Hôm nay,  

Dự Thi Người Việt Trên Đất Úc: Tiếng Đàn Tương Tư

27/10/200300:00:00(Xem: 4955)
Hơn tuần nay, giông tố ầm ầm, ba đào nổi dậy. Lệnh của bà cấm. Nội bất xuất ngoại bất nhập. Ông Nhật Lễ vào ra than vắn thỡ dài. Đối với ông mà nói.Trận bão ghen nầy còn hơn trận bão Linda của mấy năm về trước. Cả tuần nay ngày nào cũng trứng xào, trứng luộc, trứng chiên, còn không thì tương, chao, dưa muối... Ông nghĩ chay lạt cái kiểu nầy không về Tây phương cực lạc sớm thì cũng trở thành địa tiên không xa cho mấy. Ông nghĩ thôi thì mình chịu lép vế một chút, xin lỗi vợ nhà một câu thì mọi việc sẽ êm xuôi. Đàn bà tánh hay la lối, hờn giận nhưng rất dễ dãi, chỉ vài ba câu ngọt ngào vuốt ve thì dù giận cách mấy họ cũng bỏ qua cho đức lang quân của mình. Nghĩ vậy ông liền bước đến bên vợ đặt tay lên vai bà rồi nói:
- Tôi xin lỗi bà vì việc làm vô ý của tôi đã làm tổn thương đến tình nghĩa vợ chồng của chúng ta, tôi mong bà hãy bỏ qua cho!
Bà Lễ nhìn ông mỉm cười chua chát:
- Rằng hay thì thật là hay. Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế mà. Ông chay lạt mấy bữa nay coi bộ cũng khá! Nhưng tôi nghĩ ông nên ăn dài hạn, ăn cho đến khi nào liễu kết tâm sự mới thôi.
- Thôi đi mà! Chúng ta là vợ chồng với nhau, ở xứ lạ quê người, tôi không thương bà, bà không thương tôi thì có còn ai vào đây để thương chúng ta. Từ xưa ông bà mình thường nói. Nhất nhật phu thê bá dạ ân. Huống hồ chi tôi với bà đã làm vợ chồng mấy chục năm rồi, khổ cực nào mà vợ chồng mình không từng trải, đắng cay nào mà mình không chung nếm. Mấy mươi năm chăn gối mặn nồng bây giờ chỉ vì một chuyện nhỏ nhoi mà bà ôm lòng giận tôi mãi hay sao"
- Cám ơn nhiều! Những lời nói đó hãy để dành lại chờ đến khi nào tìm gặp được người cũ ngày xưa rồi sẽ nói. Tôi là người ít học thô lỗ không xứng đáng để nhận lãnh những lời vàng ngọc đó của ông xin đừng có đem ra mà nói với tôi nữa.
Lửa ghen lại bừng bừng nổi dậy. Đang cầm chiếc ly trên tay bà buông rơi xuống sàn nhà, chiếc ly bể tan ra thành muôn ngàn mảnh vụn bà quăng chén dĩa vào nhau. Bà xóc soong nồi lên nghe đinh tai nhức óc. Bà vừa khóc vừa nói:
- Tiếng đàn tương tư của ông nghe ra cũng buồn nhưng tiếng đàn của tôi nghe ra còn thảm hơn. Ông có nghe không" Nầy đây là khúc Hán Sở chiến trường nghe ra tiếng sắt tiếng vàng chen nhau. Hán bái công và Sở Bá vương đánh nhau một mất một còn, Lưu Ban nhất định đánh cho đến khi nào Hạng Võ cắt đầu dâng nạp mới thôi nghe có hay hôn vậy mình"
Ông Nhật Lễ nghe vợ nhà mỉa mai giọng nửa chua nửa ngọt nửa như quyết tử chiến với mình ông cũng phát cáu nhưng nghĩ lại từ hồi nào đến giờ đánh võ mồm với bà ông cũng đều thua trận. Ông nghĩ lại lỗi cũng tại mình, ông đành hạ giọng.
- Bà dằn vặt tôi cho mấy đi nữa chuyện cũng đã lỡ rồi, đau lòng tôi cũng xót dạ.
- Đau lòng ông, xót dạ tôi" Còn khuya mới xót dạ tôi. Mấy mươi năm nằm bên cạnh tôi mà hồn ông lại tương tư tưởng nhớ người xưa. Ngọc Thố Bạch Thỏ nghe hay ghê! Ông nói đi! Ngày xưa ả bỏ ông hay là ông ăn rồi quẹt mỏ quất ngựa chuối truy phong bỏ ả" Tôi biết mà mối tình đầu lúc nào cũng đẹp cũng xinh lại còn bất diệt thiên thu vạn kiếp khó quên...
Nhật Lễ không dằn được nữa. Ông lớn tiếng:
- Thôi đủ rồi. Tôi giải thích mãi bà không chịu nghe. Tôi mặc kệ bà muốn hiểu sao thì hiểu. Đừng có thấy được rồi làm tới tôi cũng không ngán bà đâu...
Bà Lễ nổi cơn tam bành. Máu hoạn thư chảy dài trong cơ thể cơn nóng hừng hực trào dâng.
- Ông nói tôi lấn lướt hà hiếp ông" Ông đã làm bỉ mặt tôi. Ông viết chuyện tình đầu đời của ông để công bố cho mọi người biết. Ông còn nói. Nằm bên tôi mà tim gan phèo, phổi của ông đã cho hết người xưa. Dư âm của tiếng đàn tương tư lúc nào cũng còn vang vọng bên tai. Mỗi lần nhìn trăng là ông chảy nước mắt nhìn bóng Ngọc Thố trên cung Hằng là ông đau đớn thấu xương. Rồi ông gọi lên mấy tiếng. Ngọc Thố ơi! Giờ nầy em ở đâu" Em có biết chăng anh đang nát ruột vì em.. Cha chả mùi mẫn như như vậy mà nói là giỡn chơi.
- Tôi đã nói với bà. Tại vì tôi thấy người ta viết chuyện tình đầu đời đăng trên báo, tôi cũng bắt chước viết cho nó vui và thêm mắm dậm muối cho câu chuyện nó đậm đà, ướt át, lâm ly để có thêm phần hấp vẫn vậy thôi nhưng nào ngờ bà để tâm tìm tòi rồi làm dữ.
- Chuyện sờ sờ trước mắt, ai mà không thấy còn đổ tội cho tôi tìm tòi. Người ta đăng báo chỉ có một số người đọc mới biết, còn ông thì làm nổi hơn, đăng lên intenet để trẻ già trai gái đều đọc được hết. Ông muốn cho cả thế giới nầy ai cũng biết rằng Nhật Lễ ta đây có một mối tình đã dang dở nhưng vẫn còn sống mãi ở trong lòng ta. Tôi nói có đúng không" Kể từ đây đường ông, ông đi, đường tôi, tôi đi thế là xong chẳng ai nợ ai, tôi với ông tuy là vợ chồng nhưng nghĩ ra thì là người dưng đặc sệt, thích thì lấy không thích thì đẩy ra đường cho xe bắt chó lại bắt đi đừng có hành hạ tâm trí nhau nữa cho thêm tội.
Chiến tranh rồi cũng có ngày tàn, lửa ghen dù có mãnh liệt đến độ nào rồi cũng nguội dần. Sau cơn giông bão bầu trời lại quang đãng nhưng tội nghiệp cho chén dĩa phơi xác ngổn ngang ông Lễ phải thu dọn tàn cuộc. Nhưng rồi chiến tranh lạnh lại nổi lên, ông đi ra bà đi vào chẵng ai thèm nhìn mặt ai, bầu không khí của gia đình trở nên ảm đạm thê lương, bà thì đêm nào cũng lăn xả vào sòng bạc. Hết đánh bạc lại đi nhảy đầm còn không thì cùng bạn bè hát ka ra ok. Ông thì ngày nào cũng chén tạc chén thù có bạn cũng uống không bạn thì tự mình cụng chén với mình.
Ngày lụn tháng tàn, thắm thoát như thoi đưa mới đó mà đã hết năm. Ông Lễ ngồi thẫn thờ buồn bã, đưa mắt nhìn những chiếc lá, bị gió giật cành rơi lả tả trước sân nhà, ông cảm thấy lòng buồn rười rượi. Trà thơm hảo hạng, rượu ngon lâu năm bào ngư vi cá đủ đầy, nhưng những thứ ấy không sao bù đắp được những gì mất mát ở lòng ông. Ông nhìn những sợi tóc bạc ở trên đầu và vầng trán có những nếp nhăn mà lòng thấy xót xa. Nhớ lại mới ngày nào mái tóc còn xanh bây giờ nhìn lại tóc đã pha sương ông cảm thấy cay cay trong mắt.
Từ độ ra đi biệt quê nhà.
Chợt nhìn mái tóc đã sương pha.
Chạnh lòng nuối tiếc ngày xưa ấy,
Thoáng chốc mà nay tuổi đã già.
Ông nghĩ mà buồn cho cuộc đời mình. Công không thành danh chẳng toại, sự nghiệp lại trắng tay qua đây đã hai mươi năm rồi mà giờ đây vẫn còn hai bàn tay trắng, con cái thì học hành dang dở, chưa đến tuổi trưởng thành đã bỏ nhà ra ở riêng, vợ lại ghiền bài bạc. Ôâng đâm ra chán nản sanh tật rượu chè bê bối. Mỗi khi nghĩ đến chuyện nhà ông lại mượn rượu để mà giải sầu. Ông nghĩ: Không biết lỗi tại ông hay lỗi ở bà, hay là vật chất ở xứ nầy" Cái điều đáng buồn nhất là từ ngày sang qua xứ tự do nầy, vợ ông xem ông chẳng ra gì. Bà đã quên hết bổn phận của một người vợ đối với chồng, trách nhiệm của người mẹ hiền lo dạy dỗ các con. Bà mải lo chạy đuổi theo xa hoa phù phiếm bỏ bê con cái, chúng muốn làm gì cũng mặc kệ. Bắt đầu từ ngày đó hạnh phúc của gia đình ông đã chìm vào cảnh tối tăm... Hôm nay ông Lễ thấy lòng buồn tẻ, ông ra đón xe bus đi đến nhà Vân và Trinh chơi. Đến nơi ông thấy bà Trinh đang cắt tỉa mấy chậu kiểng, ông ngần ngại chẳng dám bước vào.
BàTrinh ngước lên thấy ông Lễ lấp ló ngoài cửa rào, bà lên tiếng:
- Chào anh Lễ. Mời anh vào nhà. Anh đến đây bằng gì, xe anh đâu"
- Cảnh sát lấy mất bằng lái từ mấy tuần nay rồi còn đâu nữa mà lái xe. Muốn đến đây thăm chị và anh Vân, thì phải đi bằng xe bus thôi.
- Trông hôm nay anh có vẻ kém vui! Lại cãi nhau với chị nhà, hay là thiếu chất men cay lòng không được ấm dạ thấy ngùi ngùi có phải vậy không"
- Hai thứ mà chị vừa nói chỉ đúng một phần. Buồn quá tìm chị và anh Vân để nghe hai người kể chuyện cho vui. Chị cũng biết ở xứ nầy tìm người đánh chén thì dễ, nhưng tìm tri âm thì đúng là phải đốt đuốc.. Không tìm đến hai người thì biết tìm ai đây" Sao rồi tác phẩm “Nắng nhạt hoàng hôn” của chị đã ra mắt độc giả rồi chưa"

- Đã ra mắt ở đâu. Còn nằm trong xó kẹt kia kìa. Cuộc đời gian truân của bà Phượng Lan nó dài qúa tôi sợ các báo họ không nhận nên đành gác lại chờ thời...
- Chị có thể nào hé bức màn bí mật một chút cho tôi biết nhân vật chính trong đó là ai không"
- Úi chà đừng có tò mò anh cứ xem nhân vật đó không có thật đi.
- Làm sao mà xem không có thật cho được. Nói thật với chị tôi rất ấm ức về chuyện đó, vì vậy mà tuần nào tôi cũng theo dõi các báo để xem chị có đăng trên đó không"
- A! Thì ra anh đã tương tư bà ấy" Nhưng mà chuyện đó không có hay bằng chuyện của anh đâu.
Nhật Lễ nghe bà Trinh nhắc đến chuyện của mình thì đỏ mặt cúi đầu ngượng nghịu.
Bà Trinh tiếp tục nói:
- Chuyện tình đầu đời của anh như thế nào" Mà trận bão ghen đã làm chấn động hàng xóm còn lan ra đến bạn bè, anh kể cho tôi nghe rồi tôi sẽ cho anh đọc nốt chuyện của tôi. Coi như là trao đổi có được không"
Nhật Lễ do dự một hồi ông ta nói:
- Được rồi! Cùi chẵng sợ lở. Lỡ cho lỡ luôn. Kể cho chị nghe cũng không sao"
- Rồi ông bắt đầu bằng giọng trầm buồn kể cho bà Trinh nghe:
“Vào thủơ tôi còn là sinh viên năm thứ ba của trường Văn Khoa. Vì học hành qúa độ nên người tôi bị suy nhược. Má tôi đưa tôi về mỹ Tho ở tạm nhà bà dì để tịnh dưỡng. Có một buổi chiều tôi thả bộ quanh các ngõ hẻm của khu Thạnh Trị. Tôi đi lần vào miệt vườn chợt nghe tiếng đàn tranh từ trong ngôi nhà lá nằm trong khu vườn sầm khuất vọng ra. Tiếng đàn réo rắt nỉ non làm cho tôi xúc động không thể tả. Tôi tò mò tìm đến để xem cho biết người nào đã trỗi lên khúc nhạc ai oán đó. Nhưng tôi vừa bước đến cổng rào thì tiếng đàn vụt im bặt. Mấy ngày liền tôi bỏ công đến đó lần nào cũng giống nhau, cửa rào vẫn khóa chặt suốt cả tuần tôi biếng ăn mất ngủ. Tôi cứ nghĩ cái con người có ngón đàn đó phải là một người con gái tuyệt đẹp. Có đôi bàn tay ngọc xinh xinh mười ngón búp măng nõn nà xinh xắn luớt đều trên phím đàn rung nhẹ dây tơ. Cung thương dìu dặt cung oán nỉ non. Nghĩ đến đây lòng tôi thấy rạo rực khát khao. Thế rồi tôi lại mò đến đó nữa. Nhưng mịt mù nào thấy bóng hồng vào ra, tôi tự nhủ lòng biết chừng đâu tiếng đàn đó lại do bàn tay của một ông cụ hay bà cụ, hoặc của một thiếu phụ xấu xí, hay của anh chàng thư sinh cũng không chừng. Nhưng quái lạ làm sao" Càng muốn quên lại càng nhớ không chịu nổi sự dày vò ray rứt của con tim, chiều nào tôi cũng tìm tới. Đúng là hoàng thiên bất phụ hão tâm nhân. Tôi lại được gặp mẹ nàng. Bà âý tuổi ngoại tứ tuần, và trông rất là quý phái. Vừa thấy tôi bà vui vẻ hỏi thăm tíu tít: cậu từ đâu lạc bước...
Tôi ấp úng một hồi rồi mới nói được:
- Dạ cháu đi dạo không ngờ lại lạc vào khu vườn nhà bác mong bác thứ lỗi cho. Bà ta mời tôi vào nhà. Vào trong, tôi hỏi thăm mới biết họ chỉ có hai má con. Bà thì làm bánh bán, con gái bà thì đi học. Tôi thấy cây đàn tranh để đó nhưng không dám mở lờI, tôi ngồi chơi cũng khá lâu cố ý chờ cô gái nhưng ngồi lâu cũng ngại đành phải ra về. Khi ra tới cửa tôi xin phép bà cho tôi trở lại chơi, bà vui vẻ nhận lời. Sau đó thì tôi quen được nàng chúng tôi quen nhau cả hai tuần mà tôi vẫn chưa biết tên nàng.
Bà Trinh chen vào:
- Quen nhau cả hai tuần mà sao anh lại không biết tên của nàng thật là vô lý"
- Chị để từ từ rồi tôi sẽ kể hết cho chị nghe.
“Có một ngày kia chúng tôi ra vườn hoa Lạc Hồng hứng gio,ù tôi hỏi mãi nàng cười và bảo tên nàng là Thanh Thõ. Nghe xong tôi ôm bụng cười vì cái tên vừa quê mùa vừa xấu xí. Nàng lại hỏi tôi:
- Chắc anh thất vọng vì cái tên của em lắm phải không" Nhưng không sao cho anh về nhà suy nghĩ nghĩa của hai chữ đó .
Về nhà tôi moi móc tìm coi, sau đó tôi chợt hiểu ra thõ là thố còn thanh có nghĩa là trong; là xanh. Nhưng ghép lại nghe cũng vô duyên, nhưng rồi tôi lại nhớ câu: trong như ngọc trắng như ngà. A! thì ra tên nàng là Ngọc Thố. Đến nhà tôi gọi nàng ta là Ngọc Thố. Tôi bị nàng chọc quê trở lại tôi phải năn nỉ mẹ nàng.
- Xin bác làm ơn cho cháu biết nghĩa hai chữ Thanh Thõ đi.
- Cháu nghĩ xem ở đâu có con Ngọc thố "
Tôi lại nghĩ ra Ngọc thố ở chốn Thiềm cung như vậy tên nàng là Ngọc Thiềm. Tôi mừng rỡ. Ít ra người yêu của tôi cũng phải có cái tên dễ nghe như vậy. Còn vài hôm nữa tôi trở về nhà để chuẩn bị vào trường. Tôi yêu cầu Ngọc Thiềm đàn lại bản nhạc mà ngày trước tôi đã nghe lén của nàng.
Ngọc Thiềm nói:
- Anh muốn mẹ đánh chết em sao" Bản nhạc đó, em ăn cắp của mẹ. Rồi nàng kể: Thuở em còn nhỏ mẹ hay đàn bản nhạc đó để ru em ngủ. Từ ngày em lớn đến giờ mẹ không đàn nữa. Có nhiều lần em nài nỉ mẹ đàn lại cho em nghe thì bị bà la rầy và giận dỗi. Cho đến một hôm, mẹ đi về quê, em cạy chiếc rương gỗ của bà rồi lục lọi bắt gặp một tờ giấy đã ngả mầu vàng úa, trên đó có viết bản nhạc mà mẹ thường đàn lúc em còn bé như em đã kể qua; ở dưới đề thương tặng Ngọc Hằng người yêu bất diệt; Không có chữ ký; ở trên bản nhạc không có tựa đề. Em đem chép lại, rồi mỗi khi mẹ đi xa thì em đem ra đàn, vô tình bị anh bắt gặp.
- Em biết đàn tranh là do mẹ dạy cho em ...
- Không đâu! Mẹ chẳng bao giờ chịu cho em học đàn tranh. Em lén học của ông thầy già ở xóm trên.
- Bây giờ em không đàn cho anh nghe vậy thì anh sẽ chờ ..
- Anh sẽ chờ cho đến lúc bạc đầu phảỉ không" Ngọc Thiềm nói.
- Đừng có nói gở! Anh chờ ngày em lên xe hoa về nhà anh.. . Nếu không anh sẽ tương tư mãi mãi ...
Sau đó tôi trở về trường cứ nhớ nhung nàng. Học chẳng được rồi giả bịnh cúp cua để đi gặp nàng. Má tôi thấy tôi học không được nữa, bà bắt đi lấy vợ. Tôi dẫn bà xuống Mỹ tho xem mặt Ngọc Thiềm bà khen nàng xinh đẹp, ôn nhu. Nhưng bà phản đối gia cảnh nghèo không phải môn đăng hộ đối. Tôi và má tôi tranh chấp không ngừng. Cuối cùng tôi bỏ nhà đi vào quân ngũ. Một năm sau, tôi trở lại chốn cũ để tìm người yêu. Khi đến nơi thì họ đã dọn nhà đi nơi khác. Tôi thẫn thờ tìm lại bóng dáng người yêu qua đôi mắt mờ lệ. Tôi và nàng gần nhau thời gian tuy không dài, nhưng mà tôi yêu nàng cho đến hôm nay vẫn còn yêu. Thật là đau khổ!
Bà Trinh ngắt lời ông Lễ:
- Đã biết yêu là khổ" Sao còn đeo đuổi mãi làm chi" Sao anh không đem tình yêu và phước hạnh của Thiên chúa ban cho mình, đem chia sẻ cho người khác. Hiện giờ có rất nhiều người đang sống trong cơn nắng hạn; họ đang chờ giọt nước hồi sinh để mà tiếp tục cuộc sống. Theo tôi nghĩ, anh đem tấm lòng bác ái giúp người, nhiều hay ít cũng là tấm lòng thành của mình. Nếu anh làm được đều đó thì tâm hồn anh sẽ thấy nhẹ nhàng và bình an, còn hơn là đeo đuổi mãi mối tình vô vọng hão huyền chẳng có ích chi.
- Tôi cũng biết vậy, nhưng rất tiếc tôi là phàm phu tục tử, không sao tránh được thất tình nhục dục; càng muốn quên; thì lại càng nhớ nhiều. Càng già thì quá khứ càng hiện về trong tâm não nhiều hơn. Tôi buồn và nhớ nàng là lúc tôi cãi lộn với nhà tôi, và mỗi khi đến chơi nhìn thấy cây đàn tranh của chị là tôi lại nhớ đến Ngọc Thiềm.
Bà Trinh chép miệng thở ra:
- Chữ tình không hiểu nghĩa sao, khiến người sống chết lao đao vì tình" Tôi không hiểu tại sao những cuộc tình không được trọn vẹn thì người ta lại nuối tiếc không quên. Nhất là mối tình đầu; tốt hay xấu; họ cũng khó mà quên. Đời người sống không biết được bao nhiêu mùa thu. Nhưng khi tình đầu dang dở thì người ta cứ nói thiên thu còn nhớ, vạn kiếp khó quên. Cũng như anh cứ tiếc nuối nàng Bạch Thố mãi. Tôi nghĩ nếu không dở dang, anh cưới được nàng ta, biết đâu Bạch Thố sẽ trở thành cửu vĩ Bạch Hồ cũng không chừng" Tôi rất tiếc những gì mình đã và đang có trong tay lại không thèm qúy mến. Đang đứng núi nầy, mà cứ trong vời núi nọ, rồi buông rơi hạnh phúc của mình. Trước mặt có mùa xuân ấm áp. Có buổi bình minh tươi đẹp, lại không chịu tận hưởng, mà lại quay mình trở lại, chạy đuổi theo cái dĩ vãng thương sầu. Đưa tay với bắt cái ảo ảnh của quá khứ đã theo bóng chiều tàn và đã đi vào hoàng hôn tắt lịm; để rồi thương tâm khóc hận cả cuộc đời. Thật là khó hiểu nổi: Tình là cái chi"""...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.