Hôm nay,  

Nhà Báo Lê Thiệp Qua Đời Nhưng Không Mất

20/07/202008:08:00(Xem: 4464)
blank

        

Kỷ sự

Nhà Báo Lê Thiệp Qua Đời Nhưng Không Mất

 

 * phan thanh tâm

 

Nhà báo Lê Thiệp qua đời năm 2013 thọ 69 tuổi vì bệnh ung thư nhưng không mất. Anh có một cuốn sách viết dang dở "Ung Thư Ơi, Chào Mi”; nhung sự nghiệp báo chí của anh không dang dở vì anh đã để lại cuốn Lững Thững GIữa Đời. Cuốn sách cho thấy Lê Thiệp đích thưc là một  nhà báo chuyên nghiệp quí hiếm; trong đó có những bài giá trị giúp biết thêm về Văn Hóa Nhật Trình Saigon của thời Viêt Nam Cọng Hòa. Những ai muốn nghiên cưú về báo chí Miền Nam trước 1975 nếu không đọc cuốn này sẽ là một thiếu sót lớn.

 

Còn cuốn "Ung Thư ơi, chào mi" là một cuốn sách có tựa đề rất thân ái nhằm, để mọi người đừng quá sợ hãi, tuyệt vong nếu bị xác nhận mắc bệnh; vì ung thư thường được xem như là một bản án tử hình. Tuy nhiên, nhờ tiến bộ của khoa học nhiều bản án đã trở thành án treo. Căn bệnh này không còn thuộc loại hết thuốc chữa. Nhà báo Lê Thiệp trong khi bị ung thư gan ở thời kỳ cuối nhưng vẫn tự tin, đầy lạc quan cho rằng mình sẽ vượt qua được và sẽ tòan thăng. Chẳng may anh đã qua đời ngày 5 tháng bảy năm 2013. ” Ung thư ơi, chào mi" trở thành một tác phẩm dang dở.

 

Trước đó vài tháng, ngày chủ nhật 24/3/2013, Lê Thiệp đã làm một chuyện mà hiếm người làm là khai báo trước 200 cử tọa, trong một buổi ra mắt sách ở Fall Church Va, gan Washington, thủ đô nước Mỹ, của Tủ Sách Tiếng Quê Hương (TSTQH), được thành lập từ năm(2000), do nhà văn Uyên Thao 80 tuổi, hiện đang mang án treo ung thư có tới 10 năm, điều hành là: "tôi vừa được chẩn trị và bác sĩ sau nhiều lần thử nghiệm đã xác nhận tôi bị ung thư gan tới thời kỳ cuối. Bệnh tật, một trong tứ khổ Sinh, Lão, Bệnh, Tử là điều trong chúng ta không ai thoát khỏi.”

 

Dịp này, Lê Thiệp đã khẳng định, "sẽ có ngày sách của chúng ta sẽ in và phổ biến tại Việt Nam”.. Nhà báo kêu gọi những ai nếu có tình cờ cầm một cuốn sách của TS/TQH thi hãy tiếp tay TS/TQH với cái ước vọng rằng mai này khi trở lại quê hương chúng ta sẽ có không chỉ vài chục mà vài trăm hoặc có khi cả vài ngàn cuốn sách để đồng bào được “nghe, nhìn, đọc thấy một lịch sử do những người Việt đích thực viết về một lịch sử đúng như những gì đã và đang diễn ra.” Theo Lê Thiệp, chúng ta cần In sách để hậu thế có một phản biện ngược lại một guồng máy tuyên truyền khổng lồ với tài chính không giới hạn.

 

Vi cái ước vọng muốn để anh em, đồng bào "nghe, nhìn, đọc thấy một lịch sử do những người Việt đích thực viết” đã khiến Lê Thiệp thành một nhà báo từ thuở thanh niên mới lởn. Lúc bấy giờ làng báo Viet Nam miền Nam có rất nhiều ký gỉa, nhà báo; nhưng phần lớn họ là những cây viết không cần đến yếu tố khách quan. Lê Thiệp là một phóng viên được đào tạo bài bản. Anh nắm vũng những qui luật báo chí trong việc săn tin, viết tin. Anh lại yêu nghề, cần cù, xông xáo, biết ngửi tin. Làng báo Việt Nam hiếm co’ phóng viên có những đức tính đó.

 

Một quá trình tu luyện

 

Cuốn Lững Thững GIữa Đời của anh đầy ắp những tài liệu về sinh hoạt báo chí của một  thời đã qua. Nhà báo, nhà văn cũng như nhà chùa, nhà thờ vô ra tùy thích; nhưng để có được một bậc chân tu hay một nhà báo thứ thiệt như Lê Thiệp thì phải trải qua một quá trình học hỏi tu luyện. Đọc các chương mục: Người Nữ Đằng Sau, Làng Báo Saigon Thiếu Chân Chạy, Từ Văn Đô Đến Viễn Ấn, Phi Kiếm Hiệp Bất Thành Báo, Một Thời Việt Nam Ký Sự, Chuyện Cổ Tích Typo, Con Chữ, Nhà Báo Nông Dân, Nguyễn Ngoc Linh, Cuộc Đòi Nhìn Lai..thì sẽ biết được sự nghiệp báo chí của anh. Những chương đó còn chứng tỏ anh là  một nhà báo quá tha thiết vời nghề nên mới có những  hiểu biết sâu rộng tình hình báo chí lúc bấy giờ.

 

Trước 1963 thời tổng thống Ngô Đình Diệm, báo chí miền Nam khá bị kiểm sóát. Sau đó làng báo như được bỏ ngỏ. Các báo được cung cấp bởi nhiều nguồn tin vì nhu cầu mới của làng báo là tin tưc. Có thể nói ngòai Lê Thiệp ra không có ai nhớ được các nguồn tin được kể ra trong chương Từ Văn Đô đến viễn ấn. Đó là tin Văn Đô, bản tin Toà Án, tin hoả tốc, Tin Việt, bản tin Đài, Việt Tấn Xã, các bản tinviễn ấn ngọai quốc AFP, AP, REUTER, UPI, bản tin Trung Tá Hiền, bản tin Dân Vận, bản tin Juspao và Việt Nam Ký Sư (VNKS) do Lê Thiệp, Trương Lộc, PhanThanh Tâm chủ trương với sự cọng tác của một số phóng viên trẻ có “trình độ nghề nghiệp vững vàng”.

 

Lê Thiệp khởi đầu nghiệp báo là thi tuyển vào hoc một khóa đào tạo phóng viên ở Việt Nam Thông Tấn Xã (VTX); sau đó, anh được thu dụng vào báo Chính Luận. Anh kể lại rằng, hai năm đầu, phải đến toà sọan từ sáng tinh mơ làm việc với ông Thư Ký Toà soạn Thái Lân mà anh gọi là nhà báo Nông Dân. Ngoài việc viết lại các bản tin lem nhem từ thành đến tỉnh và những tin bá cáo của Cảnh sát Đô Thành anh phải đọc rồi dịch một số tin từ các bản tin viễn ấn UPI, AP, Reuter, AFP, VTX… Hôm nay có gì lạ không là câu hoỉ của ông nhà báo nông dân mà anh phải trả lời hằng ngày; tuy rất tầm thường nhưng là cả một thách đố.

 

Lê Thiệp thú nhận, dù được chuyển thành phóng viên anh vẫn không  không bao giờ quên câu nói của ông Thái Lân, “làm báo mà không chịu học thì khó mà tiến được”.  Cái máu làm báo và thích lang thang đây đó đã khiến anh gặp một số đồng nghiệp và đồng điệu. Họ đều có “mộng lừng danh giang hồ”. Họ thành lập một syndicate cung cấp cho các báo thuộc đủ thể loại, những bài báo ngắn gọn, đăng một kỳ. Đó là những đề tài hay tin tức thời sự được đào sâu viết với một lối văn báo chí. Trong Một Thời Việt Nam Ký Sự (VNKS), anh cho biết, qua ba năm (1965-1968) nhóm đã cung cấp cho làng báo cả ngàn bài ký sự thuộc đủ thể loại. VNKS là một sự kiện lịch sử, một cuộc canh cải thầm lặng trong ngành truyền thông.

Nén Hương Tưởng Nhớ

Ngòai ra, qua chương Chuyện Cổ Tích Typo anh còn cho thế hệ sau biết có “một dĩ vãng lem luốc” trong việc hoàn thành tờ báo. Nhà báo Lê Thiệp quả là một người gắn bó sâu đậm với nghề. Anh đã mô tả rõ rang hình ảnh “vài chục nhân mạng âm thầm làm việc dưới cái oi nồng của Saigon”. Đúng như Lê Thiệp nhận xét, thời đại chữ số ngày nay đã đẩy thợ typo, và những con chữ vào dĩ vãng. Không có họ thì không có báo đọc. Ngưòi thợ typo là những người làm báo trong những căn phòng u uất thiếu không khí, nồng nực, ngột ngat nhưng đầy mùi chì, mùi thiếc. Họ lặng lẽ bốc lên những con chữ ráp thành bài báo. Họ là những người làm báo không tên.

Lê Thiệp có ba cuốn sách xuất bản: Chân Ướt Chân Ráo, Đỗ Lệnh Dũng và Lững Thững Giữa Đời. Cuốn sau cùng là chứng liệu, đóng góp đáng kể vào tài liệu lich sử truyền thông Việt Nam. Nó còn chứng thực phe thắng cuộc đã phải học phe thua cuộc trong lãnh vực báo bổ. Sau 30/4/1975, báo chí cách mạng có gì mới?  Xin nói rằng: Có! Báo chí miền Bắc trước 1975 chỉ là hóa thân của loại truyền đơn tuyên truyền.  Những sự kiện lớn như Đại hội Đảng, Kỳ họp Quốc hội… các báo chỉ được phép đăng lại  đúng bản tin của Thông tấn xã Việt Nam. Ai viết lên điều đó? Nhà báo Thiện Ý Tống Văn Công viết trong bài Xa Lộ Thông Tin Chỉ Còn Lề Phải nhân ngày Báo Chí Cách Mạng Việt Nam 21/6.

Bài báo này viết ngày 15/6/2009 còn cho rằng, Lý Quí Chung, Trần Trọng Thức và một số người làm báo thời trước, “là ông thầy” đã góp phần to lớn đổi mới “báo chí cách mạng Việt Nam"; nhưng  không ai đánh giá đúng công lao của họ.Tuy nhiên, những cố gắng đổi mới thật ra cũng chỉ là hình thức, không có mấy thực chất. Báo chí vẫn chỉ làm công cụ cho  Đảng. Sau này báo chí còn làm công cụ cho các “đại gia”, bị họ sai khiến và khinh rẻ. Thiện Ý Tống Văn Công  từ ngày 25-2-2014, đã  chia tay với Đảng Cộng sản Việt Nam.  Ông là một đảng viên có 55  năm đảng tịch  bị kết tội, “ có quan điểm ủng hộ hoặc tán thành đa nguyên chính trị, đa đảng; công khai bác bỏ chủ nghĩa Mác -Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh”.

Một số bạn của Lê Thiệp hồi trung tuần tháng 4/2014 vừa rồi, sau khi dự đám tang của nhà báo Ngô Vương Toại mất ngày 4/2/2014, thọ 68 tuổi, đả cùng hẹn hôm sau đến nhà Lê Thiệp thắp một nén hương tưởng nhớ. Chúng tôi đã có một buổi họp mặt khó quên. Dù thiếu vắng tiếng noí oang oang của nhà báo họ Lê, bạn Thiệp vẫn có một chỗ ngồi để cùng nghe chúng tôi sôi nổi làm thầy bàn; noí chuyện trên trời dưới đất; chuyện xưa chuyện nay và chuyện thiên hạ sự. Không có rượu nhưng nhờ tình thân và sự hiếu khách của chủ nhà cùng với sự  sốt sắng phụ giúp  của hai bà xã của hai bạn Nguyễn Minh Diễm, Nguyễn Mạnh Tiến nên chúng tôi đã có một bửa thăm bạn tuy xa mà  thật gần rất thú vị, đầy ý nghĩa.

Hôm đó có ai? Toàn là những người, chẳng những cùng trong làng báo mà lại cùng xóm nữa, xóm đài phát thanh, truyền hình và Việt Tấn Xã: Nguyễn Minh Diễm cưụ giám đốc đài RFA, Uyên Thao chủ trương Tủ Sach Tiếng Quê Hương cũng từng làm đài Saigon, Nguyễn Mạnh Tiến, cưụ phóng viên Đài Saigon, hiện làm cho RFA, Chu Mai, cưụ phóng viên Đài Truyền Hình; Nguyễn Tuyển, cưụ phóng viên Đài Saigon, hiện làm cho báo Người Việt  và người viết bài này. Thức ăn quá nhiều. Sushi món cá sống của Nhật mà bạn Thiệp ưa thích còn đầy diã. Lý do? Nguyễn Minh Diễm, Uyên Thao kiêng ăn vì  Ung Thư. Uyên Thao dính với nó 10 năm rồi. Nguyễn Minh Diễm ít hơn, mới bảy năm thôi. Hai anh ăn thứ khác để bảo toàn sức khỏe. Cuộc chiến còn dài lâu; phần thua ắt hẳn về nó.

“Ung Thư Ơi, Chào Mi”.

Ung thư, mi là ai mà đã rước bạn Thiêp ta đi?  Bác sĩ Nguyễn Ý Đức  hiện ở Texas trong tài liệu Câu Chuyện Thày Lang cho biết, Ung thư không phải là một bệnh mà gồm vài chục loại khác nhau. Ai cũng có thể bị nó hãm hại. Chúng có thể xuất phát từ bất cứ nơi nào trong cơ thể với các hung tính riêng. Ung thư là do một số tế bào đột nhiên tăng sinh sản một cách bất bình thường và không kiểm soát được. Khoa học đã có những khám phá tương đối rõ ràng hơn; nhờ đó một số lớn ung thư có thể được chữa khỏi nếu phát hiện sớm.  Ngày 8 tháng 2 năm 2006, Hội Ung Thư Hoa Kỳ cho hay, lần đầu tiên trong 70 năm vừa qua, số tử vong vì ung thư đã giảm trông thấy.

Theo tài liệu của Bác sĩ, ăn uống đúng, tăng hoạt động cơ thể và đừng để mập phì là những phương thức tốt để giảm rủi ro ung thư. Hiện nay có ít nhất bốn phương pháp để điều trị ung thư: giải phẫu, xạ trị, hóa trị và miễn dịch trị liệu immunotherapy. Mục đích các phương pháp này là tiêu diệt tế bào ung thư mà không gây tổn thương cho tế bào bình thường. Phương pháp có thể dùng riêng rẽ hoặc phối hợp với nhau. Tiến bộ về kỹ thuật đã tăng hiệu quả và an toàn của các phương pháp và nhiều bệnh nhân đã được cứu sống. Cho đến nay thống kê cho biết đã có trên 14 triệu bệnh nhân ung thư được chữa khỏi bệnh.

Cũng theo Bác sĩ Đức , bệnh nhân có thể tìm tới các loại cây con mà loài người có kinh nghiệm về trị bệnh từ lâu. Đông y ta đã từng dùng lá đu đủ, nấm linh chi, dây tóc tiên, cây rẻ quạt, bạch truật, nam sa sâm, ý dĩ vân vân và đã có trường hợp ung thư thuyên giảm. Có bệnh thì vái tứ phương mà.  Nhưng có lẽ chỉ nên tìm tới các món này khi mà các phương tiện khoa học hiện có bó tay hoặc dùng phụ thêm nếu không có chống chỉ định. Vì dù sao thì các phương tiện thực nghiệm cũng đã được chứng minh sự hữu hiệu phần nào. Ngoài ra, một thư giãn tâm hồn  sẽ làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể để đối phó với khó khăn. Chủ Nhật đầu tháng 6 hàng năm là ngày “National Cancer Survivors Day”.

Đây là ngày nhắc nhở mọi người rằng ung thư không đồng nghĩa với tử vong; được nhà doanh nghiệp và từ thiện Hoa Kỳ Richard Block đề xướng hồi thập niên 80. Ông mắc bệnh ung thư phổi vào năm 1978; chỉ còn sống tối đa được ba tháng nhưng kiên nhẫn điều trị và lành bệnh. Sau đó vài năm, ông lại bị ung thư đại tràng, lại chữa trị và cũng khỏi bệnh. Ông qua đời vào năm 2004 ở tuổi 78, vì suy tim. Ông và bà vợ đã phát hành ba cuốn sách: “There's Hope” nói lại quá trình chống trả với ung thư của mình; “Fighting Cancer” hướng dẫn tùng bước để mọi người tự chiến đấu với ung thư và “Guide for Cancer Supporters” góp ý với thân nhân cách thức hỗ trợ bệnh nhân./
 

Phan Thanh Tâm

Saint Paul, 4/2014



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Người cư sĩ tại gia có khả năng phát huy đạo đức cao thượng, từ từ bước lên nấc thang thánh vị, qua việc trì giữ giới luật: Năm Giới, Tám Giới, Mười Giới và Bồ Tát Giới Tại Gia. Chính những giới này giúp cho hàng đệ tử tại gia cũng như xuất gia ngăn ngừa nghiệp xấu, vun trồng tâm lành để hiện tại và mai sau có được cuộc sống an vui, lợi mình, lợi người. Kính mời quý Phật tử phát tâm về Chùa Hương Sen thọ giới, nhận giới và giữ giới.
Vatican hôm thứ Hai tuyên bố phẫu thuật khẳng định giới tính và mang thai hgiùm là những mối đe dọa nghiêm trọng đối với phẩm giá con người, đặt chúng ngang hàng với phá thai và an tử là những thực hành vi phạm kế hoạch của Thiên Chúa dành cho sự sống con người. Vatican ban hành “Phẩm giá vô hạn” (Infinite Dignity), một tuyên bố dài 20 trang đã được thực hiện trong 5 năm. Sau khi sửa đổi đáng kể trong những tháng gần đây, nó đã được Đức Giáo Hoàng Francis phê duyệt vào ngày 25 tháng 3, theo AP.
AUKUS sẽ thêm một chữ J hay chữ JA vào.... Tờ Financial Times đưa tin, Mỹ, Anh và Úc đang xem xét đưa Nhật Bản vào quan hệ đối tác an ninh AUKUS của họ nhằm ngăn chặn Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Các bộ trưởng quốc phòng AUKUS vào thứ Hai sẽ công bố các cuộc đàm phán về việc mở rộng Trụ cột II (Pillar II), trong đó tập trung vào phát triển các năng lực tiên tiến và chia sẻ công nghệ.
Philippines, Nhật Bản, Mỹ và Australia sẽ tổ chức các cuộc tập trận hải quân chung ở Biển Đông (South China Sea) vào Chủ nhật tuần này, theo 1 tuyên bố chung: “Chúng tôi sát cánh cùng tất cả các quốc gia trong việc bảo vệ trật tự quốc tế dựa trên luật pháp vốn là nền tảng cho một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương hòa bình và ổn định. Bốn quốc gia của chúng tôi tái khẳng định quan điểm coi Phán quyết của Tòa Trọng tài Biển Đông năm 2016 là phán quyết cuối cùng
Kinh tế Mỹ lạc quan. Nền kinh tế Mỹ có thêm 303.000 việc làm trong tháng 3 và tỷ lệ thất nghiệp giảm nhẹ xuống 3,8%, theo dữ liệu mới của Bộ Lao động công bố hôm thứ Sáu. Báo cáo việc làm tháng 3 một lần nữa vượt hơn mong đợi. Các nhà kinh tế đã kỳ vọng rằng nền kinh tế sẽ đạt được 200.000 việc làm và tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm xuống còn 3,8%.
Một cậu bé 16 tuổi nâng nguyên một chiếc Volkswagen lên để cứu hàng xóm bị kẹt dưới xe. Người mẹ dũng cảm chiến đấu với gấu Bắc Cực để bảo vệ con mình. Cô con gái lôi chiếc máy kéo bị lật đè trên người cha ra. Những kỳ tích này được thực hiện nhờ có một lượng adrenaline tăng vọt và giải phóng các hệ thống của cơ thể cũng như năng lực của cơ bắp, vốn chỉ có thể ‘xuất toàn lực’ trong những tình huống căng thẳng cực độ.
Đức Giáo Hoàng Francis dự kiến trong tháng 9/2024 sẽ viếng thăm nhiều quốc gia Châu Á, và có thể bao gồm cả Việt Nam, theo các tin từ Catholic Vote, Reuters, Tempo, và Hội Đồng Giám Mục VN. Theo tin CV, Ngài có kế hoạch đến thăm Singapore trong chuyến công du châu Á vào tháng 9/2024, đây sẽ là chuyến thăm đầu tiên của giáo hoàng đến đất nước này kể từ chuyến thăm ngắn ngủi của Đức Giáo hoàng St. John Paul II hồi năm 1986.
Dân biểu Gerry Connolly (D-Va.) hôm thứ Ba đã chỉ trích dự luật Cộng Hòa được đưa ra gần đây sẽ đổi tên Phi trường Quốc tế Washington Dulles theo tên cựu Tổng thống Trump để thành Phi trường Quốc tế Donald Trump. Connolly, người có địa hạt bao gồm một phần Dulles, tuyên bố: “Donald Trump đang phải đối mặt với 91 cáo buộc trọng tội. Nếu đảng Cộng hòa muốn đặt tên gì đó theo tên Trump, tôi khuyên họ nên tìm một nhà tù liên bang.”
Đảng Cộng hòa tại Hạ viện đang nỗ lực đổi tên Phi trường Quốc tế Dulles theo tên Donald Trump, cựu tổng thống hai lần bị luận tội, bị truy tố bốn lần, người đã bị Tổng thống Joe Biden đánh bại trong cuộc bầu cử năm 2020. Fox News đưa tin rằng Dân Biểu Guy Reschenthaler (R-PA) tin rằng việc đổi tên phi trường quốc tế lớn nằm ngay bên ngoài thủ đô của đất nước theo tên Trump là một ý tưởng hay vì “trong đời tôi, đất nước chúng ta chưa bao giờ vĩ đại hơn dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Donald J. Trump.”
Các triệu chứng thần kinh bí ẩn ảnh hưởng đến các nhà ngoại giao và quan chức Hoa Kỳ kể từ năm 2016 được gọi là Hội chứng Havana (Havana Syndrome) có thể liên quan đến Đơn vị GRU 29155 của Nga, theo một cuộc điều tra của CBS, The Insider và Der Spiegel được công bố vào cuối Chủ nhật.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.