Hôm nay,  

Sau Cách Ly dịch COVID-19: Đoàn CTXH Nghĩa Sinh Tới Trà Ôn (Vĩnh Long) Thăm Giúp Các Em Cô Nhi và Ghé Giồng Riềng (Kiên Giang) Hỗ Trợ Đồng Bào Nghèo Yếu Vào Ngày 30 và 31/05/2020

02/06/202010:33:00(Xem: 4182)

Nghia Sinh

HIỆN TRẠNG DỊCH BỆNH COVID-19

Theo thống kê chính thức của Đại học Johns Hopkins University (JHU), đại dịch bệnh COVID-19 đã gây tử vong cho hàng trăm ngàn người trên thế giới và con số nầy đang có khuynh hướng tăng dần trong mỗi ngày như tại Mỹ, tính đến sáng hôm nay, ngày 1/6/2020 (giờ địa phương), Hoa Kỳ đã có 1.811.172 ca bị lây nhiễm và 105.167 ca bị tử vong (thống kê JHU). Ngoài thiệt hại về nhân mạng, Covid-19 đã làm đảo lộn nhiều giá trị trên toàn cầu và mang lại nhiều hệ lụy về kinh tế, nghề nghiệp, miếng cơm manh áo cho nhiều gia đình.Trong tình thần yêu thương giúp đỡ đồng hương, Đoàn CTXH Nghĩa Sinh đã lên đường về miền Tây chia sẻ với người nghèo và những mái ấm dưỡng dục cô nhi với tâm tình: “Miếng khi đói, gói khi no” – sau thời gian giãn cách xã hội phòng chống dịch bệnh.

GIÚP CÔ NHI TẠI TRÀ ÔN (VĨNH LONG)

Vào ngày 30/05/2020, Đoàn CTXH Nghĩa Sinh đã đến thăm và tặng quà cho các em cô nhi đang được quý sư thầy Mái ấm Quan Âm dưỡng dục. Mái ấm Quan Âm tọa lạc tại Xã Tích Thiện, Huyện Trà Ôn, thuộc Tỉnh Vĩnh Long. Đây là một địa điểm nuôi trẻ mồ côi ở vùng sâu vùng xa và đời sống các em có phần khó khăn sau thời gian cách ly xã hội vì dịch bệnh. Trong chuyến công tác nầy, Đoàn CTXH Nghĩa Sinh đã mang theo gạo, mì, sữa và các nhu yếu phẩm khác như “để làm quà” cho các em cô nhi mến thương trong hành trình huynh đệ tương thân, như lời phát biểu của Trưởng Nguyễn Hồng Lam trên trang FaceBook Nghĩa Sinh Phước Tuy tuần qua: “Chia sẻ [với đồng bào] là niềm vui, là hạnh phúc của người Nghĩa Sinh.”

GIÚP NGƯỜI NGHÈO TẠI GIỒNG RIỀNG (KIÊN GIANG)

Vào ngày 31/05/2020, Đoàn CTXH Nghĩa Sinh đã thực hiện chuyến công tác thiện nghĩa về miền Tây lần thứ 2 kể từ khi Việt Nam được dừng cách ly xã hội vì dịch bệnh Covid-19. Mục đích của chuyến công tác nầy là để hỗ trợ đồng bào ở vùng sâu vùng xa đang gặp khó khăn vì cách ly xã hội bởi bệnh dịch Coronavirus. Các thành viên Đoàn CTXH Nghĩa Sinh phải dùng xe gắn máy, phải đi bộ qua đồng ruộng, đường mòn để tới tận nhà và trao tận tay quà tặng cho đồng bào. Địa điểm công tác là Ấp Tư Hạt, Xã Thạnh Hòa, Huyện Giồng Riềng, Tỉnh Kiên Giang. Ở đây có nhiều bà con người Khơ me gia đình rất nghèo và những người địa phương cao tuổi, tật nguyền, neo đơn sống rải rác trên những gò đất trong những cánh đồng. Những bà con còn có sức khỏe thì được Cơ sở Bác ái Xã hội Hòa Bình gởi phiếu nhận quà Nghĩa Sinh và hẹn ngày giờ tới tiếp nhận gạo, mì, nước mắm và các nhu yếu phẩm khác từ các anh chị Nghĩa Sinh. Kết quả Đoàn đã chia sẻ hơn 100 phần quà tới bà con nghèo khổ sau thời gian cách ly xã hội vì dịch bệnh.

QUÝ ÂN NHÂN NGHĨA SINH

Chuyến công tác xã hội từ thiện Nghĩa Sinh ngày 30 và 31 tháng 5 năm 2020 tại Trà Ôn (Vĩnh Long) và Giồng Riềng (Kiên Giang) đã được thực hiện nhờ lòng hảo tâm giúp đỡ của các Ân nhân Nghĩa Sinh xa gần. Sự đóng góp của quý Ân nhân Nghĩa Sinh đã được công khai phổ biến trên trang FaceBook Đoàn CTXH Nghĩa Sinh và trang FaceBook Phương đoàn Nghĩa Sinh Phước Tuy. Đây là tài khoản tự nguyện và tự túc đến từ sự lao tác khó nhọc của mỗi ân nhân. Đoàn Công tác Xã hội Nghĩa Sinh trân trọng cảm ơn lòng từ bi bác ái và sự quảng đại đóng góp của quý vị Ân nhân Nghĩa Sinh sau đây (tên xếp theo thứ tự alpha): Chị Nguyễn Cẩm Tâm (DTNS), Chị Nguyễn Thị Nhàn, Chị Sophia Đỗ Tâm, Chị Theresa Đỗ Thanh Chúc. Xin trân trọng cảm ơn DTNS Nguyễn Thị Cẩm Tâm đã hỗ trợ thêm cho Đoàn một phần chi phí di chuyển và ẩm thực cho các thiện nghĩa viên Đoàn CTXH Nghĩa Sinh trong đợt công tác nầy.

SỰ KIÊN ĐỊNH CỦA ĐOÀN CTXH NGHĨA SINH

Địa điểm Nghĩa Sinh đến công tác kỳ nầy là Giồng Riềng cách Saigon 226 cây số, cách Phước Tuy 233 cây số và như vậy Nghĩa Sinh Phan Thiết đã phải trải nghiệm 435 cây số đường trường để tới nơi công tác. Quý danh của các thành viên trong Đoàn CTXH Nghĩa Sinh từ Phan Thiết, Phước Tuy và Sài Gòn gồm có các Trưởng và Nghĩa Sinh sau đây (tên xếp theo thứ tự alpha): NS Hoàng Văn Tám, NS Nguyễn Thị Hiền, NS Nguyễn Thị Mỹ Tiên, DBT Nguyễn Xuân Thu [NS Phan Thiết], NS Nguyễn Xuân Thu [NS Phước Tuy], NS Phạm Thu Loan, NS Xuân Lê [Ban Truyền Thông Đoàn CTXH], Trưởng Ngũ Phùng Vân (Phó Đoàn CTXH), Trưởng Nguyễn Hồng Lam (Phương Đoàn Trưởng NSPT), Trưởng Nguyễn Văn Phẩm (Phương Đoàn Phó NSPT), Trưởng Nguyễn Văn Vượng (Trưởng Đoàn CTXH).



LỜI CẢM ƠN CỦA HUYNH TRƯỞNG NGHĨA SINH

Theo Huynh Trưởng Nghĩa Sinh, ưu tiên phục vụ của Đoàn CTXH Nghĩa Sinh là giúp đỡ đồng bào nghèo khổ ở vùng sâu vùng xa. Họ có nhu cầu thiết thực và khẩn thiết nhưng rất ít cơ quan, đoàn thể biết tới để giúp đỡ họ vì xa xôi cách trở. Vì vậy các thành viên Đoàn CTXH Nghĩa Sinh – đa số đã trên 50 hoặc hơn 60 tuổi – đã hăng hái đóng góp công sức và một phần tài chánh cho các chi phí di chuyển và ẩm thực trong các chuyến công tác thiện nghĩa. Cảm nhận được tinh thần phục vụ cao cả của các Trưởng và Nghĩa Sinh trong hơn 50 năm hoạt động giúp ích đồng hương và cộng đồng, Huynh Trưởng Nghĩa Sinh đã nhân dịp nầy gởi lời cảm ơn Trưởng Nguyễn Hồng Lam (Trưởng ban Tổ chức) và Trưởng Nguyễn Văn Vượng (Trưởng đoàn CTXH) cùng quý Trưởng và Nghĩa Sinh Sài Gòn, Phước Tuy, Phan Thiết đã tích cực tham dự các chương trình thiện nghĩa phuc vụ đồng bào và quê hương.

7 ĐIỀU TÂM NIỆM ĐOÀN CTXH NGHĨA SINH

Trải qua bao nhiêu gian nan khó nhọc, các Trưởng và Nghĩa Sinh trong Đoàn CTXH Nghĩa Sinh vẫn kiên trì hoạt động vì lòng yêu thương quảng đại bất vụ lợi. Chuyến công tác từ thiện Giồng Riềng là cơ hội quý báu để được chia sẻ với đồng hương và đồng bào 7 Điều Tâm Niệm của các thành viên thiện nghĩa trong Đoàn CTXH Nghĩa Sinh.

1. Tôn trọng - Respect

Tôn trọng là một cảm giác hay một hành động tích cực thể hiện sự kính trọng với đồng bào mà Nghĩa Sinh tới giúp đỡ và phục vụ.

3. Trung thực - Integrity

Trung thực là thành thật với chính mình và với người khác – là đồng bào mà Nghĩa Sinh tới giúp đỡ và phục vụ. Người trung thực biết tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức, nhất là chân thật trong ngôn ngữ và hành động. Trung thực là phẩm chất quan trọng nhất tạo nên giá trị của một người liêm chính.

4. Tự tin – Self-confidence

Tự tin là tin vào bản thân và khả năng của mình. Nghĩa Sinh giúp đỡ đồng bào và khuyến khích thân chủ tin tưởng vào bản thân và khả năng của họ. Người có tự tin đa phần sẽ thành công; người thiếu tự tin đa phần sẽ thất bại.

5. Tự giúp – Self-help

Tự giúp là sử dụng các nỗ lực và nguồn lực của chính mình để đạt được mục đích mà không cần dựa vào người khác. Nghĩa Sinh chủ trương “giúp người để người tự giúp” – nghĩa là thiết kế một chương trình để hỗ trợ đồng bào đạt được những điều hữu ích cho bản thân. (Thí dụ: thay vì tình nguyện giúp đẩy xe lăn cho một người khuyết tật suốt đời, Nghĩa Sinh sẽ tìm cách giúp họ có chiếc xe lăn tự động để người nầy tự do di chuyển theo nhu cầu bản thân mà không phải lệ thuộc hay phải nhờ vả người khác.)

6. Tín nhiệm – Trust

Tín nhiệm là mức độ tin cậy vào một người hay là mức độ tin cậy vào nhau. Người được tín nhiệm thì trước sau như một – lời nói và việc làm phải dựa trên sự thật và phải đi đôi với nhau. Các yếu tố cần thiết để có được và giữ được sự tín nhiệm là: (1) nói thật; (2) làm thật; (3) có năng lực; (4) đáng tin cậy; và (5) sống nhất quán.

7. Tình thương - Empathy

Tình thương là một loại tình cảm có sức thúc đẩy chúng ta muốn quan tâm, muốn chia sẻ, muốn giúp đỡ người khác và muốn giúp đỡ lẫn nhau – mà không mong cầu được đền đáp (vì nếu làm việc thiện nghĩa mà còn mong chờ đền đáp thì chính lúc nầy “tình thương” sẽ được chuyển hóa thành “thương mại”). Dù đây là điều tâm niệm cuối cùng (điều thứ 7), nhưng tình thương là điều tâm niệm CTXH quan trọng nhất trong tất cả các hoạt động của Nghĩa Sinh với đồng hương, đồng bào và đồng loại. “Có tình thương là có tất cả; mất tình thương là mất hết” –Huynh Trưởng Nghĩa Sinh.

Nguyễn Vũ Khánh Hoàng

http://www.nghiasinh.org/?mode=new_nd&stt=1217

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trận đánh tái chiếm cổ thành Quảng Trị kéo dài 81 ngày trong mùa Hè đỏ lửa 1972 là một trong những trận đánh dài và khốc liệt nhất trong chiến tranh Việt Nam. Trong tạp chí tháng Tư trên trang mạng khảo cứu lịch sử historynet năm nay, Thiếu Tướng hồi hưu John D. Howard, một sĩ quan West Point và cựu cố vấn tại chiến trường Việt Nam vào năm 1972 đã kể lại diễn biến toàn bộ chiến dịch và trận tái chiếm lịch sử này. Xin giới thiệu lại bài viết này nhân kỷ niệm 50 năm trận tái chiếm cổ thành kết thúc vào ngày 16 tháng 9 năm 1972...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã “cạn kiệt” các vấn đề quốc kế dân sinh hay sao mà lại đem những chuyện cũ ra thảo luận tại Hội nghị Trung ương 6 vào tháng 10?
... nếu không có ngày 19/8/1945 thì chắc chắn đất nước đã rẽ sang một khúc quanh mới xán lạn hơn...
✱ Đại sứ Lodge và Tướng Westmoreland đã rời Việt Nam đi tham dự hội nghị tại Honolulu, trong khi lực lượng chính phủ,do Viên chỉ huy, chiếm Đà Nẵng vào sáng sớm Chủ nhật 15.5.1966 ✱ Đính bỏ chạy chạy đến Huế, cùng với Thi, Nhuận, một số tỉnh trưởng bất đồng chính kiến, và các Phật tử công khai tố cáo sự trở lại của quân đội chính phủ. ✱ Tướng Cao, không tha thiết đến việc chỉ huy quân đoàn, HĐTL đã ép buộc ông ta nhận nhiệm vụ - từ chối ra lệnh tấn công vào các chùa ở Đà Nẵng ✱ Cố vấn Mỹ đề xuất việc không tiếp tế cho lực lượng bất đồng chính kiến, một bước mà sau đó Tướng Viên nhiệt tình tán đồng ✱ Người Mỹ cố gắng thuyết phục Thi và Đính bằng cách đổ lỗi cho các phần tử cực đoan Phật giáo trong Phong trào Đấu tranh, đặc biệt là Trí Quang ✱ CIA: Trí Quang đã thừa nhận khi lánh nạn tại Đại sứ quán Mỹ việc lập kế hoạch ... nhưng phủ nhận việc cố tình xúi giục vụ bạo động xảy ra vào ngày 8 tháng 5, 1963 dẫn đến cái chết của 8 người...
Ông Quý Hải (nói riêng) và những người CSVN (nói chung) xem chừng khó mà hiểu được điều giản dị này: “Chỉ cần làm chết một người khi người ấy không vũ khí phòng thân cũng đủ để trở thành tội ác.”
Trước thềm Hội nghị Trung ương 6, tháng 10/2022, bàn về “Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn còn nhức đầu với công tác “phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực”, và “chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ”...
Phải cần thêm bao nhiêu dân oan, bao nhiêu mảnh đời bầm dập, và bao nhiêu gia đình nông dân tan nát nữa để cái nhà nước hiện hành có thể “hoàn thiện CNXH ở Việt Nam vào cuối thế kỷ này”?
Nếu không “có vấn đề” thì tại sao phải bảo vệ Đảng, nhưng bảo vệ để làm gì?
Những người vợ tù bây giờ đã cùng chồng tích cực nhận lãnh vai trò “tác nhân,” thay vì chỉ nhẫn nhục “cam chịu lịch sử” như lớp người đi trước, dù họ vẫn bị đe dọa và sách nhiễu thường xuyên...
Thằng chả đoán bậy bạ vậy mà không trật. Báo Thanh Niên, số ra ngày 26 tháng 07 năm 2022, vừa hân hoan chạy tít: “Hà Nội Lên Kế Hoạch Khôi Phục Loa Phường”!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.