Hôm nay,  

5 Tướng, Sĩ Quan Cao Cấp Mỹ Nói Gì Về Tình Hình Iraq?

20/10/200300:00:00(Xem: 4889)
Tình hình Iraq mỗi lúc mỗi thêm rắc rối, mặc dù TT Bush cũng như PTT Dick Cheney có những cái nhìn lạc quan về việc chiếm đóng để ổn định và dân chủ hóa Iraq, dư luận Hoa Kỳ vẫn có nhiều thắc mắc đối với tình hình Iraq, nhứt là sau vụ TT Bush chỉ định Bà Condoleezza Rice, cố vấn an ninh của ông làm trưởng Nhóm Ổn Định (Stabilisation Group) mà ông Donald Rumsfeld, người như phụ trách toàn bộ vấn đề Iraq, không hay biết gì cả, gây ra mâu thuẩn trong nội bộ chính phủ. Mặt khác các tin tức mới nhứt từ Iraq cho biết rằng một nhóm tôn giáo vừa mới thành lập một "chính phủ", khác với Hội Đồng Chính phủ của ông Chalabi và 25 nhân vật Iraq khác. Các giới quan sát cho rằng càng ngày tình hình Iraq càng giống tình hình Việt Nam trước đây với việc thành lập Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam. Chính phủ Hoa Kỳ sẽ đối phó với "chính phủ"mới nầy như thế nào, đó là thêm một câu hỏi mới cho TT Bush vậy.
Chúng ta cần phải ở lại...
Tướng lục quân hồi hưu Montgomery C. Meigs viết rằng TT Bush đặt người Mỹ trước một công cuộc khó khăn: khuyến khích một xứ Iraq dân chủ và làm cho nó trở thành "một thành phố sáng lạn trên ngọn đồi" giữa trung tâm của thế giới Hồi giáo. Nếu Mỹ vội vã ra đi thì sẽ tạo ra một lổ trống nung nấu sự thù hận giữa người Sunni và Shiite. Một xứ Iraq như vậy có thể là một mối hăm dọa trên phương diện chiến lược giống như Saddam Hussein. Ông nói người Mỹ phải đối phó với vấn đề và sẽ phải ở lại Iraq lâu dài. Theo tướng Meigs thì trách nhiệm ở Iraq, Mỹ không thể giao cho bất cứ một quốc gia hay nhóm quốc gia nào khác. Các sự cố gắng vừa rồi của chính phủ kêu gọi sự tham gia lực lượng của các quốc gia khác nhắc cho ông nhớ tới các cuộc vận động của cố TT Lyndon Johnson trước đây. Các cuộc vận động đó không có nhiều kết quả, và ở Iraq cũng vậy, nên theo ý tướng Meigs thì Iraq là một công việc thuộc nhiệm vụ của Hoa Kỳ trước hết.
Tướng Meigs cho rằng LHQ đã ở lại khá lâu ở Bosnia. Giống như Iraq, Bosnia là một nơi có nhiều sự dị biệt về tôn giáo và sắc tộc. LHQ phải ở lại đó trong 8 năm, Bosnia mới có được sự ổn định như ngày nay. Kinh nghiệm ở Bosnia vì vậy cho thấy rằng Hoa Kỳ cần phải có thì giờ ở Iraq để làm cho các phe phái khác nhau thỏa hiệp được với nhau như ở Bosnia. Ông nêu lên nhiều ví dụ cụ thể ở Bosnia trong đó vì sống lâu ngày bên nhau, các người thuộc khác sắc tộc và tôn giáo dần dần quen thuộc với nhau và không còn chống báng nhau. Ông cũng nói rằng hồi tháng 8 năm 1999, các cơ quan tình báo của các nhóm sắc tộc khác nhau đã cùng nhau hợp tác để bắt giữ những kẻ âm mưu ám sát các nhà lãnh đạo thế giới họp nhau tại Sarajevo.
Tướng Meigs cho rằng báo chí phần nào chỉ nói tới những vụ bạo động và thiệt hại, nhưng ít nói tới những sự tiến bộ đã thực hiện được ở Iraq. Chỉ ở Iraq trong ít ngày làm sao thấy được các thay đổi, nhưng trở lại Iraq một năm sau, người ta sẽ thấy ngay những sự tiến bộ đã thực hiện được. Nhưng ông cũng nhìn nhận rằng sự kiên nhẫn cũng khó mà duy trì vì các phần tử Baath quá khích và Hồi giáo từ các quốc gia khác tới, tiếp tục tấn công và chém giết binh sĩ và thường dân Mỹ...Nhưng các tin tức tình báo được cải thiện và quân sĩ của chúng ta biết thích hợp với tình thế nên có những chiến thuật mới có thể loại dần các nhà lãnh đạo phiến loạn ra khỏi cuộc chiến đấu...
Tuy nhiên theo tướng Meigs thì cái giá phải trả cho việc ổn định tình hình Iraq khá đắt. Đó là mộ sự thử thách lớn đối với nước Mỹ, Theo ông thì quân số sẽ duy trì ở Iraq có thể giảm xuống còn 80,000 hay 46,000 người. Tới mùa Xuân tới, có thể không cần duy trì quân số hiện nay nữa...Trong phần chót của bài viết, tướng Meigs cho rằng chính phủ không biết chuẩn bị dư luận về vấn đề duy trì hòa bình ở Iraq, nhưng Hoa Kỳ không thể ra đi trước khi có được một Iraq ổn định thật sự..Lực lượng của Mỹ và các đồng minh của Mỹ có thể thắng lợi nhưng phải có một sự ủng hộ rộng rãi của chính quyền và của dư luận.
Con đường thứ ba: ấn định một thời hạn rồi ra đi...
Đại tá lục quân hồi hưu Andrew J. Bacevich, hiện là giáo sư về bang giao quốc tế ở Viện Đại Học Boston cho rằng không nên so sánh tình hình Iraq với Việt Nam trước đây. Iraq không phải là Việt Nam. So sánh hai nơi đó với nhau có thể làm bối rối cho chính phủ Bush, nhưng không phải là hữu ích trên phương diện phân tích tình hình chính trị. Ông nói:"Vì thế hảy quên Việt Nam đi. Trái lại nên nghe những gì những nhà lãnh đạo quân sự không hề dính líu gì tới trận giặc đó (tức là chiến tranh Việt Nam) nói. Tướng John Abizaid, vị tư lệnh tại chổ đã thẳng thắng nói rằng tình hình ở Iraq là "một kiểu chiến tranh du kích cổ điển". Trung tướng Ricardo Sanchez, tư lịnh các lực lượng hiện đang chiến đấu chống lại cuộc chiến đó nói với chúng tôi rằng sự kháng cự mỗi lúc mỗi tăng gia và kẻ địch dần dần trở nên thành thạo hơn.
Ông hỏi: "Nhận định như thế thì phải làm gì"" Và ông nói tiếp:"Du kích chiến thường có xu hướng kéo dài và chắc chắn rằng chiến tranh nầy cũng vậy...Chiến tranh du kích làm tiêu hao các tài nguyên một cách nhanh chóng. Hơn thế nửa, nó không thích hợp với quân sĩ muốn hoàn thành nhanh công việc rồi trở về nhà, và dân chúng Mỹ thì thiếu kiên nhẫn".
Theo ý ông thì cho tới nay cuộc tranh cải về chính sách đã tỏ ra vô bổ. Chính phủ Bush thì cho rằng Hoa kỳ phải trả bất cứ giá nào và chịu bất cứ gánh nặng nào vì sự tự do của Iraq. Những người chỉ trích thì cho rằng vì Iraq không có bất cứ loại võ khí giết người hàng loạt nào nên kêu gọi TT Bush phải nhìn nhận sự sai lầm của mình và xin lỗi. Ông Bacevich cho rằng cả hai lập luận đó đều không đứng vững trước một sự phân tích tường tận. Việc phải trả bất cứ giá nào không thế nào thực hiện được cả về phương diện quân sự lẫn chính trị, nhưng rút lui bỏ chạy cũng không phải là phục vụ quyền lợi của Mỹ quốc hay Iraq. Muốn hạ nhục hay làm giảm giá trị của cường quốc duy nhứt trên thế giới, sẽ không cải thiện viễn ảnh chiến thắng trong việc chiến đấu chống nạn khủng bố hay xây dựng hòa bình thế giới.
Ông viết:" Giữa việc trả bất cứ giá nào và việc rút lui bỏ chạy, có một con đường thứ ba. Nó cũng có những hiểm nguy của nó, nhưng còn khá hơn hai giải pháp kia.
Giải pháp thứ ba đó gòm những việc như sau: thứ nhứt là hạ bớt các mong ước về những gì quân đội có thể làm được xuống. Tại Baghdad, cố gắng thiết lập cho được một chế độ ổn định chấp nhận các luật lệ quốc tế. Thứ hai là làm nhẹ bớt gánh nặng của quân sĩ và người dân phải trả thuế. Nói tóm lại là quốc tế hóa việc chiếm đóng bằng cách nhường bớt quyền hành cho LHQ để đổi lấy tiền và quân sĩ...Thứ ba là ấn định một thời hạn để rút lui và cố gắng giữ đúng thời hạn đó".
Cựu đại tá Bacevich cho rằng Iraq không phải là chiến trường quan trọng nhứt trong cuộc chiến đấu chống quân khủng bố như TT Bush nói. Ông cho rằng những lợi ích về cuộc hành binh "Iraqi Freedom" không được bao nhiêu nên Hoa Kỳ phải xem xét lại bộ máy bảo vệ an ninh của mình trong việc chiến đấu chống quân khủng bố nguy hiểm hơn Saddam Hussein.
Chỉ cần có một quốc gia Iraq tốt vừa phải ...
Cựu đại tá Không quân John Warden, người đã từng tham chiến ở Việt Nam cũng như cuộc chiến tranh với Iraq năm 1991, nói rằng chiến lược là nhìn về phía trước chứ không phải quá khứ. Không cần phải nghĩ rằng Iraq có võ khí giết người hàng loạt hay ủûng hộ tổ chức al Qaeda hay không mà phải nghĩ rằng Hoa Kỳ hiện có mặt tại Iraq và có trách nhiệm về xứ nầy. Các quyền lợi của Hoa Kỳ khá rõ ràng: giúp Iraq trở thành một quốc gia dân chủ theo thị trường tự do trong cộng đồng thế giới và giữ cho Iraq tránh khỏi ảnh hưởng của thế giới Hồi giáo quá khích ở Trung Dông.

Cựu đại tá John Warden cho rằng có người nghĩ rằng Hoa Kỳ có thể thực hiện mục tiêu của mình với một cái giá vừa phải và như vậy thì phải nhớ kỹ hai nguyên tắc chiến lược. Thứ nhứt là chúng ta muốn có một quốc gia tốt vừa phải chứ không phải một quốc gia hoàn hảo. Thứ hai là nếu chúng ta thực hiện mục tiêu lâu chừng nào thì khả năng thành công càng ít chừng nấy và cái giá phải trả càng cao hơn . Mục tiêu của chúng ta phải là giảm quân số chúng ta xuống tới mức tượng trưng vào cuối năm tới, nghĩa là trong vòng 15 tháng nữa, và trong thời gian đó phải trao trách nhiệm cai trị cho một chính phủ Iraq. Ông cho biết ông vừa đi Iraq về và nói rằng Hoa Kỳ đã thực hiện ở đó một công trình hết sức tốt đẹp; Iraq sẽ có một tương lai sáng lạn nếu chúng ta đũ thông minh để làm những gì chúng ta đang làm và thực hiện một số điều chỉnh trong chiến lược của chúng ta. Theo quan điểm chiến lược thì chúng ta cần làm những việc sau đây để có thể rời Iraq vào năm tới.
a) một nền an ninh thích hợp vừa phải. Mặc dầu các báo cáo cho biết có nhiều vụ lộn xộn, an ninh cũng khá tốt để cho phép các ký giả, du khách và những người đầu tư ngoại quốc đi lại tương đối an ninh, hơn là ở Liban, Colombia hay Do Thái
b) các cơ quan căn bản (điện nước) đã hoạt động đũ để phục vụ cho người Iraq theo tiêu chuẩn của Iraq chứ không phải theo tiêu chuẩn của người Mỹ. Vào cuối tháng 9 thì các cơ quan đó đã lấy lại cái mức của trước chiến tranh và tại nhiều nơi đã vượt qua cái mức đó.
c) Hội đồng Chính phủ Iraq đã đưa ra những chính sách đầu tư một cách hết sức rộng rải cho ngoại quốc trong thế giới Á rập.
d) chưa có kế hoạch để đạt tới một chính phủ vào cuối năm 2004, nhưng phải đạt tới đó.
e) một đạo quân Iraq đủ mạnh để phòng thủ đối với bên ngoài và bên trong.
Theo ông Warden thì Iraq cần có một chính phủ theo một hình thức nào đó trước khi Hoa Kỳ chấm dứt việc chiếm đóng, nhưng không nên nghĩ tới việc có một chính phủ theo kiểu mẩu Hoa Kỳ vì đó là một việc không thực tế. Tuy nhiên theo ý ông thì chính phủ đó phải có thể tự bảo vệ mình đối nội cũng như đối ngoại. Vì thế phải tái lập lại quân đội Iraq đã bị giải tán sau khi Hoa Kỳ tiến đánh Iraq... Ông Warden cho biết rằng trước khi ông qua Iraq lần cuối cùng mới đây, ông lo ngại rằng Hoa Kỳ không thể thực hiện được một việc gì đáng giá ở Iraq, nhưng sau chuyến đi vừa rồi ông nghĩ rằng tình hình đầy hứa hẹn và Hoa Kỳ có thể giúp một quốc gia khác trở thành một nước bạn và đồng thời ngăn ngừa bọn quá khích sử dụng nó. Rồi ông kết luận: "Chúng ta có thể có được một xứ Iraq tốt vừa phải vào cuối năm tới và lúc bấy giờ chúng ta có thể rút gần hết quân số về và từ bỏ sự kiểm soát chính trị. Một sự rút bỏ vì sợ hải hay chuyển giao cho LHQ có thể là sai lầm và bỏ lở một cơ hội tốt. Cái giá và thời gian cần thiết để thắng lợi không quá đắt - chúng ta chỉ cần tiến nhanh lên và chấp nhận những giải pháp không hoàn thiện, nhưng vừa đũ tốt.
Nhiệm vụ cấp bách nhứt là....
Cựu Trung tướng Thủy Quân Lục Chiến Joseph Hoar và cựu đại tá Không quân Richard Klass, hiện là cố vấn độc lập về an ninh quốc gia, cho rằng trong bài diễn văn đọc tại LHQ hôm tháng rồi, TT Bush có nói rằng hiện nay Iraq tốt đẹp hơn và thế giới an lành hơn khi Saddam Hussein đã bị loại. Theo hai ông Hoar và Klass thì TT Bush, theo Hiến pháp, không có phận sự biến Iraq thành một quốc gia tốt đẹp. Theo Hiến pháp, ông có phận sự phòng thủ và bảo vệ Hoa Kỳ. Vì thế dù kết quả ở Iraq có ra sao chăng nữa thì với việc chính quyền khai chiến ở Iraq và nay phải đối phó với các hậu quả của nó, người ta có thể nêu lên câu hỏi: bây giờ người Mỹ có được an ninh hơn không" Theo hai ông Hoar và Klass thì sự trả lời là không.
Lập luận cho rằng Hoa Kỳ được an ninh hơn dựa trên hai tiền đề: thứ nhứt Iraq là một sự hăm dọa đối với Hoa Kỳ, thứ hai là chiến tranh nầy không tăng gia hay tạo ra những sự hăm dọa khác. Theo hai ông Hoar và Klass thì cả hai tiền đề đó đều không đúng. Và hai ông lập luận: chính phủ Bush chủ trương tiến đánh Iraq vì cho rằng Iraq có những võ khí giết người hàng loạt hay võ khí nguyên tữ và những sự liên hệ giữa Iraq và al Qeada. Cả hai nhận định đó của chính phủ đều không đúng, và hai ông cho rằng chiến tranh với Iraq làm cho Hoa Kỳ ít an ninh hơn. Có 6 lý do để nói như vậy:
a) Quân đội Hoa Kỳ, nhứt là lục quân, ở trong một trạng thái bị trải ra quá rộng làm cho nó khó thể đối phó được với một cuộc khủng hoảng khác, ví dụ như với Bắc Hàn hay ở một nơi nào khác. Tình trạng nầy sẽ kéo dài trong nhiều năm.
b) Chiến tranh Iraq làm cho Hoa Kỳ phải chia bớt các tài nguyên dùng để đối phó với nạn khủng bố, sự hăm dọa lớn nhứt đối với nền an ninh của Mỹ. Vì các cơ quan tình báo, quân sự và tài nguyên kinh tế tập trung để được sử dụng ở Iraq, quân Taliban đã tăng cường trở lại và thách thức chính phủ Kazai. Việc phân tán tài nguyên của Mỹ cũng làm cho bin Laden có dịp tổ chức lại.
c) Việc sử dụng ngân sách quốc gia quá nhiều cho Iraq không đáp ứng được các nhu cầu của nền an ninh trong nước (homeland security). Số tiền 87 tỷ yêu cầu cho Iraq là số tiền mà nhiều người đòi hỏi cho việc tăng cường các biện pháp an ninh trong nước: an ninh tại các hải cảng và phi cảng, việc huấn luyện và trang bị cho nhân viên của cơ quan bảo vệ an ninh trong nước trong vòng 5 năm tới..
d) Nếu Saddam Hussein có vài võ khí giết người hàng loạt thì hiện nay nó cũng không phải là sự hăm dọa cho khu vực nầy của thế giới.
e) Chúng ta đã thiết lập một quốc gia không mấy đắc lực. Ngay hiện nay họ không thể kiểm soát biên giới của họ được.
f) Sau rốt, chủ trương đơn độc của chúng ta làm mất lòng các đồng minh của chúng ta và LHQ. Hoa Kỳ không thể đánh bại quân khủng bố hay chấm dứt chiến tranh ở Iraq một cách thắng lợi mà không có họ.
Tuy nhiên theo ý hai ông Hoar và Klass thì Hoa Kỳ không thể bỏ chạy. Trái lại phải giải quyết việc đã gây ra chiến tranh ở Iraq. Theo hai ông thì công việc khẩn cấp nhứt là làm nhẹ bớt gánh nặng của quân đội, quân sĩ và gia đình họ. Có thể họ là những người duy nhứt đã hy sinh cho cuộc chiến nầyï. Quân đội mới của Iraq có thể giúp đở phần nào nhưng nếu Hoa Kỳ không thể có những thỏa hiệp chính trị để cho LHQ tham gia việc tái tiết ở Iraq thì không làm sao tránh khỏi việc kêu thêm quân trừ bị và Vệ Binh Quốc Gia (National Guard). Việc thứ hai cũng cần kíp là kiểm điểm lại vấn đề võ khí giết người hàng loạt ở Iraq. Nếu Iraq có những võ khí đó thật thì từ đâu mà có"
Công việc ở Iraq là chuyễn giao việc quyết định ở cấp địa phương cũng như trung ương lại cho người Iraq, giảm thiểu sự hiện diện của quân sĩ Hoa Kỳ. Khẩn cấp đem lại cho Iraq một sự viện trợ để tái thiết và các dự án xây dựng hạ tầng cơ sở nên chia cho các công ty hay quốc gia không phải là Hoa Kỳ tham dự.
Và hai ông Hoar và Klass kết luận rằng Hoa Kỳ không nên xem Iraq như là mặt trận chính và cũng không nên để cho con cháu chúng ta phải trả cái giá của cuộc chiến ngày nay.
Thêm một vài ý kiến....
Xem như trên, ngay ý kiến của các quân nhân Hoa Kỳ cũng rất là khác nhau về việc giải quyết vấn đề chiến tranh Iraq hiện nay. Chúng tôi cũng đã từng bày tỏ ý kiến của chúng tôi đối với việc giải quyết các khó khăn của Hoa Kỳ hiện nay ở Iraq như thế nào.
Gần đây qua những đề nghị mới nhứt của chính phủ Mỹ với LHQ hôm thứ ba rồi, người ta thấy đã có một sự thay đổi quan trọng trong chủ trương của Hoa Kỳ đối với vấn đề chiến tranh ở Iraq. Nhưng theo dư luận chung thì các đề nghị mới đó chưa thỏa mãn các yêu cầu của các cường quốc để có thể cùng với Hoa Kỳ chung sức giải quyết vấn đề Iraq. Trong khi chờ đợi, gánh nặng vẫn ở trên vai của chính phủ Hoa Kỳ và chúng tôi cũng đồng ý với hai ông Hoar và Klass rằng chính phủ Bush không nên bắt các thế hệ con cháu của mình phải trả cái giá của cuộc chiến ở Iraq hiện nay.
Hồ văn Đồng

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.