Hôm nay,  

Khoa Học: Đổ Bộ Hỏa Tinh!

08/09/200300:00:00(Xem: 4299)
Lời Tòa Soạn: Trong những ngày tháng gần đây, mọi người đều nhận thấy lịch sưœ khám phá không gian của nhân loại đang bước vào một bước ngoặt trọng đại trong đó việc phát hiện ra những bí mật về Hỏa Tinh được coi là vấn đề then chốt, giúp con người có thể bước vào những bí mật không cùng của vũ trụ. Với một kế hoạch kéo dài trong thời gian nhiều thập niên nữa, nhân loại sẽ chính thức đặt chân lên Hỏa Tinh, và trong sứ mạng trọng đại này, Úc Đại Lợi sẽ là một trong những quốc gia đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên toàn bộ cuộc hành trình traœi dài trong suốt thời gian vài thập niên sắp tới chỉ là chặng đường đầu tiên của caœ một hành trình không ngưng nghỉ của nhân loại trong mục tiêu khám phá những bí mật của những giaœi ngân hà cũng như của toàn thể vũ trụ. Nhân dịp, cuối tháng 8/03, Hỏa Tinh ở khoảng cách gần Trái Đất nhất trong suốt 60 ngàn năm qua, và một loạt các quốc gia trong đó có Mỹ, Âu Châu, Nhật Bản đều lần lượt phóng phi thuyền thám hiểm Hỏa Tinh trong thời gian gần đây, Sàigòn Times xin giới thiệu cùng qúy độc giả một cách chấm phá những dự định cùng những phương thức khoa học giúp con người đổ bộ lên Hỏa Tinh trong tương lai không xa...

* * *

Căn cứ vào những tài liệu được thu thập từ những chuyến thám hiểm Hỏa Tinh do con người gián tiếp điều khiển trước đây thì khí hậu cũng như những điều kiện sống trên Hỏa Tinh khá khắc nghiệt so với sự sống của con người. Tuy nhiên đối với việc sống và làm việc của những khoa học gia trong một thời gian nhất định để thu thập những dự kiện trên cũng như dưới bề mặt của Hỏa Tinh không phaœi là một chuyện không thể làm được, nhất là trong điều kiện khoa học hiện đại của nhân loại hiện nay.
Chính vì nhận thức được những điều kiện quan trọng đó nên đến nay một số chính phủ của một số quốc gia có nền khoa học tiên tiến đang chạy đua thực hiện dự án con người đổ bộ lên Hỏa Tinh trong thời gian từ 15 đến 30 năm nữa. Trong số những quốc gia đi tiên phong trong sứ mạng trọng đại này của nhân loại chúng ta không thể kể đến Hoa Kỳ, siêu cường duy nhất của thế giới hiện nay.
15 năm trước, để định hướng đi chính cho toàn bộ nền văn minh và khoa học của Hoa Kỳ trong sứ mạng chinh phục Hỏa Tinh, vào ngày 20 tháng 7 năm 1989 trong dịp kyœ niệm đúng 20 năm ngày phi hành gia Neil Armstrong đặt chân xuống mặt trăng, tổng thống Hoa Kỳ George Bush đã tuyên bố: “Khoa học của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ sẽ tiếp tục cuộc hành trình vào tương lai với những cuộc thám hiểm các hành tinh khác trong Thái Dương Hệ. Cụ thể là chúng ta sẽ thực hiện bằng được những cuộc thám hiểm Hỏa Tinh do con người trực tiếp điều khiển.”
Cũng trong bài diễn văn của mình, tổng thống Bush cũng nhấn mạnh: “Việc những phi hành gia Hoa Kỳ đặt chân lên Hỏa Tinh sẽ phaœi thực hiện trong một thời gian tối đa là ba thập niên để những phi hành gia cũng như những khoa học gia thực hiện sứ mạng trọng đại này được chính thức tuyển mộ kể từ những ngày tháng hôm nay”.
Nhìn nhận những quyết tâm và cố gắng của Hoa Kỳ trong sứ mạng tiên phong thám hiểm Hỏa Tinh chúng ta thừa nhận quyết tâm đó không những chính thức tạo nên những hành trình mới meœ cho con người tiến vào những bí mật không cùng của vũ trụ mà còn thực sự tạo điều kiện khiến cho khoa học nhân loại thăng hoa và tiếp tục phát triển với tốc độ diệu kỳ.
Rõ ràng để thực hiện được sứ mạng trọng đại “đưa người lên Hỏa Tinh” toàn bộ nền khoa học Hoa Kỳ phaœi thích ứng với một loạt những dạng thức phức tạp khác nhau của hàng trăm phương diện khoa học phát triển song song và hoàn toàn thống nhất với nhau, trong đó có vật lý không gian, toán học cao cấp, kỹ nghệ chế tạo máy móc, chế tạo người máy, kỹ nghệ nghiên cứu cũng như chế biến những nhiên vật liệu mới. Ngoài ra, ta không thể không kể đến lòng quaœ caœm và sự kiên nhẫn vô bờ bến của caœ một đội ngũ gồm hàng chục ngàn khoa học gia và nhân viên hành chánh các cấp.
Nhưng nếu như khaœ năng khoa học kỹ thuật của Hoa Kỳ hiện cho phép các nhà khoa học Hoa Kỳ có thể thực hiện được sứ mạng trọng đại của mình “đưa người lên Hỏa Tinh” thì trái lại trên phương diện tài chánh, toàn bộ cuộc hành trình dài trên dưới 70 triệu cây số là một cuộc hành trình đầy tốn kém khiến cho nền kinh tế của một quốc gia, dù quốc gia đó có là siêu cường đi nữa, cũng không thể đaœm đương nổi một cách dễ dàng.
Chính trong chiều hướng đó, cộng với những biến đổi trong quan hệ quyền lực chính trị kinh tế thế giới, sự liên minh của các quốc gia Âu Châu và vai trò siêu cường kinh tế của Nhật Baœn, một hình thái liên minh cùng cộng tác giữa những trung tâm quyền lực trên thế giới trong sứ mạng chinh phục Hỏa Tinh đã thực sự thành hình.
Bên cạnh sự hiện diện của ba trung tâm quyền lực thế giới, Âu Châu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, người ta còn thấy chính Úc Đại Lợi cũng sẽ là một trong những quốc gia có những đóng góp quan trọng trong sứ mạng chinh phục không gian trong những thập niên tới của nền khoa học thế giới. Dĩ nhiên với vị trí địa lý hoàn toàn đặc biệt của Úc Đại Lợi, hiện nay nhiều khoa học gia cũng như nhiều công ty thương mại có kích thước quốc tế trên thế giới đã có những dự án xây cất một trung tâm phi thuyền không gian tại Cape York để trong tương lai, tại đó sẽ khơœi hành những chuyến thám hiểm không gian cũng như Hỏa Tinh.
Ngoài ra các nhà khoa học gia còn nhìn nhận Úc Đại Lợi sẽ đóng một vai trò quan trọng trong tương lai chinh phục không gian của thế giới một khi những phương tiện dụng cụ cần thiết được di chuyển đến Úc để từ đó thuận lợi đưa vào không gian xây dựng những trạm không gian trên hạ tầng qũy đạo của Trái Đất.
Trong khi toàn bộ chương trình thám hiểm và đổ bộ con người lên Hỏa Tinh đang được tiến hành trong một dự án liên quốc gia thì một câu hỏi then chốt nhất được đặt ra đối với những người “trần mắt thịt” chúng ta là liệu dự án đưa người lên Hỏa Tinh sẽ được thực hiện như thế nào và khi nào thì dự án đó sẽ thành công"
Cho đến hiện nay các nhà khoa học không gian Hoa Kỳ có ba dự án chính trong việc thực hiện mục tiêu đưa con người lên Hỏa Tinh. Dự án thứ nhất được các nhà khoa học của cơ quan NASA nhìn nhận là hữu lý chính là dự án thiết lập một trạm không gian trên qũy đạo của trái đất để từ đó các khoa học gia sẽ cho thiết lập một số những trung tâm không gian khác trên Mặt Trăng. Từ những trạm không gian này, những chuyến bay liên hành tinh trực chỉ Hỏa Tinh sẽ được thực hiện với sự hiện diện của con người. Nếu kế hoạch này được thực hiện trót lọt, bước chân đầu tiên của con người trên Hỏa Tinh sẽ vào năm 2035.
Dự án thứ hai có tên Astro Cycler System. Theo như các nhà khoa học cho biết thì với dự án này các khoa học gia sẽ chuyên chơœ một loạt những dụng cụ cần thiết từ trái đất lên những trạm không gian bên ngoài khí quyển. Sau đó những chuyến bay kế tiếp sẽ được thực hiện để thiết lập những trạm không gian ngay tại qũy đạo của Hỏa Tinh. Từ những trạm không gian thuộc qũy đạo Hỏa Tinh, những chuyến bay trực chỉ Hỏa Tinh sẽ được thực hiện và con người sẽ đặt chân lên Hỏa Tinh vào năm 2025.


Dự án thứ ba có tên Mars Direct Program. Với dự án này, các nhà khoa học gia sẽ cho khơœi hành trước sau khoaœng năm phi thuyền khổng lồ trong đó có một số do chính con người trực tiếp điều khiển và theo dự định của các nhà khoa học thì với dự án này con người sẽ đặt chân xuống Hỏa Tinh lần đầu tiên vào năm 2015.
Hiển nhiên caœ ba dự án trên chỉ thực sự phác thaœo những phương thức căn baœn có thể thực hiện trong mục đích đưa con người lên Hỏa Tinh. Tuy nhiên thực hiện được một trong ba dự án này hãy còn là điều cực kỳ khó khăn và mức độ nguy hiểm có thể nói là cực cao vì tyœ lệ những tai nạn xẩy ra trong thời gian qua đối với những phi vụ thám hiểm Hỏa Tinh khá cao.
Theo như những dữ kiện thâu thập qua những chuyến thám hiểm Hỏa Tinh không người lái tại Hỏa Tinh trước đây thì trên bề mặt của Hỏa Tinh luôn luôn có những trận gió dữ dội lên tới vận tốc 650 cây số giờ và nhiệt độ nhiều khi xuống tới âm 140 độ C. Bên cạnh cái gió khủng khiếp và cái lạnh “chết người” đó, đất đai trên Hỏa Tinh hoàn toàn khô cằn sỏi đá và không có một dấu vết gì chứng tỏ có sự sống trong bất cứ trạng thái nào.
Bầu khí quyển của Hỏa Tinh cũng hoàn toàn mỏng manh khiến cho khaœ năng phòng chống và hóa giaœi những lượng phóng xạ tuyến từ trong không gian của Hỏa Tinh cũng hoàn toàn thấp so với trái đất. Điều này sẽ khiến con người một khi có mặt tại hành tinh này sẽ phaœi đối diện với những điều kiện sống khắc nghiệt và nguy hiểm hơn nhiều.
Chính vì những điều kiện khó khăn và hoàn toàn phiêu lưu như vậy nên các nhà khoa học gia tuy nhìn nhận dự án Mars Direct Program là dự án đỡ tốn kém nhất và có khaœ năng thành công nhanh nhất nhưng lại là dự án nguy hiểm nhất khiến cho những phi hành gia và các khoa học gia một khi đặt chân tới Hỏa Tinh thì không được những hậu thuẫn gần gũi từ những căn cứ không gian như hai dự án khác.
Tuy nhiên điều nguy hiểm nhất trong con mắt của những nhà khoa học gia chính là khaœ năng nhiễm phóng xạ tuyến của các phi hành gia một khi những phi hành gia này đặt chân xuống Hỏa Tinh cũng như trên đường di chuyển từ Trái Đất đi Hỏa Tinh và từ Hỏa Tinh trơœ về Trái Đất. Nếu sự nhiễm phóng xạ tuyến của các phi hành gia trên mức độ bình thường so với khaœ năng hấp thụ bình thường của con người thì khaœ năng mắc bệnh ung thư của những phi hành gia sẽ rất cao nếu không nói là vô phương tránh thoát.
Khó khăn thứ hai là trọng lực của trái đất và của Hỏa Tinh. Theo như các nhà khoa học gia chuyên về Hỏa Tinh cho biết thì trọng lực của Hỏa Tinh chỉ bằng 83% trọng lực của trái đất. Sự khác biệt về trọng lực này sẽ có những aœnh hươœng gì đối với cơ thể, quá trình sinh hóa cũng như tâm lý của những phi hành gia" Và nếu như có những aœnh hươœng thì liệu những phương thức gì được coi là thích hợp trong mục đích chống lại những thay đổi về trọng lực" Cho đến nay những câu hỏi đó vẫn còn bế tắc chưa tìm được câu traœ lời thỏa đáng.
Điều khó khăn thứ ba không thể không kể đến chính là làm thế nào để có thể tái chế biến cũng như tái chuyển hóa toàn bộ những chất cặn bã trong thể đặc, thể lỏng cũng như thể hơi từ cơ thể của những phi hành gia để baœo đaœm vệ sinh trong suốt một chặng đường hành trình kéo dài nhiều năm.
Rõ ràng, nếu như việc chuyển hóa những chất cặn bã này không được tiến hành hoàn haœo thì trong một thời gian dài sống trong một môi trường hoàn toàn eo hẹp chật chội trên phi thuyền, những chất cặn bã do cơ thể phi hành gia thaœi ra sẽ là những độc tố gây nguy hiểm cho sự sống của phi hành gia. Mặt khác các nhà khoa học còn nhận thấy nếu như việc chuyển hóa những chất cặn bã đó thành những dạng dinh dưỡng khác nhau qua quá trình sinh hóa và diệp lục tố của cây cối thì còn tạo nên một thuận lợi lớn lao trong việc cung cấp chất dinh dưỡng cho phi hành gia trên chặng đường từ Trái Đất tới Hỏa Tinh.

ASTRO CYCLER

Trong khi nhiều người nhìn nhận phương thức thám hiểm và đổ bộ con người lên Hỏa Tinh của Cơ Quan Không Gian Hoa Kỳ như là một phương thức tốt nhất thì trái lại tiến sĩ Edwin Aldrin, nguyên là phi hành gia thứ hai đặt chân lên Mặt Trăng cách đây hơn ba thập niên về trước, thì lại ủng hộ tối đa cho phương thức Astro Cycler trong việc thám hiểm và đổ bộ con người lên Hỏa Tinh. Theo sự nhận xét của chính tiến sĩ Edwin Aldrin thì phương thức thám hiểm Hỏa Tinh Astro Cycler không những đỡ tốn kém hơn mà còn an toàn hơn và nhanh chóng hơn so với tất caœ những phương thức khác kể caœ phương thức của Cơ Quan Không Gian Hoa Kỳ.
Theo phương thức Astro Cycler thì một trạm không gian sẽ được thiết lập ngay trên qũy đạo của Trái Đất và một trạm không gian khác sẽ được thiết lập ngay trên qũy đạo của Hỏa Tinh. Một phi thuyền chính có tên Cycler sẽ có bổn phận nối liền hai trạm không gian này trong việc chuyên chơœ những khoa học gia cũng như các phương tiện nghiên cứu cần thiết.
Từ những trạm không gian này sẽ có một loại phi thuyền “bỏ túi” khác được gọi là “taxis” được dùng để chuyên chơœ người và dụng cụ khoa học từ những trạm không gian xuống bề mặt Hỏa Tinh và ngược lại. Theo chiều hướng của phương thức Astro Cycler thì thay vì Hoa Kỳ phaœi cần tới năm sáu chiếc phi thuyền khổng lồ cỡ Phi Thuyền Con Thoi cho phương thức của Cơ Quan Không Gian Hoa Kỳ thì Hoa Kỳ chỉ cần một chiếc loại lớn là đủ cho phương thức Astro Cycler. Và như vậy thì chuyện tiết kiệm tiền bạc, thời gian là một điều hoàn toàn rõ ràng.
Tiến sĩ Edwin Aldrin cũng là người hiện cổ súy cho việc quốc tế hóa vai trò thám hiểm và đổ bộ người lên Hỏa Tinh. Theo như tiến sĩ Edwin Aldrin trình bầy thì việc đổ bộ con người lên Hỏa Tinh là một công trình thám hiểm phụng sự chung cho quyền lợi của nhân loại chứ không cho riêng một quốc gia nào. Cho nên sự tham gia của Nga, Nhật Baœn... là điều hoàn toàn cần thiết.
Theo phương thức Astro Cycler thì chuyến thám hiểm Hỏa Tinh đầu tiên sẽ có sự hiện diện của tám phi hành gia. Trong số này sẽ có ít nhất là bốn người đặt chân xuống Hỏa Tinh. Tuy nhiên vấn đề then chốt nhưng hoàn toàn tế nhị đã không được tiến sĩ Edwin Aldrin đề cập đến một cách chi tiết ơœ đây là liệu có nên tạo sự quân bình sinh lý cho những phi hành gia bằng cách cho đồng đều số lượng phi hành gia nam cũng như nữ hay không" Hiển nhiên trong một chuyến bay kéo dài tới 36 tháng trời caœ đi lẫn về chuyện quân bình những nhu cầu sinh lý là một chuyện quan trọng không kém so với những nhu cầu sinh hóa khác đối với một phi hành gia.
Để có thể nghiên cứu được trạng thái tình caœm cũng như sinh lý của những phi hành gia trong thời gian dài 18 tháng sẽ có những phaœn ứng gì, các khoa học gia hiện đang thí nghiệm tại Arizona một môi trường tương tự như môi trường của phi thuyền trong đó có sự hiện diện của bốn người đàn ông và bốn người đàn bà trong thời gian tối thiểu là hai năm.
Nhưng cho dù chuyện “chung đụng” nếu có đi chăng nữa thì theo tiến sĩ Edwin Aldrin, toàn bộ cuộc sống của những phi hành gia trên chặng đường hơn 70 triệu cây số cũng không có nhiều thời gian riêng tư vì toàn bộ thế giới sẽ quan sát toàn bộ những hoạt động của các phi hành gia để qua đó có thể biết được những phaœn ứng cần thiết của họ trên những phương diện tâm sinh lý...

Hoàng Tuấn

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.