Hôm nay,  

Vấn Đề Sinh Viên Du Học

02/02/200100:00:00(Xem: 4272)


Cộng đồng người Việt là một công đồng sắc tộc năng động, hòa nhập nhanh trên đất Mỹ. Sinh hoạt văn hóa, chánh trị, xã hội rất phong phú. Qui mô những lễ hội truyền thống, những cuộc biểu dương tinh thần chống Cộng, tinh thần nhân đạo và tình đồng bào rất cao. Tiền quyên góp cứu trợ đồng bào bị thiên tai trong nước, và nhứt là tỷ số sinh viên VN được nhận vào hay tốt nghiệp các đại họcï là những bằng cớ hùng hồn, làm ngạc nhiên không ít người Mỹ. Nhưng đó là cộng đồng của người Việt định cư. Sẽ thiếu sót lớn nếu không nghĩ đến số sinh viên du học, từ nước nhà qua .Vấn đề sinh viên du học càng đáng chú ý hơn vì số lượng lớp người này ngày càng tăng. Và nhứt là vì nhu cầu cấp thiết của cuộc đấu tranh vì tự do dân chủ cho quê nhà, đòi hỏi phải có người trong cuộc và người trong nước, mới làm sụp đổ CSVN nhanh, như ở các nước Liên xô và Đông Aâu. Gần hai mươi năm từ ngoài xa đánh vói về, kết quả không khá. Trái lại chỉ mấy năm nhập nội, ôm thắt lưng địch mà đánh, tự do dân chủ đã "diễn biến hòa bình", tạo thế lâm nguy lớn cho CSVN.
Vậy trong cương vị một cộng đồng lớn hàng thứ hai trên thế giới sau cộng đồng người Việt trong nước và vì sự nghiệp đấu tranh vì tự do dân chủ cho dân tộc Việt, vấn đề du học sinh VN cần được đặt ra và có kế hoạch giải quyết. Kế hoạch, thiết nghĩ, rất giản dị, chỉ gồm có một chữ đôi thôi, là GIÚP ĐỠ. Như mọi kế hoạch, kế hoạch GIÚP ĐỠ này cũng có ba phần: có gì, làm gì, và được gì.
Trước nhứt người Việt hải ngoại có rất nhiều, đầy đủ thời cơ, đia lợi, nhơn hòa, nhân tài vật lực, để giúp sinh viên du học. Dưới cái nhìn tình nghĩa đồng bào, đó là sự giúp đỡ. Dưới góc độ đấu tranh chính trị, đó là công tác trí vận hay sinh viên vận. Không một đại sứ hay lãnh sựï quán nào của VNCS có thể so được với cộng đồng người Việt hải ngoại trong lãnh vực công tác này. Tâm lý chung của đại đa số sinh viên du học đều muốn ở gần hay ở chung với thân bằng quyến thuộc, vốn là những người Việt định cư. Dễ hiểu, ngựa Hồ hí gió Bắc, chim Việt đậu cành Nam, nhứt là ở xứ lạ quê người. Dù bên Tây Âu hay tại Bắc Mỹ, các trường đại học gần cộng đồng người Việt hải ngoại, là đại học có nhiều sinh viên VN du học ghi danh học.
Với ưu thế tương cận đó, cộng đồng người Việt có thể làm rất nhiều việc đối với sinh viên du học. Có hai loại việc làm trái ngược nhau như đen với trắng. Việc làm dễ nhứt là phá rối nhưng là việc làm thất sách và bất công. Gây thiệt hại cho người khác là phạm pháp. Cho là chống phá được đi nữa, cũng không thể nào ngăn cản nổi chính sách của Mỹ cho sinh viên nước ngoài trong đó có sinh viên từ VNCS vào học.Đã phê phán CSVN hạn chế con em chúng ta vào đại học bằng lý lịch và thành phần gia đình, mà đi chống phá sinh viên du học từ VNCS qua ( trong đó chắc chắn có con em của đảng viên CS ) là không công bình và không thực thà với lương tâm. Nào ai chọn được cha mẹ để sanh ra. Trẻ đầu xanh làm chi nên tội!
Cách thứ hai khó làm nhưng tích cực và xây dựng hơn. Như đã nói, cách đó được gói gọn trong một chữ đôi là giúp đỡ. Phàm là người, ai cũng vậy, cái ơn đầu là cái ơn lớn và nhớ dai nhứt. Tại xứ lạ quê người, trừ dân mất gốc không nói, đồng bào, đồng hương là người mà ai ai cũng muốn gặp gỡ thường và cảm thấy vui thích nhứt. Đó là lẽ thường rất phù họp với tâm lý cá nhân và xã hội. Cho nên trong cái " buổi ban đầu lưu luyến ấy ", nếu người Việt hải ngoại chịu cực giúp sinh viên du học, thì " ngàn năm hầu dễ ai quên." Chở đi làm giấy tờ, giới thiệu chỗ trọ, cho đi xe chung, giúp ghi danh, chọn môn học, tìm một chỗ làm kiếm tiền túi; các công việc ấy chẳng tốn kém là bao nhưng hiệu quả thì vô giá đối với sinh viên du học. Trong thời VN Cộng hòa, các tòa đại sứ thiếu những công tác linh tinh, tầm thường nhưng thiết yếu ấy. Trong khi phía CS Hà nội rất quan tâm và thực hiện rất chu đáo đối với sinh viên du học, đặc biệt là của VN Cộng hòa. Hà nội còn tổ chức quán cơm sinh, ký túc xá sinh viên cho du học sinh. Kết quả là không ít sinh viên Miền Nam thiên phong trào phản chiến, lơ là với chính nghĩa quốc gia, và thậm chí thân hay khuynh Cộng.


Bên cạnh sự giúp đỡ trong sinh hoạt hàng ngày và buổi đầu, việc giúp cho du học sinh hội nhập vào dòng chính văn hóa Mỹ càng nhanh càng tốt. Niềm tin vào giá trị của dân chủ, vào quyền tự do chọn lựa người đại diện mình trong chánh quyền; niềm tin nơi giá trị của tự do chọn con đường hạnh phúc cho mình trên căn bản mỗi một người đều có cơ hội ngang nhau trong xã hội; và tinh thần tôn trọng tính độc lập và riêng tư cuả cá nhân ( Robin Williams, 1970 ); tất cả những yếu tố văn hóa căn bản ấy của Mỹ quả và sẽ là khắc tinh của chủ nghĩa CS.
Nhưng quan trọng nhứt phải là việc giúp sinh viên du học hòa nhập vào cộng đồng thiểu số của chúng ta ,tự cảm thấy như " ở nhà " và gắn bó với nhau trên tinh thần và tình thương của những người cùng văn hóa, cùng sắc tộc của một cộng đồng thiểu số nằm trong xã hội đa văn hóa, đa chủng tộc lớn của Hoa kỳ. Có gì phải e ngại khi giúp cho sinh viên du học tham gia vào các chức vụ của cộng đồng, đoàn thể đấu tranh. Khả năng CS khuynh loát tổ chức của rất nhỏ hay là không có vì ta đông và già dặn hơn sinh viên. Trái lại khả năng tuyệt đường sinh lộ của sinh viên với CSVN tại ngay Mỹ và ở quê nhà lại rất lớn.Các sinh hoạt tôn giáo, lễ hội cỗ truyền dân tộc là những cơ hội tốt và hữu hiệu cho việc này. Gia đình là chiếc nôi ấm nuôi dưỡng, phát huy cảm giác thuộc về ( sense of belonging ) cho những người Việt ly hương. Biết bao nhiêu dịp trong cuộc sống gia đình có thể lôi kéo sinh viên du học. Quan, hôn, tang, tế, sinh nhật, v.v. của gia đình bạn học, thân bằng quyến thuộc, là những cơ hội bằng vàng mở vòng tay rộng mời gọi sinh viên du học đến với người Việt hải ngoại. Đi xa hơn, hôn nhân giữa những bạn trẻ từ hai nguồn gốc là cách kết thân lâu dài và xóa mờ êm dịu ranh giới ý thức hệ. Nhận xét gần ba năm cùng sống với sinh viên du học, phối hợp với kinh nghiệm giáo dục của người viết bài này, củng cố nhận định trên là có căn bản và đáng tịn cậy. Đa số sinh viên du học đều muốn đến với người Việt hải ngoại và muốn có điều kiện pháp lý ( giá thú với người có quốc tịch Mỹ) và điều kiện mưu sinh để ở lại Mỹ. Bao lâu mà rào cản quá khích và quá khứ được dẹp bớt đi, cộng đồng người Việt hải ngoại sẽ thêm một bộ phận trẻ trung đầy sinh lực và có nhiều hiểu biết mới mẻ về CSVN.
Nhưng sau cùng, sự giúp đỡ không mất nhiều công của ấy lại đem đến nhiều kết quả không lường được trong sự nghiệp đấu tranh vì tự do dân chủ cho nước nhà. Không phải lý thuyết suông . Sự kiện lịch sử cận đại đã chứng minh cụ thể. Thứ nhưtù, những nhà Thực dân Pháp đã không ngần ngại công khai thú nhận, con đường đi Pháp học là con đường chống Phápï. Thứ hai, các nước CS Liên xô và Đông Aâu sụp đổ không do người ngoài nước làm, mà do người trong nước. Trong cuộc chiến vì tự do dân chủ tại quê nhà, hiện tại, người Việt hải ngoại có sẵn, sát bên mình một lực lượng trẻ, khỏi trả lương. Chỉ cần khéo léo vận động, tranh thủ nhân tâm thì có thể thành đội quân thứ năm. Chính cánh quân này là cánh quân xung kích hữu hiệu cho cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ, ngay trong nước và ngay trong lòng địch. Nếu ai còn chút nghi ngờ, xin soát lại con số những người đi học, đi làm ở các nước CS cũ, có mấy người trở lại VNCS sau khi CS Lên xô và Đông Aâu sụp đổ. Số người ấy hiện là lực lương đấu tranh chống độc tài CSVN , có kinh nghiệm, có kỹ thuật, và có nhiều cảm tình viên trong nội bộ đảng. Lực lương này chưa ráp nối chặt chẽ với người Việt tỵ nạn CS cũng vì sức ì , lực cản của quá khứ và quá khích.Vấn đề sinh viên du học, lẽ ra các đoàn thể đấu tranh phải có kế hoạch và hành động tranh thủ nhân tâm và xây dưng thành lực lượng lâu rồi mới phải. Bây giờù làm đã hơi trễ. Nhưng trễ còn hơn không. VNCS đã làm từ khi có chương trình cho sinh viên xuất dương và đang tăng cường nỗ lực kiểm soát sinh viên du học. Sỡ dĩ CSVN không đạt và sẽ khó mà đạt kết quả vì CS thiếu những yếu tố mà người Việt hải ngoại đang có thừa như lợi thế địa lý, tâm lý, và chính nghĩa. Đừng để CS chuyển thắng bại thành thắng ngay trên đất địa của chúng ta. Chánh trị hay quân sự gì cũng vậy. Mình không làm thì đối phương cũng làm. Và đối phương làm trên sự thiệt hại và thất bại của ta. Bài học thất bại đối với sinh viên du học thời VN Cộng hoà, một số theo phản chiến, một số thơ ơ với cuộc chiến trong nước, và một số thân hoặc khuynh Cộng, chánh yếu là vì chánh quyền, đặc biệt là các toà đại sứ thiếu một việc nhỏ thôi: ï GIÚP ĐỠ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.