Hôm nay,  

300 Dân Cả Nước Kéo Về Sg Hợp Sức Tiền Giang Kêu Oan

30/06/200700:00:00(Xem: 5654)

Cán Bộ Ngồi Phòng Máy Lạnh Nhìn Người Biểu Tình Đội Nắng Mưa

Một cảnh dân oan khiếu kiện ở Sài-gòn
(Sài Gòn - VNN) Sự kiện cả tuần qua mấy trăm đồng bào tỉnh Tiền Giang đã lên Sài Gòn biểu tình trước Văn phòng II Quốc hội để đòi hỏi CSVN phải giải quyết tình trạng đất đai, tài sản gia đình họ bị tước đoạt một cách bất công, mà nhà cầm quyền cộng sản địa phuơng không giải quyết thỏa đáng, đã khiến các cơ quan truyền thông và đồng bào hải ngoại vô cùng quan tâm.

Qua đài RFA, sáng ngày 28 tháng 6, bà Cao Quế Hoa cho biết thêm một số chi tiết là, tính đến hôm nay thì đồng bào Tiền Giang đã biểu tình đến ngày thứ bảy rồi. Mỗi ngày đồng bào đều luân phiên người túc trực vì những ngày qua mưa bão nên nhiều người bị bệnh. Nếu đồng bào mà còn ít thì Văn phòng Quốc hội và Công an CSVN sẽ trục xuất mọi người ra khỏi thành phố. Bà Hoa còn cho biết thêm là, sẽ có thêm những đoàn đồng bào từ Bà rịa- Vũng Tàu và Đồng Tháp kéo về tham gia cùng với đồng bào Tiền Giang.

Bà nói: "Sau nhiều năm đi đòi công lý, nhiều lần lãnh đạo tỉnh ra đến Hà Nội rước chúng tôi về hứa giải quyết nhưng rồi không giải quyết gì. Do đó chúng tôi phải kiên quyết đòi hỏi quyền chính đáng của chúng tôi. Giải quyết thỏa đáng theo đúng nghị định, chủ trương của nhà nuớc, không thể hứa suông".

Khi được hỏi trong những ngày qua có viên chức nhà nước nào ra làm việc với đoàn không thì bà Cao Quế Hoa cho hay, chỉ có Ông Nguyễn Văn Phòng, phó chủ tịch tỉnh Tiền Giang, phó thanh tra Tỉnh, ông Hoa, Ủy ban tỉnh và hai vị bên công an tỉnh Tiền Giang đến khuyên nhủ đồng bào về tỉnh để giải quyết. Nhưng đồng bào vốn đã bị chính những quan chức này từng ra Hà Nội rước họ về trước kỳ Đại hội Đảng, và hội nghị APEC; nhưng sau đó vẫn không giải quyết dù có văn bản đóng dấu hẳn hoi.

Bà Hoa nói: "Tối qua có ông Nguyễn Văn Vạn, vụ truởng công tác quốc hội phía nam nói đã xin ý kiến văn phòng chính phủ yêu cầu lãnh đạo Tiền Giang rước dân về giải quyết; nhưng chúng tôi không tin tưởng".

Riêng đối với thái độ của công an CSVN thì bà Cao Quế Hoa cho hay, vào ngày 22-6 đồng bào đến Đài Truyền hình với mong mỏi cơ quan truyền thông nói lên nỗi oan ức của đồng bào nhưng khi đoàn kéo xuống đường Trần Quốc Thảo thì có công an đến cướp xe. Tuy nhiên, đồng bào cương quyết đoàn kết bảo vệ nhau để không bị công an làm cho tan rã.

Bà Hoa cũng cho biết, dân chúng rất ủng hộ đoàn biểu tình, thông cảm nỗi khổ sở của đồng bào tỉnh Tiền Giang nhưng họ không dám nói vì nhiều thứ; bà con vẫn ủng hộ đoàn, khuyên đoàn cố gắng tiếp tục, và bà con đã sẵn lòng giúp đỡ để đoàn có thể trải qua những ngày ở đây.

Đề cập đến tình trạng truyền thông và báo chí trong nước có ai lui tới hỏi han, bà Cao Quế Hoa nói rằng: "Tôi thấy có một phóng viên nước ngoài đến nói chuyện với một bà mẹ Việt Nam Anh hùng đeo huân chuơng, thì có một viên chức an ninh đến và người đó rút thẻ nhà báo BBC ra, và nguời nhân viên đó xuống nước. Còn đối với các nhà báo trong nước thì ai quay phim chụp ảnh đều bị bắt. Đến nay chúng tôi biểu tình công khai ở thành phố mà không có báo đài nào nêu lên".

Một nguời khác trong đoàn biểu tình đã cho đài RFA biết nguyên nhân đi theo đoàn Tiền Giang để khiếu kiện và tự giới thiệu rằng:

"Tôi tên Lê Minh Duy, ở Gò Công Tây Tiền Giang. Tôi mất đất đã chín năm rồi. Nay tôi lên Văn phòng Quốc hội để khiếu kiện. Trước đây tôi khiếu kiện ở đủ các cấp rồi mà họ chỉ qua chỉ lại. Tôi nghĩ đây là cơ quan cao nhất nên phải đến để khiếu kiện để đòi quyền lợi gia đình vì gia đình mất đất, kinh tế đi xuống từ đó em/con tôi phải thất học...

Ngoài ra, trong số mấy trăm người thuộc đòan biểu tình này còn có những nguời được công nhận là có công với cách mạng. Một bà mẹ "Việt Nam Anh hùng" tên là Nguyễn Thị Thê, ấp Long Bình, xã Văn Luông, Gò Công Tây cho hay, bà đã bị mất đất bảy năm nay rồi. Nhà nước CSVN cũng đã bắt bà và giam trong xà lim 12 tháng chỉ vì bà không chịu giao đất cho họ.

Bà nói: "Họ lấy đất giao cho nguời 'dư ăn dư để'; bí thư, chủ tịch cướp đất đem đi bán. Tôi tố cáo mà không giải quyết gì. Gia đình tôi đi cách mạng còn bị vậy huống gì người dân nữa. Chồng tôi đi cách mạng đã hy sinh rồi"...

Tin tức ngày hôm nay từ người đưa tin Sài Gòn có mặt đến 10 giờ đêm ngày 29-06 (giờ VN) cho biết, suốt đêm 28-6, đồng bào Tiền Giang hồi hộp chờ sự đàn áp của nhà cầm quyền CSVN khi thấy hơn 100 CA sắc phục tăng cường bao vây trụ sở của Văn Phòng Quốc Hội 2, và với quyết tâm chấp nhận mọi sự bất hạnh có thể đến để cố bám trụ với một mong ước được Quốc Hội, những người đại diện cho dân đáp ứng thỉnh cầu can thiệp chính quyền áp dụng đúng luật pháp, thay vì để cho các quan chức địa phương lợi dụng chính sách của nhà nước, bóp méo luật pháp để cướp đoạt tài sản của họ và đẩy họ vào đường cùng, không nhà không cửa không nơi nương thân.

Nhưng đêm dài cũng đã qua với nhiều sự "thăm hỏi" của các cơ quan truyền thông trên khắp thế giới, với sự quan tâm của các cơ quan quốc tế nhân quyền cùng với sự quyết tâm chấp nhận sự hy sinh của đồng bào Tiền Giang. Sáng 29-06, lực lượng CA sắc phục đã rút chỉ để lại một số kiểm soát dọc đường phối hợp với nhân viên của Ban Chỉ huy Quân sự (Dân quân) ngăn cấm tất cà khách bộ hành đi ngang qua thấy chuyển lạ dừng chân xem thì bị Dân quân dùng dùi cui hăm dọa đuổi khỏi chỗ biểu tình. Sau buổi trưa, đồng bào Tiền Giang đã phát giác ra có nhiều Công an mặc thường phục, An ninh Tỉnh, An ninh chính trị và phản gián... đứng dọc theo đường để theo dõi và canh chừng đồng bào không cho chụp hình và theo dõi làm khó dễ những người ra ngoài đi mua thức ăn hay đi vệ sinh. Hôm nay có một số đồng bào lớn tuổi bị ở ngoài trời mưa nắng liên tục cả tuần nên bị bệnh nặng không thể ở lại nên đành phải đưa họ về lại Tiền Giang, nhưng lại có một số đồng bào ở các nơi khác nghe tin đồng bào Tiền Giang đang biểu tình trước Trụ sở Văn Phòng Quốc Hội 2 đã 1 tuần lể để khiếu kiện nên tụ tập kéo về để cùng biểu tình. Chúng tôi ghi nhận có sự hiện điện của đồng bào ở Bình Phước, Vũng Tàu, Bà Rịa, An Giang và Đồng Tháp đã tăng cường đem tổng số hiện diện lên đến khoảng 300.

Đặc biệt bữa nay Trụ sở Quốc Hội đóng cửa không cho đồng bào vào trong để sử dụng nhờ cầu tiêu, cầu tiểu nên gây khá nhiều khổ sở cho các cụ lớn tuổi và phụ nữ nhưng cũng không làm họ nao núng và vẫn quyết tâm ở lại cho đến cùng vì có về lại địa phương cũng không có nhà để ở và cũng phải ở bờ ở bụi.

Đồng bào ở ngoài nắng mưa để tha thiết cầu xin quốc hội can thiệp cúu cuộc sống của họ, thì những chức sắc của Quốc Hội đóng cửa ngồi bên trong (xin xem hình đính kèm).

Trong khi chúng tôi trao đổi với đồng bào qua điện thoại thì Công an đi tuần tra bên ngoài cũng như bên trong tăng cường để ngăn chặn không cho sử dụng điện thoại di động hay chụp hình. Những thống khổ, bất hạnh của đồng bào đã được thu âm tại chỗ biểu tình lúc 7 giờ 30 tối ngày 29/06/2007, trong đó có 6 đồng bào tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp: ông Cao Văn Hải, Ông Nguyễn Ngọc Nhuận, ông Nguyễn Văn Sinh, ông Võ Châu Thao, bà Nguyễn Ngọc Giàu, bà Nguyễn Thị Huệ, và một phụ nữ không rõ tên, đã được chuyển quảng bá rộng rải trong các ngày qua.

Cuộc biểu tình đã qua ngày thứ 8 và đêm nay không biết việc gì có thể xẩy ra cho những đồng bào bất hạnh nầy, chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi và thông báo diễn tiến.

(Người đưa tin từ Sài Gòn - 10:00 giờ đêm ngày 29/06/2007 tại trước Văn Phòng Quốc Hội ở Sài Gòn)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.