Hôm nay,  

Hồi Ký: Tôi Tìm Tự Do (kỳ 77)

23/10/200700:00:00(Xem: 2724)

Tôi là Nguyễn Hữu Chí, sinh ra và lớn lên ở Miền Bắc, từng có hơn một năm phải đội nón cối, đi dép râu, theo đội quân Việt Cộng xâm lăng Miền Nam. Trong những năm trước đây, khi cuộc đấu tranh bảo vệ chính nghĩa của cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản tại Úc còn minh bạch, lằn ranh quốc cộng còn rõ ràng, tôi hoàn toàn tin tưởng và sẵn sàng đối phó với mọi âm mưu, thế lực của cộng sản. Nhưng gần đây, có những dấu hiệu rõ ràng chứng tỏ, những thế lực chìm nổi của cộng sản tại Úc đang tìm cách xóa bỏ lằn ranh quốc cộng, đồng thời thực hiện âm mưu làm suy yếu sức mạnh đấu tranh của người Việt hải ngoại. Trong hoàn cảnh đấu tranh ngày càng khó khăn đó, tôi thấy mình chỉ có thể đi tiếp con đường mình đã chọn khi được quý độc giả hiểu và tin tưởng. Vì vậy, tôi viết hồi ký này, kể lại một cách trung thực cuộc đời đầy đau khổ, uất ức và ân hận của tôi khi sống trong chế độ cộng sản, cũng như những nguy hiểm, may mắn khi tôi tìm tự do.... Trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn trên nhiều phương diện, lại phải vừa duy trì tờ báo, vừa tham gia các sinh hoạt cộng đồng, vừa tìm cách "mưu sinh, thoát hiểm" giữa hàng chục "lằn tên đường đạn", nên hồi ký này có rất nhiều thiếu sót. Kính mong quý độc giả thông cảm bỏ qua, hoặc đóng góp nếu có thể.

*

(Tiếp theo…)

Thấy vẻ thuần phục của con chó becgie, tôi an tâm đi qua khu vườn rộng đủ loại cây cối um tùm rồi thẳng hướng tới nhà bếp, nằm vuông góc thước thợ với dẫy nhà chính. Tôi không biết, chủ nhà là ai, nhưng nhìn khu vườn rộng mênh mông, nhà ngang nhà dọc bề thế, tôi rất lo lắng. Kinh nghiệm đã cho tôi biết, sau 1975, những căn nhà to lớn, bề thế, đều bị cán bộ cộng sản cao cấp chiếm lấy làm của riêng, hoặc biến thành cơ sở của công quyền. Như vậy, với căn nhà bề thế như thế này, có lẽ số tôi sẽ lành ít dữ nhiều. Biết vậy, nhưng trong tình thế của mình lúc đó, nếu tôi dừng lại tỏ ý ngại ngùng hoặc bỏ chạy, con chó becgie sẽ không để tôi yên. Vì thế, tôi chỉ còn có con đường duy nhất là cố giữ thái độ bình tĩnh đi thẳng vô nhà bếp.
Bước vô trong bếp, tôi rất ngạc nhiên khi thấy giữa khu bếp rộng và dài, nối liền với khu nhà ngang bề thế, có khoảng một chục nam nữ học sinh tuổi 17, 18, đang đi lại tấp nập, nói chuyện huyên náo. Trong không khí tấp nập huyên náo đó, không một quan tâm khi thấy tôi bước vô. Quá kinh hoàng, mệt nhọc, lại thêm phần lúng túng không biết xử thế ra sao, tôi đành ngồi tạm xuống một chiếc ghế làm bằng khúc cây, miệng thở hổn hển...
Đang thở thì có một cậu học sinh bước tới lễ phép hỏi:
- Thưa chú, chú cho con hỏi, chúng con đang nấu cơm thì hết củi. Bây giờ lấy củi ở đâu hở chú"
Tôi ngớ người, ngạc nhiên và nghi ngại nhìn người học trò. Đó là cậu học trò trẻ măng, cặp mắt trong sáng, sự ngây thơ thật thà ngời ngời trên khuôn mặt. Tự nhiên, mọi nghi ngại lo sợ trong tôi biến mất. Tôi liền thật thà thú nhận:
- Chú không phải... là người ở nhà này, nên chú cũng như con...
Cậu học trò tròn mắt, ngạc nhiên:
- Ủa, chú không phải...
Nói đến đó, cậu học chợt nhìn thấy những vết máu trên bộ quần áo rách rưới vì kẽm gai cào của tôi. Cậu ấp úng lo sợ:
- Chú... chú là...
Tôi đưa ngón tay trỏ lên miệng làm dấu cho cậu im lặng, rồi hỏi nhỏ:
- Con không phải là người ở trong nhà này"
Cậu học sinh lễ phép:
- Thưa chú không. Chúng con là học sinh đến trọ học để thi vô sư phạm...
Thì ra là vậy! Hèn nào, mấy cô cậu học sinh trong bếp khi nhìn thấy tôi bước vô đều thản nhiên. Tôi an tâm, nói nhỏ với cậu học sinh:
- Bây giờ con lấy dùm chú một ly nước lạnh, rồi chú sẽ nhờ con một việc. Nhưng con đừng nói cho ai biết về chú nghe.
Cậu học sinh ngoan ngoãn gật đầu, đứng lên đi lấy nước. Mấy phút sau, cậu trở lại với ly nước trong vắt trên tay. Tôi cầm ly nước uống ừng ực. Nước vô đến đâu, tôi thấy mát ruột mát gan đến đó. Uống xong ly nước, tôi thấy mình tỉnh táo hẳn. Tôi đưa chiếc ly không cho cậu học sinh, và hỏi:
- Con có biết chủ nhà tên gì không"
Cậu học sinh lễ phép:
- Thưa chú, chủ nhà là ông X.
- Cảm ơn con. Bây giờ... con lên trên nhà mời ông X xuống đây cho chú nói chuyện.
Cậu học sinh nhìn tôi, vẻ mặt, ánh mắt chưa hết ngạc nhiên, nhưng vẫn ngoan ngoãn "dạ" một tiếng rồi đi lên nhà.
Cậu học sinh vừa đi khỏi, tôi cũng đứng dậy đi lại chỗ vòi nước trong bếp là nơi cậu học sinh lấy ly nước lạnh, tôi mở vòi lấy nước, lau qua mặt mũi, chân tay, cho sạch sẽ phần nào. Xong xuôi, tôi vừa trở lại chỗ ngồi thì cậu học sinh trở lại. Đi theo cậu là một người đàn ông tuổi chạc ngoài 50, nét mặt phúc hậu, da dẻ hồng hào, mặc bộ đồ bà ba màu mỡ gà, cử chỉ ung dung, đường bệ. Lạ lùng một điều, trông thấy tôi, ông không hề tỏ vẻ ngạc nhiên, ngỡ ngàng chút nào. Trái lại, ông tươi cười niềm nở bước tới vỗ vai tôi, và nói lớn, giọng sang sảng, thân quen, cứ như ông quen biết tôi từ lâu lắm:
- Ủa, chú mày về bao giờ vậy" Sao lâu quá chẳng nghe tin tức gì cả. Rồi rồi đi lên đây... làm ly cho ấm bụng rồi nói gì hãy nói...
Miệng nói, mắt nhay nháy, người đàn ông thản nhiên bá vai rồikéo tôi đi lên trên nhà. Thoạt đầu, tôi hơi ngỡ ngàng, tưởng người đàn ông nhận lầm tôi với người nào đó, họ hàng hoặc là đàn em của ông. Đến khi thấy ông nháy nháy mắt với tôi, tôi chợt hiểu, thì ra ông đã đóng kịch để che mắt những người chung quanh. Tuy ở đó lúc ấy chỉ có học sinh, nhưng sau 1975, thời thế đảo điên, ai ai cũng thận trọng, không dám tin một ai. Thôi thì ông ta có khôn ngoan, biết đề phòng như vậy cũng tốt. Có điều tôi vẫn ngạc nhiên, không hiểu vì sao ông lại có thái độ khôn ngoan cùng cái "nháy mắt mời gọi sự thông đồng" của tôi như vậy. Tuy băn khoăn không hiểu rõ, tôi vẫn lặng lẽ và ngượng ngùng để ông kéo đi...
Bước vào nhà trên, quang cảnh càng huyên náo, nhộn nhịp vì ở đây đông học sinh hơn. Mọi người đều không để ý đến tôi, trong khi ông kéo tôi vô một căn phòng, rồi nhẹ nhàng đóng cửa, cài chốt cẩn thận. Chỉ vô chiếc ghế duy nhất, ông đột ngột thay đổi cách xưng hô:
- Anh ngồi đó nghỉ chút, chờ tôi lấy cho anh bộ quần áo khác thay, chứ anh mặc bộ đồ rách rưới, máu me tùm lum đó ra đường, tụi nó thấy là biết liền à.
Tôi ngạc nhiên. Thì ra ông ta đã biết tôi là ai hay sao" Tôi đang lúng túng, không biết trò chuyện ra sao, thì ông đã mở cửa bước ra ngoài. Khoảng 5 phút sau, ông trở lại, trao cho tôi một bộ đồ màu xám đã bạc mầu rồi thong thả và nhẹ nhàng nói tiếp:


- Tôi nghe tiếng súng nổ ở mạn đó là biết ngay có chuyện... Đến khi trông thấy anh, ngay từ xa là tôi hiểu ngay... Thôi anh khỏi giải thích dài dòng làm gì. Bây giờ anh mặc tạm bộ đồ này vô. Tôi đã gọi xe ôm cho anh rồi. Họ sẽ đến ngay để chở anh ra ga. Ở ga đông người, anh dễ trà trộn, đi đâu cũng tiện. Còn ở đây, đông người bất tiện lắm. Vả lại, chúng đang lùng kiếm anh, nên chúng dám vô từng nhà ở khu này để xét sổ gia đình. Khi ấy thì nguy hiểm cho cả anh lẫn cả tụi tôi.
Nghe anh nói tôi rất khâm phục trí phán đoán và cách ứng xử nhanh chóng của anh. Tôi vội vã vừa thay đồ vừa hỏi anh:
- Chú có biết mấy giờ thì có chuyến tàu tốc hành từ Huế vô Sàigòn không"
Ông lắc đầu:
- Tôi không biết gì về giờ giấc tàu tốc hành. Nhưng anh đi tàu tốc hành làm gì, nguy hiểm lắm. Tàu tốc hành bao giờ cũng bị kiểm soát giấy tờ kỹ lắm. Tốt nhất anh nên đi tàu chợ vì tàu chợ tuy chậm, nhưng hành khách đông nghẹt à, rất khó cho họ kiểm soát. Hơn nữa, tàu chợ thường dừng ở các ga nhỏ, nên anh có thể lên xuống dễ dàng.
Tôi dụt dè:
- Tôi bây giờ không có giấy tờ gì trong người, sợ không vô được trong nhà ga để mua vé....
Ông cười bảo tôi:
- Anh mua vé làm gì cho tốn tiền. Còn chuyện vô ga qua cửa chính thì khó, chứ anh vô ga bằng cách đi dọc theo đường rầy thì chẳng ai để ý làm gì. Nhất là anh chẳng có hành lý gì, cứ thong thả mà đi...
Nghe ông nói, tôi mừng quá, nghĩ ra ngay. Đúng như ông nói, đường rầy nào mà chẳng dẫn đến một nhà ga. Và trong hoàn cảnh của Việt Nam lúc đó, công an, bộ đội, nhân viên soát vé dù có đông đúc mấy đi nữa cũng chỉ có thể kiểm soát được khu vực chung quanh nhà ga, chứ không thể kiểm soát hết cả đường rầy. Vì vậy tôi chỉ cần kiếm một đoạn đường rầy nào thích hợp, cách nhà ga không xa, rồi đi dọc theo đường rầy là vô được nhà ga dễ dàng.
Tôi vừa nghĩ đến đó thì có tiếng gõ cửa. Ông X mở cửa, thì thầm với ai đó ở bên ngoài, rồi quay lại bảo tôi:
- Xe ôm tới rồi, chú em...
Tôi vội vàng đứng dậy, lúng túng và cảm động:
- Con cảm ơn chú... đã giúp đỡ con trong lúc hoạn nạn...
Ông đặt hai bàn tay lên vai tôi, thân mật nói:
- Thời thế đảo điên thì người tốt phải gặp cơn hoạn nạn. Nhưng trông chú mày tao thấy hậu vận không đến nỗi nào. Hung hiểm dù có thế nào tao dám chắc chú mày cũng qua khỏi. Thôi đi nghe!
Nói đến đó, ông dúi vào tay tôi ít tiền, rồi nói:
- Chú mày cầm lấy chút tiền tiêu... Cái này tuy chẳng nhiều, nhưng cũng đủ tiền cho chú mày đi tàu đi xe và ăn uống dọc đường. Bây giờ, tôi mở cửa, chú mày cứ tự nhiên đi thẳng ra ngoài cổng, đừng chào hỏi bất cứ ai. Ngoài đó, xe ôm đã chờ sẵn. Chú cứ bảo họ chở chú thẳng ra ga Huế. Thôi chúc chú bình an.
Tôi cảm động, xiết chặt bàn tay của ông một lần nữa trước khi bước ra ngoài.
Nghe lời ông, tôi thản nhiên đi thẳng ra cổng. Tôi hiểu, ông không đi cùng tôi ra cổng là để giữ mọi chuyện kín đáo, hàng xóm láng giềng khỏi nhìn thấy ông đi cùng với tôi, một người lạ mặt đang bị truy lùng. Trong hoàn cảnh đất nước bị cộng sản chiếm đóng từ sau 1975, sự cẩn thận của ông quả thật vô cùng cần thiết.
Bước ra ngoài đường, tôi khoan khoái hít một hơi thở thật sâu, trước khi thấy người tài xế xe ôm. Anh tài xế trông còn rất trẻ, khoảng 30 tuổi, nhưng nước da ngăm đen, râu ria xồmn xoàm, trông rất oai phong. Anh nhìn tôi, ánh mắt có vẻ tò mò nhưng không nói gì. Có lẽ bộ quần áo tôi mặc rộng thùng thình, trông không giống ai, nên anh để ý chăng" Tảng lờ trước ánh mắt tò mò của anh, tôi giữ vẻ mặt thản nhiên và nói:
- Anh cho tôi ra ga...

*

Khoảng 15 phút sau, tôi đặt chân đến nhà ga Huế. Lúc đó khoảng 3 giờ chiều. Đứng bên ngoài nhà ga kín đáo quan sát, tôi thấy trước cửa nhà ga ngoài nhân viên hoả xa, còn có cả bộ đội lẫn công an canh gác, đi lại thường xuyên. Hàn khách đi tàu chợ rất đông, đứng kín cả sân ga, phía trước phòng bán vé.
Nhớ lời dặn của ông X, tôi không vô mua vé, mà rẽ trái vô con đường chạy dọc theo đường rầy xe lửa. Đi được khoảng một cây số, tôi rẽ phải vô một con hẻm nhỏ. Đi tiếp khoảng trăm thước, gặp đường rầy cắt ngang, tôi rẽ phải, đi dọc theo đường rầy về phía nhà ga. Quả nhiên, không đầy 15 phút sau, tôi đi vô sân ga Huế. Lúc đó, sân ga rất đông và huyên náo, hành khách đi lại cùng khắp, chẳng ai để ý đến ai. Nhờ vậy, tôi vô sân ga một cách an toàn, và chỉ vài phút sau, tôi đã trà trộn dễ dàng vô đám đông mấy trăm hành khách đang chờ tàu chợ.
Ngồi trên sân ga, nhớ lại tất cả những gì đã trải qua trong ngày, tôi thấy mình thật may mắn. Nhờ ơn trên phù hộ, tôi từ một người tù tội đang trên đường bị giải giao tới lao Thừa Phủ, bỗng thoát cũi sổ lồng, được tự do, dù chỉ là tự do tạm. Nhìn những gương mặt héo hắt, lo âu, vất vả bươn chải để kiếm sống của những hành khách chung quanh, tôi thầm nghĩ, mình quả thật là người may mắn nhất, hạnh phúc nhất. Tôi không biết trong những ngày tháng tới, số phận của tôi sẽ như thế nào, nhưng với những may mắn đã trải qua, tôi thực tâm hy vọng, nếu tôi chịu khó bền bỉ trước sau như một, quyết tâm tìm cách vượt biên, chắc chắn tôi sẽ đến được bến bờ tự do.
Tôi lên chuyến tàu chợ Huế - Sàigòn vào khoảng 4 giờ chiều. Đúng như lời của ông X nói, tàu đông nghẹt những khách là khách, trong đó phần lớn là những đi buôn bán, với đủ thứ quang gánh, thúng mủng và các loại hàng hoá thể hiện rõ ràng đời sống nghèo túng của người dân Miền Nam sau cuộc đổi đời khốc liệt năm 1975.
Trên tàu, từ bên trong các toa đến các bậc lên xuống ở ngoài toa, từ trên các ghế ngồi đến các hành lang chật hẹp,... người ngồi, người nằm ngổn ngang, chồng chéo lên nhau tựa như nêm cối. Được ngồi trên tàu chợ, giữa những người dân lao động, tôi thấy thật yên tâm, vì trong tình cảnh như vậy, việc khám xét vé hay giấy tờ là điều vô cùng khó khăn. Nhưng đề phòng mọi chuyện bất chắc có thể xảy ra, tôi vẫn chọn ngồi ở phần nối giữa hai toa tàu. Ở đó, tôi có thể dễ dàng quan sát cả hai toa tàu cùng lúc. Một khi có bóng dáng công an, bộ đội hay nhân viên hoả xa đi lại xét giấy tờ hay xét vé, tôi đều có thể nhanh chóng phát hiện và kịp thời gian né tránh, bằng cách chui vô toilet hoặc leo lên nóc tàu.
Vì không mang theo bất cứ thứ hành lý đồ đạc nào, nên tôi di chuyển giữa các toa tàu thật dễ dàng nhanh chóng. Tôi cũng đã tính toán, trong trường hợp xấu nhất, chẳng may bị hỏi vé hay giấy tờ, tôi sẽ khai mình bị mất bóp. Khi đó, dù tin hay cho rằng tôi trốn vé, biện pháp duy nhất họ có thể đối phó là đuổi tôi xuống tàu khi tàu dừng lại ở một nhà ga nào đó. Trong trường hợp đó, nếu thuận tiện, khi tàu chuyển bánh, tôi sẽ bám vô một toa tàu khác và leo lên. Trong trường hợp xấu nhất, không thể leo trở lại kịp, tôi sẽ ở lại nhà ga, chờ chuyến tàu chợ kế, rồi leo lên, đi tiếp cuộc hành trình...     (Còn tiếp...)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.