Hôm nay,  

Làm Thế Nào Tạo Nên Thế Và Lực Cho Người Việt Nam?

02/06/200300:00:00(Xem: 5017)
Trong bài “2003: Chúng ta nghĩ và làm gì"” ở điểm D, tôi có viết: “…Một kế hoạch quan trọng có thể làm đầu cầu cho các kế hoạch khác là cần tạo nên một mặt trận mới ở ngay tại Việt Nam. Khi muốn tạo nên một mặt trận, thì điểm bắt buộc ắt có và đủ, có tầm nhìn rộng rãi và bén nhạy là điều quan trọng nhất đòi hỏi chúng ta phải hội đủ, và tìm cách bành trướng ra. Có thể đó là Mặt Trận Xã Hội (hoặc Phong Trào Dân Chủ) sẽ làm bàn đạp đến các điểm chính yếu khác. Vì đây là Mặt Trận Xã Hội nên cố giữ mức độ chậm rãi, mà không cần thiết nổi bật qua các vấn đề khác…”

“Về được trong nước, chẳng những phá thế của đảng cộng sản đang đưa người ra ngoài nước làm công tác văn hóa vận, kiều vận, mà ở hải ngoại những người Việt Nam sẽ không còn có cơ hội chỉ trích, công kích, chia rẽ ... mà đồng lòng ngồi lại đoàn kết với nhau trước kẻ thù chung.”

Nên trong loạt bài này chỉ tập trung vào phương thức xâm nhập quốc nội, tức là những công tác có thể tiếp cận được trong mặt trận xã hội. Những phương thức này cố gắng thực hiện làm sao đạt được hiệu quả, và sự thiệt hại ít nhất nếu có thể.

Những phương thức này có thể tùy theo cách nhận định của từng người, từng tổ chức. Vì tôi nghĩ rằng bất cứ tổ chức nào khi thực hiện cần nên đặt dân tộc Việt Nam trên căn bản tự do, dân chủ và nhân quyền. Kế hoạch này xin đề nghị quý vị hãy lưu tâm đến.

Phương thức này có các điểm:

điểm 1: Quyết Tâm (Phương thức xâm nhập 1)
điểm 2: Khuấy động
điểm 3: Liên Kết
điểm 4: Hòa Nhịp (Phương thức xâm nhập 2)
điểm 5: Tri Thức
điểm 6: Trải Rộng
điểm 7: Thế Lực (Làm thế nào tạo nên Thế và Lực cho người Việt Nam")
điểm 8: Chính Lược (Làm sao triển khai Thế và Lực của người Việt Nam ")
điểm 9: Sách Lược (Sách lược Dung Hợp 1, 2, ...)


điểm 7: Thế Lực

Theo Hiệp định Genève, 20-7-1954, đã lấy sông Bến Hải vĩ tuyến 17 làm ranh giới: miền Bắc theo cộng sản, và miền Nam theo quốc gia. Cuộc chiến tranh quốc - cộng cũng theo đó đã xảy ra biết bao tang tóc, cảnh máu đổ thây phơi ngoài chiến trường, và tàn phá các đường xá, cầu cống, thành phố, thị xã, làng mạc… đều nằm trong ý đồ của miền Bắc. Chính quyền và quân đội miền Nam Việt Nam chỉ có chống trả lại, cố giữ và bảo vệ phần đất miền Nam, mà không được quyền tấn công ra miền Bắc (1). đây là một sự nghịch lý cùng cực cho chính quyền và quân đội miền Nam.

Theo quốc tế, còn gọi đó là cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn, vì tất cả đều là người Việt Nam. Khắp các nơi trên thế giới, nhất là ở Mỹ và Âu Châu, đã nổi lên những phong trào phản chiến rầm rộ chống chiến tranh ở Việt Nam, kỳ thật là chống lại Mỹ đã đem quân tham chiến (2). Sau khi Tổng thống Nixon đã hội đàm với Chủ tịch Mao Trạch đông tại Trung Quốc năm 1972, thì Hiệp định Paris 27-1-1973 chỉ là một sự đồng ý và chấp thuận của thành phần 4 bên (Mỹ, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa [cộng sản, Bắc Việt], Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam, và Việt Nam Cộng Hòa [quốc gia, Nam Việt]), và để cho danh chánh ngôn thuận chính phủ Mỹ rút quân khỏi miền Nam Việt Nam (3). Khi Mỹ và đồng minh rút quân khỏi miền Nam, thì thế tất bại của chính quyền miền Nam đã rõ, không sớm thì muộn mà thôi.

Ngày 30-4-1975 điều gì không mong, nhưng đã đến. Sự đầu hàng ô nhục và đớn đau nhất, đã làm cho chính quyền và quân đội miền Nam Việt Nam phải bỏ hàng ngũ, dân chúng nhà tan cửa nát, con mất cha, vợ mất chồng, cải tạo, vượt biên, v.v… trăm nghìn khổ ải đổ xuống đầu dân chúng miền Nam. Những người đã ra đi ngày 30-4-1975, và trước đó, không ở lại để chứng kiến những ngày tháng tủi nhục trốn chạy, những ngày tháng ở đáy vực thẳm …

Cuộc chiến quốc - cộng 21 năm, người quốc gia miền Nam chống lại người cộng sản miền Bắc lúc đầu có thể ở thế tương đồng. Nhưng càng về sau, lại càng hiện rõ sự chênh lệch giữa miền Nam và miền Bắc. Những điểm chính yếu sau đây:

- Miền Bắc năm 1960 dựng lên Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam chiếm thế thượng phong, là lực lượng quân sự đã vượt trội hơn miền Nam.
- Quân đội của miền Nam Việt Nam chỉ cố giữ lấy phần đất từ vĩ tuyến 17 vào Nam, mà không được đem quân ra Bắc.
- Khi quân đội Hoa Kỳ và đồng minh đến Việt Nam, thì cộng sản Việt Nam bèn hô hào “chống Mỹ cứu nước” để vận động nhân dân nghe theo.
- Hiệp định Paris đã được ký kết năm 1973, Mỹ và đồng minh rút quân, miền Nam Việt Nam lại rơi vào thế một mình phải chống lại miền Bắc, cộng sản quốc tế.
- Những tay tình báo của cộng sản đã được cấy sâu trong chính quyền miền Nam Việt Nam. Do đó những công tác từ trung ương đến địa phương của miền Nam, cộng sản miền Bắc gần như đã nắm và biết rõ hết.
- Tình trạng phản chiến ngay trong nước, đã làm cho miền Nam Việt Nam gần như mất thế ngoại giao với quốc tế. Vì quá nhiều trông đợi vào Mỹ, mọi việc đều là do Mỹ quyết định.
- Nạn tham nhũng, mua quan bán chức, bè phái trong chính quyền và quân đội, ăn chơi trác táng và kiêu ngạo đã là mầm móng của sự hỗn loạn và băng hoại trong tâm hồn của những người thật sự chiến đấu vì tổ quốc.
- V.v…

Thật ra còn rất nhiều điểm. Ở đây chỉ có thể rút ra những điểm chính yếu làm bài học cho chúng ta, từ đó cố gắng tôi luyện thêm để đừng vấp ngã lần nữa. Cuộc chiến quốc - cộng, chúng ta chỉ có thể hòa, mà không thể nào thắng được. Thế tất bại của miền Nam Việt Nam đã quá rõ ràng, không sớm thì muộn phải xảy ra mà thôi.

Cuộc chiến quốc - cộng 21 năm (1954 – 1975) chỉ còn lại một chút dư hương ngày cũ, rồi cũng bay mờ theo mây khói… Nếu có trách thì chỉ tại vận thế không may, không có người lãnh đạo tài giỏi có thể tạo nổi thời cơ thích hợp để vươn lên …. Chúng ta cố xem như cuộc chiến đó đã thuộc về quá khứ, để không còn buồn chán, mà hãy mạnh dạn bước theo một con đường mới.

Từ 30-4-1975 đến nay, những người binh sĩ, hạ sĩ quan hay sĩ quan trẻ nhất cũng khoảng 50 tuổi, những người cấp tá thì nay đã 60 tuổi, còn cấp tướng thì cũng 70 tuổi. đã 28 năm, nhìn lại những người đang tranh đấu, 2/3 là những người đã lớn tuổi, đầu đã bạc… đáng kính phục. Nhưng ngoài những việc làm ở hải ngoại, những người Việt Nam đã làm và thực hiện được những gì cho tự do, dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam "

Những người trẻ tuổi lớn lên ở hải ngoại, và ở quốc nội, là những người vào lòng nhiệt huyết, thuần khiết, có thể chưa từng biết cái gì là chiến tranh quốc - cộng. Những người lớn tuổi chỉ dẫn lại thế nào là quốc gia và thế nào là cộng sản, liệu những người trẻ đó có thể tiếp thu những lý luận của thập niên 50, 60 và 70 hay không " Hay là chúng nó bảo với nhau rằng: “Chiến tranh quốc - cộng đối với chúng tôi xưa quá, lỗi thời rồi. Chúng tôi muốn tìm cái gì có lý thuyết mới mẻ hơn, có nội dung phong phú hơn, và có thể trao lại cho chúng tôi một cách thiết thực hơn.”

Mà thật vậy. Chúng ta cần phải có cái nhìn thiết thực vào cuộc diện mới, nhất là thành phần trẻ, đặc biệt trong quốc nội. Chúng ta cũng đã rút ra được bài học trong quá khứ, và từ đó trong hiện tại cần phải có những nhận định mới khách quan hơn. Những nhận định mới có rất nhiều, nhưng hiện tại có những điểm chính yếu sau đây:

· Phải có kế hoạch, hoặc sách lược mới cho lớp người trẻ tuổi này từ hải ngoại lẫn quốc nội.
· Những lý luận về cuộc chiến quốc - cộng đối với giới trẻ giờ đây đã không còn tác dụng nữa. Hiện nay ở trong nước cũng chỉ có một số rất ít người còn biết đến, nhưng đã lớn tuổi, già yếu, bệnh hoạn, hoặc không còn muốn nhắc đến.
· Cộng sản Việt Nam hiện tại không còn là thuần túy cộng sản nữa, không còn thuần túy màu đỏ sắt máu, mà có thể chuyển qua màu hồng lợt. Lý luận của cộng sản cũng đã biến đổi, không còn cái gì cũng Mác, Lê-nin, mà cho đến hiện nay chỉ còn lý thuyết Hồ Chí Minh. Chế độ xã hội chủ nghĩa vẫn là chuyên chính, độc quyền. Trong cốt lõi của cộng sản cũng vẫn là cộng sản, mặc dù đã thoát thai đi lên thành tư bản đỏ (4).
· Kinh tế Việt Nam cũng đã có thay đổi nhiều, nhất là khi các tổ chức quốc tế của các nước vào Việt Nam viện trợ, đầu tư, kỹ nghệ, thương mại, du lịch, v.v… Nhưng chỉ ở những thành phố, còn ở nông thôn người dân vẫn phải cày sâu cuốc bẫm, làm cật lực về lâm sản, ngư sản vẫn bị bửa đói bửa no (5).
· Xã hội Việt Nam hiện nay bất công đầy dẫy, nạn buôn lậu, mãi dâm, ma túy … đang thịnh hành. Và tham nhũng đến nay được coi là bất trị đối với guồng máy nhà nước cộng sản. Các tệ nạn xã hội thì còn rất nhiều (6).
· Các tổ chức quốc tế cũng đã vào Việt Nam để có những kế hoạch từ thiện, cứu trợ …. Các nhà cô nhi, thất nghiệp, cũng được các hội từ thiện để ý quan tâm đến (7).
· V.v…

Ngày nay đất nước Việt Nam đã thống nhất, sông Bến Hải không còn ngăn đôi hai miền Nam Bắc. Vì thế dân chúng hai miền đã đi lại thăm hỏi nhau có thể dễ dàng hơn. Sự đi lại dễ dàng cũng là tác động chính yếu bởi người ngoại quốc và du khách càng lúc càng nhiều vào Việt Nam. Những du khách người Việt Nam ở hải ngoại cũng theo đó vào lại Việt Nam. Sự trở về thăm viếng thân nhân, bạn hữu, và các làng mạc, thành phố các miền đất nước, là những hành động thực tiễn, có giá trị hữu hiệu cho những công tác xâm nhập vào Việt Nam.

Thế quốc tế đã phát triển mạnh tại Việt Nam từ năm 1996 đến nay, nhất là đầu thế kỷ 21 này. Các tổ chức quốc tế của các nước đã và đang vào Việt Nam với kế hoạch kinh tế, viện trợ, hợp tác, cũng như cứu giúp những thiên tai, cô nhi, v.v… Từ nay đến 2006, và tiếp sau đó, chắc chắn sẽ có những viện trợ, tài trợ, đầu tư, hợp tác… mạnh mẽ hơn nữa của các tổ chức này. Những biện pháp kinh tế liên tiếp đầu tư vào thị trường Việt Nam, và những thuế vụ, hành chính, văn phòng, v.v… là những biện pháp hữu hiệu nhất mà các tổ chức quốc tế đang thi hành. Những biện pháp này còn hữu hiệu hơn những biện pháp quân sự. Mặc dù chậm nhưng chắc.

Các cơ quan quốc tế vào Việt Nam với công việc giúp đỡ các nạn nhân bị thiên tai, bảo vệ thú hoang dã, gìn giữ các di tích, môi sinh, v.v… Tất cả những thứ đó đều có lợi cho Việt Nam, nên cộng sản Việt Nam đã hết sức đồng ý, tán thành và cổ vũ. Từ Nam chí Bắc đâu đâu cũng đều có những cơ quan ngoại quốc. Lúc đầu thì ít, nhưng sau sẽ nhiều ra. Việc người ngoại quốc có mặt ở các nơi là một lợi điểm cho ta. Khi đã lỡ tay nhúng chàm, muốn rút lại cũng không được. Cộng sản Việt Nam hiện nay cũng vậy, rất lo sợ nếu có tình thế mới xảy ra.

Thế quốc tế dù hay cách mấy, cũng vẫn là người ngoại quốc. Bài học cho ta ngày trước, vẫn còn hằn sâu trong ký ức chúng ta. Do đó khi làm việc với quốc tế, chúng ta nên nhớ là dù làm bất cứ điều gì có tầm vóc lớn, chữ “lợi” đối với họ là trên hết. Khi ta muốn được điểm này, thì ta phải cho họ cái khác. Chẳng hạn khi muốn họ giúp ta, thì trước hết ta phải vận động để giúp họ tranh cử thắng phiếu. Như vậy, khi ta có ủng hộ, vận động, hay làm việc gì cho họ, họ mới có thể giúp ta những điều mà ta muốn. đó là: Có qua có lại mới toại lòng nhau.

điểm quan trọng chính yếu là thế quốc tế giúp cho ta khai mở được đường đi. đường đi đó nếu không có quốc tế, thì sẽ vô cùng khó khăn cho chúng ta khi muốn trở về Việt Nam trên danh chính ngôn thuận. Còn lại Thế hải ngoại và Thế quốc nội mới chính là chủ lực của ta, là khởi điểm cho nhu cầu tối cần thiết để tạo nên “Thế” và “Lực” cho người Việt Nam bên trong và bên ngoài nước.

Làm sao tạo nên Thế cho người Việt Nam "

Làm thế nào tạo được cho người Việt Nam có vị thế vững chắc trên bình diện quốc tế, các hội nghị quốc tế công nhận, được người Việt Nam ngoài và trong nước biết đến, và quan trọng nhất toàn dân xem đó là thành phần đại diện cho tự do, dân chủ và nhân quyền. Và ở thế chẳng đặng đừng, cộng sản Việt Nam phải nhìn và công nhận coi đây như là một thực thể của người Việt Nam dân chủ tự do. đây là vấn đề thuộc phạm vi chính lược giữa dân chủ và cộng sản. Bước đầu nhằm làm nổi bật vai trò của người Việt trên bình diện rộng lớn hơn để có thể tiến đến chính danh đối lập với nhà nước cộng sản Việt Nam. Và đây cũng là bài toán hóc búa nhất, mà đã 28 năm qua người Việt Nam đã không ngừng tìm kiếm, nghiên cứu, mà vẫn chưa thể tìm thấy được.

Chưa tìm thấy được vì người Việt Nam ở hải ngoại thường hay lấn cấn trong quá khứ, trong cuộc chiến quốc - cộng. Muốn tìm ra cái mới, là ta phải thoát ra khỏi những cái cũ, thuộc về quá khứ, những chuyện xưa cần nên dứt khoát quên đi. Nhưng không xem đó là tro tàn, mà phải có người lo nhặt lại những rơi rớt để mài chuốc thành những viên đạn quý, những bài học làm kinh nghiệm cho chúng ta. Còn những việc làm mới, cần phải có những con người mới để tìm ra đường lối mới. Và những người tìm ra đường hướng mới phải thật sự khách quan để nhận định, và thích nghi được với dòng sống hiện tại của Việt Nam.

Dân tộc Việt sinh sống tại đất nước Việt Nam từ bao đời qua, được ví như một dòng sông. Nước từ trên nguồn, trôi theo dòng sông, và chảy ra biển cả. Trên dòng sông có rất nhiều thuyền, lớn và nhỏ. Những tư tưởng, học thuyết của những đảng phái, lực lượng, phong trào… cũng như những chiếc thuyền. Những tư tưởng đã trải qua nhiều thời gian mài dũa bằng máu, bạo lực, nước mắt và nhiều sự hy sinh, mới có thể đến được như ngày nay. Cũng như chiếc thuyền đã phải vượt qua sóng gió, bão táp để có thể đến bờ được bình yên.

Tư tưởng của đảng cộng sản cũng như một chiếc thuyền lớn. Chiếc thuyền lớn, bao gồm những chiếc thuyền nhỏ kết chùm lại với nhau, đã tự xem dòng sông này là giang sơn của họ, chỉ độc nhất tư tưởng và học thuyết của họ là đúng mà thôi. Ai nói trái, thì họ cho là có tư tưởng phản động, xét lại. Do đó, họ sẵn sàng dùng bạo lực với những ai bất đồng chính kiến, có tư tưỏng khác biệt với họ. Nhưng, những người có tư tưởng khác, bất đồng chính kiến với họ rất nhiều… Họ chưa nói ra, chỉ là chờ thời cơ để sẵn sàng phát động mà thôi. Vì, dòng sông này vẫn là dòng sông, còn chiếc thuyền dù lớn cách mấy cũng là chiếc thuyền.

Người Việt Nam vốn hiền hòa, nhẫn nại, nhưng kiên cường, bất khuất, muốn sống một cuộc sống yên lành, không muốn bị vướng bận vì những chuyện tranh giành quyền lực, tranh đoạt lẫn nhau. Cũng như những chiếc thuyền trên dòng sông, người Việt Nam luôn giữ mình độc lập, không bị cưỡng ép, bị đồng hóa vào các thế lực khác. Cuộc sống tự do và dân chủ thật sự là khát vọng của người dân Việt Nam. Nhưng dưới chế độ độc quyền xã hội chủ nghĩa, nhân quyền còn không giữ được, thì đừng nói gì đến dân chủ tự do. Do đó, khi dòng sông này đã bị đảng cộng sản coi là của riêng, các hành động của mọi người từ dòng sông ấy đã bị chế độ cộng sản độc quyền đàn áp, bắt bớ, giam cầm... thì người dân chỉ còn cách là phải đứng lên để có tiếng nói công đạo của chính bản thân mình, người thân mình, và cho dân tộc, đất nước mình.

đứng lên phản kháng lại kẻ ép buộc, cuỡng chế, những chiếc thuyền phải đồng lòng hiệp lực cùng nhau trước kẻ thù chung. Nên nhớ dòng sông này là đất nước Việt Nam, mà dân tộc Việt ngày nay đã hơn 80 triệu dân. Nếu đồng lòng cùng nhau chống lại kẻ bạo ngược, thì người Việt Nam chắc chắn đạt được kết quả mỹ mãn. Vì hơn ai hết đảng cộng sản đã hiểu rõ được sức mạnh của toàn dân đồng lòng chiến đấu chống lại quân thù. Nên khi nắm được quyền hành từ Nam chí Bắc, đảng cộng sản lại mang chiêu bài đó ra để hòng lừa mị nhân dân một lần nữa. Cái gì cũng nhân dân làm, cật lực để tạo ra của cải, rốt cuộc để cho những đảng viên đảng cộng sản hưởng. đây là một sự bất công cho những người bị trị là dân chúng Việt Nam. Họ đã bị chà đạp và bóp nghẹt từ 28 năm qua. Còn những kẻ thống trị là đảng viên đảng cộng sản thì nắm quyền lực tuyệt đối trong tay.

Trong nhận thức của các đảng viên đảng cộng sản, quyết tâm giải phóng miền Nam là trên hết, hận thù giai cấp là cao nhất. Nhưng khi đã thắng trận, người cộng sản Việt Nam lại gần như ngang nhiên bước qua giai cấp khác, đó là tư bản đỏ. Mà giai cấp tư bản là kẻ thù của giai cấp vô sản. Như vậy, sự thắng trận của đảng cộng sản, trên mỹ từ thì nghe có vẻ đẹp đẻ, cao ngạo, nhưng sự thật cũng chỉ là để thay thế giai cấp, biến dạng từ vô sản qua tư bản mà thôi.

Kẻ thống trị chỉ hơn 2,5 triệu đảng viên, lực lượng này cũng chưa gọi là đông lắm. Nếu đem so sánh với 80 triệu người dân Việt Nam, thì số này chỉ là số nhỏ. Nhưng tại sao đảng cộng sản lại thắng trận và thống trị được " Tại vì họ đồng lòng trong sự quyết tâm. Sự đồng lòng và quyết tâm của đảng cộng sản chính là yếu tố lớn tạo nên sức mạnh (8). Nhưng nay thì gần như đã mất đi những tiếng tốt đẹp về cái gọi là chiến thắng, mà chỉ nghe nói đến nước Việt Nam là một trong những nước nghèo nhất thế giới. Họ có nhiều mặc cảm, tự ty, tự lừa dối mình, và qua những hành động như: hống hách, quan liêu, tham nhũng, hối lộ, và thoái hóa... chứng tỏ cho thấy một tâm hồn vô cùng bệnh hoạn, và với trạng thái thùng rỗng kêu to.

Thêm nữa họ cũng đã biết, và hiểu rất rõ, là những thứ gì mà đảng cộng sản cần cho biết, thì tới tai đảng viên, còn những gì không cho biết, thì phải chịu thôi. Rốt cuộc chỉ có những đảng viên cấp thấp, hay mới vào đảng, là bị những đảng viên cao cấp lừa phỉnh, nói rồng ra rồng, nói rắn ra rắn. Những đảng viên cao cấp của đảng cộng sản thì ăn sung mặc sướng, lầu cao cửa rộng, xe cộ, tiền bạc phủ phê…. Còn những đảng viên cấp thấp thì được những gì " Huống chi là những người dân bình thường, lương ba cọc ba đồng, vợ con phải buôn gánh bán bưng thêm mới đủ sống, đặc biệt ở vùng nông thôn, phải tay lấm chân bùn, cày sâu cuốc bẩm để kiếm lấy miếng ăn. Lâu dần thì bụng tóp dạ teo, đói rách áo ôm, chỉ biết dâng lời cho yên chuyện, là những cảnh thường thấy và thường xảy ra trong xã hội ngày hôm nay.

Như vậy dân chúng từ Nam chí Bắc đều có chung một tâm trạng như nhau. đó là bấy lâu im lặng, nhẫn nhục, chịu đựng trước những kẻ làm chủ lấy vận mạng, đất nước và tài sản, mà bao nhiêu năm qua người dân đã đổ mồ hôi, nước mắt để gầy dựng nên. Cũng như những chiếc thuyền trên dòng sông, phải đồng lòng cùng nhau trước sự việc: chống lại hay là chết " Phải đặt mình vào vị thế “Bối thủy” (dựa lưng vào sông nước), tức là chỉ còn có con đường phản kháng lại, hay nhảy xuống sông tự sát !!!

Muốn chống lại là tìm cách tách rời những chiếc thuyền con buộc chặt vào chiếc thuyền mẹ. Khi chiếc thuyền mẹ còn trơ trọi thì sức mạnh đó giảm đi đến sức cùng lực kiệt. đảng cộng sản cũng vậy. Khi các đảng viên cấp thấp phản kháng lại đảng viên cấp cao, phản đối các chính sách và đường lối của đảng cộng sản, là ta hình thành được giai tầng đối kháng ngay trong hệ thống đảng.

Thế dùng tất cả các phương tiện để có thể xuyên phá được đối phương mạnh hơn ta gấp nhiều lần, đó là Thế Xuyên Khung (9). Thế Xuyên Khung là phóng mũi lao xuyên qua những điểm mà ta muốn đến, là làm tách rời một mũi tên ra làm 2 làm 4… Nếu một vật lớn quá ta không mang nổi, tốt nhất là nên chia ra làm 2, làm 3 để có thể mang đi được dễ dàng hơn. đối với một đảng có bề thế vững chắc không thể dễ dàng gì lật đổ. Phải có những nhân lực, vật lực và tài lực hỗ trợ, cộng với những phương tiện sẵn có, hoặc tạo ra, làm động cơ để có thể phá rời những bộ phận chủ yếu, và từ đó những mũi dùi của ta sẽ xuyên suốt sâu vào các bộ phận trọng yếu.

Dân chúng từ Nam chí Bắc là thành phần bị trị phản đối lại chính sách và đường lối của kẻ thống trị là đảng cộng sản Việt Nam. Những đảng viên cao cấp đã thống trị tất cả mọi người, mọi vật dụng làm ra của cải, phương tiện của xã hội, và các truyền thông cần thiết cho mọi tư tưởng, mọi hiểu biết, v.v… Vì thế, nhân dân cương quyết chống lại, nhưng xin chú ý là chống những thành phần cao cấp của đảng, những thành phần đã có quyền hành và thế lực mà thôi. Còn những thành phần đảng viên cấp thấp chỉ là những người bị lừa mị, chuyên làm giàu cho thành phần tư bản đỏ. Như vậy là chia các đảng viên cộng sản ra làm nhiều thành phần. Tốt nhất là nhân dân và đảng viên cấp thấp nên liên kết trước để phản đối thành phần cao cấp của đảng cộng sản.

Sự liên kết cùng nhau là yếu tố căn bản cho sự hợp đoàn của toàn thể người yêu nước Việt Nam, gồm có: những người Việt ở hải ngoại, những người Việt ở quốc nội, các đảng viên cấp thấp, các đảng viên đã rời hàng ngũ, và những người đang đấu tranh cho dân chủ trong nước. Sự hợp đoàn đó chống lại những đảng viên cao cấp đang lãnh đạo hàng ngũ đảng. Mọi tầng lớp liên kết trong ngoài và bung rộng ra để có thể bao vây địch vào trong thế cờ của ta đã gài sẵn.

Thế đó gọi là Thế Sương Mù (10). Trong một dòng sông, lúc sương mù dầy đặt không thấy rõ được, nên địch sẽ không biết chiếc thuyền nào là của ta. Còn ta nhờ vào sự liên kết trước, nên biết rõ ràng đâu là kẻ thù, ai là bạn, biết lúc nào tiến, lúc nào nên lui. Thế trận của ta sẽ vô cùng rộng lớn, làm cho đảng cộng sản không thể biết ta ở đâu, ai là ta... như ẩn như hiện, từ thành phố đến địa phương lúc nào cũng có ta, bàng bạc vào mọi thành phần.

Trước đối thủ vô cùng lợi hại như đảng cộng sản, thủ đoạn trí trá, gian kế và mưu mô, tất cả hồ sơ tài liệu phải được nằm trong sắp xếp và tiên liệu của ta. Quan trọng nhất là phải cố gắng với tất cả phương tiện đấu tranh chia ra, xé nhỏ hoặc tách rời đảng cộng sản ra từng mảnh, từng khúc... Và điều cần nhất là chúng ta phải biết lấy lòng dân chúng, chiêu mộ nhân dân giúp ta. Dân chúng muốn cho ta sống, ta sống; Dân chúng muốn ta chết, ta chết. Do đó lấy lòng nhân dân là yếu tố cần thiết nhất trong lúc này. Muốn công cuộc có hiệu quả tốt, thì từng người phải chỉnh đốn tác phong, rèn luyện tư cách, và ngôn ngữ tuyên vận nên nằm lòng. Có được như vậy mới có thể đưa phong trào lên lớn mạnh, và trở thành lực lượng nồng cốt làm cho dân chúng tin tưởng.

đó là cơ hội cho chúng ta có Thế Chính Nghĩa (11) trọn vẹn trong công cuộc đấu tranh. Người Việt Nam ở hải ngoại nói chính nghĩa của mình là đúng. Người cộng sản ở trong nước cũng nói chính nghĩa của họ không sai. Còn người dân Việt Nam ở trong nước thì im lặng. Một sự lặng thinh để chờ đợi. Vậy những ai có thể dấy lên cho người Việt Nam ở trong nước một niềm tin, một tình thương, một nhiệt tình cho đất nước Việt Nam có tự do, dân chủ và nhân quyền... thì bên đó sẽ thắng. Sự quyết định đó là do người Việt Nam ở bên trong nước. Họ đang chờ chúng ta !

Có Thế Chính Nghĩa, thì vấn đề phát động truyền thông toàn thế giới hỗ trợ cho ta, và việc vùng lên là lẽ tự nhiên. Muốn đạt được truyền thông quốc tế giúp cho ta, trước nhất phải gây cho được thanh thế của ta trong nước. đến hiện nay, chúng ta chưa có đủ những thứ cần thiết ở trong nước. Phải tác động thật nhiều phương tiện để hỗ trợ, những nỗ lực ngoại vi giúp cho ta.... và cần rất nhiều, rất nhiều thứ nữa.

Khi có được như trên, ta mới có thể cho hình thành và xây dựng nên Thế Ngoại Giao (12) cùng quốc tế, đặc biệt nhất là truyền thông. Vì truyền thông quốc tế là cái loa quan trọng nhất, là bộ phận rất cần thiết cho công cuộc phát động nhân dân vùng lên, và mặt trận được hình thành.

Trên đây chỉ là một vài căn bản trong việc tạo nên Thế của người Việt Nam, còn rất nhiều trong phần Chính Lược và Sách Lược. Muốn tạo nên Thế trận ngoạn mục, trước hết từng bộ phận phải chuẩn bị, liên kết nhau lại, và nghiên cứu lộ trình cho thật kỹ lưỡng để có thể cùng đối phương so tài cao thấp trong những ngày tháng tới.

Lực của người Việt Nam ở đâu "

Từ khi ký kết Hiệp định Genève năm 1954, đảng cộng sản đã chuẩn bị và cấy những tay điệp báo vào chính quyền miền Nam Việt Nam (13). đến năm 1960, họ đã cho thành lập Mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam, để đến năm 1975 thắng trận thu toàn cõi giang sơn Việt Nam về một mối. Tổng cộng chỉ có 21 năm. Còn chúng ta đến nay đã 28 năm, còn phải chờ đến bao lâu nữa "

Bài học lịch sử mà chúng ta đã học từ khi còn nhỏ, đó là thời kỳ chống Pháp. Các lực lượng, phong trào đã nổi lên chống Pháp rất nhiều, nhưng tất cả đều bị thất bại và tan rã. đó là vì các phong trào nổi lên chống Pháp với hành động độc lập, thành ra đơn lẽ, mà không biết đoàn kết lại với nhau. Những bài học đó khắc sâu vào đầu óc của những học sinh thời bấy giờ.

Thật vậy. Không đoàn kết là thất bại, thất bại ngay trong nội bộ, chứ chưa nói đến bên ngoài, khi giặc thù đến. Kẻ thù muốn thấy lực lượng của ta ở hải ngoại chia rẽ, không thể đoàn kết được, nên chúng khéo léo kích động những phần tử nằm vùng phá rối, bôi bẩn và nói xấu lẫn nhau…. Ở quốc nội cũng vậy, tất cả các lực lượng, tổ chức của người quốc gia thì im lìm, những năm gần đây không có những hành động nào đáng kể. Tựu trung thời gian càng lâu dài chừng nào, người quốc gia càng cảm thấy bị mòn mỏi, lạnh vắng hơn. Do đó bắt buộc phải tìm cách để nhóm lửa lên cho lớp người trẻ tuổi thấy việc thực hiện tự do, dân chủ và nhân quyền là quan trọng nhất và tối cần thiết cho dân tộc Việt Nam.

Công việc nhóm lửa lên đã và đang được người bên trong nước âm thầm thực hiện. Phải nói đó là những hy sinh rất lớn của những người có tâm huyết, đã nhiệt tình un đúc cho lớp người trẻ để mai sau có thể gánh vác được việc nước, mà lớp người lớn tuổi chưa toại chí. Việc hâm nóng của họ có những trở ngại thường xuyên, vì tình trạng hiện nay không thể công khai, hay lộ liễu quá độ. Mà phải từ từ bồi đắp, nhưng nghiêm túc cho mọi hành động, mọi sự việc. đến khi cường độ của tình hình cần công khai, thì mọi việc gần như có sẵn để có thể trưng dụng.

Nhưng việc làm này còn trong hạn hẹp, vì chỉ có một số người biết và tiếp tay thôi, mà chưa có thể rộng lớn hơn. Có thể mọi người khác đã có từ lâu, nhưng vì không hoặc chưa có điều kiện liên lạc. đó cũng là trở ngại lớn cho công cuộc sắp tới. Nhưng trong lúc này, mọi người nên chuẩn bị cho các hoạt động, kế hoạch cho tương lai gần đây.

Muốn đối đầu cùng đảng và nhà nước cộng sản trong lúc này là phải kiên quyết, nhưng từ từ. Vì lực lượng ở trong nước quá rời rạc, chưa chuẩn bị để hình thành một lực lượng. Chúng ta phải lấy những bài học lúc trước làm kim chỉ nam cho ta, đó là “không kết hợp lại là thất bại.” Lúc đầu có nhiều lực lượng, nhưng nhỏ và rời rạc. Nhưng khi phát động và có thể đối đầu với đảng cộng sản trên bình diện chính lược thì chỉ còn một lưc lượng duy nhất mà thôi. Một lực lượng duy nhất có thể đối chọi nổi với đảng và nhà nước cộng sản hay không, là còn chờ sự kết hợp của toàn khối, toàn tổ chức, toàn lực lượng, toàn dân từ quốc nội cho đến hải ngoại…. Lúc đó chỉ có một lực lượng dân chủ chống lại lực lượng cộng sản. Phải tìm mọi cách để nới rộng lực lượng của toàn dân Việt Nam trong nước cũng như ngoài nước, làm mũi dùi tấn công vào các chủ điểm của cộng sản.

Ở quốc nội ngày nay dân số khoảng 80 triệu người. Số người bất đồng chính kiến, chống lại đường lối, chính sách của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam có thể được chia làm 4 thành phần:

1. Người quốc gia bị thất bại sau cuộc chiến, ở trại cải tạo hoặc ngoài xã hội, không có phương tiện vượt biên, đành phải ở lại để chờ ngày. Các lực lượng tôn giáo, chính trị qua một thời gian tranh đấu tích cực, hiện nay các thành phần này im lặng. Nhưng khi có thời cơ, họ sẽ sẵn sàng nổi dậy.
2. Các thành phần trẻ tuổi học sinh, sinh viên… đã, đang và sẽ tiếp thu kiến thức, lý luận, kinh nghiệm:
- của những người lớn tuổi;
- của những trường học (đại học, cao đẳng, …) về cách thức và cách suy nghĩ theo Tây phương, các giáo sư có phương pháp và ý tưởng mới làm cho thay đổi tầm nhìn, phù hợp với thế giới mới.
3. Quần chúng từ Nam chí Bắc sẽ nổi dậy chỉ trích và công kích đảng cộng sản. Những tổ chức giờ đây chỉ hoạt động bình thường, không dính líu vào chính trị, nhưng khi có thời cơ bộc phát, những tổ chức này sẽ làm kim chỉ nam cho mọi cuộc xuống đường.
4. Cán bộ, đảng viên của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam thấy những sai trái, bất công, hối lộ, tham nhũng…. nên chống lại. Thành phần cán binh cộng sản hiện đang tại ngũ, hoặc đã ra khỏi bộ đội, là những trẻ có sức sống, năng động. Những người này dù chống đảng và nhà nước, nhưng cũng không chấp nhận dưới Việt Nam Cộng Hòa ngày xưa, mà phải có thể chế mới (14).

Chúng ta thấy nhiều năm qua có những người nổi lên phản kháng lại đường lối của đảng và nhà nước, đây là thành phần thứ tư trong 4 thành phần kể trên. Thành phần thứ nhất và thứ ba đã im lặng, đang và sẽ còn im lặng, nếu thời cơ chưa có dấu hiệu tốt bộc phát. Duy chỉ có thành phần thứ hai, vì đó là thành phần trẻ tuổi, năng động, thích tìm tòi những cái mới mẻ, có nội dung xúc tích, có những hướng đi mới cần phải khuyến khích thật nhiều cho mai sau.

đây là thành phần trẻ mà đảng và nhà nước cộng sản đang ra sức đào tạo để trở thành những người cộng sản như chúng mong muốn. Nhưng các việc không phải dễ dàng như chúng nghĩ, vì còn rất nhiều thành phần khác trong 80 triệu người dân Việt Nam. Trong lúc này các tổ chức khác chưa thể kết hợp được, nên cộng sản đóng vai chủ động mọi việc. Bởi vậy vấn đề kết hợp của người Việt Nam trong quốc nội và hải ngoại là ưu tiên số một, có tính cách quyết định trong cán cân lực lượng khi muốn đối đầu cùng đảng cộng sản.

Hiện nay ở hải ngoại, có thể làm cho người Việt Nam không còn tranh chấp, công kích nhau nữa, đó là tất cả đều hướng về Việt Nam, biến công cuộc về thăm quê hương, hoặc làm việc, là chất mầm để cỏ mọc sau này, tất cả đều hỗ trợ cho công cuộc phát động của toàn dân… Bất cứ ai làm điều gì có lợi cho công cuộc tranh đấu chung cũng được toàn dân tán thưởng và biết ơn. Nếu mọi người đều dồn tất cả sức lực vào đó, chắc chắn hiệu quả không xa lắm, chúng ta sẽ thấy được.

Muốn công cuộc vùng lên được hỗ trợ mạnh mẽ, những người Việt Nam bên trong nước bắt buộc phải kết hợp với người Việt Nam ngoài hải ngoại. Sự kết hợp bất khả tương phân,. đó mới đích thật là sự Hợp đoàn của các lực lượng trong và ngoài nước với nhau.

Người Việt Nam ở hải ngoại có 2,9 triệu, gồm có tỵ nạn và không tỵ nạn cộng sản, cũng được chia làm 4 thành phần. Những thành phần này được chia ra như sau:

1. Người Việt quốc gia bao gồm hầu hết những người đã làm việc cho chính quyền, quân lực Việt Nam Cộng Hòa, các đảng phái, các tổ chức trước đây, và dân chúng đã liều chết ra đi tỵ nạn cộng sản. Có thể ước đoán số người khoảng chừng 55%. Nhưng con số này sẽ giảm xuống dần, để nhường lại cho lớp người trẻ tuổi hơn.
2. Có nhiều người không chấp nhận là người quốc gia. Vì chữ người quốc gia (nationalist) theo người Tây phương bao hàm ý nghĩa cực đoan, quá khích. đây là đa số những người thường hay tiếp cận với xã hội Tây phương, và những thành phần trẻ, sinh viên… Ngày nay họ muốn đổi lại là người Việt Nam tự do, người Việt Nam dân chủ, hoặc người Việt Nam xã hội… Thành phần này lên đến 25%, nhưng sẽ dần dần nhiều hơn để thay thế lớp người lớn tuổi.
3. Người Việt Nam đã du học, hoặc làm việc ở Nga và đông Âu, hiện đã xin tỵ nạn ở Âu Châu và các nước khác. Có một số người được các nước tạm nhận cho ở lại, còn một số khác đang chờ cứu xét. Họ chống lại nhà cầm quyền Việt Nam, vì đã bị cộng sản nhẫn tâm lừa mị hàng vạn thanh niên, trong đó có họ. Họ là những thành phần trẻ, phần nhiều ở miền Bắc, số ít ở miền Nam, có kiến thức và lý luận ở trường học, cho nên đối với người Việt Nam tỵ nạn tại hải ngoại có một số điểm khác biệt. điểm rõ nhất là họ không chấp nhận cờ vàng ba sọc đỏ. Và họ cũng từ chối luôn cờ đỏ sao vàng của Hà Nội. Họ chỉ chấp nhận lá cờ dân chủ trong tương lai mà thôi. Số người này khoảng dưới 10%.
4. Những người Việt Nam khuynh tả, thân cộng. đó là:
- Những người và một số sinh viên du học ra hải ngoại trước năm 1975 có quan điểm thân thiện với cộng sản.
- Du sinh sau năm 1975.
- Và đảng viên của đảng cộng sản ra hải ngoại.
Ngày nay họ thấy cộng sản Việt Nam lừa dối, phản bội dân tộc nên đã chống lại. Thành phần này ước lượng dưới 10% (15).

Lực của người Việt Nam trong quốc nội kết hợp với Lực của người Việt Nam ở hải ngoại trở thành Quy Nạp Lực. Quy nạp lực là sức mạnh tổng hợp của toàn dân Việt Nam chống lại đảng và nhà nước cộng sản. Quy nạp lực có các cơ quan quốc tế dốc lòng yểm trợ cho ta, từ đó các mũi dùi đều nhắm thẳng vào mục tiêu, đặc biệt trên bình diện chính lược. Như vậy, chính lược là những kế hoạch rất quan trọng làm cho đảng và nhà nước cộng sản buộc lòng từ từ phải nhả dần những thứ cần thiết, nới lỏng hầu hết những việc mà ta cần đến. Do đó công việc kết hợp lại là tối cần thiết trong lúc này.

Khi muốn xây dựng nên Quy nạp lực, là mỗi người Việt Nam trong và ngoài nước cần phải dốc hết sức mình vào đó, thì mới có thể mau chóng thành tựu được. Nhưng thời gian có khi dài, khi ngắn, có khi muốn chống phá, đả kích anh em, nhưng lại cũng có khi muốn đoàn kết, hòa đồng hết mọi người. Khi mà cơn bão làm cho ly nước đầy tràn, thì cũng là lúc chúng ta có cơ hội ngồi lại với nhau. Chúng ta nên suy nghĩ cho được chặng đường tới phía trước. Không có con đường nào dễ dàng cả, nhưng chúng ta cương quyết vượt tất cả mọi chướng ngại, quyết tâm đạt được đến mục đích, thì đó mới chính là vinh quang, là phần thưởng quý giá nhất mà toàn dân dành cho.

Cộng sản cũng đã biết được điều đó, nên chúng đã, đang và sẽ dùng mọi thủ đoạn để chống phá, ngăn chận, dọa nạt, văn hóa vận, kiều vận, v.v... Cho nên người Việt Nam, đặc biệt ở hải ngoại, càng nên cảnh giác và phấn đấu tiến lên mà không được chần chừ. Vì chần chừ là chủ bại, làm chậm bước tiến của những người đang cương quyết hướng về Việt Nam để cùng toàn dân tiến lên.

Do đó, sự hợp đoàn trong lúc này cần thiết hơn bao giờ hết. Có tiến được đến Quy nạp lực hay không, là phải chờ xem những người Việt Nam có đồng lòng kết hợp hay không " Không kết hợp được, thì không có gì nữa để bàn. Có kết hợp được, thì có cơ hội phát động càng cao, và sẽ liên kết cùng trong quốc nội để tạo nên Quy nạp lực. Khi Quy nạp lực có sẵn sàng, thì điều gì mong muốn, chắc chắn phải đến.

Ghi chú:

1. Tài liệu nghiên cứu Việt Nam 1993. Viện Bang Giao Quốc Tế Clingendael Hòa Lan.
2. Tài liệu nghiên cứu về Việt Nam 1984. đại học Tự Do Amsterdam.
3. Tài liệu chiến tranh Việt Nam 1993. Viện Bang Giao Quốc Tế Hòa Lan.
4. Tài liệu nghiên cứu về Việt Nam 2001. Tổ chức quốc tế phát triển Việt Nam
5. Idem.
6. Idem.
7. Idem.
8. Drs. Ngo Van Tuan, Strategie van het Junghopisme, 1992.
9. Idem.
10. Idem.
11. Idem.
12. Idem.
13. Tài liệu chiến tranh Việt Nam 1993. Viện Bang Giao Quốc Tế Hòa Lan.
14. Drs. Ngô Văn Tuấn, Những đề nghị cho người Việt Nam: Chiết Trung, 2000.
15. Idem.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.