Hôm nay,  

Vui Buồn Nghề Nail: 10 Năm Thi Mới Có Bằng Hành Nghề

15/09/200200:00:00(Xem: 7087)
Đây là lời kể của một cựu giáo sư dạy nghề Thẩm Mỹ. Chuyện nói về một người học trò của bà đậu bằng Cosmetology sau mười năm dài.
Bà viết: Gởi Hải, với tất cả lòng thương mến và vui mừng của cô Xuân, Ngọc Anh và Kim Loan.

*
- Ê, nghe tin gì chưa"
- Chưa. Tin gì"
- Hải lấy bằng rồi.
- Trời ơi thiệt vậy hả. Mừng quá ta. Mười năm.
Mười năm. Dài đăng đẵng. Đi tới đi lui cái lầu của State Board mòn thang máy. Hy vọng rồi thất vọng. Bốn lần người theo thông dịch cho nó bị đuổi ra khỏi phòng thi. Bốn lần bị đuổi ra khỏi phòng thi vì lý do người thông dịch gian lận, State Board phạt không cho thi, tổng cộng mất hết bốn năm.
Mười năm tôi cũng hy vọng, cũng hồi hộp cũng thất vọng, cũng rủa thầm “tại sao State Board không cho dịch đề thi ngành Thẫm mỹ qua tiếng Việt cho người ta thi" Tại sao người Việt không chịu đồng lòng nộp đơn lên xin cho thi viết bằng tiếng Việt"”
Tại sao cho thi thực hành bằng tiếng Việt mà thi viết phải thi bằng tiếng Mỹ" Tại sao State Board không chịu hiểu điều nầy: người thợ có hiểu rõ ràng cặn kẽ những điều luật lệ thì họ mới sợ, mới theo đúng luật, mới nhớ và thi đậu với chính khả năng cũa mình chớ không phải nhờ người thông dịch" Có bằng rồi làm việc không còn hồi hộp lo sợ nữa, tiếng Mỹ cũng từ từ thấm vô đầu.
Đôi khi họ bỏ tiền ra mướn người thông dịch, thi đậu là do người thông dịch Ẫđậu dùmỮ Tuy có bằng nhưng sự hiểu biết thì mù tịt, để rồi làm sai luật, rồi bị phạt, có khi bị rút bằng vỉnh viễn...
Tại sao có một số chủ trường chống đối với đề nghị cho thi đề tiếng Việt, điều mà trong những buổi họp ở Open House của State Board đã làm ngạc nhiên cã người Mỹ"
Về sau ở California có đề thi viết cho nghề Nail bằng tiếng Việt ( nghe nói là nhờ sự can thiệp của giám khảo Việt) sau đó vì sự chống đối nên Cosmetology và Esthetician vẫn thi bằng tiếng Anh khó muốn chết . Chính người Mỹ còn thi rớt dài dài, sá gì người Việt!
Tôi được biết rất nhiều người làm bài thực hành thật là giõi, đậu điễm cao mà bài thi viết thì rớt. Rớt lợt đợt, rớt nguyên năm. Qua năm sau lại phải kéo valy, lôi người mẫu, thức khuya dậy sớm lục tục đi thi. Lại đậu thực hành rớt lý thuyết. Rớt lịch bịch thêm đúng một năm nữa. Qua năm sau, phải thi lại cã hai môn thì rớt luôn cã hai môn vì bỏ lâu quá căn bản học đã rơi theo dọc đường xa lộ rồi.
Ịây là trường hợp của Hải, học trò củ của tôi. Hải học tôi không được bao lâu vì khi tôi vô dạy Hải gần ra trường. Hải chỉ dợt thi với tôi mà thôi.
Có lần Hải kể:
- Em học nghề nầy hồi còn ở bển lận. Em đóng cho chủ tiệm uốn tóc ba chỉ vàng. Cô phải biết lúc đó ba chỉ vàng là nhiều lắm đó. Vô tiệm chỉ được đứng đưa ống cuốn, quét tóc thôi. Một thời gian sau thì được gội đầu chớ ai cho rớ vô đầu tóc của khách. Học thì toàn là học lóm của mấy người thợ. Cũng may mắn có lần đó ông thợ chánh bị bịnh nghĩ mà có khách vô em nhảy ra lảnh liền. Cổ cần chải đầu cô dâu!!!. Trời đất ơi... bụng em nhãy lò cò. Em cũng ráng làm tỉnh ráng nhớ rồi vừa cuốn tóc vừa suy nghỉ, tưỡng tượng ra kiểu tóc. Chưa bao giờ em xuất mồ hôi hột, nhõ giọt trên trán lăn xuống mắt như lần đó. Cô khách liếc vô kiếng thấy mắt em long lanh tưỡng em khóc. Cổ Â coi bộ không tin tưỡng. Cổ nhắc:
- Em ơi đời chị chỉ có một lần nhe em, bửa nay đám cưới chị nghe em. Ữ làm em còn run thêm. Lần đó, em o cái đầu cô dâu đầu tiên nầy còn hơn o mèo. Rồi cũng xong. Cổ về rồi em còn ngồi lấy hơi lên cả buổi. Ai dòm vô hổng biết đầu đuôi dám nghi thằng nầy chắc xì ke hành!
Tới trưa trưa vắng khách, biết nhà của cô dâu cũng ở đằng xóm trong, em chạy vô coi. Em đứng lấp ló ngoài hàng rào, nhón gót dòm vô. Em coi cái đầu cô dâu có bị sút sổ ra hông. Trời ơi em mừng quá trời. Đầu tóc cổ còn y nguyên. Bây giờ bận thêm bộ áo dài đội khăn Hoàng Hậu cổ đẹp như tiên nga giáng thế làm em cũng khoái quá trời, hết mệt, hết sợ.


Tôi thương người thanh niên tuy còn nhỏ tuổi mà đã có tinh thần trách nhiệm, biết chụp cơ hội, có hoa tay và sức cố gắng không ngừng của Hải.
Khi dợt thi với tôi y đã tỏ rõ là người hiếu học, chăm chỉ, không tự phụ dù đã biết nghề trước khi vô trường thẩm mỹ ở đây.
Hải vượt biên qua đảo PualaBidong một mình. Không có ai gởi tiền tiếp tế, sống chịu trận nhờ giúp việc trong bếp cũng mấy năm. Ịược hội nhà thờ bão trợ qua xứ lạnh chịu không quen khí hậu đành nghe theo bạn bè kéo nhau qua Cali. Nó theo học nghề Thẩm mỹ. Ở Mỹ học nghề nầy khác hẳn học lóm như ở Việt nam. Ở đây phải học căn bản thực hành và lý thuyết có thầy cô dạy đàng hoàng thì đi thi mới có hi vọng đậu.
Không bà con thân thuộc, vừa đi học vừa đi làm. Như vậy thữ hỏi có học được gì đâu"
Nó làm bồi bàn trong nhà hàng Việt Nam là nghề tương đối dể xin và không cần Anh ngữ. Tại vì vậy mà nó không khá hơn ngày mới qua Mỹ bao nhiêu. Rồi thời gian qua.
Bấm thẻ đủ giờ đễ ra trường. Nộp đơn thi. Lần đầu đậu thực hành rớt lý thuyết. Phải lo miếng ăn, vẫn đi làm nhà hàng, nộp đơn nộp lệ phí đi thi lại. Lần thứ nhì đậu thực hành rớt lý thuyết. Tức mình, nó bỏ nguyên một năm không thèm thi.
Thí sinh mỗi lần thi là mỗi lần tốn kém. Nào là đóng lệ phí thi, mướn người mẫu thi thẩm mỹ ít nhứt là 100 đồng, mướn valy đồ nghề hết 60, tiền đậu xe, tiền bao người mẫu ăn sáng ăn trưa, tiền mướn phòng ngủ qua đêm nếu ở San Diego hay những vùng xa Los Angeles...
Sau năm đó nhà hàng ế quá hổng ai sang phải đóng cửa. Cũng may có người chủ tiệm bạn học rủ nó vô làm tóc. Nghề dạy nghề nó trở nên người thợ rất giỏi. Hải có khả năng cắt đủ kiểu tóc mới, nhuộm màu tẩy tóc v...v... mà chưa có bằng. Anh em bạn xung quanh đốc thúc, nó lại nộp đơn thi nữa. Lại phải dở bài ra coi!.
Thi làm sao mà đậu" Học thiếu căn bản. Bỏ lâu thì quên những gì dợt lúc đi thi lần đầu. Vô thi, tự nhiên run, rồi lộ ra những thói quen không đúng tiêu chuẩn căn bản thi. Rớt là cái chắc.
Lúc còn đi học vô trường bấm thẻ xong vô nhà hàng làm. Tới giờ trở vô trường bấm thẻ ra về. Sau 11 tháng cũng đủ số giờ 1600 tiếng để ra trường. Học phí chủ trường nhận đầy đủ họ đâu cần học trò có thu thập được sự hiểu biết để đi thi đâu. Hải lận đận, thi, rớt, bị phạt, thi, rớt, bỏ, thi, bị phạt, thi, rớt, thi, rớt, bỏ... kéo dài cho tới đúng 10 năm mới lấy được cái bằng. Cầm cái bằng thẩm mỹ trên tay run, ứa nước mắt. Nó làm cho cả tiệm chổ nó làm cũng cười ra nước mắt với nó.
Theo tôi thấy, State Board cần nên cấp thêm cho nó cái bằng Nhẫn Nại, cái bằng Không Bỏ Cuộc và người chủ tiệm chổ nó làm, người đã chịu đứng tim không biết bao nhiêu lần, được cấp cho cái bằng Che Chở, cái bằng Có Lòng. Và những người khách của Hải cũng được cái bằng Tin Cậy, cái bằng Xí Xóa...
Nhớ ngày Ngọc Anh tới cắt tóc, không thấy mặt Hải hỏi thăm thì người chủ tiệm nói nó bịnh nghỉ cả tuần. Sự thật là tuần trước State Board xuống xét, may phước Hải vừa bước qua tiệm kế bên ăn trưa. Xí hụt, khoỉ bị phạt nhưng cũng lo sợ không dám đi làm rồi sinh bịnh nằm nhà cả tuần. Người chủ cắt tóc xong còn chạy ra theo xe của Ngọc Anh mà hỏi:
Cô có biết ai giúp thông dịch cho Hải không làm ơn chỉ dùm cho nó.
Ịâu có biết ai. Ịể về hỏi mấy đứa nhỏ coi.
Hỏi thì mấy đứa con cháu đâu đủ sức dịch tiếng Việt.
Lần nầy trỡ lại cắt tóc nghe nói Hải vừa lấy được bằng thẩm mỹ. Mừng hết lớn! Vội vàng kêu cho tôi hay .
****
Gởi lời mừng Hải, mừng người chủ tiệm tốt bụng và cô chúc Hải cùng gia đình phát tài, dài dài...

TRƯƠNG PHÚ LÂM

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.