Hôm nay,  

Nông Nghiệp Cổ Đại Có Thể Dạy Ta Những Bài Học Gì Để Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu?

08/03/202400:00:00(Xem: 384)

nong nghiep

Những phương pháp nông nghiệp cổ đại thực sự có thể giúp chúng ta thích ứng với biến đổi khí hậu. Nhưng thành công hay thất bại sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi quyền lực chính trị. (Nguồn: pixabay.com)


Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra nhiều di tích khảo cổ trên khắp thế giới, từ hệ thống các hồ chứa và kênh đào từng rất thành công một thời ở Angkor Wat (Campuchia) cho đến những nơi định cư đã bị bỏ hoang của người Viking ở Greenland. Những di tích này mang đến bằng chứng mới cho thấy các nền văn minh trước đây đã phải đối mặt với những biến đổi khí hậu mà họ không thể lường trước, và tình hình đã khiến cho các phương pháp canh tác của họ không còn phù hợp để có thể duy trì lâu dài.
 
Trong số những phát hiện này, có những câu chuyện khá thành công về những phương pháp canh tác nông nghiệp cổ xưa đã giúp các nền văn minh vượt qua thời kỳ khó khăn.
 
Trong giai đoạn từ năm 1200 đến 1400 sau Công nguyên, nông dân Zuni ở phía tây nam Hoa Kỳ đã trải qua những khoảng thời gian dài với lượng mưa cực kỳ thấp. Để vượt qua tình hình khó khăn này, họ đã áp dụng các hệ thống tưới tiêu phi tập trung, quy mô nhỏ.
 
Trong giai đoạn từ năm 1450 đến 1650, nông dân ở Ghana cũng đã phải đối mặt với tình trạng hạn hán nặng nề. Để ứng phó với tình hình, họ đã chọn trồng các loại ngũ cốc bản địa Châu Phi, như loại kê ngọc trai (pearl millet) có sức chịu hạn tốt.
 
Những phương pháp nông nghiệp cổ đại đang thu hút khá nhiều sự quan tâm. Khi các quốc gia phải đối mặt với tình hình thời tiết khắc nghiệt chưa từng có, chẳng hạn như những đợt nắng nóng, những cơn bão lớn và sự kiện sông băng tan chảy, nhiều nông dân và tổ chức phát triển quốc tế đang đào sâu nghiên cứu tư liệu về nông nghiệp cổ đại nhằm hồi sinh các giải pháp cổ xưa này.
 
Nông dân ở Tây Ban Nha đang phải đối mặt với tình trạng hạn hán, và họ đã tái sử dụng phương pháp tưới tiêu của người Moor, một nhóm dân tộc ở Bắc Phi và Nam Tây Ban Nha trong thời Trung Cổ. Các công ty quốc tế, với mong muốn giảm lượng khí phát thải nhà kính, đã chi trả số tiền lớn cho than sinh học (biochar), loại than được sản xuất bằng phương pháp truyền thống của các cộng đồng thổ dân ở Amazon từ trước khi Columbus phát hiện ra Châu Mỹ. Các chủ trang trại chăn nuôi ở Texas đã chuyển sang áp dụng các phương pháp lâu đời để trồng che phủ nhằm bảo vệ cây trồng và động vật khỏi tác động của thời tiết xấu khó lường.
 
Tuy nhiên, chỉ tìm kiếm các phương pháp và kỹ thuật cổ đại mà không chú ý đến bối cảnh lịch sử sẽ khiến ta bỏ lỡ một trong những bài học quan trọng nhất từ nông dân cổ đại: Sự bền vững của nông nghiệp không chỉ liên quan đến đất, nước và mùa màng, mà còn bị ảnh hưởng rất nhiều bởi quyền lực và chính trị.
 
Nhiều phát hiện mới trong những năm gần đây đã chỉ ra rằng quá khứ nhân loại đã có rất nhiều người cố gắng giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, theo cả cách bền vững và không bền vững. Các nhà khảo cổ nhận thấy rằng sự bền vững của nông nghiệp thời xưa có liên quan chặt chẽ đến chính trị. Tuy nhiên, những động lực này thường bị lãng quên trong các cuộc thảo luận về tính bền vững của nông nghiệp ngày nay.
 
Nông nghiệp của người Maya gắn liền với kiểm soát rừng
Ở vùng đất thấp nhiệt đới của Mexico và Trung Mỹ, nông dân Maya bản địa đã thực hiện nghệ thuật canh tác đất và trồng trọt theo phương pháp milpa hàng ngàn năm. Phương pháp milpa (na ná với đốt nương làm rẫy) giúp nông dân thích nghi với hạn hán bằng cách điều chỉnh môi trường của rừng một cách nhẹ nhàng. Họ đã kiểm soát cháy rừng và bảo tồn rừng cẩn thận để giữ cho môi trường rừng ổn định.
 
Kiến thức về phương pháp milpa đã giúp đỡ nhiều nông dân ở nông thôn vượt qua những biến đổi khí hậu trong thời kỳ nổi tiếng “Sụp đổ nền văn minh Maya” (Maya Collapse) - là hai thế kỷ sụp đổ chính trị và suy giảm dân số đô thị từ năm 800 đến 1000 sau Công nguyên. Điều quan trọng là sau này các nhà lãnh đạo chính trị Maya đã chung tay với nông dân để duy trì tính linh hoạt này. Phương pháp của họ vẫn còn thể hiện rõ trong các hiện vật và mô hình định cư của cộng đồng nông nghiệp sau thời kỳ sụp đổ, và được ghi chép lại bởi các tu sĩ Tây Ban Nha thế kỷ 16.
 
Trong cuốn sách “Rooting in a Useless Land: Ancient Farmers, Celebrity Chefs, and Environmental Justice in Yucatán,” (Tạm dịch là “Khởi nguồn từ một vùng đất khỉ ho cò gáy: Nông dân cổ đại, Đầu bếp nổi tiếng và Công bằng môi trường ở Yucatán”) tác giả đã theo dõi lịch sử sâu rộng về phương pháp milpa của người Maya. Kết hợp với khảo cổ học, tác giả chỉ ra cách nông dân cổ đại thích ứng với nông nghiệp milpa để ứng phó với hạn hán và biến động chính trị trong nhiều thế kỷ.
 
Cách đây vài năm, phương pháp canh tác đất milpa của người Maya hiện đại đã thu hút sự chú ý của công chúng khi các tổ chức phát triển quốc tế hợp tác với các đầu bếp nổi tiếng, như René Redzepi của Noma, để ủng hộ ý tưởng này.
 
Tuy nhiên, các nhóm này đã lên án một kỹ thuật truyền thống của milpa: việc đốt cháy khu đất rừng mới là không bền vững. Thay vào đó, họ quảng bá phiên bản “không đốt” để trồng bắp hữu cơ đạt chất lượng cho các nhà hàng cao cấp. Phiên bản “không đốt” của milpa dựa vào việc sử dụng phân bón để trồng bắp tại một vị trí cố định, thay vì sử dụng cháy rừng có giám sát để kiểm soát độ phì nhiêu màu mỡ của các khu đất rừng rộng lớn.
 
Việc áp dụng phương pháp "không đốt" không chỉ tạo ra hạn chế cho phương pháp truyền thống mà nông dân Maya đã được sử dụng trong hàng thế kỷ, mà còn đóng góp vào mối đe dọa chính trị đương đại đối với phương pháp canh tác truyền thống của người Maya: chiếm đất.
 
Phương pháp canh tác milpa truyền thống đòi hỏi rất nhiều đất rừng, vì nông dân cần phải di dời ruộng đồng của mình vài năm một lần. Nhưng nhu cầu này lại mâu thuẫn với các công ty kinh doanh khách sạn, trang trại chăn nuôi gia súc công nghiệp và các nhà phát triển năng lượng xanh, những người muốn có đất giá rẻ và coi các phương pháp kiểm soát rừng của người Maya là không hiệu quả. Phương pháp milpa “không đốt” giúp giảm bớt mâu thuẫn này bằng cách giữ khu đất nhỏ trồng bắp trong khoảng thời gian lâu dài, thay vì trải rộng ra khắp khu rừng qua nhiều thế hệ. Nhưng điều này cũng làm thay đổi truyền thống.
 
Nông dân Maya hiện đang đấu tranh để có thể thực hiện các kỹ thuật canh tác cổ đại của họ, không phải vì họ đã quên hay bị mất đi những kỹ thuật đó, mà bởi vì các chính sách tư nhân hóa đất đai của thời kỳ mới đang làm suy yếu khả năng kiểm soát đất rừng của nông dân.
 
Ngày càng có nhiều nông dân hoặc phải chấp nhận một phiên bản mới từ di sản của họ hoặc là từ bỏ nghề nông – lựa chọn mà rất nhiều người đã phải đối mặt.
 
Quần đảo nhân tạo của Mexico: Mối đe dọa từ sự phát triển
 
Ở miền trung Mexico, chinampas là hệ thống đảo và kênh đào nhân tạo cổ xưa, đã giúp nông dân trồng trọt lương thực ở vùng đất ngập nước trong hàng thế kỷ. Sự tồn tại lâu dài của chinampas là di sản của kiến thức sinh thái sâu rộng và là nguồn tài nguyên giúp cộng đồng tự nuôi sống mình.
 
Nhưng khảo cổ học đã chỉ ra rằng nỗ lực kiểm soát chinampa có thể sụp đổ gần như chỉ sau một đêm. Điều đó từng xảy ra vào thế kỷ 14, khi Đế chế Aztec mở rộng quyết định tái thiết kế Hồ Xaltocan để sản xuất muối, khiến cho chinampas bỗng trở nên không thể sử dụng.
 
Ngày nay, tương lai của ngành nông nghiệp chinampa phụ thuộc vào các cánh đồng được nông dân địa phương coi sóc và bảo vệ ở vùng ngoại ô của Thành phố Mexico. Những cánh đồng này đang đối mặt với nhiều nguy cơ khi nhu cầu về nhà ở ngày càng tăng cao, khiến các khu dân cư mở rộng vào khu vực chinampa.
 
Những cánh đồng Andean: Câu chuyện bóc lột sức lao động
 
Nền nông nghiệp Andean truyền thống ở Nam Mỹ kết hợp nhiều kỹ thuật canh tác cổ xưa. Trong số đó, có một kỹ thuật có lịch sử phức tạp, đang thu hút nhiều nỗ lực hồi sinh.
 
Vào những năm 1980, các cơ quan chính phủ, các nhà khảo cổ và các tổ chức phát triển đã chi rất nhiều tiền để thuyết phục nông dân ở vùng Andean hồi sinh một phương pháp canh tác cụ thể, gọi là ‘raised field’ (tạm hiểu giống như ‘đắp luống nâng bờ’: phần đất trồng được nâng lên cao hơn so với mặt đất, được bao quanh bởi các mương nước). Các luống đất đắp cao cổ xưa đã được tìm thấy xung quanh Hồ Titicaca, nằm ở biên giới giữa Peru và Bolivia. Và nhiều người tin rằng phương pháp cổ xưa này có thể giúp giảm đói ở vùng Andes bằng cách cho phép họ thâm canh khoai tây và không bỏ đất hoang phí phạm.
 
Nhưng nông dân ở vùng Andean không có liên quan gì đến việc canh tác trên những luống đất đắp cao, một phương pháp đòi hỏi rất nhiều công sức và lao động. Thực tế, phương pháp này đã bị loại bỏ từ trước khi nền văn minh Inca xuất hiện vào thế kỷ 13. Có thể thấy rằng, những phương pháp canh tác cổ xưa không phải lúc nào cũng được duy trì và khôi phục thành công trong cộng đồng nông dân vùng Andean.
 
Kể từ đó, nhiều khám phá di tích khảo cổ xung quanh Hồ Titicaca cho thấy rằng nông dân cổ đại đã bị ép phải canh tác với phương pháp đắp luống nâng bờ bởi đế chế Tiwanaku trong thời kỳ hưng thịnh từ năm 500 đến 1100 sau Công Nguyên. Không giống như câu chuyện chính trị được quảng bá bởi các tổ chức, đắp luống không phải là để giúp nông dân tự nuôi sống bản thân, mà là một công nghệ để bóc lột sức lao động và tận thu nông sản ở Andean thời cổ đại.
 
Tôn trọng lịch sử của những phương pháp nông nghiệp cổ xưa
 
Việc khôi phục các kỹ thuật canh tác của tổ tiên có thể là một bước tiến tới hệ thống lương thực bền vững, đặc biệt là khi các cộng đồng hậu thế dẫn đầu quá trình khôi phục. Thế giới có thể quay lại khôi phục các hoạt động nông nghiệp từ quá khứ chung của nhân loại, và nên là như thế.
 
Nhưng chúng ta không thể giả vờ rằng những phương pháp đó không có dính dáng gì đến chính trị.
 
Nông dân Maya vẫn tiếp tục đốt rừng có kiểm soát, đối mặt với sự phản đối từ những người muốn tư nhân hóa đất đai. Họ hiểu rõ giá trị của các phương pháp canh tác truyền thống cũng như mối đe dọa từ quyền lực chính trị. Tương tự, nông dân ở vùng chinampa của Mexico cũng đang nỗ lực để phục hồi sản xuất thực phẩm địa phương, nhằm cung cấp thức ăn cho những người khó khăn, nghèo đói. Và nông dân Andean cũng từ chối tham gia vào các dự án tái tạo phương pháp đắp luống nâng bờ.
 
Tùy thuộc vào cách mà các phương pháp canh tác cổ xưa được sử dụng, chúng có thể góp phần làm gia tăng sự bất bình đẳng xã hội hoặc tạo ra hệ thống lương thực, thực phẩm công bằng hơn. Và để làm cho những phương pháp này trở nên bền vững, cần phải có sự cam kết sâu sắc đối với các hệ thống lương thực, thực phẩm thực sự công bằng và bình đẳng.
 
Nguyên Hòa biên dịch
Nguồn: “What ancient farmers can really teach us about adapting to climate change – and how political power influences success or failure” được đăng trên trang TheConversation.com.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Người cư sĩ tại gia có khả năng phát huy đạo đức cao thượng, từ từ bước lên nấc thang thánh vị, qua việc trì giữ giới luật: Năm Giới, Tám Giới, Mười Giới và Bồ Tát Giới Tại Gia. Chính những giới này giúp cho hàng đệ tử tại gia cũng như xuất gia ngăn ngừa nghiệp xấu, vun trồng tâm lành để hiện tại và mai sau có được cuộc sống an vui, lợi mình, lợi người. Kính mời quý Phật tử phát tâm về Chùa Hương Sen thọ giới, nhận giới và giữ giới.
Vatican hôm thứ Hai tuyên bố phẫu thuật khẳng định giới tính và mang thai hgiùm là những mối đe dọa nghiêm trọng đối với phẩm giá con người, đặt chúng ngang hàng với phá thai và an tử là những thực hành vi phạm kế hoạch của Thiên Chúa dành cho sự sống con người. Vatican ban hành “Phẩm giá vô hạn” (Infinite Dignity), một tuyên bố dài 20 trang đã được thực hiện trong 5 năm. Sau khi sửa đổi đáng kể trong những tháng gần đây, nó đã được Đức Giáo Hoàng Francis phê duyệt vào ngày 25 tháng 3, theo AP.
AUKUS sẽ thêm một chữ J hay chữ JA vào.... Tờ Financial Times đưa tin, Mỹ, Anh và Úc đang xem xét đưa Nhật Bản vào quan hệ đối tác an ninh AUKUS của họ nhằm ngăn chặn Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Các bộ trưởng quốc phòng AUKUS vào thứ Hai sẽ công bố các cuộc đàm phán về việc mở rộng Trụ cột II (Pillar II), trong đó tập trung vào phát triển các năng lực tiên tiến và chia sẻ công nghệ.
Philippines, Nhật Bản, Mỹ và Australia sẽ tổ chức các cuộc tập trận hải quân chung ở Biển Đông (South China Sea) vào Chủ nhật tuần này, theo 1 tuyên bố chung: “Chúng tôi sát cánh cùng tất cả các quốc gia trong việc bảo vệ trật tự quốc tế dựa trên luật pháp vốn là nền tảng cho một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương hòa bình và ổn định. Bốn quốc gia của chúng tôi tái khẳng định quan điểm coi Phán quyết của Tòa Trọng tài Biển Đông năm 2016 là phán quyết cuối cùng
Kinh tế Mỹ lạc quan. Nền kinh tế Mỹ có thêm 303.000 việc làm trong tháng 3 và tỷ lệ thất nghiệp giảm nhẹ xuống 3,8%, theo dữ liệu mới của Bộ Lao động công bố hôm thứ Sáu. Báo cáo việc làm tháng 3 một lần nữa vượt hơn mong đợi. Các nhà kinh tế đã kỳ vọng rằng nền kinh tế sẽ đạt được 200.000 việc làm và tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm xuống còn 3,8%.
Một cậu bé 16 tuổi nâng nguyên một chiếc Volkswagen lên để cứu hàng xóm bị kẹt dưới xe. Người mẹ dũng cảm chiến đấu với gấu Bắc Cực để bảo vệ con mình. Cô con gái lôi chiếc máy kéo bị lật đè trên người cha ra. Những kỳ tích này được thực hiện nhờ có một lượng adrenaline tăng vọt và giải phóng các hệ thống của cơ thể cũng như năng lực của cơ bắp, vốn chỉ có thể ‘xuất toàn lực’ trong những tình huống căng thẳng cực độ.
Đức Giáo Hoàng Francis dự kiến trong tháng 9/2024 sẽ viếng thăm nhiều quốc gia Châu Á, và có thể bao gồm cả Việt Nam, theo các tin từ Catholic Vote, Reuters, Tempo, và Hội Đồng Giám Mục VN. Theo tin CV, Ngài có kế hoạch đến thăm Singapore trong chuyến công du châu Á vào tháng 9/2024, đây sẽ là chuyến thăm đầu tiên của giáo hoàng đến đất nước này kể từ chuyến thăm ngắn ngủi của Đức Giáo hoàng St. John Paul II hồi năm 1986.
Dân biểu Gerry Connolly (D-Va.) hôm thứ Ba đã chỉ trích dự luật Cộng Hòa được đưa ra gần đây sẽ đổi tên Phi trường Quốc tế Washington Dulles theo tên cựu Tổng thống Trump để thành Phi trường Quốc tế Donald Trump. Connolly, người có địa hạt bao gồm một phần Dulles, tuyên bố: “Donald Trump đang phải đối mặt với 91 cáo buộc trọng tội. Nếu đảng Cộng hòa muốn đặt tên gì đó theo tên Trump, tôi khuyên họ nên tìm một nhà tù liên bang.”
Đảng Cộng hòa tại Hạ viện đang nỗ lực đổi tên Phi trường Quốc tế Dulles theo tên Donald Trump, cựu tổng thống hai lần bị luận tội, bị truy tố bốn lần, người đã bị Tổng thống Joe Biden đánh bại trong cuộc bầu cử năm 2020. Fox News đưa tin rằng Dân Biểu Guy Reschenthaler (R-PA) tin rằng việc đổi tên phi trường quốc tế lớn nằm ngay bên ngoài thủ đô của đất nước theo tên Trump là một ý tưởng hay vì “trong đời tôi, đất nước chúng ta chưa bao giờ vĩ đại hơn dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Donald J. Trump.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.