Hôm nay,  

Tàu Khảo Sát TQ Trở Lại Bãi Tư Chính

14/08/201900:00:00(Xem: 2109)
Tàu Khảo Sát TQ Trở Lại Bãi Tư Chính; Nguy Cơ Bùng Nổ Xung Đột Việt-Trung Rất Cao

BIỂN ĐÔNG -- Tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Cộng đã quay trở lại Bãi Tư Chính làm cho tình  hình Biển Đông càng thêm căng thẳng hơn trở lại, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết hôm 13 tháng 8.

Bản tin VOA viết như sau.

Tàu khảo sát Trung Quốc Hải Dương Địa Chất 8 đã quay trở lại khu vực Bãi Tư Chính, thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam hôm 13/8, chưa đầy một tuần kể từ khi tàu này rời khỏi khu vực sau một cuộc đối đầu căng thẳng kéo dài một tháng giữa hai nước, Reuters trích dẫn dữ liệu theo dõi cho biết.

Động thái mới nhất đã được các chuyên gia dự đoán ngay từ lúc tàu Hải Dương 8 rời khỏi Bãi Tư Chính và di chuyển đến Bãi Chữ Thập, nơi tranh chấp chủ quyền với Philippines và cũng là nơi Trung Quốc đã xây dựng thành đảo nhân tạo.

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, chuyên gia nghiên cứu cấp cao thỉnh giảng tại Viện Nghiên Đông Nam Á (ISEAS) ở Singapore, nói với VOA từ ngày 8/8 rằng:“Nếu mà chỉ để thay người, lấy dầu, kiểm tra máy móc, lương thực, nước… thì khả năng lớn là nó sẽ quay lại”.

Dự đoán này cũng được một chuyên gia nghiên cứu cao cấp khác của ISEAS, Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, đưa ra vào cùng thời điểm.

Bắt đầu căng thẳng vòng 2?

Tàu Hải Dương 8, với sự hộ tống của các tàu hải giám Trung Quốc, đã đi vào khu vực thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ ngày 3/7 với lý do là để thực hiện khảo sát địa chấn trong vùng biển đầy tiềm năng mà Trung Quốc và các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam, đang tranh chấp chủ quyền.

“Thực ra thì nó không phải là thăm dò gì cả, mà nó biết trước là dưới đó có khí, dầu hay không là nó biết thừa rồi. Nhưng nó muốn khẳng định nó có chủ quyền ở đấy nên cho tàu vào và đơn phương thực hiện các hoạt động kinh tế”, TS. Hà Hoàng Hợp nhận định với VOA.

Theo ông, việc đưa tàu Hải Dương 8 đến hoạt động ở Bãi Tư Chính đã được Bắc Kinh “cảnh báo” từ hồi tháng 6, sau khi đã “trao đổi với một số nơi ở Việt Nam” và “đòi Việt Nam phải bắt công ty Nhật và công ty Nga phải rút khỏi chỗ đấy. Nếu không rút thì họ sẽ có hành động mạnh”.

Theo thông tin mới nhất từ các tài khoản Twitter chuyên cập nhật tình hình Biển Đông IndoPacific_SCS_Info, thì ngoài việc đưa con tàu thăm dò với tổng trọng tải 6.918 tấn trở lại Bãi Tư Chính vào ngày 13/8, Trung Quốc còn thay thế tàu hải giám 35111 bằng tàu 45111 đến khu vực gần Lô 06.1, bể Nam Côn Sơn, phía tây bắc Bãi Tư Chính, nơi hoạt động của giàn khoan Hakuryu 5 Nhật và công ty Rosneft Việt Nam B.V. (công ty con của Công ty Rosneft của Nga) vừa gia hạn hoạt động cho đến hết ngày 15/9, bất chấp yêu cầu của Bắc Kinh là phải dừng hoạt động.

"Vòng 2 của hải chiến năm 2019 bắt đầu...", trang IndoPacific_SCS_Info nhận định sau khi thông báo về sự hiện diện trở lại của Hải Dương 8 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Nguy cơ xung đột vũ trang

Sự kiện tàu Hải Dương 8 hoạt động trong khu vực gần Bãi Tư Chính đã đẩy căng thẳng trong quan hệ Việt-Trung lên đến đỉnh điểm, kể từ sau vụ Bắc Kinh đưa giàn khoan HD-981 vào Biển Đông năm 2014.

Đây cũng là lần đầu tiên Hà Nội liên tục lên tiếng phản đối nhiều lần và gửi công hàm chính thức tới Bắc Kinh. Tuy nhiên, các chuyên gia lo ngại về khả năng cao sẽ xảy ra xung đột vũ trang nếu Trung Quốc tiếp tục “lấn tới” với những hành động mà Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo gần đây gọi là “cưỡng ép” láng giềng trên Biển Đông.

Theo phân tích của TS. Hà Hoàng Hợp, do tương quan lực lượng giữa Việt Nam và Trung Quốc khá chênh lệch, nên một khi “các biện pháp hòa bình” của Việt Nam không cản được Bắc Kinh đưa tàu thăm dò, thậm chí cả giàn khoan, quay trở lại hoạt động trong khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam, thì chỉ với “mấy chục tàu hải cảnh nhỏ”, lực lượng chấp pháp của Việt Nam không thể “xua đuổi” tàu thăm dò hay giàn khoan của Trung Quốc, dễ dẫn đến khả năng “nổ súng” trước sự lấn áp và khiêu khích của Trung Quốc.

TS. Hà Hoàng Hợp dự đoán nếu tình huống xấu trên xảy ra, Việt Nam chắc chắc sẽ phản ứng lại, mặc dù lãnh đạo hai bên đều đã nói rõ với nhau rằng phải “nhìn vào đại cục mà xử lý các bất đồng”.

“Việt Nam vẫn biết rằng lực lượng của mình mỏng hơn, yếu hơn, nhưng khi đã bị tấn công thì họ sẽ phản ứng lại. Đấy là điều có thể khẳng định chắc chắn, không khác được. Việt Nam không để xảy ra bị động như hồi năm 1988, để cho Trung Quốc chiếm đảo Gạc Ma đâu”.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngày 6 tháng 6, Toà án Nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã kết án ông Đặng Đăng Phước, Giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk tám năm tù giam và bốn năm quản chế với tội danh "tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước", vì các hoạt động giúp đỡ dân oan và ủng hộ tự do, dân chủ, nhân quyền một cách ôn hòa của nhà giáo này, theo tin từ BBC và RFA.
Hiệp định về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết ngày 27 tháng 1 năm 1973 tại Paris, gồm có 9 chương và 23 điều khoản. Nội dung mà Chính phủ Hoa Kỳ, Chính phủ VNDCCH, Chính phủ VNCH và Chính phủ CMLTMNVN đồng thuận không phải là thoả hiệp giữa hai phe thắng và thua, mà nhằm quy định việc ngưng mọi cuộc giao tranh, Hoa Kỳ rút quân trong vòng 60 ngày ra khỏi Việt Nam, QĐNDVN được ở lại miền Nam; bù lại, Hà Nội trao trả các tù binh Hoa Kỳ, VNCH và MTGPMN cùng hoạt động trên lãnh thổ của mình...
Làm sao để giữ vững tư tưởng trong Quân đội và Công an là vấn đề sống còn năm 2023 của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN). Lý do vì năm con Mèo (Quý Mão) có Hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ Khóa đảng XIII, dự trù vào khoảng tháng Sáu, để bỏ phiếu tín nhiệm các cấp Lãnh đạo từ Trung ương xuống địa phương. Cuộc bỏ phiếu này sẽ là cơ hội cho các cấp tranh đua, chạy chức, chiếm quyền lãnh đạo. Và kết quả cuộc bỏ phiếu này sẽ đặt nền tảng cho Đại hội đảng khóa XIV để bầu lên Tổng Bí thư và Bộ Chính trị mới nhiệm kỳ 2026-2031...
Chứ chả lẽ cái chết thảm thiết của bà Cát Hanh Long và của hàng bao nhiêu triệu lương dân khác nữa (ở khắp ba miền đất nước, từ hơn nửa thế kỷ nay) thì đất/trời có thể dung tha được hay sao?
Từ lâu, dân gian tự hỏi không hiểu giữa người làm báo đảng và báo cáo viên, tuyên truyền viên nhà nước có khác nhau gì không hay cùng một loại. Tìm hiểu ra thấy rằng, tuy hai nhiệm vụ khác nhau nhưng cùng có một mục tiêu là tuyên truyền để bảo vệ chế độ, kể cả những sai trái...
“Đến hẹn lại lên” là chuyện thông lệ, không có gì đặc biệt, nhưng lãnh đạo mà cũng chỉ biết làm đến thế thì dân lo. Chuyện này xẩy ra ở Việt Nam vào mỗi dịp cuối năm khi các cơ quan đảng và chính phủ tổng kết tình hình năm cũ để đặt kế hoạch cho năm mới. Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng, người có quyền lực cao nhất nước, cũng đã làm như thế. Nhưng liệu những điều ông Trọng nói có phản ảnh tình hình thực tế của đất nước, hay ông đã nói tốt để đồng hóa mặt xấu?
Người ta có thể thông cảm và thông hiểu thái độ nhẫn nhục của những người phụ nữ bị đè nén xuống tận đáy xã hội. Họ có cha già, mẹ yếu, con thơ phải chăm lo nên làm to chuyện e cũng chả đi đến đâu mà nhỡ “vỡ nồi cơm” thì khốn khổ cả nhà. Còn cả một tập đoàn lãnh đạo chỉ vì quyền lợi của bản thân và gia đình mà bán rẻ danh dự của cả một dân tộc thì thực là chuyện hoàn toàn không dễ hiểu...
Đảng cầm quyền Cộng sản Việt Nam nên từ nhiệm để bảo vệ danh dự sau 15 năm không chống nổi “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên...
Khó mà phủ nhận được rằng Hun Sen là một tay bản lĩnh (có thừa) nhưng bản lĩnh của ông, tiếc thay, đã không giúp được cho dân tộc Khmer có đủ áo cơm, dù đã phải cầm cố gần nửa phần (45%) đất đai của Cambodia!
Ngày 2/12/2022, Hoa Kỳ đặt Việt Nam vào Danh sách “theo dõi đặc biệt” (Special Watch List) vì tiếp tục vi phạm quyền tự do Tín ngưỡng, Tôn giáo, nhưng Việt Nam phủ nhận và cho rằng Mỹ đã xuyên tạc tình hình để chống phá Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.