Hôm nay,  

Thời Sự Nước Úc: Thế Và Lực Của 2 Chính Đảng Tại Úc

30/03/200600:00:00(Xem: 5934)
LND: Cuối tuần qua, chính phủ Lao động đương nhiệm tại cả hai tiểu bang Nam Úc và Tasmania cùng giật được thắng lợi vẻ vang trong cuộc tổng tuyển cử của mỗi tiểu bang. Chính phủ của thủ hiến Mike Rann được thêm 10% cử tri Nam Úc tín nhiệm so với nhiệm kỳ trước và có cơ hội giành được 30 ghế trong tổng số 47 ghế tại Hạ Viện. Chính phủ của ông Paul Lennon cũng tái đắc cử với 14 ghế trong tổng số 23 ghế tại Hạ Viện Tasmania. Thoạt tiên, thủ tướng Howard cho rằng những thắng lợi của các chính phủ tiểu bang đương nhiệm một phần nhờ vào nền kinh tế quốc gia thịnh vượng dưới sự lèo lái của chính phủ liên bang. Hai thủ hiến Mike Rann và Paul Lennon thì đều cho rằng mặc dầu đấy chỉ là những cuộc tổng tuyển cử ở cấp tiểu bang, và tuy các vấn đề riêng của mỗi tiểu bang vẫn quan trọng, nhưng sự thảm bại của phe đối lập tiểu bang phản ảnh nỗi lo âu cùng sự phản kháng của cử tri đối với luật quan hệ lao tư WorkChoices của chính phủ liên bang. Lãnh tụ đối lập liên bang Kim Beazley cũng ăn ké với lời tuyên bố tương tự. Thủ tướng John Howard vội vàng cải chính rằng kết quả này hoàn toàn không bị tí ti gì ảnh hưởng từ những vấn đề liên bang cả và tất cả những lời tuyên bố như thế là “chuyện vẽ vời và sự tuyên truyền được chế đặt sau khi kết quả ngã ngũ” (a piece of spin and propaganda invented after the results). Đâu là sự thực" Vì sao chính phủ liên đảng liên tục thắng cử trong suốt 10 năm qua mà phe liên đảng ở cấp tiểu bang lại liên tục thất trận tổng cộng là 19 lần tại khắp mọi tiểu bang và lãnh thổ ở Úc" Xin mời quý độc giả theo dõi bài phân tích độc đáo tựa đề “A Strange State of Affairs, Indeed” của bỉnh bút Alan Ramsay được đăng tải trên nhật báo Sydney Morning Herald số ra ngày 18/03/06.

*

Lần cuối cùng mà phe Liên đảng thắng cử cấp tiểu bang ở Queensland thì cố thủ hiến Joh Bjelke Petersen vẫn còn là thủ hiến. Và đó là năm 1986. Lần cuối cùng mà liên minh Tự Do và Quốc Gia thắng cử lập chính phủ NSW thì cựu thủ hiến Nick Greiner là người lèo lái tiểu bang đông dân nhất nước Úc này. Đó là năm 1991. Hai dữ kiện này khiến quý vị phải suy nghĩ thật nhiều, có đúng thế không" Trong vài tuần qua John Howard mở tiệc ăn mừng linh đình khắp chốn để kỷ niệm đệ thập chu niên ngày ông trở thành Thủ Tướng ngay trong lúc mà phe liên đảng hai trong số ba tiểu bang đông dân nhất Úc - vốn đóng vai trò then chốt trong việc giúp ông giành được chiến thắng vẻ vang trong bốn kỳ tổng tuyển cử liên bang kể từ năm 1996 cho đến bây giờ - lại không thể nào giành được chính quyền ở cấp tiểu bang từ 15 cho đến 20 năm qua.
Mặc dầu Queensland trong khoảng thời gian ngắn ngủi là 2 năm - từ tháng 2/1996 đến giữa năm 1998 - có một chính phủ thiểu số không phải Lao động, nhưng đấy chỉ vì chính phủ Lao động của thủ hiến Goss bị mất một ghế trong kỳ bầu cử bổ sung trong tháng 2/96 và nghị viên độc lập duy nhất của tiểu bang này hợp tác với liên đảng để bất tín nhiệm ông Goss và lập chính phủ. Nhưng chính phủ thiểu số này - vốn không phải do cử tri bầu lên - cũng nhanh chóng bị cuốn trôi bởi dòng thác lũ One Nation vào tháng 6/1998. Đảng này tạo bất ngờ đầy tính lịch sử khi họ giật phăng 11 ghế của đảng Quốc Gia, tạo cơ hôi cho thủ hiến Beattie thành lập chính phủ thiểu số. Và từ dạo ấy, ông Beattie liên tục thắng cử để đưa tổng số bàn thắng của Lao động tại tiểu bang này lên đến 6 kỳ, bắt đầu từ năm 1989.
Và chúng ta lại bắt đầu tại cùng khởi điểm một lần nữa. Ngay ngày hôm nay (LND: Thứ Bảy 18/3/06) lại có thêm hai cuộc tổng tuyển cử ở cấp liên bang tại Nam Úc và Tasmania. Trong cả hai cuộc tổng tuyển cử, chính phủ đương nhiệm đều là Lao động. Cả hai chính phủ đương nhiệm dường như chắc chắn sẽ tái đắc cử một cách thật dễ dàng. Và nếu chuyện này xảy ra thì lần cuối cùng mà liên đảng thắng cử ở cấp tiểu bang là năm 1995 tại ACT khi chính phủ thiểu số của bà Kate Carnell tái đắc cử. (LND: Như đã viết trong lời giới thiệu, cả hai chính phủ Lao động đương nhiệm đều tái đắc cử thật vẻ vang).
John Howard và phe cánh của ông liên tục thắng cử một cách dễ dàng liên tục trong suốt 10 năm qua trên chính trường liên bang trong khi đồng chí của họ ở cấp tiểu bang liên tục thất cử khắp mọi nơi trong suốt 8 năm qua. hoặc nói một cách khác hơn, đảng Lao động ở cấp tiểu bang tại mọi tiểu bang và lãnh thổ đã khéo léo nhanh nhẹn giật lấy chiến thắng liên tục trong suốt 8 năm trong khi các đồng chí của họ ở cấp liên bang lại liên tiếp thảm bại nặng nề.
Trong khoảng thời gian tám năm ấy, phe liên đảng thua liên tiếp 17 kỳ tổng tuyển cử cấp tiểu bang (LND: Bây giờ là 19 kỳ). Câu hỏi mà mọi người đều suy gẫm là tại sao lại có hiện tượng lạ lùng như thế này" Và tại sao nó xảy ra trong một thời gian quá lâu như thế" Vì sao đảng Lao động không thể thắng ở cấp liên bang và vì sao liên đảng Tự Do Quốc Gia chỉ biết thất bại ở cấp tiểu bang"
Cách đây bốn năm ông Graham Morris, cựu cố vấn chính trị cao cấp của TT Howard, và bây giờ vẫn là người bạn thân thiết nhất của ông trong vấn đề chính trị, đã từng tuyên bố trên truyền hình quốc gia như sau: “Tôi nghĩ rằng hiện nay, tại quốc hội tiểu bang (NSW), chúng ta chỉ có toàn một lũ đần động lười biếng nhàm chán nhất từ xưa đến nay (the most boring, lazy batch of boofheads you’ve ever seen)”.
Sau đó, ông Morris giải thích: “Hiện nay, tất cả mọi chính đảng đều thiếu sự suy xét chính chắn. Lẽ ra thì họ phải sử dụng những ghế an toàn (safe seat) để nuôi dưỡng các tài năng trẻ đang lên, bởi vì những người này sẽ có tương lai dài lâu (trên chính trường). Và ở những ghế bấp bênh (marginal seat) thì họ phải tuyển lựa những người địa phương có khả năng tạo sự cảm thông với cử tri để có thể giành và giữ ghế. Thay vì thế, cả hai phe đều dường như chỉ biết có mỗi một câu “Đây bạn hữu, tới phiên cậu rồi đấy”, và họ đưa sai người vào sai chỗ. Chính cái (bệnh bè phái) này đã ảnh hưởng Lao động ở cấp liên bang. Và đảng Tự Do cấp tiểu bang cũng đang mắc bệnh này. Vì thế hiện nay mới có những người tài năng tầm thường, lẽ ra phải ở những ghế bấp bênh vì có khả năng giữ ghế, lại được đưa vào những ghế an toàn, và ở những nơi khác thì toàn là một lũ đần độn xiển ngốc (drongoes and boofheads)”.


Ông Morris từng làm việc suốt 20 năm cho đảng Tự Do. Ông Rod Cameron, tổng giám đốc của tổ chức thăm dò ý kiến cử tri ANOP, là người từng chịu trách nhiệm thăm dò dân ý cho đảng Lao động trong một thời gian dài hơn thế nữa. Ông Cameron tin rằng có “bốn nguyên nhân chính yếu” khiến đảng Lao động không thể thắng cử cấp liên bang và đảng Tự Do không thể giành chánh quyền ở cấp tiểu bang.
Bốn nguyên nhân ấy như sau: “Nguyên nhân quan trọng nhất, tôi nghĩ, là sự [thiếu] khả tín của đảng Lao động về vấn đề kinh tế. Đấy là lý do chính yếu nhất cho sự thảm bại ở cấp liên bang dưới sự lãnh đạo của Mark Latham. Và khi chúng ta nói về sự khả tín trong vấn đề kinh tế, thực ra chúng ta chỉ chuyên chú về lãi xuất (interest rates) mà thôi. Và chẳng phải chỉ có lãi xuất trong vấn đề vay tiền mua nhà (mortgage) mà còn về những loại lãi xuất khác, thí dụ như mượn tiền cá nhân (personal loan) và thẻ tín dụng.v.v. Nói chung là nợ nần các thứ. Và chúng ta quả thật có quá nhiều thứ nợ.
Cách đây 18 tháng, cử tri đã chấm điểm thấp về vấn đề này cho đảng Lao Động liên bang, thế nhưng, nó không phải là một yếu tố trong các kỳ tổng tuyển cử tiểu bang. Đảng Lao Động được tín nhiệm để điều hành hệ thống giáo dục, hệ thống y tế và lực lương cảnh sát, nhưng họ lại không được tin tưởng về kinh tế. Và tôi cho rằng đấy là sự phân biệt thật rõ rệt giữa kết quả bầu cử cấp liên bang và cấp tiểu bang.
Thứ nhì là hiện tượng được gọi là “Những Người Lao Động Vất Vả Của Howard” (Howards Battlers). Điều mà ông Howard đã thành công là ông đã giành được sự yểm trợ từ một số lượng cử tri thuộc giới lao động ở những khu ngoại ô xa xôi (outer suburbs) phần lớn là nam giới. Những người này tuy vẫn đầu phiếu cho Lao động ở cấp tiểu bang nhưng họ lại bầu cho Tự Do ở cấp liên bang. Và NSW là một thí dụ điển hình rõ rệt nhất cho hiện tượng này.
Tại một số đơn vị ở vùng ngoại ô xa xôi miền Tây Sydney, sự chênh lệch giữa số phiều dồn cho đảng Lao động ở cấp liên bang và tiểu bang lên đến 20% hoặc hơn nữa. Và khuynh hướng này cũng có thể được thấy ở những tiểu bang khác. Tại nghị viện tiểu bang thì đầy dẫy dân biểu Lao động ở những đơn vị ngoại ô xa xôi trong khi đó thì tại quốc hội ở Canberra chỉ rặt đảng Tự Do. Và đấy là một lý do thật quan trọng cho thấy vì sao đảng Lao động lại có kết quả khả quan ở cấp tiểu bang và quá tệ hại ở cấp liên bang.
Sự chênh lệch quả thật là vô cùng to lớn ở quá nhiều ghế. Lao động tiểu bang 60%, Lao động liên bang 40%. To lớn vô cùng. Và không phải chỉ riêng ở NSW nhưng rõ rệt ở khắp mọi nơi, mặc dầu NSW là nơi nổi bật nhất. Thứ Bảy này ông Mike Rann sẽ giành được tất cả những ghế này, thế nhưng, trên bình diện liên bang thì trong kỳ tổng tuyển cử gần đây nhất, đảng Lao Động chỉ thắng được vỏn vẹn một ghế ở Adelaide mà thôi.
Yếu tố thứ ba là ứng cử viên. Trên bình diện liên bang, đảng Lao động từng có được một lợi thế mà tôi gọi là lợi thế về ứng cử viên (candidate advantage), của vài thế hệ trước đây. Nhưng trong thập niên 90 thì đảng Tự Do đã phá vỡ được lợi thế này. Vì sao" Vì đấy là thời điểm mà, theo tôi, các hệ phái lớn (big factions) trong đảng Lao động bắt đầu bị phân hóa, chia rẽ. Và các tiểu phái (sub-factions) vốn phát triển trong suốt thập niên 90 để bây giờ trở nên quan trọng trong thế kỷ mới này, có nghĩa là những cuộc tuyển chọn ứng viên đều nhắm vào những người có giây mơ rễ má với các tay lãnh tụ những tiểu phái này. Chẳng hạn như em rể của ông này bà nọ, hoặc viên chức công đoàn, hay bạn bè cật ruột của kẻ này người kia. Và cuối cùng thì không còn chỗ cho ai khác nữa sau khi những viên chức công đoàn hoặc đổng lý văn phòng được tuyển chọn. Điều này có nghĩa là những người có tài, nhưng độc lập, không bè cánh, không phe phái, không còn chỗ đứng nữa.
Và thế là Lao động ngày càng chuyên chú tuyển chọn những khúc gỗ mục trong khi đảng Tự Do tuyển chọn ứng viên, thường là phụ nữ, vốn có sẵn sự yểm trợ ở địa phương và dễ được cử tri nhận diện. Có rất nhiều thí dụ về sự khéo léo của đảng Tự Do trong việc này. Và trong khi một số những dân biểu này có thể không phải là bộ trưởng tốt, nhưng họ vẫn là dân biểu tài giỏi ở địa phương. Thí dụ như bà Dana Vale, mặc dù bà có nhiều sai sót trong các chức bộ trưởng trong vài tháng gần đây, thế nhưng, những việc này sẽ không hề ảnh hưởng đến khả năng giữ ghế của bà ở vùng Tây Nam Sydney. Bà đã khóa chặt cái ghế này rồi. Và còn rất nhiều người khác cũng như bà vậy. Rất khó mà hất cẳng được họ.
Điểm đáng nói ở đây là trên bình diện tiểu bang, chuyện này chưa xảy ra cho cả hai đảng Tự Do và Quốc Gia. Thế nhưng, các ứng viên của đảng Lao động, ngoại trừ một thiểu số rất nhỏ, cũng chẳng tốt lành hơn gì, và họ vẫn còn bị những khúc gỗ trơ mục tiểu phái khuynh đảo. Họ vẫn không có được lợi thế ứng viên mà John Howard đã đạt được trên bình diện liên bang.
Và lý do thứ tư, vì sự việc này đã xảy ra trong ít nhất là một thế hệ, nên nó liên tục tạo ra cái vòng lẩn quẩn, ngày càng trở nên tệ hại hơn. Những người có khả năng, có tài cán trong đảng Lao động - cho dù họ là ai đi nữa - cũng cảm thấy quá chán nản và thất vọng về sự thiếu thành công của đảng LĐ trên bình diện liên bang nên họ chuyển hướng sang bình diện tiểu bang. Kết quả, những người tài giỏi nhất, sáng suốt nhất của đảng Lao động, đều đang nắm giữ chức vụ chính phủ ở cấp tiểu bang, trong khi sân khấu chính trị liên bang thì vắng bóng những người tài ba của đảng LĐ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.