Hôm nay,  

Pháp Luật Phổ Thông (06/11/2007)

11/06/200700:00:00(Xem: 1603)

– LS Lê Đình Hồ

Hỏi (Bà Trần T. N): Con trai của chúng tôi kết hôn vào năm 1997. Vợ chồng cháu sinh được một bé trai vào năm 1998, tính đến nay gần 9 tuổi.
Vào năm 2004, sau nhiều lần tranh cãi về việc chăm sóc con cái cũng như nơi ăn chốn ở, hai vợ chồng của cháu đã sống ly thân, và đến cuối năm 2005 thì các cháu đã ly dị.
Sau khi ly dị, cháu đã đồng ý bán nhà và chia cho vợ cháu là 60% trên tổng số tiền còn lại. Đồng thời cháu cũng đồng ý để cho vợ cháu chăm sóc đứa nhỏ còn cháu thì hàng tuần được đến để thăm con.
Từ ngày ly dị cho đến nay cháu vẫn trả tiền cấp dưỡng đầy đủ, mặc dầu mẹ của đứa bé cũng đi làm và nhận đồng lương hàng tuần không kém gì cháu.
Cách đây gần 3 tháng, mẹ của đứa bé tự động dọn nhà và đổi sở làm mà không cho cháu biết.
Gần đây, cháu thăm hỏi bạn bè và biết được là vợ cháu đang sống chung với một người di dân, lái xe truck.
Cháu đã đến nhà yêu cầu để được thăm đứa bé nhưng bị bạn trai của vợ cháu cấm không cho vào nhà. Cháu đã nộp đơn cho tòa để xin án lệnh buộc vợ của cháu phải để cho cháu thăm đứa bé.
Tòa sắp xét đơn thì cháu tự động đến thăm đứa bé tại trước cổng trường sau giờ tan học. Khi thấy con của mình bị nhiều vết bầm ở chân và tay, cháu đã hỏi lý do thì được đứa bé biết được là bị bạn trai của mẹ đánh.
Thế là cháu đã đến trình báo sự việc cho cảnh sát. Sau đó người bạn trai đã bị cảnh sát bắt và đưa về đồn. Ông ta hiện được tại ngoại chờ ra hầu tòa về tội hành hung gây thương tích cho đứa bé.
Xin LS cho biết, với tư cách là ông bà nội của cháu, nếu con trai tôi không đủ điều kiện và thiếu kinh nghiệm để chăm sóc đứa bé, liệu chúng tôi có quyền xin tòa cho phép chúng tôi nuôi dưỡng đứa bé hay không"
Tôi không đi làm, nhưng chồng của tôi năm nay 61 tuổi có việc làm ổn định trên 20 năm qua. Chúng tôi có nhà và đã trả xong nợ cho ngân hàng.

*

Trả lời: Trong vụ MDM & BM & SLM & Ors [2005] FMCAfam 658, người vợ, sau khi chia tay với người chồng, đã được tòa đưa ra án lệnh vào năm 2000 cho phép nuôi dưỡng 2 đứa bé của hôn phối.
Tuy nhiên, vào ngày 28.1.2005 cha và bà nội của 2 đứa bé đã nộp đơn xin nuôi dưỡng 2 cháu. Trong đơn xin, người cha và bà nội của 2 đứa bé đã yêu cầu tòa hủy bỏ án lệnh đã đưa ra trước đây về việc cho phép người mẹ được quyền nuôi dưỡng 2 cháu vì lý do sau:
Ba ngày trước đó người mẹ của 2 đứa bé tự động mang chúng lại cho đồn cảnh sát tại St Mary. Cảnh sát bèn giao 2 đứa bé cho cha của chúng. Vào buổi chiều cùng ngày cảnh sát đã phỏng vấn 2 đứa bé.
Sau khi phỏng vấn, người cha và bà nội của 2 đứa bé đã đưa chúng vào bệnh viện Nepean. Tại đây các vết thương trên người của 2 đứa bé đã được bệnh viện xem xét kỷ lưỡng và ghi vào hồ sơ để chữa trị.
Đứa bé có tên là Mitchell đã được giữ lại qua đêm tại bệnh viện. “Các hình chụp cho thấy vết bầm bên trong và bên ngoài ở tai trái của đứa bé và một loạt các vết bầm ở phần dưới lưng và mông của đứa bé” (The photograph show internal and external bruising to his left ear and a series of bruising to his lower back and buttocks).


Dấu các vết bầm này còn mới. Khi được hỏi thì Mitchell đã giải thích rằng bạn trai của mẹ JA đã “nắm cổ con lên và quăng xuống sàn nhà”  (picked me up and threw me to the floor).
Riêng đứa bé tên Jackson thì bị 5 vết sưng ở bắp đùi và mông.
Tối ngày hôm đó, cảnh sát đã xin “án lệnh ngăn chận bạo hành tạm thời” (an interim apprehended violence order) để bảo vệ 2 đứa bé.
Cảnh sát đưa ra lý do xin “án lệnh ngăn chận bạo hành” (AVO) đối với JA là vì: Vào khoảng 9 giờ sáng cùng ngày khi các đứa bé đang ngồi trong phòng khách. JA [bạn trai của mẹ chúng] đến và nói cho chúng biết về sự việc xảy ra đối với đứa bé cùng khu cư ngụ. Mitchell không chịu trả lời, thế là JA đã nhấc bổng cháu và đi một vài bước, sau đó quang cháu xuống sàn nhà. “JA sau đó đã bớp Jackson vào phía sau đầu” (JA then smacked Jackson over the back of the head).
Tòa đã đưa ra án lệnh AVO và cấm không cho JA đến gần 2 đứa bé. Vì thế 2 đứa bé đã đến sống với người cha và bà nội của chúng kể từ hôm đó.
Sau khi người mẹ giao các đứa nhỏ cho cảnh sát, bà ta trở lại sống với tình nhân JA. JA đã bị cáo buộc về tội hành hung, còn người mẹ thì bị cáo buộc các tội liên hệ đến sự việc xảy ra hôm đó.
Vào ngày 11.2.2005, LS của người mẹ đã thỉnh cầu tòa cho triễn hoãn nội vụ đến 11.3.2005. Đến ngày 11.3.2005, LS của người mẹ lại xin tòa triễn hoãn nội vụ một lần nữa.
Tòa đã đồng ý và yêu cầu các bên đương sự phải làm các thủ tục cần thiết theo thời gian và sự quy định của tòa.
Tuy nhiên, vào lúc xét xử nội vụ người vợ đã không chịu làm đúng các thủ tục theo án lệnh của tòa.
Vào lúc xét xử, Tòa nhận thấy rằng cha của 2 đứa bé sinh năm 1976, hiện vẫn sống với cha mẹ và người em. Bà nội của các cháu được 52 tuổi, và ông nội 51 tuổi làm nhân viên cải huấn full-time và tình trạng sức khỏe tốt.
Bà nội của các cháu quản lý quầy bán thực phẩm tại một bệnh viện, bà ta làm việc từ Thứ Hai đến Thứ Sau, từ 6am cho đến 2.30 chiều. Căn nhà gạch của ông bà nội chỉ có 4 phòng ngủ, và căn granny flat. “Các đứa bé phải ngủ chung phòng” (The children share a bedroom).
Tòa nhận thấy rằng 2 đứa bé theo học trường tiểu học kế bên. Các cháu đều cho biết là ao ứơc được sống cạnh bà nội. Cuối cùng Tòa đã chấp nhận đơn xin và cho 2 đứa bé sống với cha và bà nội.
Dựa vào sự kiện liên hệ đến phán quyết vừa trưng dẫn, bà có thể thấy được rằng việc nộp đơn xin tòa để bà được phép nuôi dưỡng các cháu là điều có thể thực hiện được.
Tuy nhiên, việc tòa có chấp nhận đơn xin của bà hay không điều đó còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác. Thông thường thì người mẹ là người có quyền ưu tiên để chăm sóc và nuôi dưỡng các cháu, nhất là trong trường hợp các cháu còn nhỏ dại.
Trong những trường hợp đặc biệt khi đứa bé bị đối xử tồi tệ, hoặc bị đánh đập tàn nhẫn, hoặc vì các lý do khác, chẳng hạn như: người mẹ bị bệnh tâm thần hoặc nghiện ngập ma tuý, thì tòa sẽ đưa ra án lệnh hoặc là cho phép người cha, hoặc các ông, bà nội, ngoại được phép nuôi dưỡng các cháu.
Riêng trường hợp mà bà đã nêu lên trong thư, cá nhân chúng tôi nhận thấy chưa đủ trầm trọng để tước đoạt quyền chăm sóc và nuôi dưỡng của người mẹ.
Nếu bà còn thắc mắc xin điện thoại cho chúng tôi để được giải đáp thêm.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.