Hôm nay,  

Nên Ăn Chay Vì Từ Bi, Tăng Thiện Nghiệp

14/04/202022:50:00(Xem: 4381)
blank
 

Nên Ăn Chay Để Tăng Trưởng Thiện Nghiệp

Việt Báo tổng hợp

Khi ăn chay sẽ giảm được nghiệp sát, và như thế sẽ giảm cơ nguy bệnh hoạn. Việc tăng trưởng nghiệp lành qua ăn chay được Phật Giáo khuyến khích rộng rãi, đặc biệt là trong mùa dịch bệnh COVID-19.

Theo Thầy Thích Hoắng Trúc, trong bài viết: "Ăn chay để nuôi dưỡng sự bình an và hạnh phúc" đăng trên Thư Viện Hoa Sen này 21/05/2019, trích:

"... trong kinh Tương Ưng Lakkhaṇa, ở các phẩm như Đống Xương, Đồ Tể Giết Trâu Bò, Một Miếng Thịt và Kẻ Bắt Chim, Người Giết Dê Bị Lột Da, Người Giết Heo Với Đao Kiếm, Người Săn Thú Với Cây Lao. Trong các Phẩm kinh này miêu tả về câu chuyện của Tôn giả Lakkana và Tôn giả Mục Kiền Liên. Trên đường đi từ núi Linh Thứu về thành Vương Xá để khất thực, hai Ngài đã nhìn thấy những chúng sanh có hình thù xấu xí và lạ lẫm, chịu nhiều cực hình đau đớn liên tục chưa từng được thấy trên thế gian này. Bằng khả năng thần thông siêu việt của mình Ngài Mục Kiền Liên đã thấy được những nghiệp nhân của các chúng sanh đó, đời trước họ đã là một đồ tể giết trâu bò, là một kẻ săn chim, là một người đồ tể giết dê, là một người giết heo, là một người thợ săn thú ở tại thành Vương Xá. Do nghiệp của những người đó thuần thục, sau khi bị nung nấu trong địa ngục nhiều năm, nhiều trăm năm, nhiều ngàn năm, nhiều trăm ngàn năm và với quả thuần thục còn lại, người đó cảm thọ một tự ngã như vậy.

Từ câu chuyện của bài kinh trên, chúng ta mới thấy được nghiệp nhân mà chúng ta đã gieo từ đời trước liên quan đến sát sanh thì đời sau chắc chắn rằng chúng ta sẽ thọ lãnh quả báo đau khổ, sẽ trở thành những chúng sanh có hình thù xấu xí, thân xác chịu đau đớn đến lúc chết đi mới khỏi. Cho nên nếu chúng ta có thiện tâm bảo vệ người xuất gia thì cần phải khéo léo mà hộ trì thực phẩm cúng dường, điều quan trọng là phải biết rõ về “Tam Tịnh Nhục” mà đức Phật đã quy định trong thức ăn của người xuất gia, có thể tốt nhất là chúng ta nên mua động vật đã được chế biến hay động vật đã chết về chế biến lại, làm như vậy mới có thể tránh được nghiệp sát tốt nhất cho chúng ta. Còn nếu chúng ta muốn bảo đảm được thuần tịnh và thanh khiết cho bản thân mình và cả người xuất gia thì chúng ta nên mua, hoặc chế biến những thực phẩm chay để làm thức ăn cho mình và có thể cúng dường cho người xuất gia thọ nhận, đó là phương pháp tối ưu nhất để chúng ta bảo vệ cho lợi ích chung của tứ chúng trong giáo đoàn.

Riêng vấn đề “ăn chay” thì trong Phật giáo Đại thừa đức Phật đã dạy rõ trong các bộ kinh như kinh Lăng Già, kinh Lăng Nghiêm, kinh Đại Bát Niết Bàn, v, v…, để nuôi dưỡng lòng từ bi. Đó là nền tảng vững chắc để người con Phật thực hành hạnh từ bi theo con đường Bồ tát đạo của Phật giáo Đại thừa. Vậy ta hiểu từ bi theo nghĩa ăn chay chính là không giết hại chúng sanh và không nhận đồ cúng dường qua sự sát sanh của người khác. Vì thế nếu chúng ta dùng những món chay làm thực phẩm để nuôi dưỡng cơ thể thì chúng ta đã và đang thực hiện hạnh từ bi của người con Phật.

Khi không sát hại hay ăn thịt chúng sanh thì chúng ta đã thể hiện được tinh thần bình đẳng của muôn loài, vì không chỉ riêng ta muốn được sống mà còn có rất nhiều loài khác muốn được sống và tồn tại trên thế gian này. Bây giờ, nếu chúng ta dùng một cây gậy đánh mạnh lên lưng con chó mà chúng ta đang nuôi ở trong nhà, thì tức khắc nó sẽ đau và phản xạ bằng tiếng kêu thất thanh. Điều đó chứng tỏ con chó biết đau và ghét sự đánh đập giết hại. Cho nên nó cũng cần có sự bình đẳng về sự sống giống như chúng ta." (hết trích)
.
Trong khi đó, Bác Sĩ Nguyễn Ý Đức trong bài viết "Ăn chay và lợi ích" đăng ngày 16/04/2018 trên Thư Viện Hoa Sen ghi nhận về ăn chay, trích:

"Ăn chay vì lòng nhân từ: Những người ăn ăn chay vì lòng nhân từ chủ trương làm giảm sự đau khổ của súc vật cũng như không giết chúng để làm thức ăn cho con người.

Đối với những người này, súc vật cũng có cảm xúc như con người: sợ hãi khi thấy sinh mạng bị đe dọa; mừng vui khi được nuôi ăn; đau đớn khi bệnh tật; quyến luyến chủ nuôi thân thương… Đôi khi chúng cũng tỏ ra rất thông minh và hữu dụng cho đời sống con người.



Họ cũng bất mãn khi thấy động vật bị nhốt trong những chuồng chật hẹp, gò bó, nuôi bằng thực phẩm nhiều hóa chất, cho mau béo lớn rồi đưa tới lò giết không nương tay.
 

Vì thế, họ cho rằng giết súc vật để ăn thịt là hành động tàn ác và không cần thiết. Còn ăn rau trái là giúp nuôi dưỡng lòng nhân từ, mang lại sự bình an và hạnh phúc cho đời sống muôn loài. Hơn nữa, khi chúng ta săn bắt động vật để giết thịt, chúng ta dồn loài vật đến chỗ diệt chủng. Còn khi chúng ta chọn các loại rau trái làm thực phẩm, ta vẫn có thể gieo trồng, chăm sóc làm cho chúng lan tràn khắp nơi và ngày càng xanh tốt, phong phú hơn...

... Ăn chay vì ích lợi cho sức khỏe: Ảnh hưởng tích cực của việc ăn chay đến sức khỏe con người gần đây đã được nghiên cứu khá kỹ lưỡng, và những kết quả đã được công bố luôn luôn khích lệ người ăn chay. Vì thế, rất nhiều người ở phương Tây hiện áp dụng việc ăn chay chỉ vì muốn tốt cho sức khỏe, tránh được nhiều được nhiều bệnh ngặt nghèo đang phát triển tràn lan trong các xã hội công nghiệp. Họ thấy rõ tác hại của việc ăn nhiều thịt động vật giàu chất béo, cùng với những chất phụ gia luôn dễ dàng gây bệnh cho cơ thể.

Nhiều nghiên cứu cho thấy ăn chay có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh béo phì, ung thư, bệnh động mạch tim, tiểu đường, sâu răng, bệnh chi nang đại tràng…"(ngưng trích)
.
Đặc biệt, nhóm Wisdom Today vừa phổ biến một băng video về ăn chay như sau:

https://youtu.be/7G012Lpz9HY 
.
Trong bài "Ăn Chay Vì Lòng Từ Bi" của tác giả Tâm Diệu đăng ngày 20/05/2011 trên Thư Viện Hoa Sen,, trích như sau:

"Đó là ăn chay vì tôn trọng sự sống, không gây tổn thương đến mạng sống của các loài vật hữu tình và nhất là vì muốn làm giảm bớt đi những nỗi khổ đau và chết chóc không cần thiết mà con người, một sinh vật thông minh hơn, gây ra cho chúng.

Điển hình như tổ chức bảo vệ súc vật PETA ở Mỹ có mục đích bảo vệ loài vật tránh sự ngược đãi bạo hành của con người. Các thành viên của tổ chức, tình nguyện ủng hộ tiền tài, nhân lực và tự nguyện ăn chay vì lý tưởng của tổ chức. Họ cho biết không thể nào nhẫn tâm hay vô cảm trước nỗi khổ đau của con vật, không thể nào ăn thịt chúng khi thấy chúng giẫy dụa trên các dây chuyền xẻ thịt và biến chế thực phẩm.

Cũng như một bác sĩ người Pháp – Bs. Jérôme Bernard-Pellet, người chuyên đi thuyết trình kêu gọi mọi người nên ăn chay. Khi được hỏi « Ông là một bác sĩ, vậy vì lý do gì mà ông ăn chay ? ». ông đã trả lời một cách thật trịnh trọng như sau : «- Bà có biết không, gia đình cha mẹ tôi làm nghề chăn nuôi súc vật để giết thịt. Tôi đã thấy quá nhiều máu chảy và sự đau đớn. Tôi không còn ăn thịt được nữa ».

Một trường hợp khác, thi hào Pháp thuộc thế kỷ XIX tên là Alphonse de Lamartine đã ăn chay từ khi còn rất nhỏ, ông ăn chay vì một hôm « ..theo mẹ đi ngang một lò sát sinh, ông thấy máu chảy lênh láng ra đến tận đường đi, mùi tử khí và mùi máu hôi tanh không chịu nổi. Khi về đến nhà thì ông xin mẹ được ăn chay ».

Như vậy, có một tầng lớp ăn chay vì lòng nhân từ hay nói rộng hơn là vì lòng từ bi của họ đối với loài vật hữu tình. Họ không ăn thịt bởi vì họ tin tưởng loài vật có quyền được sống và được đối xử như con người. Loài vật không thể là thức ăn cho con người. Loài vật là một loại chúng sinh tình thức đều có bản năng ham sống và sợ chết như con người. Nếu như chúng bị tổn thương hay bị giết hại đều sinh khởi sự sợ hãi, thống khổ, sinh khởi sự phẫn nộ, oán hận và chống trả. Ví như con người giết hại lẫn nhau, đôi bên sẽ tạo thành kết thù, kết oán, mưu hại lẫn nhau.

Đối với những người Phật giáo, ngoài việc giữ giới cấm sát sinh như giới luật nhà Phật qui định, ăn chay còn là một phương thức tu tập hằng ngày, gieo trồng hạt giống từ bi và phát triển tâm từ bi đến với muôn loài chúng sinh từ gần đến xa, từ lớn đến nhỏ..."(ngưng trích)

Ngắn gọn, ăn chay chính yếu vì lòng từ bi, và đồng thời tăng trưởng thiện nghiệp.


 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong khi Tổng Thống Zelensky nói rằng cuộc chiến mà người dân Ukraina đổ xương máu mỗi ngày là vì dân chủ, tự do cho cả loài người – thì vào ngày 10/3/2023 GH Francis của Vatican nói rằng cuộc chiến Ukraina thúc đẩy bởi quyền lợi của một vài đế chế (empires) chứ không phải chỉ tại đế chế Nga...
Cựu luật sư của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, Joe Tacopina, nói hôm thứ Sáu rằng Trump sẽ không chấp nhận thỏa thuận nhận tội sau bản cáo trạng về một khoản thanh toán tiền bịt miệng cô Stormy Daniels hồi năm 2016. Ông nói rằng ông không biết có bao nhiêu tội danh hoặc cáo buộc là gì và bản cáo trạng nên được gỡ niêm phong "vào đầu tuần tới, có thể là thứ Ba."
Theo Viện Ung Thư Quốc Gia (National Cancer Institute – NCI), bàng quang khi rỗng có kích thước và hình dạng bằng trái lê. Tuy nhiên, nó có thể giãn ra lớn hơn nhiều khi cần thiết, và co trở lại khi trống. Trên thực tế, nó có thể chứa khoảng 16 ounce (gần nửa lít) nước tiểu cùng một lúc trong từ hai đến năm tiếng đồng hồ một cách thoải mái, theo Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ (U.S. National Library of Medicine – NLM).
Năm 1802, nhà soạn nhạc người Đức Ludwig van Beethoven đã viết một bức thư đầy đau lòng gửi cho các anh em của mình, kể lại chứng bệnh điếc khiến ông phải “sống trong đọa đày” và khát khao được chết như thế nào. Nhưng Beethoven vẫn tiếp tục kiên trì chịu đựng thêm 25 năm nữa, nhờ tình yêu dành cho âm nhạc. Trong thư, ông đã cầu xin họ hãy nghiên cứu và công bố rộng rãi căn bệnh khiếm thính của mình, để “thế giới có thể hòa hoãn, cảm thông với tôi sau khi tôi lìa đời, được bao nhiêu hay bấy nhiêu.”
Đại dịch Covid-19 đã làm rung chuyển thế giới nghệ thuật, nhưng không gì có thể lay chuyển được vị trí dẫn đầu của Musée du Louvre trong cuộc khảo sát số liệu khách tham quan của tạp tờ “The Art Newspaper”. Hàng năm, tờ báo này hỏi các bảo tàng nghệ thuật trên thế giới xem họ đã đón bao nhiêu du khách trong năm trước đó và năm nào Louvre cũng đứng đầu.
Tròn 50 năm trước, Quân đội Hoa Kỳ rời Việt Nam trong tuần này. Vào ngày 29/3/1973, hai tháng sau khi ký hiệp định Paris, đơn vị tác chiến cuối cùng của Hoa Kỳ rời miền Nam Việt Nam khi Hà Nội trả tự do cho nhiều tù binh Mỹ còn bị giam giữ ở miền Bắc Việt Nam. Nhưng 2 thập niên can dự của Hoa Kỳ sẽ không chính thức kết thúc cho đến 20 tháng sau
30/4/1975, cộng sản xâm chiếm miền Nam Việt Nam. Những tệ nạn xã hội lúc đó đều bị chính quyền mới quy chụp là “ tàn dư Mỹ Nguỵ”. Gần nửa thế kỷ trôi qua từ ngày “giải phóng miền Nam”, các tệ nạn không chỉ ở ngoài xã hội, mà còn len lỏi vào những mái gia đình. Trách nhiệm lúc này thuộc về ai? Và sẽ mang tên gọi là gì?
Một trong những nhân viên quốc hội của Thượng nghị sĩ Rand Paul đã bị thương nặng sau khi bị đâm ở thủ đô DC vào hôm Thứ Bảy khi anh này rời một nhà hàng. Cảnh sát Thủ đô đã phản ứng với vụ đâm dao xảy ra ở dãy nhà 1300 trên Phố H Street lúc 5:17 giờ chiều Thứ Bảy, theo bản tin báo The Hill.
Dân biểu Zoe Lofgren (Dân Chủ-Calif.) nói với Jim Acosta trên CNN hôm Chủ nhật rằng giọng điệu hung hăng của Trump về có thể bị Biện lý Alvin Bragg truy tố là “công khai và trắng trợn” hơn ngôn từ của Trump những ngày trước ngày bạo loạn 6/1/2021
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.