Hôm nay,  

Bắt Tay Giữa Hoa Kỳ Và Philippines: 5 Điều Quan Trọng Cần Biết

10/02/202300:00:00(Xem: 2268)
Tin 1
Hoa Kỳ sẽ mở rộng sự hiện diện quân sự của mình ở Philippines trong nỗ lực ngăn chặn những hành động có thể xảy ra từ phía Trung Quốc khi họ đang hăm he giành quyền kiểm soát Đài Loan. (Nguồn: Chụp lại từ YouTube)
 
Ngày 2 tháng 2 năm 2023, Hoa Kỳ và Philippines cùng tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ mở rộng sự hiện diện quân sự của mình ở quốc gia Đông Nam Á. Điều này mang lại cho Hoa Kỳ một số lợi thế trong nỗ lực ngăn chặn những hành động khôn lường từ phía Trung Quốc khi họ đang hăm he giành quyền kiểm soát Đài Loan.
 
Đảo cực bắc của Philippines nằm cách Đài Loan khoảng 118 dặm (190 km). Và Đài Loan là một hòn đảo ngoài khơi Trung Quốc. Dù họ coi mình là một quốc gia độc lập, nhưng phía Trung Quốc vẫn luôn khăng khăng rằng đây là một tỉnh ly khai và họ sẽ ‘bất chấp thủ đoạn để lấy lại quyền kiểm soát. Bắc Kinh đã gia tăng các mối đe dọa lên hòn đảo trong những tháng qua.
 
Gần đây, một nhóm nghiên cứu, bao gồm những học giả về khoa học chính trị và các chuyên gia về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, đã xuất bản một cuốn sách về việc triển khai quân sự ở nước ngoài của Hoa Kỳ. Thỏa thuận mới giữa Hoa Kỳ và Philippines có ý nghĩa gì đối với chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và căng thẳng quân sự đang gia tăng ở khu vực Đông và Đông Nam Á?
 
1. Thỏa thuận mở rộng tầm ảnh hưởng của Hoa Kỳ
 
Thỏa thuận mới này là phần mở rộng của thỏa thuận năm 2014 có tên là Thỏa Thuận Hợp Tác Tăng Cường Phòng Vệ (Enhanced Defense Cooperation Agreement – EDCA), cho phép Hoa Kỳ tiếp cận thêm bốn căn cứ quân sự ở Philippines và bảo trì những thiết bị tại các căn cứ đó. Ngoài ra, Hoa Kỳ cũng sẽ chi 82 triệu đô la cho các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng tại 5 căn cứ đang được sử dụng.
 
Giờ đây, Hoa Kỳ sẽ có quyền tiếp cận tổng cộng 9 căn cứ quân sự ở Philippines, cũng là sự hiện diện quân sự rộng rãi nhất của Hoa Kỳ ở quốc gia này trong 30 năm.
 
Thỏa thuận này diễn ra sau một thông báo vào tháng 10 năm 2022 rằng Hoa Kỳ sẽ cấp 100 triệu đô la cho quân đội đóng ở Philippines.
 
2. Lời cảnh báo cho Trung Quốc
 
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã tăng cường hiện diện quân sự ở khu vực Biển Đông và cũng bắt đầu mở rộng dấu ấn quân sự của mình ở các khu vực khác, bao gồm cả các quốc gia ở Châu Phi. Bắc Kinh không ngừng tìm kiếm các địa điểm hải ngoại mới để đặt căn cứ đóng quân.
 
Thí dụ, vào năm 2022, Trung Quốc đã ký một thỏa thuận quân sự mới với Quần Đảo Solomon, dẫn đến suy đoán rằng về sau họ có thể thiết lập một căn cứ quân sự thường trực ở đó.
 
Đến ngày 2 tháng 2 năm 2023, Hoa Kỳ cũng thông báo đã mở đại sứ quán ở Quần Đảo Solomon sau 30 năm trời không có đại sứ quán nào.
 
Theo Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Lloyd J. Austin III, thỏa thuận mới với Philippines là cần thiết để huấn luyện và hội nhập quân đội Hoa Kỳ và Philippines. Bên cạnh đó, việc lực lượng của Hoa Kỳ hiện diện trên hòn đảo phía bắc Luzon cũng giúp Hoa Kỳ tăng khả năng ứng phó với các mối đe dọa trong khu vực, đặc biệt là ngăn chặn các mối đe dọa của Trung Quốc đối với Đài Loan.
 
Việc mở rộng khả năng tiếp cận quân sự cũng cho phép Hoa Kỳ phản ứng dễ dàng và nhanh chóng hơn nếu Trung Quốc có động thái gây hấn ở khu vực Biển Đông hoặc Biển Tây Philippines.
 
Bắc Kinh đã nhanh chóng phản ứng trước thông tin về thỏa thuận quân sự giữa Hoa Kỳ và Philippines. Mao Ning, phát ngôn nhân của Bộ Ngoại Giao, cho biết việc này sẽ “làm leo thang căng thẳng và gây nguy hiểm cho hòa bình và ổn định trong khu vực.”
 
3. Lịch sử quân sự lâu đời của Hoa Kỳ và Philippines
 
Sau khi Hoa Kỳ giành chiến thắng trong Chiến Tranh Tây Ban Nha-Mỹ năm 1898, Philippines trở thành thuộc địa của Hoa Kỳ cho đến khi giành được độc lập vào năm 1946.
 
Philippines vẫn là nơi đóng quân của hàng chục ngàn binh lính Hoa Kỳ trong suốt Chiến Tranh Lạnh. Tuy nhiên, các cuộc biểu tình rộng rãi của dân chúng đã buộc chính phủ Philippines phải yêu cầu Hoa Kỳ rút quân khỏi tất cả các căn cứ quân sự vào năm 1992.
 
Bất chấp sự kiện này, Hoa Kỳ vẫn tích cực trong các hoạt động chống khủng bố ở Philippines. Năm 1998, chính phủ hai bên đã ký một thỏa thuận cho phép Hoa Kỳ đưa quân lính trở lại Philippines. Vào năm 2014, hai bên đã ký một thỏa thuận khác cho phép lực lượng Hoa Kỳ tiếp cận 5 căn cứ quân sự của Philippines.
 
Cựu Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, người nắm quyền từ năm 2016 đến năm 2022, đã nhiều lần đe dọa chấm dứt các thỏa thuận quân sự với Hoa Kỳ. Các thỏa thuận đã chịu nhiều sức ép trong suốt nhiệm kỳ sáu năm của ông.
 
Năm 2022, Ferdinand Marcos Jr. lên làm tân tổng thống Philippines, ngỏ ý sẵn sàng hàn gắn lại mối quan hệ ngoại giao và mở ra khả năng tăng cường hợp tác an ninh nhiều hơn với Hoa Kỳ.
 
Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris cho biết nếu Philippines bị tấn công, Hoa Kỳ sẽ ‘không khoanh tay đứng nhìn.’
 
Trong khi đó, Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ và các nhóm vận động nhân quyền đều công nhận rằng có những lo ngại nghiêm trọng, đáng tin cậy về cách chính phủ Philippines đối xử với công dân của mình.
 
Những năm qua, cảnh sát Philippines đã giết hàng ngàn người trong các cuộc truy quét ma túy. Đất nước này cũng ngày càng trở nên nguy hiểm đối với những nhà báo và những ai muốn thể hiện niềm tin chính trị độc lập. Nhưng dù có thể khiến cho các nhà hoạt động nhân quyền lo ngại, nó không có khả năng ảnh hưởng đến các quyết định quân sự của Hoa Kỳ.
 
Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng Hoa Kỳ có khuynh hướng giảm bớt những lo ngại về nhân quyền ở những khu vực triển khai quân sự, bởi vì các vấn đề bảo mật được ưu tiên cao hơn.
 
Vào ngày 2 tháng 2 năm 2023, ông Austin đã công bố thỏa thuận quân sự mới nhất từ Thành phố Quezon, Philippines, và lưu ý rằng hai nước “chia sẻ các giá trị về tự do, dân chủ và nhân phẩm.”
 
5. Vấn đề về dư luận
 
Với lịch sử phức tạp của Hoa Kỳ và Philippines, quan trọng là phải nắm được người dân Philippines nghĩ gì về việc quân đội Hoa Kỳ duy trì sự hiện diện chính thức ở đất nước họ.
 
Từ năm 2018 đến năm 2020, nhóm nghiên cứu đã làm cuộc khảo sát thường niên với khoảng 1,000 người Philippines về cách họ nhìn nhận ảnh hưởng của Hoa Kỳ và Trung Quốc đối với đất nước mình.
 
Nói chung, luôn có đa số coi ảnh hưởng của Hoa Kỳ là ‘có lợi’ và họ thấy ‘ưng bụng.’ Có rất ít người có quan điểm tiêu cực. Ngược lại, khi được hỏi về ảnh hưởng của Trung Quốc ở Philippines. Mọi người cho thấy quan điểm kém tích cực hơn nhiều. Có thể thấy người Philippines đang mất dần thiện cảm với Trung Quốc.
 
Trong khi đó, Hoa Kỳ và Trung Quốc ngày càng cạnh tranh ảnh hưởng ở khu vực Thái Bình Dương. Những năm tới, một phần của cuộc cạnh tranh này sẽ tập trung vào việc giành được ‘lòng dân’ ở các nước mà họ muốn thiết lập căn cứ quân sự. Kết quả sẽ phần lớn phụ thuộc vào việc Hoa Kỳ và quân đội của họ xây dựng thiện chí tốt cỡ nào.
 
Việt Báo phỏng dịch theo bài viết “The US and the Philippines’ military agreement sends a warning to China – 5 key things to know” của Michael A. Allen, Carla Martinez Machain và Michael E. Flynn, được đăng trên trang TheConversation.com.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Có nên lo ngại rằng thanh thiếu niên sẽ bị ảnh hưởng xấu bởi một số loại sách, như những nỗ lực cấm sách vẫn thường rao ra rả khắp nơi? Trong hơn một thập niên và qua hàng trăm cuộc phỏng vấn, nhóm các giáo sư về giáo dục Peter Johnston và Gay Ivey đã nghiên cứu về kinh nghiệm đọc sách của thanh thiếu niên khi họ được tự do tiếp cận với các tác phẩm văn học dành cho giới trẻ. Và kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc đọc những cuốn sách này không chỉ không gây hại mà còn mang lại nhiều lợi ích.
Vào Chủ Nhật (10/3/2024), người dân Hoa Kỳ sẽ vặn đồng hồ của mình tới thêm 1 tiếng. Và điều này có thể gây ra những khó khăn hoặc phiền toái cho nhiều người vì phải thích nghi với sự thay đổi này trong thói quen hàng ngày. Có khoảng 1/3 người dân Hoa Kỳ cho biết họ không thích việc thay đổi giờ giấc 2 lần mỗi năm như hiện nay. Gần 2/3 muốn bỏ hẳn việc này. Có 17% không có ý kiến gì cụ thể và 21% muốn tiếp tục việc điều chỉnh giờ giấc.
ác nhà khảo cổ đã phát hiện ra nhiều di tích khảo cổ trên khắp thế giới, từ hệ thống các hồ chứa và kênh đào từng rất thành công một thời ở Angkor Wat (Campuchia) cho đến những nơi định cư đã bị bỏ hoang của người Viking ở Greenland. Những di tích này mang đến bằng chứng mới cho thấy các nền văn minh trước đây đã phải đối mặt với những biến đổi khí hậu mà họ không thể lường trước, và tình hình đã khiến cho các phương pháp canh tác của họ không còn phù hợp để có thể duy trì lâu dài.
Trong bất cứ quốc gia nào, tự cổ chí kim, đều có những người giàu và kẻ nghèo. Ngay cả trong những quốc gia giàu có nhất thế giới cũng có nhiều bất công xã hội và dĩ nhiên những người nghèo. Trên bình diện lý thuyết, Tư bản chủ nghĩa thường đưa đến tình trạng sai biệt lớn lao giữa người giàu, kẻ nghèo và cộng sản hoặc Xã hội chủ nghĩa thì có khuynh hướng xóa bỏ biên giới giữa 2 giai cấp giàu nghèo trong xã hội.
Là một khoa học gia nghiên cứu về cảm giác đói và việc kiểm soát cân nặng, Zachary Knight, Giáo sư Sinh lý học, Viện Khoa học thần kinh cơ bản Kavli, Đại học California, San Francisco, quan tâm đến cách bộ não thông báo cho chúng ta biết khi chúng ta đã ăn đủ no. Khi bắt đầu cảm thấy no, chúng ta sẽ ăn chậm lại. Trong nhiều thập niên, các khoa học gia cho rằng sự thay đổi tốc độ này được điều khiển duy nhất bởi các tín hiệu từ dạ dày và ruột đến não. Nhưng một nghiên cứu mới từ phòng thí nghiệm tại UC San Francisco chỉ ra rằng, trên thực tế, có một quá trình khác đang diễn ra, và nó bắt đầu ngay từ khi chúng ta nếm thử thức ăn.
Vài ngày nữa là lễ trao giải điện ảnh Oscars, sự kiện sẽ thu hút nhiều người xem và quan tâm nhất trước khi trả lại những ồn ào cho bầu cử 2024. Vào lúc rạng sáng Chủ Nhật ngày 10/3/2024, bạn sẽ phải đổi giờ (vặn đồng hồ thêm 1 giờ) và vào buổi chiều, lúc 4 giờ chiều giờ California, bạn nên mở TV ra xem Giải Oscars lần thứ 96. Trước đó, bạn cũng có thể xem về giải Oscar trên Oscar.com, Oscars.org hoặc trên Instagram, YouTube, TikTok và Facebook của Academy Awards để tìm hiểu thêm về các đề cử và chương trình năm nay!
Kết quả bầu cử tính vào sáng sớm Thứ Tư 6/3/2024. Cựu Tổng thống Donald Trump đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ ở 11 tiểu bang và đang dẫn đầu ở một số tiểu bang khác vào ngày Siêu Thứ Ba hôm qua trong khi Nikki Haley giành chiến thắng trong cuộc đua sít sao ở Vermont. Dự kiến hôm nay, Thứ Tư 6/3/2024, Haley sẽ tuyên bố rút lui ra khỏi cuộc tranh cử Cộng Hòa. Trong khi đó, Tổng thống Joe Biden đã sẵn sàng giành lấy hầu hết các đại biểu Đảng Dân chủ ở các tiểu bang.
Jeff Bezos lại là nhà vô địch, soán ngôi Elon Musk để trở thành người giàu nhất thế giới. Báo The Wall Street Journal đưa tin, cho biết giá trị tài sản ròng của người sáng lập Amazon đã đạt mức 200 tỷ USD - tương đương với tổng sản phẩm quốc nội của cả nước Hy Lạp - vào hôm thứ Hai. Trong khi đó, Musk chỉ có thể tự hào về tài sản trị giá khoảng 198 tỷ USD.
Tình trạng bão tuyết tấn công miền Bắc California vào những ngày cuối tuần-- Thứ Bảy và Chủ Nhật -- với những cơn gió dữ dội và tuyết rơi dày đặc trên các rặng núi xuống các thung lũng. Bản tin sáng Chủ Nhật các đài truyền hình Bắc California ghi rằng khoảng 6,5 triệu người đang nhận cảnh báo thời tiết mùa đông trên khắp Mountain West, trong khi cảnh báo bão tuyết vẫn còn hiệu lực đối với khu vực Sierra Nevada.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.