Hôm nay,  

Những Dòng Sông Chia Rẽ

21/10/199900:00:00(Xem: 5949)
California đã bước vào mùa thu đất trời, nhưng chiều nay khí hậu còn nóng bỏng trên 90 độ F. Sau trọn buổi sáng phục vụ tôn giáo trong Nhà Thờ, tôi hoan hỉ lái xe đi dự một chương trình văn nghệ. Đó là “ĐÊM NGÀN KHƠI” do Ban Hợp Xướng Ngàn Khơi tổ chức nhân dịp kỷ niệm thập niên thành lập (1989-99).
Trong quá khứ, tôi đã đến với Ngàn Khơi một số buổi trình diễn, và thường tôi đã ghi lại vài trang phóng sự về những đóng góp quí báu của các bạn vào sinh hoạt văn hóa Dân Tộc chúng ta.
Khoảng trên một ngàn đồng hương đã kéo về hí viện La Mirada của thành phố nhỏ cùng danh xưng, ở phía bắc quận Cam. Đúng 4 giờ 30 chiều, đôi MC Phạm Long và Ngọc Hà (phu nhân NS Lê Văn Khoa) mở màn “Đêm Ngàn Khơi” một cách tượng trưng, vì sân khấu không có màn nhung!
Trước mặt thính giả là dàn nhạc giao hưởng với 36 nhạc sĩ trong số đó có hai violin I là Nguyễn Thi và Nguyễn Khánh Hồng, một cello là Cao Thanh Tùng, và một tay trống là Lê Kim. Rồi các ca viên gồm 36 kiều nữ trong áo dài xanh lơ tha thướt cùng với 16 nam thanh trong y phục tây phương đen tuyền trang trọng tiến lên bục gỗ.
Lê Văn Khoa đầy phấn khởi xuất hiện trong bộ áo đen “đuôi dài” để khai mạc chương trình hòa tấu hợp xướng rất đặc biệt chiều nay, với hai quốc thiều của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa do ông soạn hòa âm và điều khiển ban nhạc. Chắc vì sự tế nhị của hoàn cảnh chính trị, người ta không thấy bóng dáng hai lá cờ “tung bay” trên bục gỗ. Và cũng không có một phút mặc niệm các chiến sĩ quân đội VNCH đã vị quốc vong thân...
Tiếp theo là nhạc trưởng Trần Chúc, với tất cả sự điêu luyện của nghệ thuật hợp ca, đã cống hiến chúng tôi thêm một lần nữa trường ca “Con Đường Cái Quan” rất quen thuộc của Phạm Duy.
Có lẽ vì là đêm kỷ niệm, ban tổ chức đã đưa ra một chương trình rất đồ sộ với ba phần, kéo dài hơn 3 tiếng. Tuy nhiên nội dung không có một chủ đề, mà nó là sự tổng hợp của nhiều thứ tình cảm con người, từ tình yêu Quê Hương, tình yêu nam nữ, đến tình mẹ Việt Nam, được diễn tả qua hợp ca, tứ ca, đơn ca với Kim Tước, Mai Hương, Quỳnh Giao, Bích Liên, Nga Mi, Leah Northcott (thiếu nữ Mỹ 20 tuổi cố gắng hát tiếng Việt), Lê Hồng Quang, Nguyễn Thành Vân, Trần Thái Hòa, Anh Dũng, và ngâm thơ do Trần Lãng Minh. Tất cả các nghệ sĩ đều được vỗ tay tán dương nhiệt liệt vì tài nghệ thiên phú độc đáo của họ.

Ban hợp xướng ngàn khơi hát thật tuyệt hảo, sau sự dày công tập tành, nhưng phần đệm dặt dìu, êm dịu, của dàn nhạc đại hòa tấu khiến chúng tôi, dù đã để tâm chú ý lắng nghe, cũng không “bắt” được một lời nào của tác phẩm “Ải Chi Lăng”.
Phần hợp ca cuối chương trình gồm năm ca khúc trong trường ca “Mẹ Việt Nam” của Phạm Duy đã gây nên bao cảm xúc bồi hồi trong trái tim tôi. Những tác phẩm bất hủ này tôi đã được nghe, hay đã hát cho chính mình nghe, từ đầu thập niên 60 trước khi Việt Nam thân yêu chúng ta bị lâm vào cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn.
Sông ơi, ai nỡ lòng đem chia phôi, ngăn Bắc Nam đến chừng nào" Cầu sông Mẹ đem cho chúng con thái an luôn. Nước đi là nước không về, chia đôi dòng nước, chia lìa dòng sông! Chia đôi bên bờ bến lạnh lùng, cho Ngưu Lang và Chúc Nữ ngại ngùng. Chia đôi dòng sông Thương, nước bên đục bên trong, nước ân tình đổi thành ra nước căm hờn. Chia sông Giang phân tranh mộng đồ vương. Chia con sông buồn thương. Nước yên vui từ nguồn, bỗng gây nên điều buồn, dòng lệ tuôn thành sông không có linh hồn. Chia anh em vì quên tiếng gia đình. Chia tay chân và cắt đứt ngang mình, chia thân hình yêu đương, cắt da thịt chia xương, trái tim buồn còn hằn in vết thương lòng.
Sông tang thương trôi nghiêng nhịp cầu sương! Cho thê lương điếm cỏ Hiền Lương. Nước sông trôi bềnh bồng thiếu bao nhiêu mặn nồng, vì dòng sông chia rẽ đôi đường. Lũ con lạc lối đường xa, có con nào nhớ Mẹ ta thì về.
Tôi uống vào hồn mình từng lời đau thương của “Những Dòng Sông Chia Rẽ”. Chiều nay tôi ngồi đây, trong hí viện sang trọng của xứ người, tôi nghĩ về Mẹ Việt Nam mến thương bên kia bờ Thái Bình Dương, nơi đó những dòng sông vẫn còn chia rẽ, tình anh em vẫn còn bị chia cắt...
Tôi thấy mình cùng với những người đồng hương hiện diện chung quanh như “lũ con lạc lối đường xa”, rồi tôi nghe lời mời: “Có con nào nhớ Mẹ ta thì về”. Vâng, tôi vô vàn nhớ Mẹ Việt Nam, tôi đã về thăm Mẹ hai lần vào năm 1997 và 1998, và tôi sẽ lại về với Mẹ yêu, mỗi ngày, trong trái tim mình.

* NGUYỄN SÔNG NÚI
(Tu Viện Majella, Baldwin Park, CA, 10-17-99)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.