Hôm nay,  

Liệu Trí Tuệ Nhân Tạo (AI) Mới Có Thể Vượt Qua Phép Thử Turing Hay Không?

10/03/202300:00:00(Xem: 2514)
 
Tri tue nhan tao
Một trong những thành tựu của Alan Turing là giải mật mã cho nước Anh trong Thế Chiến II. Với sự giúp đỡ của ông, các lực lượng Đồng Minh biết trước được những chiếc tàu ngầm U-boat của Đức dự định tấn công khi nào và ở đâu. (Nguồn: pixabay.com)
 
Máy móc có thể suy nghĩ không? Câu hỏi này đã xuất hiện trong tâm trí của nhiều người khi trí tuệ nhân tạo (AI) và ChatGPT xuất hiện. ChatGPT là một cỗ máy dựa trên công nghệ học hỏi thu thập kiến thức, có thể trò chuyện – và đôi khi đánh lừa – người dùng là con người chúng ta. Thậm chí, người dùng chatbot của công cụ tìm kiếm Bing, tương tự như công nghệ ChatGPT, còn báo cáo đáng sợ rằng AI đã ‘tỏ tình’ với họ.
 
Từ năm 1950, Alan Turing đã có câu trả lời cho câu hỏi trên – một chiếc máy tính có khả năng “suy nghĩ” nếu nó có thể đưa ra những câu trả lời có tính thuyết phục đến mức người tiếp xúc với nó không thể phân biệt được đâu là câu trả lời của máy, đâu là câu trả lời của người thực. Khái niệm này, được gọi là phép thử Turing (Turing test), hiện đang được nhắc lại rất nhiều, bởi vì một số người cho rằng thế hệ AI mới trên thực tế đã có thể vượt qua phép thử Turing.
 
Nhưng Turing là ai? Và tại sao cho đến ngày nay những ý tưởng về điện toán và AI của ông vẫn còn quan trọng như thế? Sau đây là những điều nên biết về nhà toán học, người giải mã và khoa học gia máy tính huyền thoại người Anh.
 
Alan Turing thuở thiếu thời
 
Sinh ra ở London vào năm 1912, Turing là con trai của một viên chức thuộc địa của Anh ở Ấn Độ. Tuy nhiên, cha mẹ ông không muốn con cái mình lớn lên ở đó nên đã gửi cho gia đình bạn bè nuôi nấng. Theo người viết tiểu sử Andrew Hodges, Turing là một đứa trẻ cô đơn, lớn lên trong “những ngôi nhà khác nhau ở Anh, nơi không khuyến khích sự thể hiện, sự độc đáo hay khám phá.” Nhưng cậu bé Turing có một trí óc thật sự thông minh và độc đáo.
 
Đến khi vào trường nội trú, cậu thiếu niên Turing đã xây dựng tình bạn thân thiết với người bạn cùng lớp của mình, Christopher Morcom, vì họ có chung tình yêu dành cho khoa học. Năm 1930, Morcom đột ngột qua đời. Điều này đã khiến Turing bị suy sụp nặng nề. Trong những bức thư gửi cho mẹ của Morcom, anh tự hỏi liệu tâm trí của Morcom có thể tồn tại mà không cần tới thể xác hay không.
 
Sự mất mát đã khiến Turing thay đổi. Chàng thiếu niên bị cuốn vào nghiên cứu về triết học, toán học và khoa học về tâm trí con người. Anh thực hiện các nghiên cứu khoa học và toán học cao cấp, nhận bằng toán học tại Trường Cambridge University năm 1934 và bằng tiến sĩ toán học tại Trường Princeton University năm 1938.
 
Là sinh viên cao học, Turing đã viết một bài chứng minh và thách thức một lý thuyết của nhà toán học đáng kính David Hilbert. Ông David Hilbert đã đưa ra phỏng đoán rằng không có vấn đề toán học nào không thể giải được. Như một phần trong bài thách thức đó, Turing đã đưa ra một thử nghiệm tưởng tượng mô tả một thiết bị, hiện được gọi là “cỗ máy” Turing. Thiết bị giả định này có thể đọc những dữ liệu thâu thập từ một đoạn băng dài vô hạn và giải quyết các vấn đề dựa trên một bộ quy tắc. Thời điểm đó, người ta không thể chế tạo được một cỗ máy Turing thực sự, nhưng ý tưởng này – một cỗ máy nhân tạo có thể được lập trình, lưu trữ thông tin và thực hiện các phép tính – đã tạo tiền đề cho các máy điện toán hiện đại.
 
Máy giải mã Enigma và Thế Chiến II
 
Trong Thế Chiến II, Turing đã nghiên cứu một dạng tính toán phức tạp khác: giải mã. Ông được giao nhiệm vụ giải mã các tin nhắn tiếng Đức được mã hóa bằng Enigma. Máy Enigma là một loại máy có hệ thống đĩa quay dùng để tạo mật mã và giải mã các thông tin cơ mật. Muốn giải các mật mã thì phải có cả máy Enigma và chìa khóa riêng cho bộ mật mã đó – và các mật mã thì được thay đổi hàng ngày.
 
Enigma có thể tạo ra hàng tỷ khả năng kết hợp và đã khiến cho các nhóm giải mã của Đồng Minh bối rối. Nhưng chỉ trong vòng vài tuần sau khi đến Bletchley Park – một trường học về thuật toán và mật mã và là nơi tập trung các nỗ lực phá giải mật mã của quân Đồng Minh – Turing đã giải được mật mã. Ông đã thiết kế ra Victory, một cỗ máy cơ giới hóa việc giải mã bằng cách sử dụng nhiều Enigma để thu hẹp các thông điệp có khả năng nhất. Với sự giúp đỡ của Turing, các lực lượng Đồng Minh biết trước được những chiếc tàu ngầm U-boat của Đức dự định tấn công khi nào và ở đâu.
 
Khi Đức chuyển sang sử dụng Lorenz, một thiết bị phức tạp hơn nữa, Turing tiếp tục phát triển một kỹ thuật giúp bẻ khóa các thông điệp được mã hóa bởi thiết bị này, giúp quân Đồng Minh nắm được thông tin chi tiết bên trong các thông điệp trao đổi giữa Hitler và các viên chức cấp cao nhất của quân Đức.
 
Nỗ lực phá giải mật mã ở Bletchley Park được cho là đã giúp rút ngắn cuộc chiến tới 4 năm. Đồng nghiệp Jerry Roberts đã viết rằng chính Turing “đã cứu nước Anh khỏi thời kỳ tăm tối của Đức Quốc Xã,” và chính phủ Anh cũng đồng ý với điều này; họ đã trao tặng Turing Huân Chương Anh Quốc, đây là vinh dự cao nhất của nước Anh. Nhưng chiến dịch giải mã, cũng như vai trò của Turing trong đó, vẫn được giữ bí mật mãi cho đến những năm 1970, khi vai trò của Bletchley Park trong Thế Chiến II được công bố.
 
Trò Bắt Chước
 
Việc phải giữ bí mật về công việc tại Bletchley Park đã cản trở Turing không ít. Năm 1945, ông đề nghị chế tạo một thiết bị tính toán tiên tiến được gọi là Máy Tính Tự Động (Automatic Computing Engine – ACE), đây có thể là chiếc máy tính tiên tiến nhất thời đó.
 
Kỹ sư máy tính kiêm nhà sử học Brian Edward Carpenter viết: “ACE là thiết kế máy tính điện tử hoàn chỉnh đầu tiên. Tuy nhiên, Turing gặp khó khăn trong việc thuyết phục các đồng nghiệp của mình. Họ không hay biết chút gì về những thành công trước đó của ông, và cho rằng ý tưởng này là bất khả thi. Ông đã rất chật vật để chế tạo được nó. Và khi các công nhân của chính phủ Anh sản xuất ra chiếc ACE đầu tiên, nó là một mẫu đơn giản hơn.
 
Turing tiếp tục làm việc tại Trường Victoria ở Manchester. Tại đây, ông tiếp tục khám phá ý tưởng về một chiếc máy tính vạn năng. Turing cũng giải quyết khái niệm trí tuệ nhân tạo và vật lộn với các câu hỏi về việc liệu máy móc có thể suy nghĩ hay không.
 
Năm 1950, Turing đã đáp lại cuộc tranh luận ngày càng gay gắt về những vấn đề này bằng một bài báo, mô tả một thử nghiệm tưởng tượng mà ông gọi là “trò bắt chước.” Trong thử nghiệm, một người ở trong phòng cách ly, đặt câu hỏi cho một người đàn ông và một phụ nữ ở phòng khác, rồi nhận câu trả lời được viết trên giấy, sau đó sẽ cố gắng xác định giới tính của hai người trả lời. Turing cho rằng, nếu một trong số những người trả lời câu hỏi được thay thế bằng một cỗ máy, và cỗ máy này có thể đánh lừa được người hỏi với những câu trả lời giống con người, thì cỗ máy đó “thông minh.”
 
Trong bài nghiên cứu, Turing cũng so sánh tâm trí con người với máy móc và cho rằng một ngày nào đó máy móc có thể dạy lẫn nhau. Mặc dù công nghệ này là không tưởng vào thời của ông, nhưng khái niệm trên là trung tâm của máy học và trí tuệ nhân tạo (AI) hiện đại. Các công nghệ hiện đại như ChatGPT được đào tạo dựa trên bộ dữ liệu khổng lồ; chúng dựa vào đó để giải quyết vấn đề và trò chuyện với con người.
 
Cho đến bây giờ, phép thử Turing vẫn còn được tranh luận sôi nổi và đã thúc đẩy các cuộc tranh luận, thử nghiệm và công nghệ khác trong suốt hàng thập niên — tất cả các thiết bị hiện đại đều liên quan đến những gì mà ông đã hình dung trong thời đại mà mọi thứ còn hạn chế.
 
Những ngày cuối đời
 
Turing có một bộ óc thông minh. Nhưng giới tính của bản than đã đẩy ông vào cùng cực bởi vì thời đó, đồng tính luyến ái là phạm pháp.
 
Năm 1952, nhà của Turing bị trộm đột nhập. Trong quá trình điều tra, ông khai với con cảnh sát rằng kẻ trộm chính là bạn trai cũ của ông. Turing bị buộc tội có hành vi khiếm nhã và đã nhận tội. Thay vì chấp nhận thụ án tù giam, điều này sẽ khiến ông bị mất việc, Turing chọn cách kiểm soát và “thiến hóa học” – tiêm vào người thuốc estrogen được chế ra nhằm giảm ham muốn tình dục.
 
Bị kết án là tội phạm, Turing không còn được đặc quyền an ninh và một năm tiêm estrogen khiến ông bất lực. Ngày 7 tháng 6 năm 1954, quản gia của Turing phát hiện ông đã chết trên giường. Gần đó là một quả táo cắn dở, bị nghi là có tẩm chất độc xyanua. Turing qua đời ở tuổi 41.
 
Mặc dù cái chết của ông được coi là một vụ tự sát bằng xyanua, nhưng vẫn chưa rõ liệu anh ta có ý định tự sát hay không. Ngày nay, các nhà sử học coi Turing là nạn nhân thiên tài của những thành kiến hủ lậu trong thời đại của ông. Và theo thời gian, sự đóng góp của ông cho cả nỗ lực chiến tranh và khoa học máy tính hiện đại ngày càng trở nên rõ ràng hơn.
 
Lời tiên tri của ông cũng vậy. Turing từng nói trong một cuộc phỏng vấn năm 1951, rằng “Nếu một cỗ máy có thể suy nghĩ, nó có thể suy nghĩ thông minh hơn chúng ta. Rồi chúng ta sẽ ở đâu?”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ nghe qua đài phát thanh thôi mà cả triệu người, trước tháng 4/75 từ thành thị cho đến thôn quê khắp miền Nam, già trẻ, lớn bé, trai gái, ai ai cũng có dịp say sưa theo dõi cảc trận đá banh quốc tế ở cầu trường Tao Đàn hay Cộng Hòa. Đó là nhờ tài của vua đá nói số một làng báo Saigon. Chẳng những vậy, ký gỉả Huyền Vũ còn làm đẹp và làm giàu văn chương thể thao. Ông đã có công dịch những từ thể thao ngoại quốc và đưa những từ trong lãnh vực quân sự vào môn đá banh để trận đấu qua radio thêm phần hào hứng và hồi hộp.
Rodrigo Duterte, Tổng Thống Philippines, hăm dọa bỏ tù những người từ chối chích ngừa COVID-19 trong tình hình đại dịch đang lây lan nơi đây. Duterte nói trong bài diễn văn trên TV đêm Thứ Hai, "Quý vị lựa chọn, hoặc chích vaccine, hoặc tôi đưa quý vị vào tù" sau khi thấy vắng người chích ngừa.
Hơn 70 cơ sở kinh doanh đã ký vào một lá thư, thúc giục Thượng Viện thông qua dự luật bảo vệ quyền bầu phiếu. Lá thư đưa ra bởi 3 tổ chức --- Declaration for American Democracy, Vote.org, và When We All Vote (hội sau này là của cựu Đệ nhất phụ nhân Michelle Obama) --- nói rằng Thượng Viện cần thông qua dự luật này để giải quyết các vòng rào cản trở bầu cử do cấp tiểu bang dựng lên.
Những người tin vào thuyết âm mưu QAnon rằng Trump sẽ đăng quang vào Bạch Ốc trong tháng 8/2021 đã la hoảng thất vọng sau khi Trump loan báo sẽ đi vận động lưu diễn tháng 12/2021 cùng với Bill O'Reilly (cựu bình luận gia Fox News): vậy là tháng 8 không vào Bạch Ốc sao, theo tin của báo Newsweek.
Chánh án David B. Cohen của Tòa Tối Cao tiểu bang New York đã ấn định ngày tranh luận đối với các đơn xin hủy đơn kiện do công ty Smartmatic đòi bồi thường 2.7 đôla từ các người bị kiện -- đài Fox News, Rudy Giuliani, Maria Bartiromo, Sidney Powell, Lou Dobbs và Jeanine Pirro --- vì những người bị kiện bịa đặt để vu khống công ty từ cuộc bầu cử 2020.
Tòa Tối Cao Hoa Kỳ hôm Thứ Năm 17/6/2021 quyết định duy trì ObamaCare --- chương trình bảo hiểm y tế dân nghèo, còn có tên Affordable Care Act (ACA), Luật Chăm Sóc Y Tế Vừa Túi Tiền do Tổng Thống Obama đưa ra và đã bị Trump ra sức dẹp bỏ --- như thế là giữ chăm sóc y tế cho những người đã có tiền sử bệnh.
Ban biên tập báo Washington Post viết bài bình luận cảnh báo về hiểm họa do cựu Tổng Thống Trump đưa ra để lật ngược kết quả bầu cử 2020, nói rằng các bản tin mới cho thấy Trump áp lực Bộ Tư Pháp phải điều tra các lời vu khống về "gian lận bầu cử" và như thế cần phải buộc Trump chịu trách nhiệm vì đã đưa Mỹ tới gần một cuộc khủng hoảng Hiến pháp, hay tệ hơn.
một ngày, từ phương xa kia, anh Đỗ Hồng Ngọc báo tin về sự đi. Nhà giáo, nhà văn nhà thơ nhà biên khảo dịch thuật (chưa kể đàn hát) Huỳnh Ngọc Chiến đã ra đi. Anh đã tiên liệu và sửa soạn ngày chia tay, tôi không muốn dùng chữ dũng cảm, mà là an nhiên, đón nhận cái phù du đang từng phút giây cợt đùa tấm thân tứ đại.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.