Hôm nay,  

Tq Đổi Chiến Lược Hòa Dịu: Để Kinh Tế Ảnh Hưởng Châu Á

26/01/200300:00:00(Xem: 4182)
BEIJING (KL) - Theo nhận xét của ký giả Sushil Seth, trước đây không lâu Trung quốc đã có những thái độ phản đối cho bất cứ quyền lợi và danh dự nào của Trung quốc. Trung quốc đã làm dữ ngay vụ khi Lee Teng Hui (Lý Đăng Huy) đi sang Hoa kỳ với tư cách riêng để thăm đứa con đang theo học tại một đại học của Hoa kỳ. Việc làm dữ này kéo tới vụ khủng hoảng eo biển Đài Loan năm 1996, đúng ngay vào lúc có cuộc bầu cử tổng thống lần đầu tiên riêng cho dân chúng Đài Loan, khiến Hoa kỳ đã phải gửi hai mẫu hạm để cảnh cáo thái độ muốn gây chiến tranh của Trung quốc.
Chúng ta hãy quay trở lại màn diễn ra hồi năm ngoái. Cái ngạc nhiên là Trung quốc không còn giận dữ nữa hay lấy hỏa tiễn ra để hăm dọa mối quan hệ phòng thủ chung của Hoa kỳ và Đài Loan. Ngày nay đã có những cuộc tham quan cấp cao của giới chức quốc phòng Đài Loan tại Hoa kỳ. Hoa kỳ cũng đưa ra việc bán vũ khí cho chính quyền Đài Bắc.
Trung quốc hăm dọa Tổng thống Trần Thủy Biển về lời tuyên bố đề cập tới chủ quyền của dân Đài Loan, Washington đã im lặng và làm ngơ trước sự hăm dọa này.
Tổng thống George W. Bush vẫn công bố cam kết giúp Đài Loan để tự bảo vệ "bằng mọi cách", chính quyền Bắc Kinh đã câm họng lại.
Tại sao lại có sự hòa hoãn như thế"
Trung quốc không đủ mạnh để đương đầu với một siêu cuờng của thế giới, đó là lý do thấy rất rõ. Sự thực này đã chứng thực trước đây Trung quốc có bao giờ chịu ngưng đánh trống và gõ mõ ra điều sẵn sàng lâm chiến.
Có cái lạ là chính quyền Bush không mấy gì ngả theo để làm vừa lòng chính quyền Bắc Kinh.
Theo chiến lược mới của Hoa kỳ trước những chuyện xẩy ra, Trung quốc là một kẻ địch có tiềm thế đang chịu thúc thủ và đã giảm bớt căng thẳng.
Sau đó có mối giao hảo Hoa kỳ và Trung quốc thân thiện hơn đã dựa trên có cùng quyền lợi và kết quả hợp tác để chống chủ trương khủng bố trên toàn cầu. Việc này cho thấy rõ ràng là Hoa kỳ đang đặt ra một nghị trình tập trung vào việc chống phong trào khủng bố dựa trên cơ sở xung đột về văn hóa và lấy tôn giáo làm phương tiện.
Chính quyền Bắc Kinh cũng đã sẵn sàng chấp nhận sự hiện diện của quân đội Hoa kỳ tại các quốc gia cộng hòa Sô-viết ngày xưa tại Trung Á và nằm ngay sát đất Trung quốc.
Nói về Iraq, bề nào Trung quốc cũng gây rắc rối cho Hoa kỳ ít hơn là Pháp và Nga.
Sự chuyển chiến thế này chỉ có thể xác định và giải thích trong nhiệm kỳ của chính quyền Bush đang có đầy khí thế đeo đuổi mục đích riêng của mình.
Giả thử Trung quốc tấn công Đài Loan vào lúc này, việc này dồn Hoa kỳ đứng hẳn về phía Đài Loan. Trong tình thế hiện nay, Trung quốc không tiện thế để chống lại Hoa kỳ.
Cái tổn thất trước tiên cho Trung quốc khi đụng độ với Hoa kỳ là nền kinh tế của Trung quốc.
Giới cầm đầu của Trung quốc vốn đã dốc toàn lực để làm tăng trưởng kinh tế. Việc dốc toàn lực này đang làm cho chính quyền Bắc Kinh đương nhiên có chính danh ngay trong nước cũng như ngoài nước và không còn là một tập đoàn cộng sản chuyên cướp bóc nữa.
Trên trường quốc tế, trong khoảng một thời gian nào đó, mãnh lực kinh tế làm cho Trung quốc trở thành một siêu cường thứ hai trên thế giới. Vào lúc đó sức mạnh của Trung quốc (tiềm ẩn hay có thực) tỏa ra làm chấn động trong vùng. Sự lo ngaị của Nhật bản thấy rõ ràng. Các quốc gia trong khối ASEAN hiện đang tiếp tay thêm cho vai trò quyền lực của Trung quốc trong vùng.

Hiện nay chính quyền Bắc Kinh làm ra bộ mặt tử tế. Chính quyền này cho hòa giải vấn đề tranh chấp các quần đảo tại biển Nam Hải bằng mọi cách và không đặt ra vấn đề chủ quyền. Nhưng trước sau, bản đồ của Trung quốc cũng cho thấy các quần đảo này nằm trong lãnh hải của Trung quốc khi Đài Loan đã trở về với Trung quốc theo chính sách "Nhất quốc".
Với quyền lực đang đi lên, Bắc Kinh hiện đang hy vọng các quốc gia lân bang nhận ra sự thực mới để không còn có lựa chọn nào nữa.
Theo ông Masashi Nishihara của Hàn Lâm viện Quốc phòng Nhật bản chi 3 cho thấy rõ "Khi quân lực của Trung quốc trở nên mạnh mẽ, họ không trực tiếp đe dọa chúng tôi, nhưng họ dễ khinh chúng tôi."
Trung quốc hiên nay cũng đang tóm gọn các quốc gia của khối ASEAN để nằm trong nền kinh tế của Trung quốc.
Lập chiêu bài vùng mậu dịch tự do vào năm 2010 để cho các quốc gia của khối ASEAN có đặc quyền đi vào cái thị truờng rộng mênh mông của Trung quốc. Nhưng với cái dáng hình chính trị có vẻ tử tế này vẫn ẩn hiện những mâu thuẫn.
Thực tế là Trung quốc đã thu hút hết vốn đầu tư nước ngoài. Vì ø lao động của Trung quốc rẻ, nên các công ty đa quốc đang chuyển hoạt động của họ sang Trung quốc. Các quốc gia lân bang của Trung quốc càng ngày càng mất đi không những mặt hàng thấp chế tạo để xuất cảng mà còn mất đi cả những sản phẩm thuộc công kỹ loại trung và cao cấp. Trung quốc thành ra một quốc gia cạnh tranh hơn là quốc gia có mãnh lực kinh tế như Hoa kỳ.
Nếu như Trung quốc chỉ vận dụng để tạo ra một cái ảo giác về sức mạnh chủ yếu về chính trị và kinh tế, đó là một chuyện đương nhiên phải có. Đảng Cộng sản Trung quốc đang trông mong để cho giai tầng giầu có và trung lưu được hợp pháp hóa sau nửa thế kỷ mà những người cộng sản lấy danh nghĩa vô sản để cướp bóc và loại hai giai tầng này ra.
Phe cầm quyền tại Trung quốc đã rút tỉa được bài học sụp đổ của Sô-viết để nắm quyền chuyên chính. Sự tăng trưởng kinh tế của Trung quốc hình như đang củng cố cho việc nắm quyền này.
Đây là một thứ lo-gíc có khiếm khuyết. Trung quốc đơn giản thế dân vô sản bằng những kẻ quyền thế giầu có nhờ các mánh khóe gian lận cho nhập lẫn vào với toàn khối dân chúng, kể cả những tên giầu có nằm ngoài đảng. Các miền nông thôn và các vùng nội địa hiện nay coi như nằm ngoài lề, chẳng có chút thế lực nào cả.
Nhưng trước quốc tế Trung quốc đã tạo ra được hình ảnh của một nền kinh tế năng động với một thị trường có dân số 1,3 tỷ người.
Việc tạo ra này đã ảnh hưởng mạnh tới Đài Loan. Sức quyền rũ về các thời cơ kinh tế tại Trung quốc như là chiếc nam châm dành riêng cho việc kinh doanh của người Đài Loan. Chính quyền Đài Bắc càng ngày càng chịu những áp lực gia tăng để mở rộng sự trao đổi mậu dịch với Trung quốc. Giới kinh doanh Đài Loan nhìn thấy Trung quốc về cả hai khía cạnh, như thị trường và khía cạnh cạnh tranh trong việc xuất cảng nhờ giảm được giá phí sản xuất. Việc này cho thấy, chẳng chóng thì chầy Đài Loan cũng phải hội nhập vào Trung quốc.
Hậu quả về chính trị có vẻ trầm trọng, nhưng hầu như không quá tệ. Cứ theo cung cách này, Bắc Kinh đoạt được khối chính trị ủng hộ mạnh mẽ để lật đổ chính quyền ngay trên đất Đài Loan.
Vì thế việc hội nhập kinh tế là cửa tử cho Đài Loan, không khác gì loạt hỏa tiễn trực chỉ băng ngang eo biển.
Với sự chuyển chiến lược sang hòa dịu như trên của Bắc Kinh, nguời dân Việt có câu hỏi: Đảng Cộng sản Việt Nam đã theo nguyên lý nào và dựa vào nguyên tắc lịch sử, văn hóa, địa dư, hành chánh, chính trị hay kỹ thuật nào để cắt lãnh thổ và lãnh hải của quốc tổ nhượng cho Trung quốc"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
An Xá Quốc Tế vừa phát hành một bản cáo trạng gay gắt đối với những tập đoàn internet thống trị thế giới. Tổ chức có trụ sở tại London này cho rằng Facebook và Google cần phải bị bắt buộc từ bỏ mô hình kinh doanh dựa trên sự giám sát của mình, vì điều này là vi phạm nhân quyền.
Theo tin từ CBS: Cơ Quan An Toàn Giao Thông (TSA) hiện nay đang thử nghiệm những kỹ thuật mới, giúp cho việc kiểm tra an ninh tại các phi trường nhanh chóng hơn, giúp hành khách đỡ phải xếp hàng dài và chờ đợi lâu.
Theo CNN, hơn 1,000 bệnh nhân tại Bệnh Viện Goshen tiểu bang Indiana có thể đã phải tiếp xúc với vi khuẩn HIV, hepatitis C, hepatitis B, sau khi một lỗi sơ sót trong quá trình làm vệ sinh thiết bị phẫu thuật đã xảy ra.
WASHINGTON - Theo bản chép điều trần kín mới công bố ngày 26-11, nhân viên chuyên môn của phòng quản trị ngân sách (OMB) thuộc Bạch Ốc là Mark Sandy được 2 đồng sự cho hay “họ thôi việc tại OMB 1 phần vì hoang mang thấy quân việc Ukraine bị đình hoãn”.
WASHINGTON - 2 người thông thạo biết TT Trump đã được thông báo khiếu nại của “người thổi còi” về các thương lượng với Ukraine khi ngưng quyết định đình hoãn quân viện” hồi Tháng 9.
Cho tới gần đây, thăm dò dân ý mới nhất của CNN ghi nhận: 50% công dân Mỹ thấy là nên luận tội và truất phế Trump.
WASHINGTON - Thăm dò mới của CNN ghi: cựu PTT Joe Biden nhận được hậu thuẫn của 28% cử tri, là cao nhất trong các dự ứng viên TT của đảng Dân Chủ.
WASHINGTON - Thị trường việc qua cuối năm thứ 3 nhiệm kỳ TT của Donald Trump tiếp tục vững mạnh. Nhưng giới nghiên cứu nhận thấy điểm tiêu cực là việc làm chỉ tăng ở các vị trí lương thấp.
WASHINGTON - TT Trump tuyên bố hôm 27/11: băng đảng ma túy Sinaloa là khủng bố, có nghĩa là có thể bị tấn công bằng phi cơ không người lái UAV.
Việt Nam sẽ có 104 triệu dân vào năm 2030, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm Thứ Tư.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.