Hôm nay,  

Biệt Kích Quân Trại Suối Đá: Trận Núi Bà Đen, 1965

24/11/199900:00:00(Xem: 14558)
* Câu chuyện về đại úy Lực lượng Đặc biệt và những cuộc đột kích trong vùng địch:
Trong số trước, VB đã tường trình về cuộc đột kích thành công của một biệt đội thuộc Lực lượng Đặc biệt (LLĐB) Việt-Mỹ vào một căn cứ CSBV ở Tây Bắc Sài Gòn gần biên giới Việt Nam-Căm Bốt vào đêm 24 tháng 12/1966. Như đã trình bày, nhiệm vụ của biệt đội này là xâm nhập vào một khu vực có diện tích ước chừng 400 dặm vuông để tìm chiếc “hộp đen” của một phi cơ thám thính U-2 bị nổ tung ở cao độ 26 ngàn bộ. Chiếc hộp này chứa những chi tiết tối mật và các chìa khóa giải mã khả năng thám thính của phi cơ. Sau bốn ngày nỗ lực truy tìm và qua hai cuộc phục kích để bắt tù binh khai thác tin tức, cuối cùng biệt đội đã bắt được 1 CQ mới 16 tuổi và qua thẩm vấn, tù binh này khai là đã nhìn thấy chiếc hộp đen, hiện nó đang ở tại căn cứ của đơn vị cậu ta. Thế là cuộc đột kích được tiến hành và biệt đội đã tìm được chiếc hộp đen. Chiến binh có công nhất trong nhiệm vụ nói trên cuộc là đại úy Gritz, thuộc Liên đoàn 5 LLĐB Hoa Kỳ, người đã trực tiếp chỉ huy cuộc đột kích. Đây là một sĩ quan đã được đại tướng Westmoreland-tư lệnh Lực lượng Hoa Kỳ tại Việt Nam từ 1964-1968, tuyên dương là một trong những chiến binh Hoa Kỳ xuất sắc nhất trong cuộc chiến Việt Nam. Trong cuốn Bản Tường Trình Của Một Người Lính-hồi ký của cựu đại tướng Westmoreland, vị danh tướng này đã dành đến gần 7 trang để kể lại một số chiến công của đại úy Gritz, trong đó có chiến công tại Núi Bà Đen khi đại úy Ritz cùng với Biệt kích quân trại Lực lượng Đặc biệt Suối Đá đột kích chiếm một cao điểm của vùng núi Bà Đen. Sau đây là diễn tiến về trận chiến này được biên soạn dựa theo Hồi ký của đại tướng Westmoreland-nhà xuất bản Thế Giới, bộ Quân sử do Phòng 5 bộ Tổng tham mưu QL.VNCH biên soạn và một số bài viết trong tạp chí KBC.

* Núi Bà Đen và trận đột kích của Biệt kích quân LLĐB trại Suối Đá:
Đại úy Gritz đến Việt Nam vào đầu năm 1965, vị sĩ quan này được cử làm cố vấn cho một trại Lực lượng Đặc biệt đóng tại một ngôi làng có tên Suối Đá gần núi Bà Đen. Ngọn núi đứng sừng sững giữa trời, trên một vùng đất cát bằng phẳng vươn lên hơn một ngàn mét, gần thị xã Tây Ninh. Sườn núi chằng chịt những hang động với những tảng đá cao gần 100 mét, với hai đỉnh: một cao, một thấp. Rải rác mới có những cây to cố bám vào những khoảnh đất khô cằn. Toàn bộ ngọn núi trông rất ảm đạm, đại úy Bo Gitz nói như thể là Thượng đế đã làm một đụn cát giữa vùng nhựa đen rồi làm nổi phòng lên hàng ngàn lần. Đối với dân làng Suối Đá, Bà Đen là ngọn núi mang nhiều huyền bí.
Suốt trong thời kỳ thế chiến thứ hai (1939-1945), lực lượng Cao Đài đã dùng nơi này để làm căn cứ đánh lại quân Nhật, tiếp đến khi Pháp trở lại VN (giai đoạn 1946-1954), Việt Minh (tên gọi của CSVN thời kỳ này) đã dùng nơi này làm sào huyệt để đánh với lực lượng Liên Hiệp Pháp. Vào năm 1960, lực lượng CQ thuộc tỉnh đội Tây Ninh đã chiếm khu vực núi Bà Đen. Trong suốt 4 năm đầu của thập niên 1960, bộ Tư lệnh Vùng 3 chiến thuật đã điều động lực lượng Biệt động quân thống thuộc và các đơn vị Nhảy Dù VNCH tăng phái tổ chức nhiều cuộc hành quân để đánh bật lực lượng Cộng quân tại khu vực này, nhưng do địa thế quá hiểm trở, bất lợi cho thế công nên các đơn vị hành quân đã bị tổn thất khi tiến chiếm mục tiêu.
Trong thời gian đại úy Gritz làm cố vấn trại LLDB Suối Đá, các toán Biệt kích quân thuộc trại thường hoạt động trên con đường chạy quanh ngọn núi, chứ không đến gần chân núi. Theo nhận xét của vị cố vấn này thì ngay cả người chỉ huy trại có biệt danh là Hải Mười Hai, người được ông xem là can đảm nhất mà ông chưa từng thấy trong đời cũng nhìn núi Bà Đen mà lắc đầu ngao ngán.
Về hệ thống giao thông tại khu vực núi Bà Đen, theo tài liệu của đại tướng Westmoreland thì vào cuối năm 1964, viên chỉ huy lực lượng CQ tại Bà Đen tên là Mừng (mang cấp thiếu tá từ thời kỳ Việt Minh) đã để yên, không tung quân quấy phá khi lực lượng Hoa Kỳ sử dụng xe ủi đất theo bờ núi làm theo một con đường lên lập trạm truyền tin và đài ra-đa dùng cho cả Lục quân và Không quân. Theo giải thích của một số cựu sĩ quan QL.VNCH từng hoạt động tại chiến trường Tây Ninh thì sở dĩ CQ để yên cho Hoa Kỳ làm đường vì địch cũng muốn sử dụng con đường này để dễ vận chuyển đồ tiếp tế lên núi.


Sau khi đã xây dựng xong con đường và trạm, đài nói trên, lực lượng Hoa Kỳ hoạt động tại đây đã đặt thêm một số đèn pha để rọi đến các đồn điền cao su gần đó. Vào lúc này, các Phật tử có thể đến chiêm bái tại ngôi chùa nhỏ nằm lưng chừng núi, có các nhà sư trú ngụ.
Về tình hình an ninh, theo ghi nhận của đại tướng Westmoreland, thì đại úy Gritz lấy làm hài lòng với kết quả bình định, vị sĩ quan này tin rằng ông ta có thể lợi dụng kết quả đó để làm một cái gì với núi Bà Đen, nhất là các khu vực CQ chiếm đóng trên núi. Nếu như đơn vị do đại úy Gritz làm cố vấn có thể giữ an ninh trọn ngọn núi thì một thành phần người Chàm sẽ chịu lên đó lập làng sinh sống với nghề khắc gỗ.
Theo phân tích của đại úy Gritz thì nếu sử dụng trạm truyền tin để làm đài quan sát thì quá cao, đỉnh núi thường bị mây che phủ, đèn pha cũng bị mây án, chỉ có vị trí tốt nhất để làm đài quan sát là đỉnh thấp hơn có tên là Mũi Câu, chỉ cao khoảng 500 mét, rất tiện theo dõi khu vực thị xã Tây Ninh và vùng chiến khu C của CQ ở phía Đông tỉnh này. Sau khi thảo luận riêng với sĩ quan LLĐB chỉ huy trại là anh Hải Mười Hai, đại úy Gritz tiến hành kế hoạch. Không báo trước cho quân sĩ biết sẽ làm gì, hai vị sĩ quan này dẫn 25 Biệt kích quân đến chân núi Bà Đen khi trời tối.
Đến đó, trại trưởng Hải Mười Hai trình bày cho binh sĩ biết về kế hoạch tấn công. Sáng hôm sau, hai trực thăng chở biệt đội lên bên kia lưng chừng núi. Suốt ngày dưới ánh nắng chói chang của núi đá, cả đội mệt lã người, níu nhau cố vượt vượt núi. Hết nước trên núi đá thật là một thảm họa. Một số anh em bày tỏ sự lo ngại với trại trưởng và đại úy Gritz về tình hình nguy kịch khi chuyện hết nước uống xảy ra. Đại úy Gritz nói khích với cả đội rằng chỉ có một con đường duy nhất thoát nạn được là phải tiến đến Mũi Câu. Nhưng chính vị sĩ quan này cũng nhận thấy rằng không có nước uống thì khó mà lên đến nơi. Vậy là đại úy Gritz lâm râm khẩn cầu. Leo lên một đoạn nữa, cả đội reo lên vì gặp được con suối. Con suối rất nhỏ, nước tuôn từ khe đá chảy xuống. Qua trưa hôm sau, khi tổ tiền sát đến gần đỉnh thì cả đội xung phong. Lúc đó, Cộng quân đang có mặt trên đỉnh núi nhưng biệt đội của trại trưởng Hải Mười Hai tấn công từ sau lưng địch. Với lối đánh tốc chiến, biệt đội đã làm chủ trận địa, đánh bật thành phần tiền tiêu của địch ra khỏi đỉnh núi và sau đó đã khai triển đội hình chiếm các vị trí trọng yếu quanh đỉnh này.
Trong 10 ngày kế tiếp, biệt đội tiếp tục chiếm giữ đỉnh Mũi Câu. Sau cùng vị trung tá cố vấn trưởng Tỉnh/ Tiểu khu Tây Ninh yêu cầu đại úy Gritz nên rút biệt đội xuống, vì thiếu trực thăng nên không thể duy trì hoạt động lâu tại Mũi Câu được. Vị cố vấn Hoa Kỳ cạnh bộ chỉ huy Tiểu khu Tây Ninh nói với đại úy Gritz: “Như vậy anh chứng tỏ khả năng anh làm được, tốt lắm, bây giờ thì xuống đi là vừa”. Vài ngày sau, viên chỉ huy CQ khu vực núi Bà Đen cho rải truyền đơn nói rằng khu vực núi Bà Đen là chiến địa, không ai được phép lên chùa để hành hương nữa.
Một phái đoàn Phật tử đến gặp đại úy Gritz và biệt đội trưởng Hải Mười Hai để yêu cầu lực lượng Việt-Mỹ bảo vệ ngôi chùa. Hai vị chỉ huy này nhận lời. Đại úy Gritz nghĩ rằng biệt đội có thể bảo vệ ngôi chùa dễ dàng nhưng đoạn đường từ dưới chân lên đến chùa gồm 99 khúc ngắn sẽ rất nguy hiểm vì CQ thường hay phục kích. Muốn bảo vệ đoạn đường phải tốn rất nhiều quân và vật lực, nếu không khó bảo đảm được sự an ninh. Cuối cùng đại úy Gritz bàn với biệt đội trưởng Hải Mười Hai nên triệt thoái khỏi núi.
Đại úy Gritz và biệt đội Việt-Mỹ trại Suối Đá đã phá vỡ cái huyền thoại núi Bà Đen bất khả xâm phạm nhưng kết quả của nỗ lực này đã không duy trì được lâu vì cả biệt đội phải rút về. Theo lời đại tướng Westmoreland, thì đã nhiều lần ông mời đại úy Gritz đến để ông tìm hiểu tình hình ở núi Bà Đen, sau đó ông đã cử vị sĩ quan này lên Tây Ninh giải thích cho tư lệnh các đại đơn vị Hoa Kỳ đang hoạt động tại tỉnh này biết lý do tại sao ông không chủ trương dồn lực lượng để tấn công triệt hạ toàn bộ CQ tại Núi Bà Đen. Đại tướng Westmoreland nhận xét rằng địa thế ở sườn núi này rất hiểm trở, nếu có chiếm được chăng đi nữa, việc duy trì an ninh khắp khu vực này sẽ vô cùng tốn kém.

Kỳ sau: Trận chiến của Liên đoàn 5 LLĐB tại Vùng 3 và Vùng 1 chiến thuật.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.