Hôm nay,  

Việt Nam: Cái Đầu Làm Hại Cái Chân

12/09/200300:00:00(Xem: 4307)
Đảng - Nhà nước thi đua nói không thi đua làm
Hoa Thịnh Đốn.- Chưa thấy quốc gia nào trên thế giới mà các viên chức Chính quyền lại thi đua nhau nói nhiều hơn làm như ở Việt Nam dưới thời Xã hội Chủ nghĩa.
Hậu qủa của tệ nạn này là những câu nói phát từ cái đầu Lãnh đạo đã làm hại đến đôi chân và hai bàn tay người dân.
Tiêu biểu là vấn đề Giáo dục - Đào tạo tuy xưa mà vẫn mới vì giới lãnh đạo càng nói "đổi nới", càng thấy xuất hiện thêm nhiều khuyết tật.
Bằng chứng trong kỳ thi vào Đại học năm 2002, theo lời nhà giáo lão thành 79 tuổi Dương Thiệu Tống, điểm trung bình của thí sinh đạt được là 8,39 thì năm 2003 cũng chỉ có số điểm 8,27, nghĩa là duới trung bình kỳ vọng đến 8 điểm, dựa vào tiêu chuẩn 15/30.
Ông nói:"Không có gì khác biệt giữa hai kỳ thi tuyển sinh năm 2002 và 2003. Không có bằng chứng xác nhâïn điểm số của thí sinh, nói chung, trong năm 2003 cao hơn năm 2002...Nếu mục tiêu của người chọn đề thi là khảo sát những khả năng cần thiết của học sinh để có thể theo học bậc đại học một cách có hiệu qủa thì kết qủa của cả hai năm đều cho thấy đa số thí sinh (86%) chưa đạt được khả năng ấy, kể cả một số thi sinh trúng tuyển...." (Báo Tuổi Trẻ, Nhân Dân đăng lại, 4-9-2003)
Cùng nguồn tin này cho biết chỉ có 14% thí sinh thi tuyển có tổng số điểm ba môn thi từ 15 điểm trở lên. Dư lụân trong nước coi kết quả này là "báo động" vì chỉ có 2 thí sinh đạt điểm cao nhất 30 trong tổng số 874.402 ngàn thí sinh dự thi.
Đại học An Giang, theo hãng Tin Nhanh Việt Nam (TNVN) (27-8-2003), có gần 5.000 bài thi điểm "không" (O). Và theo Ông Bành Tiến Long, Vụ trưởng Vụ Đại học thì có tới 10.000 bài thi Đại học bị điểm "không" (O) của tất cả các môn ! (Báo Lao Động, 6-9-2003)
Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN) viết :"Kết quả này không chỉ làm giật mình giới chuyên môn, các bậc phụ huynh và học sinh mà còn là tiếng chuông cảnh báo về chất lượng giáo dục ở bậc học phổ thông của Việt Nam, với căn bệnh chạy theo thành tích (nhiều học sinh tiên tiến, học sinh giỏi, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghịêp cao) ở các trường học." (TTXVN, 26-8-2003)
Hậu quả nhãn tiền của việc cấp lãnh đạo bậc Trung học và chính quyền địa phương chỉ biết lo "chạy đua thành tích" để được thưởng và tuyên dương mà không quan tâm đến tiến bộ giáo dục thực sự của học sinh đang làm hại một thế hệ .
Bằng chứng rởm của kết quả năm học 2002 - 2003 cho thấy tỷ lệ tốt nghịêp Trung học Phổ thông (THPT) toàn quốc đã lên đến 92%. Tại nhiều địa phương, tỷ lệ tốt nghịêp khá, giỏi chiếm gần 20%. Nhưng đề thi Đại học lại không khó hơn nhiều so với đề thi tốt nghịêp (Trung học), mà lại có hơn 65% thí sinh được dưới 10 điểm của 3 môn thi là điều trái cẳng ngỗng !
Tác giả Việt Anh của TNVN viết:"Một quan chức Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho rằng sự khác biệt giữa kỳ thi Đại học và tốt nghiệp THPT không phải là độ khó của đề thi mà là sự nghiêm ngặt của quy chế. Nhiều em học kém nhưng vẫn được "chiếu cố" để lấy bằng tú tài. Nếu siết chặt quy chế, số thí sinh đủ điều kiện tốt nghiệp sẽ không quá 70%."
"Trong kỳ thi tốt nghịêp THPT 2002 -2 003 ở Hà Nội, nhiều thí sinh mang "phao" (bài giải sẵn, bài tủ mua được) vào phòng thi nhưng giám thị chỉ thu tài liệu và ...cho thi tiếp. Theo Phó giám đốc Sở GD&ĐT Lê Đình Lập, căn bệnh chạy đua thành tích trong giáo dục đang phổ biến ở nhiều địa phương."
Giáo sư, Tiến sỹ Võ Tòng Xuân của Đại học An Giang phát biểu:"Tôi không ngạc nhiên khi biết kết quả này (thi vào Đại học) . Kết quả đã phản ánh trung thực thực trạng giáo dục ở Việt Nam hiện nay. Đó là kết quả của khoảng thời gian dài chúng ta sống theo thành tích, luôn đặt ra và tự cho phép mình đạt được những chỉ tiêu cao nhưng chất lượng thực tế thì cấp quản lý lại không kiểm tra. Hai năm nay nhờ có đề thi tuyển sinh chung nên mới lòi ra thực chất vấn đề. Nhìn nhận một cách khách quan thì trình độ giáo viên của chúng ta hiện nay rất thấp và thường dạy vẹt. Chính các trường sư phạm cũng dạy vẹt, sinh viên sư phạm học vẹt, khi ra trường thì bê nguyên xi cái mà mình đã học vẹt đó để dạy học sinh phổ thông. Hậu quả học sinh cũng học vẹt, học để nhớ chứ không phải học để hiểu. Đến khi đề thi yêu cầu thí sinh phải hiểu mới làm được bài thì kết quả thấp là điều đương nhiên." (Báo Tuổi Trẻ - Nhân Dân đăng lại, 4-9-2003)
Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn :"Chúng ta đang có một thế hệ học sinh có rất nhiều người ỷ lại. Những môn như lịch sử, địa lý bây giờ khó mà tìm được học sinh học nghiêm túc, đi thi chủ yếu dựa vào "phao". Ôn tập thì dựa vào thầy, đi thi dựa vào học thêm....Về phía người quản lý, nếu chỉ chăm chăm lo lắng về thành tích, về tỷ lệ tốt nghiệp "ảo" mà không lo đổi mới cách dạy, cách học thì cũng không có cách gì để vực chất lượng giáo dục lên được." (Việt Nam Net, 28-8-2003)
TƯƠNG LAI
Bằng chứng của "chạy theo thành tích" trong giáo dục ở Việt Nam ngày nay nhiều vô kể, chỉ nêu lên vài tỷ dụ :

"Lê Ngọc Nhung, sinh viên K49, Đại học Sư Phạm (ĐHSP) Hà Nội khi đi thực tập ở một trường Trung học Phổ thông kể về nỗi thất vọng khi "vấp" phải thực tế. Nhung được giao chấm bài thi cho học sinh lớp 10. Trong hơn 40 bài, nếu cho điểm đúng thực lực thì chỉ lác đác vài bài đạt ngưỡng trung bình. Các bài còn lại thì giống nhau y hệt từ câu sai ngữ pháp đến cách dùng từ ngô nghê. Nhưng giáo viên hướng dẫn thì "chỉ thị" cứ cho điểm cao vào (!)" (VN Net, 26-8-2003)
Một Nhà giáo trong nghề gần 30 năm tâm sự rằng "Chị cảm thấy rất xấu hổ khi cầm bút chấm bài học sinh không theo lương tâm của một nhà giáo mà theo mệnh lệnh của cấp trên...Môn toán tốt nghiệp năm 2002 giáo viên phải chấm đi chấm lại bao nhiêu lần để đạt chỉ tiêu trung bình mà cấp trên đã ấn định. Chấm gần 3 lần mới chỉ đạt 55% nhưng không thể nhắm mắt cho điểm để có con số báo đạt 80%." (VN Net, 26-8-2003)
Vẫn theo VN Net, một ông Hiệu trưởng của một trường Đại học ở đồng bằng sông Cửu Long báo động về kết quả kỳ thi vào Đại học năm nay (2003):" Những ai quan tâm đến tiền đồ đất nước nhất định không thể dửng dưng trước thực tế này. Nếu để cho tình trạng giáo dục phổ thông của chúng ta tiếp tục xuống dốc như thế này thì liệu nước ta có cạnh tranh được với ai trong một thế giới mà khoa học kỹ thụât đang tiến rất nhanh ""
Giáo sư ,Tiến sỹ Khoa học Dương Thiệu Tống nói thêm về tính gian dối của học sinh ngày nay:"Đừng trách trẻ con sớm có tính gian dối, mà hãy trách chính người lớn:Chính người lớn tạo ra cho chúng ý niệm đó. Dạy cho trẻ tính không trung thực vì bắt chúng làm theo ý người lớn mà không cho chúng nói lên ý nghĩ của mình. Buộc học sinh trả bài như vẹt, làm theo bài mẫu, làm đúng theo sách giáo khoa cũng là một cách tập cho trẻ tính giả dối và tính gian lận. Và điều này bắt đầu từ sự thiếu trung thực của người lớn mà ra." (Phỏng vấn của Nhật Lệ, báo Lao Động,10-8-2003)
Cách dạy "ăn gian nói dối" có hệ thống này còn phát triển mạnh mẽ trong các dịch vụ giáo viên, nhà trường ép bắt học sinh học thêm để thu tiền bỏ túi. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Minh Hiển nhìn nhận:"Có thể nói tình trạng ép buộc học sinh, phụ huynh học sinh đi học thêm hiện nay là một hiện tượng rất nhức nhối, đặc biệt ở các thành phố lớn. Vấn đề này đã có từ mấy năm trước, nhưng việc khắc phục tình trạng này còn chậm và đang là sự lo lắng hịên nay không chỉ của ngành mà của tòan xã hội..." (Tiền Phong - Nhân Dân đăng lại, 4-9-2003)
Nhưng do lực cản nào, từ đâu mà vẫn chưa xoá được " Hiển trả lời:"Tôi cho rằng, các địa phương còn thiếu kiên quyết trong việc xử lý những trường hợp dạy thêm do đụng chạm đến quyền lợi của một số giáo viên...." (Tin Nhanh VN, 4-9-2003)
Thì ra việc gì, xấu hay tốt, cũng đều có bênh che nhau, nhưng têï nạn này đã kéo dài trong mấy năm mà Bộ GD&ĐT vẫn chưa có biện pháp giải quyết như thế nào cho xã hội khỏi nhức nhối thì quả là nghiêm trọng hơn những gì đã được phanh phui trên báo chí.
Vì vậy mà người ta không ngạc nhiên khi thấy Hiển thành thật:" Tôi phải công nhận điểm yếu nhất của hệ thống giáo dục chúng ta hiện nay là chất luợng, hiệu quả còn thấp so với yêu cầu. So với các nước phát triển trong khu vực, chúng ta còn thua kém một khoảng cách khá lớn." (Báo Người Lao Động, 4-9-2003)
Sự kém cỏi này cũng diễn ra ở Sài Gòn trong kỳ thi tuyển sinh viên vào Đại học năm nay. Theo thống kê, thành phố có tên gọi Hồ Chí Minh đạt thành tích phát triển kinh tế gần 10 % ( 9,9%) trong 6 tháng đầu năm 2003 nhưng lại đứng hàng thứ 17, sau cả Đà Nẵng trong cuộc thi này.
Bà Dương Trúc Bạch, Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai nói với báo Sài Gòn Giải Phóng (9-9-2003) :" Việc thành phố lớn như thế này chỉ có một học sinh đậu điểm cao nhất đại học, mà học sinh này lại ở một trường vùng ven chứ không phải trường tốp (tiếng Anh : Top có nghĩa "đứng đầu" ) này nọ giữa trung tâm thành phố là sự báo động về phương pháp học tập của các em..."
Hậu quả trước mắt của nền giáo dục "chụp giật" là sinh viên ra trường không tìm được việc làm vì thiếu kiến thức chuyên môn hay học cò vơ cò vất. Tổng Giám đốc công ty tin học Tiền Phong, Phạm Quân, nói:"Chúng tôi dự định tuyển 12 vị trí nhưng chỉ 5 người đạt yêu cầu tối thiểu . Phần lớn ứng cử viên thiếu kinh nghiệm, năng lực hạn chế, giao tiếp kém." (Tin Nhanh VN, 10-8-2003)
Bài báo cũng cho biết hàng năm nhiều trường Đại học báo cáo có tới 70 - 80% sinh viên tốt nghịêp có việc làm, nhưng Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, Phạm Quang Long nói:"Không thể đánh đồng khái niệm có việc làm và được làm việc đúng chuyên ngành đào tạo. Một cử nhân kinh tế chỉ để làm nhân viên quán cà phê, lễ tân nhà hàng thì các trường không nên vui mừng. Với công việc đó, họ có thể hoàn thành tốt mà không cần phải học đại học." (!)
Đó là bài học giáo dục ăn đong của Việt Nam trong đời đại mở cửa, hội nhập để "quá độ lên xã hội chủ nghĩa" -/-
Phạm Trần (9-03)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.