Hôm nay,  

Mỗi Tuần Một Chuyện Của Vợ Tôi: Tái Tê Nỗi Đắng

09/10/200600:00:00(Xem: 3825)

Vừa mới đi làm về thì Yến đã nôn nóng nói:
- Anh à bà cụ anh Khải vừa mới mất đấy. Anh ấy mới gọi cho em báo tin hồi chiều nay.
- Thế hả" Mà mình đâu có hay bà cụ đau ốm gì đâu" Cả mấy năm nay hắn có liên lạc gì đâu mà biết. Thế hắn có cho biết chương trình thăm viếng đưa đám ra làm sao không"
- Anh ấy bảo sẽ gọi lại sau…
Tôi hơi bất mãn trong lòng: cái thằng hay nhỉ, lúc bình thường thì hắn chả có liên lạc gì cả; chỉ khi nào có chuyện lo lắng hay có tin không vui thì hắn báo. Mười mấy năm trước khi Khải bảo trợ mẹ đoàn tụ từ VN qua được ít tháng thì Khải kêu tôi hoài. Khi thì để than thở, khi thì nhờ vả chuyện nọ chuyện kia vì hắn… kẹt chuyện này chuyện nọ. Tôi nhớ chỉ có một lần cách đây bẩy tám năm là Khải gọi tôi đến để "zui" với vợ chồng hắn một chuyến mà thôi…
Bữa đó khi tôi đến, Khải mở cửa đón tôi vào mặt hắn tươi rói, tôi thầm nghĩ chắc có gì "hồ hởi" lắm nên nét vui tươi mới lộ rõ như vậy. Thường ngày lúc nào Khải cũng trầm mặc lặng lẽ, nhất là những chuyện xẩy ra trong gia đình càng khiến hắn lặng lẽ hơn. Khi nào ứ lên tới cổ thì tôi như là một cái bể để Khải trút gánh sầu qua và trông cậy giúp chuyện này chuyện nọ.
Mấy bữa trước Khải gọi, tôi hỏi chặn:
- Cái gì nữa đây ông" Mỗi khi ông gọi thì chẳng cần đoán tôi cũng biết là ông có chuyện buồn phiền...
Khải cướp lời:
- Thôi đi mày. Thì chỉ có mày là thân thiết nhất tao mới nhờ vả tới mày chứ tao biết nhờ ai bây giờ. Nhưng hôm nay gọi mày là vì chuyện vui chứ không phải chuyện buồn. Thứ Bẩy này vợ chồng tao mời vợ chồng mày qua ăn cơm cho vui. Nhớ nhá!
Ăn cơm nhà Khải thì tôi ăn hoài chứ có gì đâu, nhưng bữa nay hắn lại mời có vẻ hơi trịnh trọng. Vợ Khải cũng tươi tắn hơn chứ không bí xị như mọi khi, nhất là hơn một năm nay phải trông nom bà mẹ chồng đã chín chục tuổi, vợ Khải càng thêm u uất. Thấy mẹ Khải tôi hơi ngạc nhiên, vợ chồng tôi chạy vội lại chào, bà cụ có vẻ tươi nhưng đã già xọm hơn trước rồi và hơi lẩn thẩn. Tôi chưa kịp hỏi thì vợ Khải đã đon đả:
- Tết nhất rồi tụi em mang bà cụ về nhà ăn tết và để cụ ở nhà luôn chứ không gửi cụ trong "Nursing Home" nữa, tội lắm.
Tôi phụ hoạ: "Bà cụ có chị làm dâu con qủa là có phước".
Còn vợ Khải gặp Yến thì như rồng gặp mây, hai mụ tíu ta tíu tít vào bếp "thảo lựng" làm món gì, thế nào mới ngon chả còn để ý gì tới ai.
Tôi liếc mắt nhìn Khải như thầm hỏi: Có phép lạ nào vậy" Hồi đầu năm vợ Khải nhất định bắt Khải phải tống khứ bà cụ vào viện dưỡng lão không thì chị ta dắt con ra ở riêng khiến cho Khải không còn có một lựa chọn nào khác. Khải kêu vợ:
- Thúy, tiện tay lấy cho anh hai lon bia...
Tôi và Khải ra hè sau ngồi nhâm nhi tâm tình trong khi Thúy và Yến sửa soạn bữa ăn. Khải rất thương mẹ nên bảo trợ cho bà cụ qua để chăm sóc vì ở nhà sống với bà chị dâu Khải và mấy đưa cháu bà cụ than khổ hoài. Có con em gái thì ở xa lâu lâu mói ghé thăm cụ cho có lệ mà thôi. Cái vụ bà cụ đi Mỹ (Khải thường gọi đùa là đại náo Hoa Kỳ) cũng là một kỷ niệm nôn ruột và buồn cười khó quên. Khải yên trí là ông anh ở nhà lo lắng gửi gấm bà cụ trên đường qua Mỹ, ai ngờ ông anh chỉ biết đưa bà cụ lên máy bay rồi xong. Hội thiện nguyện báo cho Khải biết ngày giờ bà cụ đến nhưng vợ chồng Khải chờ mãi ở phi trường không thấy mà cơ quan thiện nguyện cũng chả gọi gì cả. Đến nửa đêm thì có người VN ở tận Minesota miền bắc Mỹ gọi hỏi có phải Khải có bà mẹ tên là… vậy vậy không" Khải xác nhận thì bà VN này cho biết chuyến bay của hãng Northern AirLine chỉ đến Minesota mà thôi, bà cụ phải sang máy bay khác để tiếp tục xuống miền Georgia và Florrida nhưng bà cụ không biết tiếng Mỹ nên lang thang ở đây khóc lóc chán chê mê mỏi, rồi đến nửa đêm phi trường mới gọi người đến thông dịch giúp và hỏi cho ra chuyện. Coi hồ sơ trong cái bịch đồ của bà cụ thấy địa chỉ của Khải nên bà thông dịch gọi cho biết trưa mai chính ông phi công sẽ giao bà cụ tận tay Khải khi tới đó. Thật là hú vía nhưng vợ chồng Khải cũng mất một đêm thao thức.
Đón bà cụ về rồi thì Khải tỉ tê hỏi khi xuống máy bay có ai chỉ bảo gì không mà lại lêu bêu ở đó. Bà cụ nhìn Khải như trách móc:
- Tôi thấy người ta xuống hết thì tôi xuống. Ở nhà chúng nó dặn cứ xuống tàu bay thì có anh chị đón tại đó, mà tôi có thấy mặt mũi anh chị đâu. Tôi ôm túi đồ ngồi tựa cột đèn chờ cả nửa ngày chẳng thấy anh chị đâu cả, chỉ thấy mấy ông Mỹ to lớn như ông tây đen tây trắng thằng nào thằng ấy bụng nó bằng cái thùng phi thấy mà phát khiếp. Ngồi tới tối tôi sợ qúa khóc ầm lên rồi ôm cái túi đi loanh quanh để tìm anh chị thì có cái ông Mỹ đen đó cứ đi theo tôi từng bước. Tôi đứng thì nó đứng, tôi đi nhanh thì nó đi nhanh tôi tưởng nó tính ăn cướp nên tôi quăng cái túi đồ cho nó rồi tháo cái nhẫn vàng 24 này vứt cho nó rồi bảo "tôi chỉ có thế muốn cướp thì cướp xin đừng… đừng giết tôi" rồi tôi chạy. Ai ngờ nó chạy theo và túm tôi lại. Tôi liền la tướng lên "Ối công an ơi nó ăn cướp". Thế mà mấy người đi đường không bắt cái thằng đó mà lại đứng xúm lại xem. Thì ra cái ông Mỹ đen đó không phải là thằng ăn cướp. Họ xì xồ với nhau một hồi thì có cái bà Việt Nam đến dắt tôi đi kiếm chỗ ngủ. Cái bà người mình ấy mà tốt thật. Bà mua đồ cho tôi ăn, ngủ với tôi tại đó tới sáng lại dắt tôi lên tàu bay đi nữa.
Nghe bà cụ kể vợ chồng Khải cười như mếu cho một kinh nghiệm không ngờ tới vì cứ tưởng cơ quan thiện nguyện có người lo cho vụ này. Bà cụ qua ở chỉ được ít tháng thì gia đình Khải cứ lục đà lục đục vì vài ba cái chuyện lẩm cẩm. Càng ngày bà cụ càng già và cảm thấy tù túng như câm như điếc thì bực bội và đâm ra lẩm cẩm nên đòi hỏi sự chăm sóc nhiều hơn. Vì vậy Thúy cảm thấy bó buộc và phải làm những việc đáng lẽ nàng không phải làm. Mỗi cuối tuần vợ chồng có muốn đi chơi thì phải cho tiền đứa con gái năn nỉ nó coi bà cụ giùm kẻo cụ táy máy có khi đốt nhà không chừng.
Khải kể lại, có lần Thúy bảo chồng chở cụ qua nhà hai ông anh nhờ nuôi đỡ một thời gian, nhưng có ông nhận có ông không. Ông nào nhận thì cũng chưa đầy tháng đã rớm rớm nước mắt lén bảo Khải: " Thôi em thay anh nuôi mẹ, chứ để mẹ ở với anh thì chỉ khổ thêm cho mẹ mà thôi, anh không trông nom được cho mẹ đâu. Anh chỉ nói được thế thôi em hiểu cho anh.". Mỗi lần mang bà cụ về thì mặt Thúy lại xa xầm lại, vợ chồng lại cắn cấu nhau. Đôi khi Khải bực mình quá tính chở bà cụ qua mấy ông anh nữa thì họ dọn đi không để lại địa chỉ. Có ông bảo sẽ đưa một ít tiền chia sẻ với với Khải nhưng nói thì nói vậy chẳng có ông nào đưa cả. Thúy được thể day dí:
- Anh ngu thì được chứ bắt tôi cũng ngu theo đâu có được. Tôi cũng làm dâu nhưng khi bà cụ còn khỏe thì họ giành nuôi bà cụ để có người trông nom con họ để họ có thì giờ làm giầu. Giờ bà cụ nằm một đống thì giao cho tôi.
Khải cắn răn chịu đựng nhưng tình trạng mỗi ngày mỗi đen tối chứ không có cơ hội sáng sủa hơn. Có khi Khải cứ ì ra đó để cửa nhà hôi thối chịu không được thì Thúy phải tắm rửa cho bà cụ chứ không dám dục. Khải thương mẹ nhưng cũng thương vợ khổ cực, chàng nghĩ giá mình là con gái thì đỡ bất tiện biết bao.


Khải chịu đựng sự dằn vặt và Khải cũng biết vợ phải chịu đựng sự vất vả nên chỉ biết buông theo số mạng và chờ một phép lạ. Nhưng bát nước đầy mà trời đã không thương mà lại còn nhỏ thêm vài giọt cho tràn ra ngoài. Khải không hiểu tại sao mấy đứa con trai mỗi khi đi ngang bà cụ hay ló đầu vào phòng thăm hỏi đều bị bà cụ chửi như tát nước vào mặt. Có hỏi thì chúng bảo: Con chỉ hỏi bà có uống nước không để con lấy chứ có nói gì đâu. Một lần hai lần thì được, đây lại lần nào cũng thế và đứa nào cũng thế. Mà bà cụ đâu có chửi những câu thông thường đâu; mỗi lần thấy chúng bà cụ tuôn ra một tràng tục tĩu rủa xả độc địa. Nói nặng tới nàng cũng đã khổ rồi mà chửi con nàng vô lối thì hết thuốc chữa nên Thúy nổi xung thiên:
-Tôi bận rộn phải làm chuyện nọ chuyện kia, hầu chồng, hầu con, hầu bà. Các cháu nó đỡ đần tôi một chút thì bà chửi chúng nó thậm tệ. Bà mà chửi con tôi nữa tôi cho bà nhịn, bà hiểu không"
Bà cụ chỉ thẩn thờ nói:
- Cây già thì người trọng, người già không ai trọng. Chị cứ chửi tôi đi cũng chẳng sao.
Khải năn nỉ vợ:
- Thôi em ơi mẹ lẫn mẹ có biết mẹ nói cái gì đâu mà mắng mẹ làm chi.
Thúy bực bội la luôn chồng:
- Lẫn mà chửi độc địa như vậy à. Có anh lẫn thì có.
Thế rồi Thúy đánh lồng đánh thách bắt Khải phải đi kiếm "Nursing Home" để gửi bà cụ vào không thì nàng bỏ nhà mà đi. Khải cuống lên cầu cứu tôi đến để khuyên giải Thúy nghĩ lại. Tôi nghĩ chỗ thân tình nên liều mạng giúp Khải; nhưng đang giận cá nên có thớt nàng khện luôn, tôi vừa mới đề cập tới vấn đề thì đã bị Thúy kê ngay vào miệng:
 - Chuyện gì anh nói thì em nghe nhưng chuyện này xin anh "stay out". Vì anh có đến đây hốt cứt hốt đái thì anh mới hiểu cái khổ của em. Con em cũng khổ lây. Tụi em sống như bị tù tội không còn gì hứng thú với nhau chứ đừng nói chi có thì giờ đi đây đi đó.
Thấy Thúy nói cũng có lý nên tôi đành khuyên Khải:
- Để cứu vãn tình thế, mày cũng nên cho Thúy xả hơi một chút. Năm ba tháng lại mang cụ về đâu có sao.
Trong khi Khải nhìn tôi trách móc thì Thúy tươi nét mặt:
- Cám ơn anh đã hiểu cho em.
Khải cho tôi biết hôm chở bà cụ vào viện dưỡng lão, mặc dù không cho biết nhưng linh tính như báo có điều gì không ổn nên bà cụ hỏi Khải:
- Con bỏ mẹ đấy hả con. Rồi đêm hôm có chuyện gì mẹ biết kêu ai hả con"
Khải nuốt nước mắt dối mẹ:
- Đây là nhà thương mẹ à. Mẹ bị bệnh nên bác sĩ bảo mang mẹ vào đây để điều trị. Khi mẹ khoẻ con mamg mẹ về.
Từ hôm đó Thúy tươi tắn khoẻ khoắn hơn nhưng Khải thì ủ rột. Mỗi lần vào thăm mẹ Khải xót xa trong lòng. Khải thuật lại lời bà cụ:"Ban ngày nó không để mẹ nằm giường mà nó bắt mẹ ngồi cái xe lăn này năm sáu tiếng một ngày không nhúc nhích được mẹ đau lưng lắm". Hai ba giờ đồng hồ nó mới cho hớp nước; thấy chúng nó mẹ ngoắc lại nói thì mấy con qủy cái chỉ nhe răng cười rồi bỏ đi. Có hôm khát khô cả cổ. Đồ ăn thì cơm chẳng có, nó múc cho mỗi thứ một tí cứ sánh như bánh đúc ấy, ngày nào cũng thế nuốt làm sao được.
Khải cố giải thích cho mẹ hiểu:
- Tại mẹ già nên họ không muốn mẹ ăn đồ cứng mà họ xay ra cho dễ ăn, toàn đồ bổ không đấy, mẹ phải ăn vào cho khỏe.
Bà cụ thở dài:
- Trông cứ như bãi cứt gà sáp ấy chỉ nhìn đã ứ tới cổ rồi nuốt làm sao được. Thế mà nó cứ đè tao ra rồi tọng vào họng. Chẳng thà tao nhịn đói.
Khải khổ tâm vô cùng. Đâu phải lúc nào cũng vào thăm mẹ được, phải chờ cuối tuần mới đi được. Nhưng nhà còn nhiều chuyện phải làm nên cứ phải chờ Thúy thu chuyện nọ, dọn chuyện kia nên Khải phải kiên nhẫn đợi chờ. Dù Khải có lăng xăng giúp Thúy chuyện nhà nhưng không phải cái nào cũng giúp được. Khổ nỗi bà cụ không ăn được đồ ăn của Mỹ nên Thúy lại phải nấu thêm một chút đồ ăn mang theo nên lại càng lỉnh kỉnh hơn. Mặc dù biết rằng đồ ăn trong đó họ căn đủ sinh tố rồi, nhưng Khải cứ đòi mang cơm vào nên lắm lúc bận rộn quá Thúy cũng bực mình. Thấy mẹ buồn khổ như vậy mỗi chiều đi làm về Khải tạt qua thăm cho mẹ bớt u uất thì bị Thúy vặn hỏi nọ kia và nghi là Khải đã đi ngang về tắt. Có lúc Thúy gay gắt: "Sao hồi này xe anh hư hoài và cũng làm trễ hoài như vậy". Có lần Thúy gọi vào sở thì Khải không có đó, Khải đành nói đại là viện dưỡng lão gọi ghé ngang để ký giấy tờ....
Thấy mẹ bị họ bắt ngồi cả ngày nên Khải không yên tâm; đôi khi sốt ruột Khải ăn trưa ở sở cho nhanh rồi lái xe tạt vào thăm mẹ. Lần nào vào cũng thấy mẹ ngồi trên chiếc xe lăn đầu gục xuống như đứa trẻ ba tháng chưa cất đầu lên nổi. Có lúc Khải cãi lại y tá cứ bế đại mẹ lên giường. Khải rất khổ tâm khi bà cụ hỏi "chừng nào con mang mẹ về"" Có lúc quá cực lòng Khải muốn gào khóc thật to: "Mẹ ơi mẹ hãy hiểu cho nỗi khổ của con. Hỡi anh hỡi em ơi! Các anh giờ ở đâu có biết em khổ thế này không""... Và cứ thế từng ngày bà cụ sống trong âm u và có lúc Khải vào thăm, bà cụ hình như không còn nhận ra con nữa...
Khải đá vào chân tôi:
- Uống đi chứ làm gì mà thừ người ra vậy"
Tôi nhìn Khải thăm dò:
- Các cậu mang bà cụ về nhà thật đấy à"
- Thật đấy "toa".
- Thuý có vui vẻ không"
Mặt Khải tươi rói:
- Thì chính bà ấy quyết định chứ tôi đâu.
Tôi bỡ ngỡ:
- Lạ nhỉ! Biến cố gì đã khiến bà ấy thay đổi ý định như vậy"
Khải bùi ngùi:
 - Thật ra thì trời cũng thương tao chứ tao cũng không biết toan liệu như thế nào. Mày còn nhớ con Phương em gái tao qua California với chồng nó theo diện HO mấy tháng trước không" Hôm tụi nó qua đây chơi chị em anh em ngồi nói chuyện bà xã tao có đề cập đến vụ bà cụ cứ thấy mấy thằng nhóc con tao thì chửi rủa thậm tệ, thì con Phương cứ lăn bò ra mà cười sặc sụa. Rồi nó mới nói rằng tiền tụi tao gửi về biếu, thì bà cụ cho vào cái túi nhỏ rồi cài kim băng giấu ở lưng quần trước bụng. Mấy đứa cháu cứ lừa khi nào bà cụ ngáy khò khò thì chúng mò vào tháo lấy túi tiền ra. Mới đầu chúng còn lén lấy chút đỉnh nên bà cụ không biết, khi chúng tham lam lấy sạch còn cái túi không thì bà cụ khóc ông ổng. Có hỏi thì chúng chối leo lẻo rằng không biết bà để tiền ở đâu. Bà cụ cũng mưu trí lắm, có lần cụ giả vờ ngủ chúng quen mui mò mẫm nữa. Bất ngờ bà cụ chồm dậy túm tóc được một thằng thế là bà cụ chửi um lên đòi lại số tiền chúng đã ăn cắp trước kia chúng chỉ cười hì hì trêu tức. Từ đó bất cứ đứa nào lại gần, nhất là mấy đứa cháu trai, thì bà cụ lại nổi cơn lên riếc ráy thậm tệ.
Tôi ngắt lời Khải:
- Câu chuyện này khiến cho bà xã cậu thấy hối hận rồi thương lại bà cụ hay sao"
- Chuyện đó cũng có một phần thôi. Nhưng từ hôm qua Houston đưa đám bà cụ mẹ ruột của bả rồi cùng mấy chị em thì thầm to nhỏ làm sao không biết tao thấy bà ấy khóc sướt mướt và từ đó nó đâm ra đổi tính, đổi nết. Đôi khi nó còn dục tao đi thăm bà cụ nữa, rồi nó còn lo nấu nướng mấy món cho bà cụ và cuối cùng nó bảo tao, thôi đem bà cụ về.
 - Thế bà cụ có vui không"
- Rất tiếc bây giờ bà cụ cũng lẫn rồi tao không hiểu mẹ tao có vui không…..
….Bẵng đi mấy năm Khải không quấy rầy tôi nữa thì hôm nay được tin bà cụ mất, cụ gần 100 tuổi mới đi thì cũng là đắc thọ rồi. Tôi tự hỏi liệu mình có được hưởng phúc như vậy không"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.