Hôm nay,  

Tội Phạm Biến Mất

06/11/200600:00:00(Xem: 3395)

HƠN 4000 TỘI PHẠM BIẾN MẤT SAU KHI TẠI NGOẠI

ÚC ĐẠI LỢI: Mỗi năm có hơn 4000 tội phạm biến mất trong khi được cho tại ngoại - gồm các tội rất nghiêm trọng như hãm hiếp, cướp và buôn ma túy- nhưng cảnh sát từ chối cho biết họ là ai. Một cuộc điều tra của tờ Daily Telegraph tiết lộ tỷ lệ trốn mất trong khi tại ngoại thì rất cao và cảnh sát không có đủ nguồn lực để theo đuổi những người đang chạy trốn này. Và công chúng không được cho biết tên tuổi của những người này - bởi vì cảnh sát nói rằng họ quan tâm đến sự riêng tư của những kẻ tội phạm này.
Theo cách làm việc hiện nay, những cá nhân này thường bị đưa ra xét xử chỉ khi họ bị bắt vì một tội khác, như vi phạm luật lệ giao thông. Các số liệu của Sở Thống kê Tội phạm NSW cho thấy trong năm ngoái có 10,104 người phớt lờ lệnh xuất hiện ở tòa án. Trong số này có 4261 người được tại ngoại trong thời gian đó, có nghĩa rằng họ sẵn lòng để bị mất tiền cọc hoặc vật bảo đảm để tránh xuất hiện ở tòa.
Các con số thống kê cho thấy một trong ba người trong số 1212 người được phép tại ngoại về tội trộm trong năm ngoái đã “biến mất”. Trong các trường hợp nghiêm trọng hơn, sáu người bị buộc tội tấn công tình dục, 5 người cướp có võ khí và bốn người hành động lừa đảo đang chạy trốn pháp luật. Tất cả đều đã biến mất trong khi được tại ngoại từ các tòa án địa phương và tòa tối cao.


Các con số này đã làm tức giận các tổ chức tranh đấu cho nạn nhân. Ông Howard Brown, một viên chức của Victims of Crime Assistance League, nói rằng ông không biết con số quá cao như vậy. Ông Brown, người thường đi cùng các nạn nhân tới tòa, nói rằng: “Trong thời gian gần đây tôi liên hệ tới một số vụ án ở tòa địa phương, District Court, và các bị cáo đã chẳng thèm xuất hiện. Điều này hoàn toàn không thể chấp nhận được.”
Ông cho biết trong một trường hợp, gia đình của nạn nhân đã phải nghỉ việc làm để hỗ trợ cô ta nhưng đã mất ba tháng để tìm bị cáo, và chính người luật sư bào chữa đã truy ra anh ta chứ không phải cảnh sát. Ông Brown nêu câu hỏi rằng: “Nếu chúng ta có quá nhiều người không xuất hiện ở tòa, nhà chức trách sẽ làm gì về vấn đề này"”
Tuy vậy Cảnh sát và Chính phủ tiểu bang không muốn công chúng biết những người được tại ngoại và rồi trốn luôn là ai, mặc dù các trát bắt giữ những người này đã được đưa ra trong tòa án khi họ không xuất hiện. Tờ Daily Telegraph rất muốn có tên của những người đang bị truy nã này, chiếu theo đạo luật Freedom of Information, nhưng Cảnh sát NSW đã không đáp ứng. Trước đó một bức thư yêu cầu viết tay đã được gửi tới NSW Police, và tới phòng làm việc của cựu bộ trưởng Cảnh sát Carl Scully, đã bị khước từ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.