Hôm nay,  

Về Đâu Những Cánh Chim Trong Ca Dao

07/08/202110:51:00(Xem: 3028)

1. 

Nhiều khi một mình đứng giữa cánh đồng bao la, chập chờn sóng lúa, tôi lại thích ngẩng đầu lên, nhìn bầu trời xanh với vô số mây trắng bềnh bồng trôi, và mong tìm những cánh chim trong ca dao. Cánh chim của thời thơ ấu, vừa thích thú tò mò, lại vừa hồi hộp run sợ vì bởi đó là con chim…diều hâu và con chim quạ!

“Chiều chiều quạ nói với diều/Cù lao Ông Chưởng có nhiều cá tôm”.

Trong ký ức tuổi thơ tôi, trên bầu trời cao xanh kia, những trưa đầy gió, không chỉ có những con diều giấy, mà còn có những con diều thật, bay như lơ lững một nơi, thỉnh thoảng chao liệng, nghiêng ngó, và trong sân, ngoài bãi, những con gà con, chao chát chạy về núp dưới đôi cánh của gà mẹ. Gà mẹ, vừa dang rộng đôi cánh, ấp ủ, che chở cho bầy gà con, vừa xù lông, ưỡn cổ kêu vang, sẵn sàng ứng chiến với con diều dũng mãnh trên cao. Một tình mẹ thật thiêng liêng và cao cả. Đó là lúc lũ trẻ chúng tôi, cũng lớn giọng “ Diều! Diều…” để hù dọa và đuổi diều bay xa. Có đứa còn lấy giàn thun cố bắn con diều đã xa tít mù, như một cái lá giữa tầng không. 

Rồi những buổi sáng, buổi chiều, lùa trâu, bò ăn cỏ ở gần những bãi tha ma, lặng lẽ nhìn những đàn quạ đen bay lượn, hay rình nấp những con quạ, đang đậu trên những cây thánh giá của một vài ngôi mộ cổ, mà tưởng tượng ra mụ phù thủy hung ác, đang luyện phép thuật, bên những xác người.

Trang cổ tích ngày xưa vẫn nửa khép, nửa mở trong ngăn kéo của ký ức, song những cánh diều đơn độc, và những bầy quạ kia dường như bây giờ đã vắng bóng. Hay những cánh chim, loài biểu tượng cho cái ác, cái xấu, ngày nay đã không còn? Không biết là nên mừng hay nên lo?



Nơi tôi ở, vẫn mênh mông đồng ruộng, vẫn bãi, cồn…Nhưng thật khó tìm ra một con diều, con quạ. Xem truyền hình, đọc sách báo, thấy những thành phố trên thế giới, vẫn tồn tại hàng đàn quạ. Nhiều nơi, diều vẫn hàng ngày bay lượn. Bỗng bâng khuâng tiếc nhớ những cánh chim trong ca dao của xứ mình. Chợt buồn buồn tự hỏi: “ Bay về đâu rồi những cánh chim trong cổ tích? “


2. 

Theo thuyền, đi dọc theo dòng sông Vàm Cỏ, lại thích đi gần bờ, để được nhìn ngắm những loài cây của vùng sông nước. Những cây tràm, cây đước, những cây bần, cây cà na…Và hình như vẫn thấy thiêu thiếu những cây mù u, những cây mã tiền của ngày xửa, ngày xưa…

Nhiều khi neo thuyền hàng giờ, đón chờ con nước lớn, nước ròng, nhìn bóng hoàng hôn chập choạng, nhuộm tím hồng dòng sông. Lặng thinh, ngóng nghe một tiếng chim. Đó là tiếng chim trong ca dao : “Bìm bịp kêu nước lớn, nước ròng/ Bán buôn không lời chèo chống mỏi mê…” và rồi buồn như sông, khi không còn nghe thấy tiếng chim. Thêm một loài chim dần vắng bóng?

Sáng sớm, ra ngoài chợ. Nhiều lúc thấy người ta bán hàng lồng chim bìm bịp. Giật mình tự hỏi, người ta bắt ở đâu? Khi nào? Dọ hỏi bán chim bìm bịp để làm gì? Người bán hồn nhiên giải thích: Chim bìm bịp ngâm rượu cùng với các loại rắn…tam xà, tứ xà, ngũ xà…Cường dương, bổ thận và chữa nhức mõi đại tài!

Bìm bịp chuyên ăn rắn, chết lại ngâm chung với rắn. Không biết là công dụng thật sự hay chỉ là chuyện thêu dệt khôi hài?

Lại thêm buồn mênh mang về số phận của con chim bìm bịp. Thêm một loài chim trong ca dao cũng sẽ bắt đầu…bay mất.

 

Trần Hoàng Vy



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trái mãng cầu dai (mà người miền Bắc thường gọi là quả na) làm tôi càng nhớ về bà nhiều hơn vì lúc nào bà cũng chọn những trái tươi nhất để cúng Phật. Bà sắp đặt mãng cầu một cách tươm tất theo hình kim tự tháp, trang nghiêm dâng lên bàn thờ, rồi thắp nhang khấn nguyện cho con cháu được bình an. Lời khấn nguyện năm nào vẫn luôn ứng nghiệm.
Tôi là người mộ đạo, tôi cầu nguyện hàng ngày cho những người thân của tôi vừa mới ra đi hoặc đang nằm trong viện dưỡng lão hay ở nhà. Tôi cầu nguyện nếu có một ngày đẹp trời trong tuần lễ, tôi không nghe người quen tôi ra đi không trở lại, ra đi vĩnh viễn. Tôi rất thích nghe tin vui, đám cưới, tôi thích nghe tiếng cười hơn tiếng khóc, tôi thích nhìn những gương mặt hiền từ, giọng nói tao nhã, tôi không thích người này đả kích người kia.
PERRIS, California – Chùa Hương Sen hôm Chủ Nhật 29/8/2021 đã đón nhận 28 thùng kinh và sách Phật học để sẽ lưu giữ tại thư viện tương lai sắp xây của chùa. Trong đó, 20 thùng kinh và sách là từ Cư sĩ Tâm Diệu và nhóm bạn đạo Thư Viện Hoa Sen, 8 thùng kinh và sách là từ Cư sĩ Nguyên Giác.
Quân đội Mỹ đã rút khỏi Afghanistan. Trong 17 ngày qua, phi cơ Không lực Mỹ đã di tản 120,000 công dân Mỹ, công dân các nước đồng minh và các đồng minh người Afghan. Chính thức kết thúc 20 năm hiệnd iện quân lực Mỹ ở Afghanistan, theo lời Tổng Thống Biden loan báo.
Đối với trẻ con, uống trà là một khái niệm mơ hồ. Tôi cũng vậy, vì mẹ tôi không uống trà. Mẹ thường pha cho cha một tách trà vào buổi sáng. Cha thong thả nhấp nháy đôi mắt trong làn khói tỏa ra từ tách trà, sau đó chậm rãi nhắp từng ngụm. Trong trí nhớ tuổi thơ của tôi, trà chỉ là thế!
Ủy ban Hạ Viện điều tra bạo loạn 6/1/2021 đã yêu cầu nhiều công ty mạng xã hội nộp các hồ sơ liên hệ tới ngày bạo loạn. Trong đó có các công ty Facebook, Google, và Twitter, được yêu cầu nộp các kích động diễn biến dẫn tới ngày bạo loạn, các tin giả về bầu cử 2020, những lời kích động bạo lực liên hệ tới ngày bạo loạn, ảnh hưởng nước ngoài. Chủ tịch Ủy ban Điều tra là Bennie Thompson nói cũng yêu cầu các công ty trên, kể cả Reddit, Snapchat, và YouTube trong 2 tuần lễ phải phúc trình.
Các bậc ba mẹ vùng Nam California kinh hoàng trước bản tin một em bé 4 tuổi ở quận Riverside County (giáp viên Quận Cam) chết vì COVID, và trở thành người chết trẻ nhất Hoa Kỳ vì bị lây dịch. Bé này dương tính trong tuần lễ đầu tháng 8/2021, nhưng lý do chết mới được Sở Y Tế Riverside thông báo sau khi phòng giảo nghiệm xác nhận lý do vì COVID.
Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Kamala Harris tới Hà Nội, bắn phát súng chỉ thiên ra Biển Đông, cam kết thông đường hàng hải, sẽ đối đầu bọn bắt nạt phương Băc... Thế là, Tòa Đại Sứ TQ tại Hà Nội liền tố cáo Hoa Kỳ hành động y hệt "hắc đạo giang hồ" (acting as the “black hand”).
Gần đây, một số Phật tử trên Facebook có nhiều ngộ nhận, nói rằng Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo, Hồi Giáo cốt tủy là y hệt nhau, rằng đạo nào cũng là đạo. Hiển nhiên, các Phật tử đó chưa đọc các lý luận của Giáo Hoàng John Paul II. Và cũng hiển nhiên, họ chưa đọc bài viết của Bhikkhu Bodhi. Đoạn văn cuối trong bài viết của ngài Bodhi, có đối chiếu rằng Phật Giáo truyền giáo bằng lời dạy pháp cao tột, bằng đời sống gương mẫu của Phật Tử, không hề bạo lực, không hề tắm máu, không hề cưỡng bách cải đạo… một đối chiếu cho thấy nổi bật giữa Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.