Hôm nay,  

Lào với dự án mặt trời nổi 1200 MW lớn nhất thế giới trên hồ Nam Ngum

23/02/202015:20:00(Xem: 4627)
blank

Lào với dự án mặt trời nổi 1200 MW lớn nhất thế giới trên hồ Nam Ngum

Bản tin Ngày 21 tháng 2, 2020
Viet Ecology Foundation

blank 
Sáng kiến dự án điện mặt trời nổi trên hồ Nam Ngum đầu tiên do Ks Pham Phan Long của tổ chức Viet Ecology Foundation nghiên cứu và công bố trên tạp chí chuyên môn quốc tế PV Magazine (1) tháng 11 2019 và tiếng Việt trên trang mạng Viet Ecology Foundation (2) ngày 1 tháng 11, 2019. Nghiên cứu này có phân tích kỹ thuật, kinh tế và xã hội nhằm thuyết phục chính phủ Lào thực hiện thay thế cho ba dự án thuỷ điện lớn Mekong bên Lào. Nhà ngoại giao kỳ cựu David Brown nhận xét về dự án tương tự Ks Long soạn thảo cho Biển Hồ (3) Cam Bốt đã cho đó là sáng kiến táo bạo và là giấc mơ của các nhà hoạt động môi trường. (4)
.
Dự án mặt trời trên Nam Ngum này đã thành sự thật, theo bản tin Laotiantimes (5) ngày 20 tháng 2/2020, chính phủ Lào đã ký kết với Hangzhou Safefound Technology, nhà sản xuất pin mặt trời Trung Quốc để xây dựng hệ thống giàn nổi 1200 MW thu năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới trên hồ Nam Ngum. Việc Lào chuyển hướng nhanh và mạnh mẽ như thế là tin mừng cho lưu vực sông Mekong vì đây là dấu hiệu cho một bước ngoặt lịch sử; từ nhận thức thuỷ điện với những tác động xấu không giảm thiểu được đã đến lúc phải thoái trào. Nếu chú ý bản đồ Laotiantimes sử dụng chính là biểu đồ Ks Pham Phan Long phác thảo ra cho Nam Ngum về vị trí cho toàn bộ 15 giai đoạn.


Nếu Cam Bốt cũng như Lào thực hiện dự án mặt trời trên Biển Hồ như Ks Long đề nghị thì ĐBSCL sẽ được cứu nguy, tránh khỏi tai hại thuỷ điện, sinh kế của 30 triệu dân cư Cam Bốt và Việt Nam được bảo vệ và giải quyết xung khắc quyền lợi chung không nước nào có thể nhượng bộ.

Năng lượng xanh từ mặt trời và gió đã cho nhân loại một lựa chọn công bằng hơn, vừa rẻ vừa trong lành và không phải dựa vào nguyên liệu hữu hạn với ô nhiễm không kiểm soát được như than dầu và khí đốt. An ninh lương thực và sinh kế dân cư sẽ vững vàng hơn và góp phần cắt giảm khí thải carbon cho nhân loại tránh được hiểm họa biển dâng và khí quyển hâm nóng.

Nguồn trích dẫn:
1. https://www.pv-magazine.com/2019/11/01/can-nam-ngum-solar-replace-mekong-hydro-in-laos/ 
2. http://vietecology.org/Article/Article/1344 
3. http://vietecology.org/Article/Article/1351 
4. https://laotiantimes.com/2020/02/20/laos-to-build-worlds-largest-floating-solar-power-project-at-nam-ngum-1/ 
 
 

Ý kiến bạn đọc
24/02/202022:44:25
Khách
Sẽ là nỗi mừng thật nhiều cho những người hiện sinh sống ở hạ nguồn sông Mekong.Chào mừng sáng kiến của kỹ sư Pham Phan Long.Kính chúc dự án sơm thành tựu.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bộ Dân quyền California (CRD: California Civil Rights Department) thông báo rằng Bộ đã đạt được thỏa thuận giải quyết trị giá khoảng 54 triệu USD trong vụ kiện phân biệt giới tính chống lại Activision Blizzard, một công ty trò chơi video. CRD đã đệ đơn kiện này vào tháng 7/2021, cáo buộc rằng Activision Blizzard có văn hóa nơi làm việc "nam tính", nơi phụ nữ bị quấy rối tình dục và phân biệt đối xử dựa trên giới tính.
VOA: Nhà hoạt động Nguyễn Tiến Trung đến Đức tị nạn. Theo Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ. Hôm 15/12, nhà hoạt động dân chủ Nguyễn Tiến Trung và gia đình đáp máy bay đến thành phố Frankfurt, Đức để định cư, ông cho VOA biết qua email. Nhà hoạt động nhân quyền Grace Bùi ở Thái Lan viết trên trang Facebook hôm 15/12 rằng ông Trung và gia đình đã rời khỏi Việt Nam trước đây và lánh nạn tại Thái Lan một thời gian trước khi đến Đức. “Khi còn ở Thái Lan thì Trung đã bị an ninh Việt Nam theo dõi và Đức đã cấp visa khẩn cấp cho Trung”, nhà hoạt động nhân quyền người Mỹ viết.
Hàng năm, người dân Hoa Kỳ mua khoảng 35 triệu đến 50 triệu cây Giáng sinh, và cũng có nhiều người mang cây Giáng sinh nhân tạo từ nhà kho ra để dùng trong mùa lễ hội. Theo các cuộc khảo sát, tổng cộng khoảng 3/4 số hộ gia đình ở Hoa Kỳ thường sở hữu một số loại cây Giáng sinh nào đó. Nhiều người thường thắc mắc loại nào thực tiễn hơn – cây thật hay cây nhân tạo? Vấn đề này gây tranh cãi khá nhiều, và câu trả lời phụ thuộc vào người được hỏi và những yếu tố được xem xét.
Trong thời điểm hiện tại, khi nói đến trí thông minh nhân tạo (AI), người ta thường nhắc đến nhiều điểm xấu hơn là điểm tốt. Người ta nói đến kịch bản “ngày tận thế” với máy tính siêu thông minh, nói đến việc AI đưa tin giả... Những cảnh báo này cũng đáng quan tâm. Nhưng trên thực tế, AI vẫn có tiềm năng to lớn mang lại nhiều lợi ích cho nhân loại. Theo trang mạng https://theconversation.com, trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân ngày càng sử dụng nhiều công cụ hỗ trợ AI hơn để giải quyết các vấn đề đe dọa sức khỏe con người, môi trường, và an ninh lương thực. Các nhà nghiên cứu dự báo thị trường cho những công cụ này có thể đạt 12 tỷ USD vào năm 2032.
Mùa Giáng Sinh lại về. Nhiều gia đình bất kể theo truyền thống tôn giáo nào lại có những cây thông xanh hay cây Giáng Sinh (Christmas Tree) để trưng bày đón ngày Thiên Chúa giáng trần. Có người thắc mắc rằng truyền thống này có từ thời nào, bắt nguồn từ đâu? Hẳn là nó có liên hệ đến Ki Tô giáo? Theo trang mạng chuyên về lịch sử www.history.com, từ rất lâu trước khi đạo Thiên Chúa ra đời, những loài cây cối xanh quanh năm có một ý nghĩa đặc biệt đối với con người vào mùa đông. Giống như ngày nay trang trí nhà cửa trong mùa lễ hội bằng các loại cây thông, nhiều dân tộc cổ đại treo những cành cây thường xanh (evergreen) trên cửa ra vào và cửa sổ. Ở nhiều quốc gia, người ta tin rằng cây thường xanh sẽ xua đuổi phù thủy, ma quỷ, ma quỷ và bệnh tật.
Trong hàng loạt những hình ảnh về các ngôi nhà bị đánh bom hay đường phố bị tàn phá ở Gaza, có một số hình ảnh nổi bật với sự kinh hoàng tột độ: Những đứa trẻ bị bỏ rơi, mình mẩy nhuốm đầy máu. Với hàng triệu lượt xem trên các nền tảng trực tuyến, những hình ảnh này là những hình ảnh giả (deepfake) được tạo ra bằng trí tuệ nhân tạo (AI). Nếu để ý kỹ, chúng ta có thể thấy các manh mối chẳng hạn như ngón tay cong kỳ lạ hoặc đôi mắt lấp lánh ánh sáng không tự nhiên.
Cách đây gần 60 năm, học sinh sau khi đậu tú tài muốn vào Đại học Y khoa Sài Gòn phải thi vào dự bị y khoa được gọi là APM, viết tắt của “Année Prémédicale”, năm Tiền Y khoa và học ở Đại học Khoa học. Sinh viên thi vào rất đông, chừng 4000 đến 5000 người và sẽ tuyển chừng 200 người. Hồi đó chỉ có hai trường Y ở trong nước, một ở Sài Gòn và một ở Huế, mở sau trường Sài Gòn và ít người học hơn. Trường Dược (5 năm), Nha khoa (5 năm) là những trường riêng biệt cũng phải thi vào (được gọi là thi concours). Các ngành khác cũng qua concours như Sư phạm, Kiến trúc, Kỹ sư (Phú Thọ), hành chánh. Nghe nói thi vào trường (Học viện) Quốc gia Hành chánh tỷ lệ được chấp nhận còn thấp hơn vào trường Y khoa. Các trường Luật và Văn khoa theo chế độ đại học mở cửa của Pháp, không phải thi vào và sinh viên rất đông.
Thẩm phán Arthur Engoron, quan chức tư pháp giám sát vụ án gian lận dân sự trong đó Donald Trump bị buộc tội gian lận trong giao dịch bất động sản, được cho là đã di tản khỏi tòa án New York hôm thứ Tư sau khi một đám cháy nhỏ bùng lên tại tòa án 4 giờ sau khi phiên tòa xử Trump và Trump Organization có phiên điều trần.
Một nhân viên điều tra của quận hôm thứ Ba đã nói rằng tự tử là nguyên nhân cái chết của cô Emily Matson, người dẫn chương trình tin tức ở Pennsylvania, người đã chết sau khi bị một đoàn tàu xe lửa cán chết sáng thứ Hai ở thị trấn Fairview Township, theo The Erie Times-News và The New York Post. Điều tra viên quận Erie Lyell Cook nói với tờ Post hôm thứ Ba rằng bằng chứng là “không thể nghi ngờ” xung quanh cái chết của người dẫn chương trình tin tức địa phương 42 tuổi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.