Hôm nay,  

Cuộc Chiến Thầm Lặng Của Lớp Trẻ Trung Hoa

29/09/200200:00:00(Xem: 3867)
Cuộc chiến thầm lặng ở đây không phải những trận quyết đấu của khách giang hồ trong truyện kiếm hiệp Trung Hoa cỗ đại. Nó cũng không phải cuộc chiến trong bóng tối cũa những hội kín như Thanh Đảng, Hắc Đảng của người Trung Hoa. Và cũng không phải cuộc thanh toán nhau giữa gián điệp Trung Hoa Quốc gia và Trung Cộng bằng "hành động che dấu" theo kiểu CIA hay theo kiểu James Bond với đàn bà đẹp, rượu ngon tuyệt, hành động xuất quỷ nhập thần và vũ khí lạ đời đa dụng. Cuộc chiến thầm lặng ở đây là cuộc chiến điện toán ( cyberwar ) giữa những nhà tranh đấu trẻ Trung Hoa chống Đảng và Nhà Nước Trung Cộng độc tài toàn trị. Vũ khí là chiếc computer qua xa lộ thông tin Internet.
Một mặt, giới trẻ Trung Hoa đang làm tất cả những gì có thể làm được và không từ bỏ một cơ hội nào dùng xa lộ thông tin đem tự do dân chủ đến cho đồng bào mình trong nước, nhứt là đồng bào ở nông thôn, đại bộ phận của dân tộc. Mặt khác, Đảng và Nhà Nước Trung Cộng cũng làm hết cách để ngăn chận cuộc tấn công, đột kích ấy của giới trẻ Trung Hoa. Cuộc chiến liên tục xảy ra bảy ngày một tuần, hăm bốn giờ một ngày, ít nhứt vài năm trở lại đây.
Gần đây thắng lợi nghiêng về lớp trẻ. Do vậy Đảng và Nhà Nuớc Trung Cộng "hạ quyết tâm lớn tăng cuờng các biện pháp" chống đỡ, đánh phá, tỏ ra nhanh nhẹn hơn trong phản ứng các cuộc đột kích của giới trẻ đấu tranh, sau khi lớp trẻ đã chen được vào làn sóng của đài truyền hình của Đảng và Nhà Nước trong giờ cao điểm, phát hình cho nông thôn. Nhưng theo kết luận của bản phân tích, nghiên cứu của tổ chức Rand Corp. của Mỹ, được AFP, AP, và Reuters đánh đi khắp thế giới: Thời gian đứng về phía những nhà tranh đấu Trung Hoa. Hay nói cách khác, về dài thắng lợi sẽ thuộc về lớp trẻ Trung Hoa đấu tranh.
James Mulvenon của Rand Corp. viết, " Nhiều cuộc trao đổi đã xảy ra về đề tài làm thế nào dùng Internet để lật đổ chế độ độc tài." Tuy Trung quốc chỉ mới có 33 triệu người nối mạng Internet, rất ít so với dân số 1 tỷ 2 của Trung Quốc, càng ít hơn so với Mỹ có 143 triệu người, quá nửa dân số, có Internet. Nhưng quí hồ tinh hơn quí hồ đa. 33 triệu người Trung Hoa có Internet ấy, tuyệt đại đa số là người trẻ, có ăn học và ở các thành phố lớn miền Đông, như Bắc Kinh và Thượng Hải; chỉ có 2% ở nông thôn.
Tuy quá ít so với dân số Trung Hoa, nhưng những người trẻ Trung Hoa có Internet rất năng động và sáng tạo. Thí dụ điển hình như số người thuộc Pháp Luân Công đã dùng nhiều phương pháp phổ biến nhiều thông điệp cho đồng bào nông thôn Đảng và Nhà Nước CS không theo kịp, không tưởng nổi.
Còn phải kể thêm những nhà tranh đấu lưu vong dùng email chuyển nhiều tài liệu đến hàng muôn ngàn đia chỉ không yêu cầu. Người nhận có người từ chối, vứt bỏ đi; nhưng cũng có người nếu thấy an toàn sẽ tò mò xem. Khuynh hướng khoa trương của con người, muốn chứng tỏ "ta đây là người hiểu biết nhiều", sẽ rỉ tai tuyên truyền dùm cho nhà tranh đấu. Mỹ là nước bị Trung Cộng than phiền thường và nhiều về những điện thư đến những địa chỉ mời mà đến như thế.

Vì vậy Trung Cộng nỗ lực ngăn chận và kiểm soát Internet. Trung Cộng, một mặt phản ứng nhanh chống những nhà tranh đấu đi vòng qua các trang lủy nhiệm (proxy sites) để đột kích. Mặt khác Trung Cộng quyết liệt đóng cửa hầu hết các cà phê Internet ở thành phố lẫn nông thôn, viện cớ, thứ nhứt, lý do an toàn sau khi một quán cà phê Internet ở Bắc Kinh bị hoả hoạn vào tháng 6 năm nay, có 24 khách hàng bi chết; thứ hai các chủ quản không kiểm soát khách hàng truy cập hình ảnh đồi trụy. Chưa đủ ngành an ninh và văn hoá Trung Cộng còn tổ chức những tin tặc xâm nhập, đem vi khuẩn vào phá các trang của những nhà tranh đấu trong và ngoài nước, cụ thể như của Pháp Luân Cộng.
Trung Cộng cũng sử dụng những biện pháp hành chánh cứng rắn, buộc các công ty kinh doanh Internet kiểm soát chặc chẽ khách hàng sữ dụng Internet. Những nhà cung cấp dịch vụ Internet ở Trung Cộng, đại đa số do Nhà Nước quản lý, bị buộc chịu trách nhiệm về hoạt động của khách hàng. Theo Rand Corp., những công ty cung cấp dịch vụ Internet phải thuê những "ác mẫu" để giám sát những "phòng tán gẩu" (chat rooms). Theo tin báo chí ghi nhận được, ác mẫu ấy thường là những cán bộ CS người Trung Hoa, nhưng cái roi cầm tay lúc nào cũng có thể đánh đuổi người sữ dụng Internet Trung Hoa ra khỏi các cuộc nói chuyện hay chương trình Trung Cộng gọi là "lật đổ" (subversive) đó, mỉa mai thay, lại do những công ty computers Mỹ bán cho Trung Cộng.
Nhưng vỏ quít dày thì có móng tay nhọn. Giới trẻ đấu tranh của đất nước và nhân dân Trung Hoa, nước từng làm ra nhiều phát minh đầu tiên của nhân loại, không phải là những tay vừa. Những nhà tranh đấu trẻ dùng chiến thuật mới; du kích chiến điện toán. Hệ thống Internet Thương Mại (File Trading Network), giống như hệ thống Mỹ nghe nhạc, xem phim trả tiền, được những nhà tranh đấu dùng để liên lạc với nhau. Vì hệ thống như Gnutella và Kazaa không có trung tâm và nguồn tải cố định, nên khó mà cắt. Nơi những nguời thường có thể tìm những cái không hay như hình ảnh khiêu dâm, những nhà tranh đấu trẻ Trung Hoa sử dụng như diễn dàn chánh trị để trao đổi, liên lạc nhau về việc nước việc dân. Và cơ quan nghiên cứu chánh trị của Mỹ là Rand Corp. tin tưởng, kết luận, trong cuộc chiến tranh Tin học, giữa CS độc tài toàn trị và những nhà tranh đấu cho dân chủ tư do nhân quyền cho đất nước và nhân dân Trung Hoa: thời gian đứng về phía những nhà tranh đấu.
Lớp trẻ có học ở trong và ngoài nước VN nhứt định không bỏ qua việc làm của những người đồng trang lứa Trung Hoa. Rút kinh nhiệm và mô phỏng sáng tạo là "nghề của chàng" thanh niên Việt.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.