Hôm nay,  

Sài Gòn: Hàng Rong Thoát Cảnh 'Vừa Bán Vừa Chạy'

19/08/201900:00:00(Xem: 2556)

Pho hang rong

Phố “hàng rong” Nguyễn Văn Chiêm (quận 1) giờ đây đã là một điểm đến du lịch thu hút khách trong và ngoài nước.

 

Cách đây hơn 2 năm, khi TP. Sài Gòn có chủ trương siết lại quản lý trật tự lòng lề đường, một số quận đã thử sắp xếp các hộ bán hàng rong có hoàn cảnh khó khăn vào mua bán ở một khu tập trung để quản lý, theo Tuổi Trẻ online (TTO).

Mở đầu cho mô hình này là khu vỉa hè đường Nguyễn Văn Chiêm, phường Bến Nghé, quận 1, đã đạt được kết quả rất khả quan và được người dân gọi là ‘phố hàng rong’ hay ‘chơ hàng rong’. Nhiều hộ nghèo, cận nghèo trước kia lang thang bán hàng rong kiếm sống, khi đã vào ‘chợ’ bán cố định thì đã vượt qua khó khăn, dần hồi ổn định cuộc sống.

TTO nêu trường hợp vợ chồng ông Nguyễn Văn Thanh với xe "Cơm Chị Đẹp" (quầy số 3 trên đường Nguyễn Văn Chiêm) đang rất đắt hàng vì giá tốt (chỉ từ 30,000 đồng/phần), thức ăn lại ngon, đảm bảo vệ sinh. Mỗi buổi ông Thanh bán trực tiếp và giao tận nơi được vài trăm phần là chuyện thường.

Ông Thanh về khu vực này bán cơm từ năm 2016. Trước đó, cả nhà ông sống bằng nghề bán hàng rong trên vỉa hè đường Nguyễn Trung Ngạn và bán khăn dạo ở các chợ.

"Ngày nào bị trật tự đô thị đuổi là ngày đó gia đình tui không đủ tiền ăn. Từ khi gia đình tui được phường cho về đây bán, nuôi được ba con ăn học, còn có dư sắm được tivi, tủ lạnh, xe máy" - ông Thanh khoe.

Gần quầy ông Thanh là chị Nguyễn Thị Ngọc Linh bán điểm tâm sáng, đang dọn hàng trả chỗ cho người bán ca chiều. Trước khi về khu này, chị Linh bán hàng ăn ở lề đường Lê Duẩn, ngày nào cũng nơm nớp sợ bị công an và trật tự đô thị đuổi, tịch thu đồ đạc. "Giờ mỗi ngày bán được tầm 2 triệu, tiền lời đủ nuôi hai thằng con" - chị Linh kể.

Theo TTO, tương tự ở Q.Tân Bình có khu vỉa hè trên đường Lê Bình, P.4. Đây là một khoảng đất khá rộng để bố trí tạm cho những người dân ngụ trong phường, đang có hoàn cảnh khó khăn có thể vào buôn bán. Khu vực này có dán bảng để người dân biết, có bảng nội quy giờ giấc, an toàn thực phẩm.

Chị Nguyễn Thị Trọng, bán đồ ăn sáng, kể gia đình chị trước đây đã phiêu bạt, bán hàng ăn trên vỉa hè nhiều năm. "Từ lúc tui có chỗ bán ổn định, thu nhập đã đủ lo cho gia đình và con ăn học”  - chị Trọng kể.

Còn tại quận Tân Phú, sau đợt chấn chỉnh trật tự vỉa hè, quận đã sắp xếp người bán hàng rong vào khu chợ Ông Năm Hấp. Hiện tại chợ có khoảng 16 tiểu thương bán rau, cá, thịt hằng ngày.

Bên cạnh đó, như kinh nghiệm của quận 1, khi mô hình "chợ hàng rong" phát huy hiệu quả sẽ giảm số gánh hàng rong trên các nẻo đường cũng như tạo sinh kế cho người nghèo mà không làm phát sinh khu chợ tự phát mới. Ngoài khu đường Nguyễn Văn Chiêm (hiện bố trí 40 hộ), quận 1 còn có khu công viên Bách Tùng Diệp có 30 hộ đang buôn bán, chia làm 2 ca sáng - chiều. Đáng để ý là những hộ này được định kỳ tập huấn kỹ về an toàn vệ sinh thực phẩm, phân loại rác và phòng cháy chữa cháy.

Phường Bến Nghé tiếp tục đề xuất thêm một số địa điểm có thể tổ chức ‘phố hàng rong’gồm:  vỉa hè đường Chu Mạnh Trinh (vách BV Nhi đồng 2), hẻm 17 Lê Duẩn, vỉa hè đường Huỳnh Thúc Kháng (đối diện cổng Trường Cao Thắng), vỉa hè đầu đường Thái Văn Lung…

Được biết hiện một số quận huyện khác cũng đã quy hoạch khu tập trung cho người bán hàng rong vào bán, như: quận 5 sắp xếp tuyến đường Triệu Quang Phục (phía sau BV Chợ Rẫy, bên hông BV Hùng Vương); quận Tân Bình chọn khu vực chợ Phạm Văn Hai vào buổi tối.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong lúc người dân tại Việt Nam nghèo, đói, bệnh tật và chết vì đại dịch vẫn chưa hết mà còn có nguy cơ tái bùng phát, các quan lớn Hà Nội như Bộ Trưởng Công An Tô Lâm và Chánh Văn Phòng, Phát Ngôn Nhân Bộ Công An Tô Ân Xô, là những người mà chế độ gọi là “đày tớ của nhân dân” lại ăn uống hả hê với những món ăn đắt tiền tại một nhà hàng sang trọng của đầu bếp Salt Bae tại London khiến cho người dân phẫn nộ cái vô cảm và bất nhẫn của những người thường ngày rao giảng “đạo đức cách mạng,” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Sáu, 5 tháng 11 năm 2021.
Vào sáng sớm ngày 31/10/2021, xe chở Đoàn Nghĩa Sinh đã khởi hành và trực chỉ xã Đông Hải, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa để tới Mái ấm Khuyết tật Thiên Thần do các nữ tu Công giáo điều hành. Mái ấm Khuyết tật Thiên Thần là nơi đã và đang nuôi dưỡng hơn 50 trẻ em khuyết tật, bị bại não, thần kinh và tâm thần.
Khi đọc bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) hôm 4 tháng 11 năm 2021 tường thuật về việc các chuyên gia nhân quyền Liên Hiệp Quốc kêu gọi chính phủ Việt Nam và Ả Rập Saudi giúp ngăn chận nạn buôn người từ VN đưa sang Ả Rập Saudi, người Việt từng sống trong chế độ CSVN tự hỏi tại sao mạng lưới công an có thể bắt bỏ tù không tha một người bất đồng chính kiến nào với chế độ mà lại có vẻ bất lực đối với các tổ chức buôn người tại VN, rồi người Việt cũng tự hỏi phải chăng nạn tham nhũng đã góp phần giúp các tổ chức buôn người hoạt động một cách mạnh mẽ như thế.
Sau khi Việt Nam thay đổi luật lao động để được vào EVFTA, lẽ ra luật được áp dụng vào ngày 1/1/2021. Nhưng cho tới hôm nay, Nhà nước Việt Nam vẫn chưa đưa ra các Nghị định để áp dụng luật này, đa số các công nhân vẫn không biết về sự thay đổi này. Nghiệp đoàn Độc Lập Việt Nam đã gửi Thư Ngỏ đến các cơ quan nhà nước liên quan và Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội CSVN để yêu cầu sớm đưa ra các nghị định và giám sát để cho người dân lao động Việt Nam có thể tham gia các tổ chức nghiệp đoàn lao động cơ sở.
Chỉ vì kêu gọi đa nguyên đa đảng và đưa ra những vi phạm nhân quyền và tham nhũng của quan chức nhà nước mà Facebooker Trần Quốc Khánh đã bị lãnh án tù hơn 6 năm, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) tường thuật hôm Thứ Hai, 1 tháng 11 năm 2021.
Sáng ngày 30-10-2021, cả ba trang Facebook Việt ngữ của các đài lớn như Đài Á Châu Tự Do, VOA Tiếng Việt, BBC News Tiếng Việt đều đồng loạt bị đổi tên. Đài Á Châu Tự Do bị đổi thành "Đảng Cộng sản Việt Nam muôn năm", BBC News Tiếng Việt bị chuyển thành "Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại" và VOA Tiếng Việt lại trở thành "Đông Lào Muôn Năm".
Một chính quyền dùng côn đồ để bách hại dân là điều khó có thể tưởng tượng được trong thời đại văn minh tiến bộ ngày nay, nhưng điều khó tin đó lại đã từng và hiện vẫn xảy ra tại đất nước Việt Nam nằm dưới sự cai trị của Đảng CSVN, mà cụ thể là chuyện gia đình ông Hoàng Văn Ngân tại tỉnh Thanh Hóa bị một nhóm côn đồ ban đêm đập phá nhà cửa sau khi gia đình ông không đồng ý di dời vì chính quyền không bồi thường đất để cất nhà mới, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Sáu, 29 tháng 10 năm 2021.
5 nhà báo trong nhóm Báo Sạch đã bị tòa án CSVN huyện Thới Lai, Cần Thơ kết án tổng cộng 14 năm 6 tháng tù vì tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân,” hôm 28 tháng 10 đã khiến cho Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới lên án bản án và tố cáo chính quyền CSVN tiếp tục “đàn áp giới tryền thông độc lập,” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Năm.
Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới đã yêu cầu chính quyền CSVN trả tự do ngay lập tức 5 thành viên trong nhóm Báo Sạch trước khi nhóm này bị tòa án huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ, Việt Nam đem ra xử hôm 26 tháng 10 năm 2021 về tội danh “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước,” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Ba.
28 tổ chức xã hội dân sự trong nước và quốc tế cùng lên án chính quyền CSVN đã bắt giam nhà báo Phạm Đoan Trang và kêu gọi lập tức trả tự do cho bà hôm 26 tháng 10 năm 2021, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Ba.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.