giới và được viết trên các bức tường sân ga tàu điện; được in trên các biểu ngữ, bảng hiệu, cờ và diều, được giương cao trong các cuộc biểu tình đòi ngưng bắn trên khắp thế giới.
Nhà xuất bản của Ocean Vương trên Marketplace cũng như Ocean Vương trên Instagram của mình đã thông báo về cuốn tiểu thuyết mới sẽ được xuất bản vào tháng 6 năm 2025, Emperor of Gladness. “Emperor of Gladness” là cuốn tiểu thuyết thứ hai của Ocean Vương, “kể về một năm trong cuộc đời của một thanh niên ương ngạnh ở New England, người tình cờ trở thành người chăm sóc cho một góa phụ 82 tuổi bị mất trí nhớ, tạo nên câu chuyện về tình bạn. sự mất mát và mức độ chúng ta sẵn sàng mạo hiểm để đòi hỏi một trong những ân huệ quý giá nhất của cuộc đời: cơ hội thứ hai.”
Tuyển tập “9 Khuôn Mặt: 9 Phong Khí Văn Chương” của Bùi Vĩnh Phúc là những trang sách phê bình văn học độc đáo, nơi đây 9 người cầm bút nổi tiếng của Miền Nam – Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Vũ Khắc Khoan, Võ Phiến, Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Xuân Hoàng, Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Tô Thùy Yên – được chiếu rọi trên trang giấy rất mực trân trọng, công phu, phức tạp, và nổi bật là kiểu phê bình văn học rất mực thơ mộng của họ Bùi.
Nhận được tin buồn nhà thơ Phan Xuân Sinh sau một cơn bạo bệnh, nhập viện vì bệnh tim mạch, hôn mê sau 10 ngày vô phương cứu chữa đã qua đời tại Texas ngày 28/2/2024. Thọ 76 tuổi...
Từ hồi trẻ, tôi đã có thói quen là những ngày giáp Tết thì bắt đầu chọn một vài bài nhạc xuân để nghe; và trong những ngày đầu năm thì sẽ đọc một cuốn sách. Thói quen “khai sách đầu xuân” có thêm một chi tiết khi tuổi quá độ “ngũ thập nhi tri thiên mệnh”: đọc một cuốn sách có chủ đề về Phật Giáo. Trong năm Giáp Thìn này, tôi chọn cuốn “Từ Mặc Chiếu Đến Như Huyễn” của một tác giả cũng tuổi con rồng: cư sĩ Nguyên Giác, cũng là nhà báo Phan Tấn Hải. Giới thiệu “tác giả, tác phẩm” dài dòng như vậy, nhưng đối với tôi, người viết đơn giản chỉ là anh Hải, một người anh thân thiết, đã từng có một thời ngồi gõ bàn phím chung trong tòa soạn Việt Báo ở phố Moran. Đọc sách của anh Hải, tôi cũng không dám “điểm sách” hay “phê bình sách”, vì có thể sẽ bị anh phán rằng “… viết như cậu thì chỉ… làm phí cây rừng thôi!” Bài viết này chỉ ghi lại một vài niềm hứng khởi khi được tặng sách, khi đọc qua cuốn sách mà cái tựa cũng đã chạm sâu thẳm vào những điều bản thân đang chiêm nghiệm.
Chúng ta thường được nghe nói, rằng mọi người đều bình đẳng trước Thượng Đế. Tuy nhiên, Thượng đế thì không ai thấy, nhưng có một thứ còn đáng sợ hơn nhân vật cổ sử đó (nếu thật sự là có Thượng Đế): đó là những trận mưa bom. Người dân Ukraine và Palestine ý thức rất rõ, vì đó là chuyện hằng ngày của họ: mọi người đều bình đẳng khi đứng dưới mưa bom. Già, trẻ, nam, nữ, trí thức, nông dân, nhà thơ, họa sĩ… đều bình đẳng: khi bom rơi trúng là chết. Cuộc chiến giữa người Palestine muốn giữ đất và người Israel từ nơi xa tới nhận phần đất mới do quốc tế trao tặng từ đất Palestine đã kéo dài nhiều thập niên. Bây giờ căng thẳng mới nhất là ở Gaza, cuộc chiến đang tiếp diễn giữa nhóm Hamas, thành phần chủ trương bạo lực của dân Palestine, và quân Israel. Trong những người chết vì bom Israel, có những người hiền lành nhất, đó là trẻ em và phụ nữ.
Thông thường khi nghe hai chữ “cô đơn” chúng ta liên tưởng đến trạng thái tinh thần yếm thế, tâm tư buồn bã, ngày tháng chán chường, thậm chí, cuộc đời trống rỗng. Có lẽ, vì ý nghĩa từ điển của từ vựng này; có lẽ, vì ảnh hưởng văn chương nghệ thuật; có lẽ vì chúng ta đã từ lâu tin như thế, mà không bao giờ đặt một nghi vấn nào. Đây là định nghĩa của “cô đơn” qua Bách thư toàn khoa Wikipedia: “Cô đơn là một trạng thái cảm xúc phức tạp và thường gây khó chịu, đáp ứng lại với sự cách ly xã hội. Cô đơn thường bao gồm cảm giác lo lắng về sự thiếu kết hợp hay thiếu giao tiếp với những cá nhân khác, cả ở hiện tại cũng như trong tương lai. Như vậy, người ta có thể cảm thấy cô đơn ngay cả khi xung quanh có nhiều người. Nguyên nhân của sự cô đơn rất đa dạng, bao gồm các vấn đề về xã hội, tâm thần, tình cảm và các yếu tố thể chất.
Vào những ngày cuối năm 2023, khi mà người Mỹ bắt đầu chuẩn bị cho những bữa tiệc Giáng Sinh, năm mới, bàn tán chuyện mua sắm, thì chiến sự giữa Isarel và Hamas chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Trên vùng đất thánh của cả ba tôn giáo lớn, những kiếp người lầm than chỉ mong có một ngày hòa bình, một ngày không bom đạn. Cũng vào những ngày cuối năm 2023, người Mỹ bắt đầu nhìn thấy một viễn cảnh Ukraine bị bỏ rơi, phải chấp nhận đổi đất lấy hòa bình. Nhiều người Việt cho rằng Ukraine sắp là một Việt Nam Cộng Hòa khác, một đồng minh bị Mỹ bỏ rơi, nhưng sau một thời gian có thể nhanh hơn nhiều.
Vào ngày 6 Tháng 12, giới truyền thông Mỹ đồng loạt đưa tin Taylor Swift, nữ ca nhạc sĩ đầy tài năng, được tạp chí Time vinh danh là “Nhân Vật Của Năm 2023” (Person of The Year). Đây là lần đầu tiên một ca nhạc sĩ được bình chọn danh hiệu giá trị này, càng nhấn mạnh thêm sự thành công và sức ảnh hưởng của cô gái hát nhạc pop-đồng quê. Trước đây, nhiều nhân vật được Time chọn từ năm 1927 là các tổng thống Hoa Kỳ, những nhà hoạt động chính trị lỗi lạc.
Bốn câu thơ này được bố tôi (nhà văn Doãn Quốc Sỹ) ghi lại như một giai thoại văn học, làm lời tựa cho tác phẩm Mình Lại Soi Mình. Bố tôi kể rằng khoảng năm 1984, phong trào vượt biên đang rầm rộ. Một người bạn mới gặp đó, mà hôm sau đã vượt biên rồi! Vào một ngày đẹp trời, bố tôi đạp xe từ Sài Gòn qua Làng Báo Chí bên kia cầu xa lộ để thăm chú Nguyễn Đình Toàn. Đến giữa cầu thì thấy chú đang đạp xe theo chiều ngược lại, cũng định đến thăm mình ở căn nhà hẻm Thành Thái. Hai người bạn gặp nhau giữa cầu. Có lẽ chú Toàn đã nhìn những cánh đồng lúa bên Thủ Thiêm, tức cảnh sinh tình, ngẫu hứng làm ra bốn câu thơ này.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.