Hôm nay,  

Giám đốc CIA phản bác "thất bại tình báo" về cuộc hành quân Lam Sơn 719

15/07/202216:34:00(Xem: 3130)

Tìm hiểu lịch sử

daovan

 

Tiếp theo loạt bài về cuộc hành quân Hạ Lào 1971, bài viết này liên quan đến việc báo giới  cáo buộc  "thất bại tình báo" về cuộc hành quân Lam Sơn 719  khiến Giám Đốc Cơ quan CIA phải lên tiếng... Phần trình bày sau dựa vào  bức thư của Giám Đốc  Cơ quan CIA gửi TS Kissinger, Chủ tịch Nhóm Hành động Đặc biệt Washington (WSAG)  bản dự báo tình hình địch trước khi diễn ra cuộc hành quân.  Bức thư và các  bản văn của cơ quan CIA được giải mật vào các năm 2016 và 2017 nhằm phản bác  cáo buộc " THẤT BẠI TÌNH BÁO" liên quan đến cuộc hành quân Hạ Lào 1971.

 

Thư của Giám Đốc  CIA gửi  Tòa Bạch Ốc

 

1. Như ông  đã biết, các cáo buộc hiện đang được loan  tải trên báo chí  liên quan đến "thất bại tình báo" về cuộc hành quân Lam Sơn 719. Câu chuyện của Max Frankel xuất hiện trên trang nhất của số ra ngày 30 tháng 3 tờ New York Times là một ví dụ;  Một bài viết khác của  Stewart Alsop trong ấn bản ngày 12 tháng 4  trên tờ  Newsweek (thực sự được phát hành vào ngày 6 tháng 4).

 

2. Khi câu chuyện của tác giả  Frankel xuất hiện trên mặt báo, tôi đã yêu cầu xem xét nhanh chóng, kỹ lưỡng về  hồ sơ của Cơ quan trong vấn đề này. Yêu cầu này dẫn đến việc soạn thảo một  văn kiện chi tiết  gửi đến tôi. Tuy nhiên, vấn đề Lam Sơn và những câu chuyện được cho là thiếu sót trong hoạt động của cộng đồng tình báo, là chủ đề đã được thảo luận chi tiết  khi tôi gặp Ban Cố vấn Tình báo Đối ngoại của Tổng thống vào thứ Sáu, ngày 2 tháng Tư (1971). Để trả lời các câu hỏi  của Chủ tịch  Ban Cố Vấn và các thành viên khác trong  Ban cố vấn , tôi đã  trao cho Ban Cố Vấn  bản đúc kết sự việc vào ngày 30 tháng 3 nói trên do các cộng sự của tôi thực hiện.

 

3. Để chắc chắn rằng tất cả chúng ta đều hoạt động từ một điểm xuất phát chung, tôi đính kèm theo đây  bản đúc kết  gửi đến ông  cũng là tài liệu đã gửi cho Ban Cố vấn xem xét, để ông  biết chính xác về thông tin nào đã được cung cấp cho Ban Cố Vấn. [1]

 

✱  Ước tính tình báo  về quân số và khả năng phản công của địch quân

 

I. CÁC CÁO BUỘC 

 

1. Bối cảnh. Trong những ngày gần đây, đã có những nhận xét trên báo chí và nhiều phương tiện truyền thông  liên quan đến vấn đề  được cho là  "lỗi tình báo" đã góp phần vào sự thất bại trong  cuộc hành quân Lam Sơn 719. Có thể tìm thấy hai ví dụ khá cụ thể  tiêu biểu  cho các cáo buộc hiện đang được lưu hành trong ấn bản của tờ New York Times, ngày 30 tháng 3 năm 1971 phát đi từ Washington của Max Frankel (trên trang 1) và từ Sài Gòn của Iver Peterson (trên trang 15).

 

2. Bài báo của tác giả  Frankel có tiêu đề là "Nixon Aides Insist Drive in Lào Was Worth Price." Với lời dẫn sau: "Tổng thống Nixon đã bắt đầu kiểm nghiệm lại  cuộc xâm lược Lào tại Nam Việt Nam, trong đó bao gồm một số đánh giá sai lầm nghiêm trọng về quân sự cũng như các tuyên bố về lợi ích chiến lược." Về vấn đề tình báo, đoạn quan trọng là đoạn thứ năm: "Những thất bại chiến thuật dễ thấy nhất là do thất bại tình báo. Ông Nixon được cho biết rằng không ai dự liệu việc Bắc Việt  nhanh chóng tăng viện cho các đơn vị của chúng ở Lào , chúng đã đưa vào chiến trường 150 xe tăng và các thiết bị hạng nặng khác. Do đó  đã không kịp thời tổ chức một cuộc phản công."  Điều này được lặp lại trong một câu ở đoạn thứ tám, có nội dung: " Người ta thừa nhận sự kháng cự đáng ngạc nhiên của kẻ thù,  đã cắt ngắn cả phạm vi và thời gian của cuộc xâm lược." Các cáo buộc cũng xuất hiện lại trong một câu trong đoạn cuối cùng của bài báo: " Việc kiểm tra lại cuộc hành quân qua  Lào  của các cấp chính quyền đã gây ra những tranh cãi về trách nhiệm đối với việc thu thập tình báo yếu kém."

 

3. Bài báo của ông Peterson có tiêu đề, "Người Mỹ ở Nam Việt Nam quy cho sự thất bại ở Lào là do sai lầm trong việc thiết lập kế hoạch hành quân và tình báo." Nó phơi bày các chủ đề tương tự từ phía  Sài Gòn: "Các cố vấn Quân đội Hoa Kỳ và các quan sát viên khác trên thực địa  mô tả hoạt động của Quân đội Nam Việt Nam tại Lào phải đối diện với nhiều  khó khăn mà đồng minh không lường trước được..."  Cả các sĩ quan Mỹ và Nam Việt Nam cũng thừa nhận rằng việc lập kế hoạch kém và thiếu sự phối hợp tình báo đã gây ra nhiều khó khăn cho miền Nam Việt Nam.  Việc thiếu tin tức  tình báo về việc di chuyển quân và vũ khí của đối phương làm gia tăng mức độ nguy hiểm  cho  Nam Việt Nam. "Sức mạnh của hỏa lực phòng không của đối phương cũng khiến quân đồng minh bất ngờ."

 

4. Cáo buộc cụ thể - Với các tuyên bố  trích dẫn ở trên, và những cáo buộc  tương tự khác hiện đang được lưu hành, gồm bốn tội danh liên quan đến  lãnh vực được cho là "thất bại tình báo" về phản ứng của Cộng sản Việt Nam đối phó với Lam Sơn 719.

a. Tình báo Hoa Kỳ đã không ước tính chính xác cường độ mà Hà Nội sẽ chống lại cuộc xâm lược ở  Lào và do đó, đánh giá thấp  mức độ nghiêm trọng của cuộc chiến - tức là chúng tôi đã hiểu sai ý đồ của Hà Nội.

b. Tình báo Mỹ đã không ước tính chính xác lực lượng mà Hà Nội tập trung tại  Lào để chống lại Lam Sơn 719, và hơn nữa, đánh giá thấp nghiêm trọng khả năng tăng viện của Hà Nội.

 c. Tình báo Hoa Kỳ đặc biệt đánh giá thấp khả năng  về lực lượng pháo phòng không của Cộng Sản Việt Nam trong vùng hành quân Lam Sơn 719.

 d. Tình báo Hoa Kỳ đã không nhận ra khả năng  sử dụng xe thiết giáp của Bắc Việt.

 

II. SỰ THẬT

 

5. Trả lời cho những cáo buộc trên,  chúng tôi đã xem xét lại hồ sơ của Cơ quan một cách chi tiết. Bởi vì các cáo buộc  thất bại nêu trên đã dựa vào sự suy đoán, trong khi chúng tôi đã tập trung vào các dự đoán về hành vi của kẻ thù sẽ xảy ra trong tương lai hơn là những phóng sự về các sự kiện và việc triển khai quân địch khi trận chiến đã diễn ra. Lam Son 719 được khởi động vào ngày 8 tháng 2 (1971). Trong những ngày đầu của chiến dịch, phía Cộng sản tránh đụng độ vì họ chuẩn bị bố trí lực lượng phòng thủ, hoạt động của đối phương phần lớn chỉ giới hạn trong việc quấy rối rải rác. Nỗ lực phản công đầu tiên của địch  xảy ra vào ngày 19 tháng 2, khi Cộng quân mở một cuộc tấn công dữ dội chống lại tiểu đoàn 39 Biệt động quân QLVNCH trên khu đất cao ngay trên Đường 925, khoảng ba dặm bên trong đất Lào.

     Các nhận xét và phát hiện được nêu dưới đây dựa trên các đánh giá của Cơ quan và các báo cáo được công bố từ ngày 14 tháng 12 năm 1970 đến ngày 11 tháng 2 năm 1971,

 

6.  Dự đoán về hoạt động của kẻ thù.

 Vào ngày 18 tháng 1 năm 1971, Tiến sĩ Kissinger yêu cầu một cuộc đánh giá của Cơ quan - do đó bản dự đoán đã được chuẩn bị nhanh chóng  dựa trên tất cả các thông tin tình báo sẵn có - liên quan đến  các phản ứng có thể xảy ra từ phía Bắc Việt, Liên Xô, Trung Cộng, Lào và Thái Lan đối với một đột kích vào khu vực Tchepone, thuộc Lào do một lực lượng QLVNCH gồm ít nhất hai sư đoàn được hỗ trợ bởi không quân Hoa Kỳ (đủ loại) nhưng không có sự tham gia của lực lượng mặt đất Hoa Kỳ. Bản dự đoán  tình báo  này được soạn thảo bởi một nhóm các sĩ quan cao cấp của Cơ quan nhiều kinh nghiệm. Bản dự báo đã được gửi cho Tiến sĩ Kissinger vào ngày 21 tháng 1 (1971). Theo yêu cầu của ông ta, các bản sao cũng được gửi đến các Bộ Quốc phòng và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân. Chúng tôi đã nhận được các bình luận và phản ứng bằng miệng về bản dự báo  ngày 21 tháng 1 (1971), và được biết bản dự báo đã được gửi đến các cấp chỉ huy và nhân viên cao cấp  tại Tòa Bạch Ốc, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng và Tham Mưu Liên Quân,  liên quan đến việc lập kế hoạch hoặc phê duyệt về sự tham gia của Hoa Kỳ vào Lam Sơn 719.

 

7. Bản dự báo  ngày 21 tháng 1 này (Đính kèm 1) nên  được đọc lại toàn bộ, đặc biệt là đoạn 10-15 đề cập đến "Các phản ứng có thể xảy ra của phía Bắc Việt Nam." Chúng tôi ghi nhận rõ ràng về dự đoán của Hà Nội: đối với các cuộc tấn công trên bộ của quân đồng minh nhằm vào các tuyến đường xâm nhập của chúng ở Nam Lào, các đợt triển khai lớn của quân đội Bắc Việt Nam được điều động vào nửa cuối năm 1970, nhằm bảo vệ các tuyến đường này, và các cuộc triển khai bổ sung bên trong Bắc Việt Nam để tạo điều kiện phòng thủ khu vực này tại Lào  - các cuộc triển khai mà chúng tôi nói đã đặt Cộng sản "vào một thế trận tốt để đối phó với một hoạt động quân sự  một cách mạnh mẽ và kịp thời." Sau đó, chúng tôi tiếp tục  trình bày  rằng nếu một chiến dịch như vậy được tiến hành, phía Cộng sản có thể né tránh đối đầu "trong vài ngày hoặc thậm chí lâu hơn", nhưng đã dự đoán rằng khi đối diện với lực lượng đồng minh : "Hà Nội có khả năng sẽ làm bất cứ điều gì có thể để khiến cho vị thế của Nam Việt Nam ở Lào không còn tồn tại, và chúng sẽ sẵn sàng chấp nhận những tổn thất nhân lực nặng nề và điều này có thể xảy ra." Chúng tôi đã kết thúc bản  dự đoán về phần Bắc Việt bằng cách lưu ý, một lần nữa, rằng "Vì tất cả những lý do này, Hà Nội dự kiến sẽ đối đầu với cuộc đột kích vào  Tchepone bằng bất cứ nguồn lực nào mà họ sở hữu."

 

8. Bản dự báo ngày 21 tháng 1 (1971) về phản ứng của phía Bắc Việt mà còn cả  của Lào, Cộng sản Trung Quốc, Liên Xô và Thái Lan. Nói tóm lại, cho thấy đã không có "thất bại tình báo" xảy ra trong dự đoán của Cơ quan CIA. Thay vào đó, trong trường hợp này, chúng tôi đã tiến gần đến khả năng từ việc dự đoán đã trùng khớp với các sự việc xảy ra trong cuộc hành quân.

 

9. Câu hỏi về sức mạnh tổng thể và khả năng tăng cường của kẻ thù. Câu hỏi về sức mạnh của Cộng sản ở Lào từ lâu đã trở thành vấn đề được cả cộng đồng tình báo quan tâm. Trong suốt tháng 11 và đầu tháng 12 năm 1970, CIA phối hợp với DIA, Hội Đồng An Ninh Quốc Gia và Bộ Ngoại giao - đã chuẩn bị một nghiên cứu chi tiết, kỹ lưỡng về chủ đề này, mang tên "Lực lượng Cộng sản và Thân hữu ở Lào." Nghiên cứu này được phổ biến vào ngày 14 tháng 12 năm 1970  làm cơ sở cho tất cả các quan chức cao cấp của Hoa Kỳ  liên quan hoặc sắp xếp các kế hoạch cho Lam Sơn 719. Bản nghiên cứu (Đính kèm 2) đã đánh dấu chi tiết rõ ràng về việc mở rộng và  thiết kế  sức mạnh chiến thuật của Cộng sản ở Hạ Lào . Bản văn  ghi nhận việc tạo ra các yếu tố kiểm soát chiến thuật mới (ví dụ: Phương diện quân 968) và mở rộng các lệnh về hậu cần (ví dụ: Tập đoàn vận tải số 559) trong khu vực cán chảo . Bản văn ghi lại ước tính  tổng thể quân số và  chiến cụ  của Cộng quân ở Hạ  Lào vào khoảng 27.000 người - 22.000 bộ binh cộng với 5.000  pháo / thiết giáp / phòng không - cộng thêm  khoảng 8.000 lực lượng Pathet Lào, và nhiều quân Bắc Việt tham chiến.

 

10. Khi thảo luận về tiến  trình xây dựng Hạ Lào của Cộng sản, bản dự báo ngày 14 tháng 12 năm 1970  đã đưa ra những nhận xét rõ ràng sau đây (trong đoạn 31) về những gì đã trở thành khu vực hành quân Lam Sơn 719: "Nơi tập trung lớn nhất của lực lượng Cộng quân là ở vùng lân cận Tchepone, nơi đặt bộ  chỉ huy của các đơn vị tác chiến lớn dọc theo các tuyến liên lạc chính về phía Tây, Tây Nam và Đông Nam của khu vực này. Các phần tử tiền phương của Sư đoàn 320 và Bộ chỉ huy Sư đoàn 308 đã được xác định ở phía Tây Tchepone gần Đường 23, trong khi Trung đoàn 48, Sư đoàn 320, đang hoạt động ở phía Tây Nam, ngay phía Bắc của Mường Phine. Bộ chỉ huy của Sư đoàn 2 Cộng quân, Trung đoàn 141 và 9, và Tiểu đoàn độc lập số 5 cũng trú đóng ở phía Tây Nam Tchepone dọc theo các tuyến đường 23 và 9. [ Bị xóa 4-5 chữ chưa giải mật] cho biết Trung đoàn 9 đã chuyển đến một khu vực phía Tây Nam thị trấn Saravane của tỉnh Saravane, và vai trò trước đây của nó ở tỉnh Savannakhet dường như do Trung đoàn 48 đảm nhận. Yếu tố tiền phương của ban chỉ huy Trung đoàn 24B, Sư đoàn 304, và ban  chỉ huy của Trung đoàn 3, Sư đoàn 2 Bắc Việt, đều ở phía Nam Tchepone, sau này tiến đến gần Bản Bắc. Trung đoàn 1, Sư đoàn 2 Cộng quân, hiện chưa được điều động nhưng được cho là ở khu vực phía Nam Tchepone. Ngoài ra, hai tiểu đoàn của Trung đoàn Pháo binh 675B đã được xác định ở tỉnh Saravane, "

 

11. Bản dự báo  vào tháng 12 năm 1970 cũng khá rõ ràng (trong đoạn 38) về câu hỏi khả năng tăng cường: Nguồn  lực lượng chiến đấu của Cộng sản đến Hạ Lào dường như phản ánh mối quan tâm của Hà Nội đối với an ninh của tuyến đường vận chuyển cho các lực lượng của chúng  ở phía Nam ... Ngoài ra, một hoặc nhiều trong số 9 trung đoàn của các đại đoàn 304, 308, 320, và Sư đoàn 325 hiện không ở Lào hoặc được biết là đang đóng quân về phía Nam thuộc miền Bắc Việt Nam có thể được điều động về phía Nam. Các thành phần của tất cả các đơn vị này đều đã có kinh nghiệm chiến đấu chống lại các lực lượng đồng minh.

 

12. Vào ngày 3 tháng 2 năm 1971. chúng tôi đã phổ biến một bản dự báo có tựa đề "sức mạnh của các đơn vị chiến đấu cộng sản ở Hạ Lào, phía Nam miền Bắc Việt Nam và Quân khu I  của Nam Việt Nam." Vào ngày 4 tháng 2 , bản dự  báo này đã được gửi đến cho: Bộ trưởng Laird, Thứ Trưởng Packard, Chủ tịch TM Liên quân,  Đô đốc Moore và Giám đốc Bộ Tham mưu, Trung tướng Vogt thuộc  Bộ Quốc phòng, gửi đến Tiến sĩ Kissinger  tại Tòa Bạch Ốc và Phụ tá  Bộ trưởng U. Alexis Johnson. Về cơ bản,  nó đã bổ sung chi tiết về một số ước tính tình báo được đưa ra trong bản  dự đoán ngày 21 tháng 1 (1971) của chúng tôi và cập nhật những phần đó của bản nghiên cứu vào tháng 12 năm 1970 liên quan  đến chiến dịch Lam Sơn 719 khi sắp xảy ra.

 

13. Bản dự báo ngày 3 tháng 2  (1971)(Phụ lục 3) cũng nên được đọc lại toàn bộ. Bản văn đánh dấu sự hiện diện của địch  tại khu vực Tchepone (tức là Lam Sơn 719) với 11.000 lính CSBV cộng với khoảng 70.000 quân tại các khu vực liền kề (11.000 nơi khác ở Hạ Lào, 40.000 ở Bắc Việt Nam, dưới Vinh, 19.000 ở Nam Việt Nam thuộc Quân Khu I), bất kỳ hoạt động nào trong số đó có thể dễ dàng điều  động đến khu vực Tchepone trong thời gian một tuần.  Bản dự báo ngày 3 tháng 2 này đã nêu rõ ràng (trong đoạn 9): Hà Nội rõ ràng là quyết tâm chiến đấu bằng mọi cách tạo  khó khăn nhất có thể cho miền Nam Việt Nam. Ví dụ, Hà Nội quyết định gửi một số binh sĩ qua vùng phi quân sự   điều động đến  bên sườn dọc theo Đường 9 chống lại các lực lượng trú đóng tại đây . Nhưng giả sử có quyết định tăng viện cho Tchepone, chúng tôi ước tính, dựa trên số lượng lớn lực lượng hiện được  điều động ở phía Bắc của vùng phi quân sự, nơi có thể tăng cường tới một sư đoàn  - khoảng 10.000 người - có thể được thực hiện mà không làm suy giảm nghiêm trọng khả năng phòng thủ phía Bắc Việt Nam. Liệu Hà Nội có sẵn sàng nâng cao con số hơn nữa hay không đều phụ thuộc vào một số  tính toán. Trước hết là quan điểm của Hà Nội về sự cấp thiết của việc giữ cho tuyến đường tiếp tế tại Lào đi vào hoạt động và việc họ biết được ý định của Hoa Kỳ ở phía Bắc vùng phi quân sự.

 

14. Tóm lại, mức độ bành trướng sức mạnh của Cộng sản ở Hạ Lào đã được Cơ quan này phối hợp với các thành phần cộng đồng hữu trách ghi nhận một cách rõ ràng vào ngày 14 tháng 12 năm 1970. Vào ngày 3 tháng 2 (1971) - tnăm ngày trước khi Lam Sơn 719 khởi sự - chúng tôi đã thông báo cho các viên chức cao cấp rằng Cộng quân có 11.000 binh sĩ chiến đấu nơi tuyến đầu đã đóng  quân tại khu vực Lam Sơn (cộng với trang thiết bị và các yếu tố khác cũng được chuẩn bị),  và sẵn sàng  ứng chiến, còn được tăng thêm 10.000 lính được điều động đến với thời gian một tuần.  Ngoài ra  Hà Nội có thêm nguồn lực chiến đấu dồi dào đóng quân gần đó nếu muốn gửi thêm viện binh đến trận chiến. Chúng tôi cũng nhận xét (như đã trích dẫn ở trên) rằng "Hà Nội rõ ràng là quyết tâm chiến đấu và làm mọi thứ tạo khó khăn nhất có thể cho người Việt Nam miền Nam." Do đó, số Cộng quân hiện diện trong khu vực và  cùng với lực lượng  tăng cường, chúng tôi đã gửi  cảnh báo về diễn biến sẽ xảy ra giống như con số  tham gia trận chiến khi diễn ra (lực lượng lính chiến đấu  của Cộng quân trong khu vực chiến đấu đạt đỉnh vào khoảng 30.000). Hơn nữa, chúng tôi đã báo cáo  những ước tính về sự tăng cường này trước khi chiến dịch của đồng minh bắt đầu.

 

15. Câu hỏi về pháo binh phòng không. Vấn đề cụ thể về khả năng pháo phòng không của Cộng quân đã được đề cập trong các báo cáo  tổng quát về sức mạnh của Cộng sản ở Lào . Bản dự báo  vào ngày 14 tháng 12 (1970) ghi nhận lực lượng chiến đấu gồm 5.000 quân Bắc Việt và 1.000 quân Pathet Lào ở Hạ Lào được giao cho các đơn vị pháo binh / thiết giáp / phòng không. Bản dự báo đó cũng cho thấy (trong đoạn 10) rằng gần 60% các đơn vị pháo binh, thiết giáp và phòng không của Cộng sản ở Lào sẽ được điều động  ở miền Nam đến khu vực. Và có ghi chú cụ thể: "Tỷ lệ phần trăm cao hơn ở phía Nam là do số lượng lớn lính phòng không được giao cho Đoàn vận tải 559 để bảo vệ các tuyến đường và các trạm dẫn đường của nó."

 

16. Sau khi nghiên cứu khả năng tăng cường / sức mạnh chiến đấu tại khu vực Tchepone, vào ngày 3 tháng 2 (1971), chúng tôi đã thực hiện đánh giá cập nhật về sự gia tăng hoạt động của Tập đoàn vận tải 559 có trụ sở tại Lào.  Sau khi Lam Sơn 719 được tung ra nhưng 8 ngày trước khi các cuộc phản công và phản kích lớn của địch bắt đầu,  đã xác định được 13 tiểu đoàn (theo số đơn vị riêng lẻ) có liên hệ với 4 Binh trạm,  và nhấn mạnh rằng Lam Sơn 719 sẽ bị chống lại bằng tất cả các nguồn lực mà Hà Nội có thể tổng hợp lại, bởi các sự kiện viện dẫn trên, chúng tôi không tìm thấy bằng chứng nào hậu thuẫn cho cáo buộc rằng tình báo Hoa Kỳ đã đánh giá thấp nghiêm trọng về khả năng phòng không của đối phương hoặc cường độ sử dụng những khả năng này.

 

17. Câu hỏi về xe thiết  giáp. Bản dự báo và ước tính của chúng tôi: đệ nạp trước khi Lam Sơn 719  bắt đầu không nêu rõ khả năng địch sử dụng xe tăng. Tuy nhiên, bản dự báo  vào ngày 14 tháng 12 (1970) đã đề cập rõ ràng đến 5.000 lực lượng pháo binh, thiết giáp và phòng không của Cộng quân ở Hạ Lào và bản tóm tắt của bản dự báo  đó một lần nữa đề cập đến các đơn vị thiết giáp (đoạn 42). Bản cập nhật dự báo ngày 3 tháng 2, tập trung vào mối đe dọa trước mắt đối với cuộc hành quân Lam Sơn 719 sắp xảy ra đã ghi nhận cụ thể (trong Bảng 1) có sự hiện diện của Tiểu đoàn 198 Thiết giáp, không thể xác định được vị trí chính xác nhưng được báo động  là có thể trú đóng gần Mường Phien , giao lộ của Đường 23 và Đường 9 (tức là cách Tchepone khoảng 30km qua Đường 9 ). Vì vậy, bản dự báo  trước của chúng tôi đã ghi nhận sự hiện diện của thiết giáp địch như một nguồn lực sẵn có của Cộng quân, như điều mà chúng tôi ghi nhận, sẽ chống lại Lam Sơn 719 bằng mọi nguồn lực mà chúng sở hữu.

 

18. Các Báo cáo Tình hình Hoạt động Đặc biệt. Ngoài bản dự báo và ước tính  trích dẫn ở trên, vào ngày 29 tháng 1, văn phòng của Tiến sĩ Kissinger yêu cầu chúng tôi  gửi các báo cáo tình hình hàng ngày, tường thuật  và đánh giá tất cả các thông tin tình báo ghi  nhận, các dấu hiệu biết trước hoặc hoạt động của địch, v.v. liên quan hoặc ảnh hưởng đến Lam Sơn 719.   Các báo cáo này (SOSR) đã được đệ trình từ ngày 29 tháng 1 đến ngày 8 tháng 2 (1971) cho Tòa Bạch Ốc, Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân. Trong nội dung  được minh họa bằng các đoạn trích được đính kèm dưới đây ( Phụ lục 5 ) - chúng tôi đã đánh dấu , báo cáo và đánh giá các dấu hiệu rõ ràng rằng Cộng sản đã sẵn sàng đối phó , có ý định tiến hành cuộc kháng cự ác liệt nhất có thể, và đặc biệt có ý định sử dụng tối đa pháo phòng không để quấy rối và đối đầu với các cuộc hành quân  của quân đồng minh, với sự yểm trợ trên không  cho các cuộc hành quân  của QLVNCH. Trong suốt mười ngày trước khi cuộc hành quân diễn ra, mọi báo cáo được đệ  trình đều được gắn  cờ cảnh báo tình báo - và ngày 8 tháng 2,  các đơn vị Lam Sơn 719 đầu tiên  vượt qua biên giới  để tiến vào đất Lào.

 

III. KẾT LUẬN

 

19. Theo quan điểm của chúng tôi với các sự kiện nêu trên, chứng minh một cách rõ ràng rằng qua nhiều tài liệu với nhiều văn bản khác nhau được đệ trình cho các cơ quan hoạch định chính sách cao cấp  của Hoa Kỳ, cho thấy  Cơ quan CIA đã dự đoán chính xác về bản chất, tổ chức  và cường độ liên quan đến phản ứng quân sự của Bắc Việt Nam đối với Lam Sơn 719, bao gồm các đơn vị  chiến đấu sẵn có của Bắc Việt trong khu vực giao tranh , cùng với các khả năng tăng viện, khả năng phòng không của Cộng sản Việt Nam và ý định sử dụng hỏa lực tối đa của họ, cộng thêm  sự hiện diện lực lượng thiết giáp của Bắc Việt trong khu vực giao tranh. Do đó, chúng tôi tin rằng các cáo buộc về "sự thất bại trong hoạt động tình báo" hiện đang được loan truyền như đã  trình bày trong đoạn 1 và 2  nêu trên, chứng minh thực tế  rõ ràng là các cáo buộc đó không có cơ sở.

George A. Carver Jr., Phụ tá  đặc biệt về Việt Nam [2]

 

 Dư âm  về  Lam Sơn 719  ảnh hưởng đến  chính trị

 

Điện văn của Đại Sứ Bunker gửi Tòa Bạch Ốc, "Henry Kissinger EYES  ONLY", được phổ biến trên thư viện online của Cơ quan CIA ngày 11.1.2017 (điện văn thiết lập ngày 25.3.1971)

 

 1. Tôi nghĩ công bằng mà nói, phản ứng của dư luận Việt Nam đối với Lam Sơn 719 khi trải qua ba giai đoạn, một giai đoạn đầu hưng phấn; tiếp theo là những nghi ngờ vào cuối tháng Hai rằng chiến dịch đang diễn ra theo đúng kế hoạch; và cuối cùng là  niềm tin vào QLVNCH và niềm tự hào về những thành quả đã đạt được.

 

 2. Phản ứng ban đầu. Cuộc tấn công ban đầu vào Lào bắt đầu: một làn sóng phấn khích ở miền Nam Việt Nam xuất hiện khi thấy QLVNCH thâm nhập vào một khu vực mà kẻ thù đã coi là của mình trong nhiều năm. Hầu như tất cả các yếu tố dân tộc chủ nghĩa đều lấy cảm hứng từ ý tưởng rằng quân đội Việt Nam đang thực hiện tấn công dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh. Và trong giai đoạn đầu đã nảy sinh niềm tin rằng Lam Sơn 719 có thể  tái hiện lại cuộc càn quét vào Campuchia thành công vào mùa xuân trước.

 

3. Đồng thời với sự nhiệt tình này là sự nổi lên của những lời kêu gọi mới về một "cuộc hành quân  Bắc tiến" để giải quyết chiến tranh một lần cho xong.  Những người ủng hộ mạnh mẽ nhất là những người tị nạn miền Bắc, một số người miền Nam và nhiều người ở  Vùng I chiến thuật  cũng biểu đồng tình.  Nhiều người Việt Nam khác, trong khi không ủng hộ một cuộc tấn công quân sự  vào Bắc Việt Nam, tuy nhiên lại cảm thấy lo ngại về mối đe dọa từ phía Hà Nội.

 

4. Những nghi ngờ - Vào cuối tháng 2 dân chúng tỏ ra bi quan  khi các báo cáo về số thương vong nặng nề của quân đội được công bố; Nhất là những tổn thất cực kỳ nặng nề của tiểu đoàn 39 Biệt Động Quân và binh lính Dù khi chống trả địch quân tại  đồi 31 càng làm tăng thêm sự lo lắng. Những lời giải thích chính thức không đầy đủ về những gì đang thực sự xảy ra ở Lào cùng với các bài báo giật gân đã làm tăng thêm lo ngại, rằng hoạt động này đã gặp rắc rối. Người ta bày tỏ sự nghi ngờ liệu người Mỹ có cung cấp hỗ trợ đầy đủ hay không. Tuyên bố của Phó Tổng thống Kỳ đặc biệt không hữu ích về mặt này.

 

5.  Niềm vui khi khởi đầu của cuộc hành quân  thành công đã lùi vào quá khứ khi  được tin  QLVNCH  phải đối đầu với  các lực lượng Bắc Việt được trang bị tốt hơn và đông hơn về mặt quân số [một số chữ không đọc được]

 

6.  [2-3 dòng chữ  không đọc được ] Sự biểu dương  quân đội đã được khởi động  từ các hội đồng tỉnh và các nhóm dân sự. Vào ngày 13 tháng 3, các nhà lãnh đạo Thượng viện chính thức biểu dương tinh thần chiến đấu của những người lính tham gia chiến dịch. Một cuộc vận động công dân, khởi đi  từ một hội nghị gần đây của các Chủ tịch Hội đồng tỉnh, và được đặt tên là Phong trào hậu phương  ủng hộ tiền tuyến, được thực hiện từ ngày 29 tháng 3 đến ngày 4 tháng 4 (1971).  Các cuộc biểu tình được lên kế hoạch ở mọi tỉnh vào  thứ Bảy để ủng hộ các lực lượng vũ trang.

 

7. Vấn đề khác mà thực tế là cuộc giao tranh đã diễn ra bên ngoài Việt Nam. Có một điều đáng tự hào là QLVNCH đã có thể tiến hành đồng thời hai chiến dịch bên ngoài biên giới Việt Nam. Việc tiến quân vào Lào đã ngăn cản các cuộc tấn công của Bắc Việt vào vùng đồng bằng ven biển ở miền Trung Việt Nam  được đặc biệt đánh giá cao .

 

 8. Phê bình. Có rất ít sự phản đối của công chúng đối với Lam Sơn 719, ngay cả từ các chính trị gia đối lập, hầu hết đều tán dương hoạt động này hoặc im lặng. Tuy nhiên, con số thương vong mà QLVNCH phải gánh chịu vẫn là một vấn đề nhạy cảm, người chỉ trích công khai chiến dịch chính là Phó Tổng thống Kỳ.  Đầu tiên, ông bày tỏ lo ngại về khả năng "sa lầy"  ngay khi chiến dịch bắt đầu và sau đó sớm đưa ra lời kêu gọi chấm dứt hoạt động để quân đội nghỉ ngơi.

 

9. Vấn đề rõ nét!  Nhiều chỉ trích đối với Bộ thông tin và chính sách báo chí chung của Chính phủ và QLVNCH về cuộc hành quân từ phía những người ủng hộ chính phủ và những người chống đối, họ đều  có cảm giác rằng cả Bộ và những phần hành phụ thuộc đã không cung cấp thông tin kịp thời dập tắt các tin đồn để đưa vấn đề vào tâm điểm.

 

 10. Có sự khác biệt đáng kể giữa cách giải thích của người Việt về kết quả cuộc hành quân và quan điểm được đưa ra trên báo chí nước ngoài. Phần lớn sau đó cho thấy giai đoạn rút lui là  một thất bại đối với  QLVNCH. Quan điểm của báo chí Việt Nam, chủ nghĩa dân chủ và phe đối lập, rằng Lam Sơn 719 là một cuộc giao tranh rất quan trọng, trong đó có một số việc đã xảy ra sai sót, nhưng các mục tiêu cơ bản đã đạt được và quân đội Việt Nam đã chiến đấu một cách đáng khâm phục.

 

11. Hiệu quả chính trị. Còn quá sớm để đánh giá tác động  về mặt chính trị, nhiều nhân vật chính trị đã nhận xét rằng thành công của Lam Sơn 719 sẽ nâng cao vị thế của Thiệu rất nhiều ".  Có một số báo cáo cho rằng nó đã mang lại sự ủng hộ tích cực hơn cho chính phủ. Bản thân ông Thiệu đã phản ánh cảm giác này trong các cuộc nói chuyện gần đây mà tôi đã tiếp xúc với ông ta, tôi nghĩ công bằng mà nói rằng Lam Sơn 719 đã là một điểm cộng về chính trị, nó đã tạo ra dựa vào khả năng của QLVNCH trong niềm tự hào về thành tích của mình. Trong thực tế, người ta đã hài lòng  về  cuộc giao tranh đã diễn ra bên ngoài biên giới miền Nam Việt Nam, tuy QLVNCH đã bị tổn thất nặng nhưng đã gây ra thương vong lớn lao  hơn cho đối phương. Đại sứ Bunker. [3]

 

Căn cứ vào  đoạn văn trong bản ước tính tình báo nêu trên của CIA" số Cộng quân hiện diện trong khu vực và  cùng với lực lượng  tăng cường, chúng tôi đã gửi  cảnh báo về diễn biến sẽ xảy ra giống như con số  tham gia trận chiến khi diễn ra (lực lượng lính chiến đấu  của Cộng quân trong khu vực chiến đấu đạt đỉnh vào khoảng 30.000)- " Ngoài ra, một hoặc nhiều trong số chín trung đoàn của các đại đoàn 304, 308, 320, và Sư đoàn 325 hiện không ở Lào hoặc được biết là đang đóng quân về phía Nam thuộc miền Bắc Việt Nam có thể được điều động về phía Nam".  Trong khi đó bản văn của phía Truyền thông Bộ Quốc phòng " Lực lượng tấn công thực tế bao gồm Sư đoàn Thủy quân Lục chiến Nam Việt Nam, Liên đoàn 1 Biệt động quân, Sư đoàn 1 Bộ binh , Sư đoàn 1 Nhảy dù chiến đấu như bộ binh, và Lữ đoàn 1 Thiết giáp.«Việt Báo ngày 21.5.2022».  Xem ra ,  về quân số lực lượng địch đông hơn, hỏa lực  trang bị trên xe thiết giáp của đich cũng mạnh hơn (pháo của địch 100mm trong khi xe thiết  giáp của QLVNCH trang bị súng 76mm) . Thế nhưng phía Mỹ  qua " Tướng Abrams và Tướng Southerland đã thúc giục miền Nam Việt Nam tăng cường sư đoàn thứ hai của QLVNCH vào trận địa" - Phải chăng " Mỹ muốn VNCH hy sinh đến người lính cuối cùng" trong cuộc hành quân Hạ Lào 1971 «Việt Báo ngày 21.5.2022» để rồi  2 năm sau TT Thiệu bị buộc phải ký vào "bản án từ hình" qua cái  được gọi là hiệp định Paris 27.1.1973  để Mỹ hoàn thành "mục tiêu tầm xa"? ( bốn chữ trong ngoặc kép đã viết trên Việt Báo ngày 18.6.2022).


-- Đào Văn


Nguồn:


[1] Thư viện CIA: ALLEGATIONS OF 'INTELLIGENCE FAILURES' IN CONNECTION WITH LAM SON 719

[2] Thư viện CIA:AN ASSESSMENT OF ALLEGATIONS REGARDING AN 'INTELLIGENCE FAILURE' IN CONNECTION WITH LAM SON 719

[3] Thư viện CIA:LAM SON 719: PUBLIC REACTION AND POSSIBLE POLITICAL CONSEQUENCES

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đạt loa phường trên đầu dân, chính quyền coi dân chỉ là bầy đàn… Một bài nghị luận đanh thép của nhà phản biện Phạm Đình Trọng về sự việc nhà nước cộng sản Việt Nam dự tính tái lập loa phường. Việt Báo trân trọng giới thiệu...
Ở Việt Nam thời Cộng sản năm 2022, chuyện gì cũng bàn, tọa đàm, thi hành, thanh tra rồi giám sát. Cuối cùng lại có thêm Hội nghị nghiệm thu để biết tốt, xấu hay còn dở dang giữa đường. Có rất nhiều dự án, kế hoạch và Nghị quyết đã được học tập và thi hành nhiều năm, nhưng cuối cùng người ta chỉ biết nhìn nhau lắc đầu: Tại sao cứ như thế mãi?
Thái độ quyết liệt và sự lựa chọn can trường của Lê Anh Hùng, cũng như của những tù nhân lương tâm đồng hành, khiến cho vợ con cùng thân nhân của họ phải chịu rất nhiều thiệt thòi và phiền toái. Nhưng nếu không có sự hy sinh cao cả như thế thì dân Việt biết trông vào đâu để vẫn còn có thể giữ được chút niềm tin về tương lai của dân tộc, và đất nước này!
✱ US.ACMH: Hai nhà lãnh đạo tôn giáo Trí Quang và Tâm Châu đều lên tiếng chống tham nhũng, hoạt động kém hiệu quả của chính phủ,và sự tồn tại của chế độ lệ thuộc vào ảnh hưởng của Mỹ. ✱ Các tướng lĩnh TQLC Hoa Kỳ trong Quân đoàn I ca ngợi sự hợp tác của Thi và khen ngợi sự tận tâm của ông ta đối với công cuộc bình định. ✱ Các tướng lĩnh Nam Việt Nam đã thông báo ngắn gọn cho Lodge và Westmoreland trước cuộc hành quân và được họ chấp thuận. Westmoreland cung cấp máy bay không quân Hoa Kỳ chuyên chở quân đội chính phủ ✱ Westmoreland không muốn quân Mỹ can thiệp, Ông ra lệnh tạm thời di tản người Mỹ khỏi Huế và Đà Nẵng, cấm tất cả quân nhân Mỹ rời doanh trại, [và] ngừng tất cả các hoạt động cho đến khi tình hình lắng xuống. ✱ Với sự chấp thuận của Tướng Westmoreland, Walt với một đoàn xe của Lực lượng TQLC Hoa Kỳ đã ngăn chặn lực lượng của Yêu tiến vào căn cứ không quân Mỹ và cử Đại tá Chaisson đứng ra đàm phán…
Tôi không có duyên lắm với những người phụ nữ cầm bút, đặc biệt là những cô hay những bà làm thơ, kể cả Bà Huyện Thanh Quan. Vấn đề hoàn toàn chả phải vì lý do cá nhân, hay tư riêng gì ráo. Điều không may chỉ vì tôi gặp nữ sỹ hơi quá sớm, thế thôi!
Nhà nước CSVN vẫn tiếp tục đàn áp Tôn giáo dưới nhiều hình thức, gây khó khăn cho người hành đạo và theo đạo, đặc biệt đồng bào dân tộc ở miền núi và vùng cao. Đồng thời, “Luật Tín ngưỡng, tôn giáo vẫn duy trì một quy trình đăng ký và công nhận các nhóm tôn giáo gồm nhiều bước.”
Nhà đương cuộc Hà Nội chỉ muốn mọi người biết đến và tôn thờ một đôi dép râu duy nhất của Hồ Chí Minh thôi nhưng dân Việt sẽ không bao giờ quên số phận thảm thương của hằng triệu sinh linh (chả may) buộc phải xỏ chân vào cái thứ dép oan nghiệt này...
Kẻ Bắc/người Nam, bên thua/bên thắng nên họ đã phải trải qua những hoàn cảnh và kinh nghiệm sống khác nhau. Duy có điều này thì chắc chắc là hoàn toàn không khác: khi họ chết không ai nhắm mắt!
Tất cả những thứ nhố nhăng nêu trên đã cho thấy, chừng nào đảng CSVN còn tai điếc, mắt mờ để cai trị dựa trên chủ nghĩa thoái trào “Mác-Lênin và Chủ nghĩa Xã hội Hồ Chí Minh” thì chừng đó nhân dân còn tụt hậu và đất nước chưa thể ngóc đầu lên được...
Năm 2014 xuất hiện một bảng xếp hạng các nước gây nhiều chú ý trong cộng đồng người Việt...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.