Hôm nay,  

Tin Văn: Vĩnh Biệt W. G. Sebald

22/12/200100:00:00(Xem: 7406)
Gửi NBD.
NQT

W.G. Sebald, tiểu thuyết gia, nhà phê bình văn học gốc Đức, đã mất, hưởng dương 57 tuổi, theo tin Tờ New York Times trên lưới số đề ngày 15 tháng Chạp, 2001.

Ông đưa cô con gái Anna về nhà (ở Norwich, Anh quốc); trên đường, lạc tay lái, chắc là do một cơn đau tim, và đâm vào xe tải, theo Andrew Wylie, nhân viên lo việc xuất bản của ông. Có lẽ ông đi liền khi tai nạn xảy ra, còn cô con gái bị thương nặng. Wylie nói thêm, cái chết của Sebald là "không thể nói được" - và là hơi thở hắt sau cùng của một năm xấu.

"Không thể nói được" (unspeakable), một "thuật ngữ" thường được dùng để chỉ những điều ghê gớm tởm lợm của chủ nghĩa Nazi và cực điểm của nó là Lò Thiêu Người. Sebald thường được coi là nhà văn của mọi nỗi bi thương và bao điều tưởng niệm, về cái gọi là "không thể nói được".

Sau đây là một số nhận xét về Sebald của những đồng nghiệp của ông, trên toàn thế giới.

Nhà thơ, tiểu luận gia, tiểu thuyết gia; những hình ảnh mãnh liệt của ông chiếu rọi vào cái thế giới đương thời, với những nhân vật không làm sao thoát ra khỏi cái bóng ma Đệ Nhị Chiến và Lò Thiêu.

Khắc khoải, liều lĩnh, cùng cực, câm nghẹn... những tính từ chỏi nhau như thế đó, được gột sạch những rác rưởi, chỉ khi đó, mới tiếp cận được cái thế giới đậm đặc luôn giãy giụa của Sebald; James Wood viết trên tờ The New Republic. "Người Đức sống ở Anh trên 30 năm này, là một trong những nhà văn Âu Châu đương thời đã đạt tới đỉnh của sự thăng hoa, và đây đúng là một điều thật kỳ bí."

Nhân vật chính của ông, hay là cái phần tử chung (common element) của thời đại chúng ta: một người kể chuyện lang thang. Tác phẩm của ông, một thứ vữa đặc biệt, được trộn bằng giả tưởng, hồi ức và lịch sử.

Ông thật sự lo lắng, về điều gọi là bản chất của hồi ức: liệu quá khứ còn hay mất"

Lẽ dĩ nhiên ông có những tiền thân - những người đi trước - nhưng hiện nay, chẳng có một người nào viết như ông, kẻ gom góp những mảnh vụn của Âu Châu.

"Lịch sử là một cơn ác mộng, ở trong đó, những nhân vật của Sebald và những cuốn sách của ông - như là một toàn thể - cố gắng thức dậy."

Khi "Di dân" (The Emigrants), cuốn tiểu thuyết đầu tiên của ông được dịch ra tiếng Anh và được xuất bản tại Mỹ (1996), ông được đón chào như là một nhà văn của nhà văn (a writer's writer). Susan Sontag, nữ văn sĩ Mỹ, coi đây là một "kiệt tác làm [người đọc] ngỡ ngàng", rằng "nó có vẻ tuyệt hảo vậy mà lại không giống như bất cứ một cuốn sách nào [bà đã] từng đọc".

"Di dân" là câu chuyện về hai người Do Thái thoát khỏi Lò Thiêu (trong một kỳ tới, người viết sẽ xin trình bày cặn kẽ tác phẩm này). Cuốn tiếp theo là "The Rings of Saturn" (1998), một pha trộn (hybrid) giữa hai thể loại tiểu sử và du ký, và đây là câu chuyện của một tay du lịch lạc vào thế giới hồn ma bóng quế (liêu trai chí dị"), được "đặt để" ở miền nam nước Anh. Robert Silman của tờ New York Times, coi đây là một cuộc lữ xuyên qua không gian và thời gian, "xóa sạch thời gian và thách đố tỉ giảo". "Vertigo", bản tiếng Anh của cuốn tiểu thuyết đầu tiên của ông (tiếng Đức, 1990) được xuất bản tiếp theo đó. Chỉ nội bốn cuốn đã đủ để xác định vị thế của ông trong điện chư thần văn học (the literary pantheon, chữ của Mel Gussow trên tờ NY Times). Cuốn tiểu thuyết sau cùng của ông "Austerlitz", được ban biên tập tờ điểm sách NY Times coi là một trong 9 cuốn hay nhất trong năm 2001. Đây là câu chuyện một người sống sót Lò Thiêu truy tìm cội rễ của mình (căn cước của cha mẹ). Trong bài điểm sách trên tờ NY Times, Michiko Kakutani cho rằng, [như một con thuyền ma], cuốn truyện chuyển độc giả của nó vào một không gian của hồi ức, chốn mù sương, với những hình ảnh - nửa là nhớ lại, nửa là mù khơi - và những hồn ma; nó làm người ta nhớ liền tới "Những trái dâu dại" của Ingmar Bergman, những chuyện ngụ ngôn [làm cho người ta sống dở chết dở khi phải đụng đầu với ý niệm] về tội lỗi và thân phận quít làm cam chịu, tức phận người, của Kafka, và lẽ dĩ nhiên, nó còn làm độc giả nhớ tới Proust, với tuyệt tác "Đi tìm thời đã mất". Với Sebald, mọi so sánh như trên đều là thiết yếu, bắt buộc phải như vậy.

(Kỳ tới: Tưởng niệm Sebald: Viết trong bóng tối)
Nguyễn Quốc Trụ

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.