Hôm nay,  

GS Nguyễn Văn Sâm Ấn Hành Tuồng Kim Vân Kiều Nam Bộ

13/10/202122:21:00(Xem: 2933)

blank

GS Nguyễn Văn Sâm (phải) và nhà báo Phan Tấn Hải
(đang cầm sách Tuồng Kim Vân Kiều Nam Bộ) hôm 11/10/2021.

  

GS Nguyễn Văn Sâm Ấn Hành

Tuồng Kim Vân Kiều Nam Bộ
 

Phan Tấn Hải
 

Kim Vân Kiều. Nhưng đây là Tuồng Kim Vân Kiều, và là bản Nam Bộ, Nam Kỳ Lục Tỉnh. Trong khi Truyện Kiều của Nguyễn Du viết theo thể thơ lục bát, trong bầu không khí văn học quý tộc, những người dân Nam Bộ đã làm cho bình dân hóa, và chuyển thành một phiên bản tuồng để trình diễn cho khán giả xem. Truyện Kiều tập trung vào yếu tố đọc, Tuồng Kim Vân Kiều Nam Bộ tập trung vào yếu tố sân khấu. Do vậy Truyện Kiều là nét thơ tài hoa riêng của nhà thơ Nguyễn Du, ngồi viết trong đơn độc. Trong khi đó, Tuồng Kim Vân Kiều Nam Bộ là đóng góp tập thể của nhiều nhà sáng tác trong một thời gian dài khoảng 60 năm.
 

Tuồng Kim Vân Kiều Nam Bộ được GS Nguyễn Văn Sâm phiên âm và giới thiệu. Nguyễn Hiền Tâm bổ chính. Sách in khổ lớn, dày 496 trang. Nhà xuất bản Gió Việt ấn hành.
 

GS Nguyễn Văn Sâm nơi trang 34 sách này ghi nhận về yếu tố tuồng và thời lượng hình thành sách tuồng (bản Nôm): “Nhìn chung, có thể nói mà không sợ sai lầm rằng Tuồng Kiều Nam Bộ hình thành trong suốt sáu mươi năm (tạm gọi là 1875-1942) qua nhiều cải tiến. Nguyên nhân hình thành là để phù hợp với sự thưởng thức của người lưu dân mới vừa định cư ở vùng đất mới mọi thứ đều thiếu thốn, nhứt là mức độ văn chương thơ phú, không thể thưởng thức được loại văn chương quá cầu kỳ kiêu sa của nguyên tác.”
 

Cần ghi nhận rằng, tuy gọi Tuồng Kim Vân Kiều hướng về giới bình dân, nhưng các tác giả nơi một số trang vẫn giữ thói quen học giả. Thí dụ, nơi trang 332, có tới 11 dòng viết bằng từ Hán Việt, trích dòng đầu là: “Niệm kinh: triêu triêu mộ mộ nhứt tham thiền…” Hiển nhiên, không phải các nhà nho uyên thâm, sẽ không sáng tác được Tuồng Kim Vân Kiều Nam Bộ.

 
blank

 

*

 
Nơi đầu sách Tuồng Kim Vân Kiều Nam Bộ có bài dùng như Lời Đầu Sách của TS Nguyễn Văn Trần, Paris, dài 10 trang sách, từ trang 13 tới trang 22 để giới thiệu sơ lược về chữ Nôm và công trình của GS Nguyễn Văn Sâm, nhưng đặt nhan đề cho Lời Đầu Sách là “Một Bông Hồng Mùa Đông.” Nơi đây, chúng ta dẫn ra phần về chữ Nôm và GS Nguyễn Văn Sâm, do TS Nguyễn Văn Trần   viết, trích:
  

“... Từ khi có chữ quốc ngữ, nhiều tài liệu văn học xưa hàng ngàn năm bằng chữ Nôm được các học giả sau này viết lại bằng chữ quốc ngữ làm cho nhiều người đọc cứ tưởng đó là những bản văn quốc ngữ, mà quên đi đã có chữ Nôm và nền văn học chữ Nôm. Nên việc học chữ Nôm ngày nay vẫn là điều cần thiết và quan trọng.

Học giả Đào Duy Anh, trong Lời tựa quyển «Chữ Nôm, nguồn gốc, cấu tạo, diễn biến», Hà Nội, 1973, xác định chữ Nôm là thứ chữ dân tộc của ta đã được dùng trong gần 10 thế kỷ, mãi đến cuối thời Pháp thuộc, nó trở thành cổ tự, như chữ Hán, không còn được sử dụng trong đời sống hằng ngày nữa.

Đây là về văn tự. Về tiếng nói, từ ngữ tiếng Nôm lẫn tiếng Hán-Việt làm thành phần lớn thứ tiếng mà người Việt vẫn sử dụng hằng ngày cho đến nay.

Rất tiếc vì chữ Nôm không còn thông dụng nên từ đó không còn mấy người đọc và hiểu được. Nhưng cũng như chữ Hán, chữ Nôm là kho tàng gìn giữ một phần quan trọng văn hóa dân tộc. Muốn tiếp xúc với văn hóa dân tộc, phải biết chữ Hán và chữ Nôm.

Muốn học chữ Nôm, phải biết chữ Hán. Nhưng chưa đủ, mà còn phải biết lịch sử, đời sống xã hội, cách cấu tạo chữ Nôm qua các thời kỳ…

Về nguồn gốc chữ Nôm, học giả Đào Duy Anh có kể ra chuyện chuông đồng chùa Vân Bản có khắc nhiều hàng chữ Hán trong đó có vài chữ Nôm nhưng chính ông không thấy tài liệu in chụp lại rõ ràng nên sau cùng ông căn cứ vào tấm bia chùa Tháp Miếu, huyện Yên Lãng, tỉnh Vĩnh Phú, có ghi đầu năm 1210, đời Lý Cao Tôn, là chứng tích có nhiều chữ Nôm rõ ràng.
 

Về những người nghiên cứu văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam bằng chữ Nho và chữ Nôm, trước ông, là những người Pháp như ông Maspéro,… Riêng kẻ nghiên cứu chữ Nôm một cách nghiêm túc, có hệ thống, theo ông, cũng người Pháp, được ông nhắc tới, đó là ông A. Chéon với quyển «Cours de Chữ Nôm».

Tên đầy đủ của ông A. Chéon là Jean-Nicolas-Arthur Chéon (1856 – 1928), nghạch công chức cao cấp của chánh quyền Pháp. Ông được đề cử làm giáo sư dạy ở trường bổn quốc Collège Chasseloup-Laubat. Năm 1889, ông làm Phụ tá cho ông Antony Landes, đặc trách Phòng Chánh Trị của Chánh phủ Nam kỳ. Năm sau, ông bị đổi ra Hà Nội làm Đổng Lý Văn Phòng cho Phủ Thống Sứ.

Ông am hiểu tường tận tiếng Việt Nam. Trong những công trình nghiên cứu của ông về ngôn ngữ học, đáng kể là quyển «Văn phạm chữ An Nam» (1904), «Cours de langue annamite» (Sách dạy tiếng An nam, Hà Nội, 1904), «Tuyển tập 100 bài văn annamites, chú giải và dịch » (Hà Nội, 1899), « Phân tích 100 bài văn trong sách Cours d'Annamite dịch ra chữ Nôm», «Một bản nghiên cúu tiếng lóng (Argot) Annamite và một ghi chú về những thổ ngữ (dialectes) Nguồn, Sắc và Mường» (BEFEO, tập V và VII), «Un Cours de chữ Nôm»,… Ông là người bạn đầu tiên của Trường Viễn Đông Bác Cổ ở Hà Nội.
 

Ông Đào Duy Anh nhắc tới quyển «Cours de chữ Nôm» của ông Jean-Nicols-Arthur Chéon nhưng ông lấy làm tiếc là không thấy cuốn đó vì trong thư viện của Viện Khoa học xã hội không còn cuốn sách đó. Nó bị mất từ lâu.

Chữ Nôm là gì? Ông Đào Duy Anh nhắc lại định nghĩa của học giả người Tàu, ông Vương Lực, năm 1948, viết trong một bài nghiên cứu về tiếng Hán-Việt, chữ Nôm là «Chữ Việt mô phỏng theo chữ Hán mà tạo thành».

Không thoát khỏi hoàn cảnh chữ quốc ngữ lúc ra đời, chữ Nôm trong suốt thời gian dài bị giới nho sĩ hủ nho kịch liệt chống đối, dè bỉu, cho rằng chữ Nôm chỉ là thứ chữ «nôm na là cha mách qué» (nôm na là cách nói, cách diễn đạt mộc mạc, theo cách người dân thường không biết chữ Nho, còn mách qué là cách nói thiếu văn hoá đến mức đáng khinh). Cũng vì những xung đột gay gắt do lòng đố kỵ chỉ nhằm bảo vệ cái mũ cánh chuồn và chiếc áo thụng của giới quan lại mà chữ Nôm trong suốt thời gian dài đã không hoàn chỉnh và thống nhứt được. Mất chữ Nho đồng nghĩa với mất địa vị của họ.

Khi nghiên cúu về chữ Nôm, ông Đào Duy Anh lấy làm tiếc hiện nay không có nhiều người Việt Nam am hiểu chữ Nôm để đọc lại sách xưa và diễn dịch, chú giải giúp người ngày nay hiểu văn học và văn hóa của mình thời tổ tiên trước đây. Theo ông, hiện nay trong thư viện của Viện Khoa Học Xã Hội ở Hà Nội còn giữ được 1148 quyển sách bằng chữ Nôm mà chưa được khai thác đúng mức. Ngoài ra, ông nghĩ chắc chắn còn nhiều tài liệu chữ Nôm trong dân gian và ở rải rác trong các thư viện ngoại quốc như Anh, Pháp, Nhựt, Tàu, Đại Hàn…

Đúng như ông nghĩ, riêng ở thư viện quốc gia Pháp, thư viện trường Viễn Đông Bác Cổ Paris còn giữ một số lớn tài liệu bằng chữ Nôm. Có nhiều tài liệu chưa được khai thác.
 

Cách nay vài năm, cứ mỗi năm vào mùa thu, Giáo sư Hán Nôm Nguyễn văn Sâm vẫn đều đặn qua Paris một tháng, dành nhiều thì giờ vào thư viện tìm những bản văn Nôm của tác giả xứ Nam kỳ để diễn dịch ra quốc ngữ với thêm chú giải. Cách nay hai năm, vì không kịp đọc tại chỗ, ông in lại hơn 3000 trang ôm về Huê Kỳ đọc và phiên dịch. Ông nói thấy ham quá nhưng bây nhiêu đây cũng phải mất nhiều thì giờ mới làm xong. Năm rồi ông không qua Paris được vì dịch Vũ Hán.
 

Giáo sư Nguyễn văn Sâm và chữ Nôm

Trước 30/04/75, Giáo sư Nguyễn văn Sâm dạy văn chương tại Đại học Văn Khoa Sài Gòn, Đại học Vạn Hạnh, Đại học Cần Thơ...

Năm 1979, ông tỵ nạn ở Mỹ. Ông không biên khảo nữa mà viết truyện ngắn (lối 90 truyện) và làm một số bài thơ, đăng trên nhiều tạp chí của người Việt hải ngoại. Ông tâm sự «Vì những thôi thúc phải nói lên sự suy nghĩ của mình về quê hương và thân phận người Việt, ngay trên quê hương, hay lạc loài tha hương».

Gần đây, ông chọn trở về với gia tài cổ của dân tộc ở miền đất Nam kỳ bằng cách phiên âm các tuồng hát bội, truyện thơ viết bằng chữ Nôm chưa từng được phiên âm mà nguyên bản hiện còn đang nằm trong các thư viện lớn ở Paris (Theo trang P. Ký internet). Như ông vừa làm xong «Tuồng Kim Vân Kiều Nam bộ» và giới thiệu:

«Học giới để ý tới truyện Kiều đều biết tác phẩm nầy có nhiều phó phẩm, nào là tuồng hát bội Kiều, tuồng chèo Kiều, thơ Vịnh Kiều, thơ Xử Án Kiều, Kim Vân Kiều Ca, Kim Vân Kiều Diễn Ca, Túy Kiều Phú… và hàng trăm bài thơ lẩy Kiều nhiều cách ngắn dài, kể cả có người viết lại toàn thể truyện Kiều và thay những chữ ông ta cho là khó hiểu để tạo nên một bản văn Kiều mới mà ông cho rằng có tánh cách dân tộc hơn. Đặc biệt phó phẩm viết theo toàn bộ các sự kiện trong truyện Kiều bằng một thể loại văn học khác hẳn để phù hợp với sự thưởng thức của một vùng miền mới phải kể đến nhiều tuồng Kiều”.
 

Giáo sư Lê Hữu Mục, cùng dạy ở Văn Khoa với Giáo sư Nguyễn văn Sâm, cũng chuyên về Hán-Nôm. Cách nay khá lâu, ông qua Paris làm tiếp công trình phiên dịch chữ Nôm của ông Tạ Trọng Hiệp ở Trung Tâm Quốc Gia Nghiên Cứu Khoa Học (CNRS) bỏ dở dang vì sức khỏe.

Trước ông Tạ Trọng Hiệp là Giáo sư Hoàng Xuân Hãn.

Nay các ông Hoàng Xuân Hãn, Tạ Trọng Hiệp và Lê Hữu Mục đều đã lần lượt qua đời. Tôi chưa nghe nói ở Pháp, về ngành Hán-Nôm, có ai nối tiếp.

Ông Lê Hữu Mục nghiên cứu văn học chữ Nôm nhưng ông không mấy quan tâm tới những tài liệu cổ của các nhà văn, học giả Nam Kỳ vì ông cho không có giá trị văn chương đúng mức. Trong lúc đó ông Nguyễn văn Sâm để tâm lục tìm những bản văn chữ Nôm của tác giả Nam kỳ để phiên dịch và chú giải. Trước khối tài liệu đồ sộ còn giữ trong thư viện ở Paris, ông lo ngại không biết thời gian cho phép ông hoàn tất được tới đâu!
 

Nay, công trình biên soạn chữ Nôm xứ Nam kỳ của ông đã khá đồ sộ. Đáng khâm phục. Tên tuổi của ông nổi bật trong giới Văn học chữ Nôm là điều không ai có thể lấy làm lạ được. Những tác phẩm về chữ Nôm của ông đã in có nhiều thể loại: truyện, thơ, tuồng hát... (coi “Tuyển tập Nguyễn văn Sâm”). Những thứ này, tôi nghĩ, nếu không có Giáo sư Nguyễn văn Sâm làm, chắc tất cả cũng sẽ còn nằm yên trong các “tàng kinh các” không biết tới chừng nào? Vì không có giá trị văn chương để cho các học giả Hán Nôm để ý tới?
 

Tháng 10/2019, Giáo sư Nguyễn văn Sâm có giới thiệu nhơn buổi nói chuyện với “anh em văn nghệ sĩ tự do” ở Paris “Nữ tắc của Trương Vĩnh Ký, Phiên âm và chú giải”, 56 trang (sách biếu). Về Mỹ, năm sau, ông cho in cuốn “Tuồng Kim Vân Kiều Nam Bộ” do ông phiên âm và chú giải như những quyển khác ông đã làm.
 

Đây là một ấn bản hiếm còn giữ được ở một gia đình tư nhơn miền đồng bằng sông Cửu Long nên ở lời cuối sách, ông đã không quên tỏ lòng biết ơn người giữ sách đã có nhã ý trao lại ông quyển sách hiếm:

Nhân đây tôi xin gởi lời cám ơn tới người đã trao đổi với tôi bản tuồng nầy mà tôi sẽ nói tên khi được chấp thuận. Những sự trao đổi tư liệu văn học nào cũng có mặt tích cực của nó. Ở xa đất nước, nếu không nhờ sự trao đổi tôi sẽ khó lòng có được những bản tuồng quí, và hôm nay quí vị đã không có quyển sách lạ đang cầm trên tay: Quyển Tuồng Kiều Nam Bộ hay tuồng Kim Vân Kiều ở Đồng Bằng Cửu Long, hay tuồng Kiều ở Miền Nam”. (Tôi muốn gọi nhiều cách để nhấn mạnh trên tính cách Miền Nam của bản tuồng).
 

Truyện Kiều của Nguyễn Du được nhiều người phiên âm, phóng tác, viết lại theo các thể loại khác nhau như Phú, Ca, Tuồng hát,… vì nó là một tuyệt tác (UNESCO chọn) và viết bằng chữ Nôm. Trong số tác giả đó có khá nhiều là người xứ Nam kỳ. Họ cũng viết lại truyện Kiều, với văn bác học của nguyên tác theo ngôn ngữ Nam kỳ, theo sở thích và sanh hoạt Nam kỳ, để họ thưởng thức, đánh giá cái hay của Truyện Kiều, theo họ!

Từ Truyện Kiều được Nguyễn Du sáng tác bằng chữ Nôm tới nay chưa có một tác phẩm nào bằng quốc ngữ mà hay bằng hoặc hay hơn. Vì người ta đã bỏ quên chữ Nôm mà dùng chữ quốc ngữ với mẫu tự La-Tinh? Nó thiếu cái hồn dân tộc?

Người nghiên cứu, phiên âm, chú giải chữ Nôm ra quốc ngữ để phổ biến là người giữ hồn dân tộc. Giữ Hồn Nước!

Giáo sư Nguyễn văn Sâm là người trong số rất hiếm quí làm công việc không còn mấy người làm này. Nhưng trong hoàn cảnh hiện nay tre đã già đang chờ măng mọc!
  

Ở Hà Nội có Viện Hán-Nôm, có học giả Hán-Nôm nhưng tại sao học giả Đào Duy Anh lại than trong thư viện của Viện Khoa Học Xã Hội nay còn giữ những 1148 quyển chữ Nôm chưa được khai thác vì thiếu người chuyên môn? Theo Giáo sư Lê Hữu Mục thuật lại chuyện được ông sử gia Trần văn Giàu tới nhà thăm và nài nỉ ông ở lại giảng dạy và nghiên cứu Hán-Nôm vì các nhà Hán-Nôm học của ta, theo ông Trần văn Giàu, có được mặt này thì lại mất mặt kia.

Mùa thu năm rồi, Giáo sư Nguyễn văn Sâm, trong thư thăm hỏi nhau thường lệ, báo tin ông sẽ cho ra mắt một quyển truyện Kiều mới chữ Nôm, phiên âm và chú giải, vào cuối năm. Ông ngỏ ý muốn tôi viết vài hàng về tác phẩm này của ông. Tôi vội thưa với ông là nếu viết thì tôi viết kiểu tay ngang. Ông đồng ý: “Viết kiểu nào cũng được!”

Vì ông biết tôi đúng là tay ngang nếu cầm viết.
 

Tôi hứa với ông. Vì thật lòng cảm kích tình cảm của ông dành cho tôi và nhứt là kính trọng ông ở tuổi này mà vẫn say mê làm công việc gìn giữ chữ Nôm, tức giữ Hồn Nước! Ông đã không quan tâm tới tôi sẽ viết hay dở thế nào. Miễn có chút vết tích của bạn mà thôi!

Vậy quí vị bất chợt có đọc bài viết này, xin hiểu cho tại sao nó có ở đây mà niệm tình lượng giải cho.

Trân trọng,

Paris, mùa đông 2020

Nguyễn văn Trần

 

*

 
Nghĩa là, theo ghi nhận của TS Nguyễn Văn Trần, người duy nhất có nhiều công trình giá trị về chữ Nôm hiện nay là GS Nguyễn Văn Sâm tại Hoa Kỳ, trong khi toàn bộ nhân sự trong Viện Hán Nôm tại Hà Nội lại không chịu làm việc tích cực mà chẳng ai hiểu chính xác vì sao (theo nhận định của học giả Đào Duy Anh và sử gia Trần Văn Giàu). Nơi đây, chúng ta nói các học giả Hà Nội “không chịu làm việc tích cực mà chẳng ai hiểu chính xác vì sao” là để tránh phải suy đoán, và cũng để bày tỏ lòng tôn trọng những người tài năng về chữ Nôm ở Hà Nội nhưng không có cơ hội thuận lợi hay không được trọng dụng để làm việc.

Bây giờ, chúng ta có thể nghe trực tiếp từ Giáo sư Nguyễn Văn Sâm nói sơ lược về Tuổng Kim Vân Kiều Nam Bộ: Giáo sư Nguyễn Văn Sâm và phu nhân hôm 11/10/2021 đã tới thăm nhà báo Phan Tấn Hải, ký tặng tác phẩm mới ấn hành, nhan đề "Tuồng Kim Vân Kiều: Truyện Kiều ở Nam Kỳ Lục Tỉnh, toàn bộ ba hồi với bản Nôm."

Video sau đây dài 2:36 phút, thu hình tại tư gia của nhà báo Phan Tấn Hải tại Westminster, California, ghi lời Giáo sư Nguyễn Văn Sâm nói về tác phẩm Kim Vân Kiều Nam Bộ.

https://youtu.be/fzlQOZic-3o


Dự kiến sẽ có buổi Phát Hành Đầu Tiên và Trà Đàm ở

Viện Việt Học
15355 Brookhurst St., Suite 222,
Westminster, CA 92683, USA
Tel: 714-775-2050


vào ngày 23/10/2021 từ 10 giờ sáng tới 1 giờ trưa.

Để ký sách và trao đổi văn chương giữa các độc giả.
Kính mời quý độc giả đang cư ngụ ở Nam California tham dự.

 



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Dân Biểu Liên Bang Alan Lowenthal (CA-47) thông báo ông đã vận động được ngân khoản $17,266,950 Mỹ kim cho 15 dự án cộng đồng trong địa hạt 47 của ông thông qua dự luật ngân sách 2023 của chính phủ liên bang. Dự luật $1.7 ngàn tỷ Mỹ kim đã thông qua Hạ Viện Quốc Hội Hoa Kỳ ngày 23 tháng 12, cũng như thông qua Thượng Viện trước đó và nay đã được Tổng Thống Joe Biden ký thành luật.
✱ Taiwan News: Bộ Quốc Phòng Đài Loan cho biết tính đến 6 giờ sáng thứ Hai (26/12), 71 máy bay quân sự và 7 tàu hải quân của PLA đã xuất hiện xung quanh Đài Loan, một con số kỷ lục... ✱ Global Times: PLA áp dụng biện pháp quân sự nhằm răn đe trực tiếp và mạnh nhất đối với các lực lượng ly khai chủ trương một "Đài Loan độc lập" - Người dân Hoa lục muốn cuộc chiến nổ ra ở eo biển Đài Loan để thống nhất đất nước Trung quốc...
Các tổ chức viện trợ quốc tế cung cấp thực phẩm quan trọng và các hỗ trợ khác cho người dân Afghanistan đã ngừng hoạt động và nói rằng họ sẽ không quay trở lại cho đến khi Taliban cho phép phụ nữ quay lại làm việc. Cuối tuần qua, Taliban đã thêm các nữ nhân viên NGO vào danh sách ngày càng dài những nơi mà phụ nữ bị cấm làm việc, bao gồm các trường đại học và các công việc trong khu vực tư nhân.
Trung Quốc đại lục đang trải qua đợt bùng phát COVID-19 lớn đầu tiên kể từ khi đại dịch bắt nguồn từ đó 3 năm trước với ước tính 250 triệu người bị nhiễm vi khuẩn coronavirus trong 20 ngày đầu tiên của tháng khi chính sách "zero COVID" đã kết thúc.
Nhắc lại sự ra đời của Chúa Jesus trong chuồng bò, Đức Giáo Hoàng Francis đã quở trách những kẻ “tham lam” vì của cải và quyền lực mà làm hại những người dễ bị tổn thương, bao gồm cả trẻ em, trong một bài giảng đêm Giáng sinh lên án chiến tranh, nghèo đói và chủ nghĩa tiêu dùng tham lam.
✱ TT Putin: “Mục tiêu của chúng tôi không phải là đẩy nhanh guồng máy xung đột quân sự, mà trái lại là chấm dứt cuộc chiến hiện nay” - "Chúng tôi sẽ cố gắng chấm dứt cuộc chiến này, và tất nhiên là càng sớm càng tốt." ✱ PNV/TBÔ John Kirby: Ông Putin "hoàn toàn không cho thấy dấu hiệu nào rằng ông ta sẵn sàng đàm phán" để chấm dứt chiến tranh - Ông Biden sẵn sàng đàm phán với ông Putin, nhưng chỉ khi nào nhà lãnh đạo Nga "thể hiện sự nghiêm túc về đàm phán"...
Tổng thống Joe Biden đã ký một dự luật quốc phòng trị giá 847 tỷ đô la trong đó có lệnh xóa bỏ chính sách cưỡng bách quân nhân phải tiêm vaccine ngừa COVID-19. Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng, được ký bởi Biden vào thứ Sáu, quy định rằng yêu cầu này sẽ bị bãi bỏ trong vòng 30 ngày kể từ ngày dự luật trở thành đạo luật, theo Politico đưa tin.
Đã bao giờ bạn cảm giác vui mừng khôn xiết vì người thân của mình vừa gặp chuyện may mắn? Ngược lại, có bao giờ bạn bắt gặp mình thích thú vui mừng vì chuyện không may vừa xảy ra cho ai đó? Có lẽ phản ứng đầu tiên cho câu hỏi thứ hai của bạn sẽ là, “làm gì có”! Bạn chắc hẳn nghĩ rằng mình chẳng thể nào có thể “tệ” như thế. Cứ từ từ suy nghiệm, nếu thành thực với bản thân, bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên nhận ra đã có (nhiều) lúc mình từng cảm giác như thế. Từ chính xác để diễn tả cảm xúc này là: Schadenfreunde – một từ ghép vay mượn từ tiếng Đức bắt nguồn từ thế kỷ 18, được định nghĩa là: cảm xúc vui sướng dấy lên từ việc chứng kiến hoặc biết được ai đó vừa gặp chuyện rắc rối không may. Tách ra từng chữ “Schaden” có nghĩa là thiệt hại hoặc làm hại, freunde có nghĩa là niềm vui, ghép lại Schadebfreunde có nghĩa là niềm vui trước một số tổn hại hoặc bất hạnh mà một người nào đó phải chịu. Dịch nôm na tiếng Việt là hạnh phúc trên đau khổ của người khác.
Đã có một kỳ bầu cử đầy rẫy những thông tin sai lệch và thuyết âm mưu. Vậy tại sao lại có nhiều người tin vào những lời dối trá đến thế?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.