Hôm nay,  

Báo Nga: VN Là Chỗ Dựa Của Mỹ

18/11/201800:00:00(Xem: 2410)
Một bài phân tích trên thông tấn Nga Sputnik đưa ra tiên đoán rằng: Việt Nam có thể trở thành chỗ dựa của Mỹ trong khu vực Đông Nam Á.

Bài viết của nhà bình luận Elena Nikulina nói rằng một số lý do là: Vị trí của Việt Nam trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương và những công nghệ mới của Việt Nam, tin tức mới ngành hàng không và du lịch Việt Nam - đây chỉ là một số trong những chủ đề báo chí và thông tin về Việt Nam trên những phương tiện truyền thông nước ngoài trong tuần qua.

Bản tin Sputnik ghi một nhận xét từ báo Firstpost rằng, Quan hệ đối tác chiến lược giữa Ấn Độ và Việt Nam là yếu tố quan trọng nhất để duy trì hòa bình và ổn định không chỉ ở Đông Nam Á, mà còn trên khắp khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Trong khi đó, tờ The Diplomat đăng tải một bài báo dài về vị trí của Việt Nam trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Tác giả khẳng định rằng, Việt Nam có thể giúp chính quyền Trump thực hiện ý tưởng về khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương rộng mở và tự do ở Đông Nam Á. Nhà Trắng có cách nói theo kiểu "dân tộc chủ nghĩa" và có thái độ "tiền hậu bất nhất" đối với Đông Nam Á, kết quả là một số nước bắt đầu chấp nhận quyền lực ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực. Để khôi phục lại lòng tin của các quốc gia Đông Nam Á vào Hoa Kỳ, chính quyền Trump phải cho thấy rõ rằng, chính sách cứng rắn của họ có thể phục vụ lợi ích của các quốc gia trong khu vực. Điều này có thể được thực hiện tại Việt Nam. Việt Nam là một nước có ít ảo tưởng nhất về hậu quả của sự tăng trưởng Trung Quốc và sẵn sàng sử dụng các chiến lược cứng rắn để ngăn chặn sự thống trị của Trung Quốc ở Biển Đông và toàn bộ khu vực nói chung. Do đó, ở khu vực Đông Nam Á, các nhà lãnh đạo Việt Nam là những đồng minh tự nhiên nhất có thể làm việc với chính quyền Trump trong các vấn đề chiến lược và kinh tế. Việt Nam và Hoa Kỳ nên nói rõ rằng, mặc dù Hà Nội và Washington có mối quan hệ gần gũi hơn, cả hai nước sẽ hợp tác với Trung Quốc nếu Bắc Kinh thực hiện đầy đủ các quy tắc và quy định của khu vực. Nếu chính quyền Trump sử dụng Việt Nam như một mô hình về hoạt động hiệu quả của chính sách Mỹ phục vụ lợi ích của khu vực Đông Nam Á, Hoa Kỳ sẽ có thể cải thiện mối quan hệ đã xấu đi với Philippines và Thái Lan và tăng cường quan hệ với Indonesia, Malaysia và Singapore.


Trong khi đó, tờ South China Morning Post đưa tin về việc Việt Nam đã phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và lưu ý rằng, bằng cách này Hà Nội đã giảm sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc và hạn chế những rủi ro từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Nikkei Asian Review cho biết rằng, vào đầu năm tới Việt Nam sẽ bắt đầu thử nghiệm thế hệ thứ 5 của mạng di động, nhờ đó Việt Nam muốn đi đầu trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Và Channel NewsAsia viết rằng hãng hàng không mới nhất của Việt Nam, Bamboo Airways được cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không. Được quản lý bởi một trong những người giàu nhất trong nước, Bamboo Airways sẽ cạnh tranh với các hãng hàng không có uy tín như Vietnam Airlines và Vietjet, định hướng vào tầng lớp trung lưu đang tăng trưởng mạnh và có ngân sách du lịch ngày càng tăng. Bamboo Airways đã ký hợp đồng mua 20 chiếc Boeing 787 Dreamliners và phân bổ thêm 3,2 tỷ USD để mua 24 chiếc Airbus A321neo. Nhưng, các nhà phân tích nghi ngờ liệu Bamboo Airways có thể thu hồi vốn trên thị trường hàng không đông đúc của Đông Nam Á.

Trang web tiếng Nga AviaPort.Ru dành một bài dài cho Vietnam Airlines. Hãng hàng không đã nhận được chiếc máy bay thân hẹp chở khách đầu tiên A321neo trong lô hàng 20 chiếc. Vietnam Airlines theo đuổi các tiêu chuẩn dịch vụ cao nhất và đang hiện đại hóa đội tàu của mình, hiện nay đây là một trong những đội tàu trẻ nhất và hiện đại nhất ở châu Á. Ngoài ra, hãng vượt quá độ chính xác dự kiến ​​của lịch bay (OTP), đặc biệt là các chuyến bay khởi hành (trung bình trên 90%), qua đó đã lọt vào nhóm hãng hàng không hàng đầu thế giới với OTP cao nhất. Vietnam Airlines định vị bản thân như một hãng hàng không hiện đại với bản sắc dân tộc được biết đến trên toàn thế giới, và tự đặt ra một nhiệm vụ đầy tham vọng — trở thành hãng hàng không lớn nhất ở châu Á, tờ báo viết.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trận đánh tái chiếm cổ thành Quảng Trị kéo dài 81 ngày trong mùa Hè đỏ lửa 1972 là một trong những trận đánh dài và khốc liệt nhất trong chiến tranh Việt Nam. Trong tạp chí tháng Tư trên trang mạng khảo cứu lịch sử historynet năm nay, Thiếu Tướng hồi hưu John D. Howard, một sĩ quan West Point và cựu cố vấn tại chiến trường Việt Nam vào năm 1972 đã kể lại diễn biến toàn bộ chiến dịch và trận tái chiếm lịch sử này. Xin giới thiệu lại bài viết này nhân kỷ niệm 50 năm trận tái chiếm cổ thành kết thúc vào ngày 16 tháng 9 năm 1972...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã “cạn kiệt” các vấn đề quốc kế dân sinh hay sao mà lại đem những chuyện cũ ra thảo luận tại Hội nghị Trung ương 6 vào tháng 10?
... nếu không có ngày 19/8/1945 thì chắc chắn đất nước đã rẽ sang một khúc quanh mới xán lạn hơn...
✱ Đại sứ Lodge và Tướng Westmoreland đã rời Việt Nam đi tham dự hội nghị tại Honolulu, trong khi lực lượng chính phủ,do Viên chỉ huy, chiếm Đà Nẵng vào sáng sớm Chủ nhật 15.5.1966 ✱ Đính bỏ chạy chạy đến Huế, cùng với Thi, Nhuận, một số tỉnh trưởng bất đồng chính kiến, và các Phật tử công khai tố cáo sự trở lại của quân đội chính phủ. ✱ Tướng Cao, không tha thiết đến việc chỉ huy quân đoàn, HĐTL đã ép buộc ông ta nhận nhiệm vụ - từ chối ra lệnh tấn công vào các chùa ở Đà Nẵng ✱ Cố vấn Mỹ đề xuất việc không tiếp tế cho lực lượng bất đồng chính kiến, một bước mà sau đó Tướng Viên nhiệt tình tán đồng ✱ Người Mỹ cố gắng thuyết phục Thi và Đính bằng cách đổ lỗi cho các phần tử cực đoan Phật giáo trong Phong trào Đấu tranh, đặc biệt là Trí Quang ✱ CIA: Trí Quang đã thừa nhận khi lánh nạn tại Đại sứ quán Mỹ việc lập kế hoạch ... nhưng phủ nhận việc cố tình xúi giục vụ bạo động xảy ra vào ngày 8 tháng 5, 1963 dẫn đến cái chết của 8 người...
Ông Quý Hải (nói riêng) và những người CSVN (nói chung) xem chừng khó mà hiểu được điều giản dị này: “Chỉ cần làm chết một người khi người ấy không vũ khí phòng thân cũng đủ để trở thành tội ác.”
Trước thềm Hội nghị Trung ương 6, tháng 10/2022, bàn về “Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn còn nhức đầu với công tác “phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực”, và “chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ”...
Phải cần thêm bao nhiêu dân oan, bao nhiêu mảnh đời bầm dập, và bao nhiêu gia đình nông dân tan nát nữa để cái nhà nước hiện hành có thể “hoàn thiện CNXH ở Việt Nam vào cuối thế kỷ này”?
Nếu không “có vấn đề” thì tại sao phải bảo vệ Đảng, nhưng bảo vệ để làm gì?
Những người vợ tù bây giờ đã cùng chồng tích cực nhận lãnh vai trò “tác nhân,” thay vì chỉ nhẫn nhục “cam chịu lịch sử” như lớp người đi trước, dù họ vẫn bị đe dọa và sách nhiễu thường xuyên...
Thằng chả đoán bậy bạ vậy mà không trật. Báo Thanh Niên, số ra ngày 26 tháng 07 năm 2022, vừa hân hoan chạy tít: “Hà Nội Lên Kế Hoạch Khôi Phục Loa Phường”!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.