Hôm nay,  

Nhiều Lm, Tín Đồ Bênh Lm Lý; 2 Lm Giải, Lợi Sẵn Sàng Vô Tù

13/11/200100:00:00(Xem: 3711)
HUẾ (VB) - Đã có thêm một số linh mục, trí thức lên tiếng tố cáo phiên tòa và bản án CSVN ghép tội linh mục Nguyễn Văn Lý, theo tin từ Huế. Đặc biệt, hai linh mục Nguyễn Hữu Giải và Phan Văn Lợi ra tuyên bố sửa soạn và chấp nhận ngồi tù chung thân để tiếp tục cuộc chiến vì tự do tôn giáo. Bản tin từ Huế như sau.

Tin tức về cuộc đấu tranh cho tự do tôn giáo tại Huế

Bản tin ngày 10-11-2001

1. Vài phản ứng xung quanh vụ xử án cha Nguyễn Văn Lý
Vụ xử án cha Lý đã làm dậy lên một cơn bão phản ứng trên toàn thế giới. Những ai theo dõi báo đài quốc tế và mạng internet đều nhận thấy điều này. Ở đây, chúng tôi chỉ xin kể ra vài phản ứng tại quốc nội.
Trước hết, phản ứng gây chấn động là luật sư công giáo Nguyễn Văn Minh thuộc giáo xứ Nam Đồng, Hà Nội, đã gởi một bức thư đề ngày 20-10-2001 đến Hội Đồng Giám Mục Việt Nam yêu cầu can thiệp cho linh mục Nguyễn Văn Lý. Người nhận thư được tác giả gọi đơn giản là "Đức Cha". Chúng tôi xin phép không tóm ý mà chỉ trích dẫn những đoạn tiêu biểu, để quý vị thấy được tính chất tha thiết, bi hùng của một kitô hữu đang xuất hiện như một chứng nhân ngời sáng ngay giữa bóng tối của chủ nghĩa toàn trị độc tài, như một ngôn sứ lanh lảnh ngay giữa sự im lặng đến rợn người của hàng lãnh đạo Giáo hội: "Là công dân một nước, con tin tưởng Đức Cha sẽ tỏ lòng xây dựng Nhà nước Pháp quyền ngày một dân chủ hơn. Là Vị chủ chăn, con tin rằng Đức Cha chu toàn trách nhiệm trước Giáo hội, trước Thiên Chúa... Con buồn lắm Đức Cha ạ, các Linh mục, Chủng sinh, Sinh viên Công giáo, Giáo dân nhiệt tình sẽ nghĩ như thế nào khi chúng ta cứ im lặng mãi. Chúng ta không yêu đất nước này, không muốn xây dựng nó nữa phải không Đức Cha" Hãy làm hết mình theo luật định để có dân chủ hơn cho Việt Nam Đức Cha ạ.... Hiện nay nhiều Linh mục, tín hữu đang ngày đêm đấu tranh giành lại tài sản của Giáo hội (mà tài sản cao quý nhất là những quyền tự do tôn giáo cơ bản. Chú thích của Pv) không biết nên tiếp tục hay không" Sự bày tỏ ôn hoà nhất cũng đủ để khích lệ động viên còn nếu như im lặng là đồng ý thì đó là nỗi khổ tâm và là sự dằn vặt không nguôi về những việc mà Anh Em đang làm cho Giáo hội. Ai sẽ bảo vệ mình đây"... Con viết thư này nhằm bày tỏ tâm nguyện của mình đối với vị Chủ chăn. Con cầu xin Hội đồng giám mục sáng suốt lựa chọn được phương pháp khôn ngoan nhất theo tinh thần kiên định, liên tục và có tổ chức hầu đem lại ánh sáng và niềm tin cho con cái Chúa trong thời điểm khó khăn này".
Phản ứng thứ hai là ở phía Nam của tổ quốc, tại thành phố Sàigòn, đến từ giáo sư Nguyễn Chính Kết. Giáo sư cho biết: sau vụ xử án cha Lý, ông đã lập tức gửi thư đến cho các giám mục Việt Nam, van xin các vị, trong tư cách thầy dạy đức tin, hãy lên tiếng trước vụ việc bách hại tôn giáo tàn bạo này, trong tư cách thầy dạy luân lý, hãy lên tiếng trước vụ việc trấn áp công lý quái đản này, và trong tư cách mục tử, hãy tất tả đi cứu con chiên đang bị sói vồ này... Chúng tôi hy vọng bức thư thống thiết đó sẽ không bị coi là "bí mật giáo hội", "bí mật tòa cáo giải" để sớm được công bố ra cho cộng đoàn dân Chúa. Và như để xác nhận việc làm của mình, trong một thư riêng khác, nhà trí thức chứng nhân can đảm của giáo phận Sàigòn (vốn đã bị tịch thu toàn bộ phương tiện làm việc -dàn vi tính cùng các đĩa dữ liệu- và bị hạch sách nhiều phen) đã có viết: "Con cảm thấy không thể không lên tiếng về vấn đề này, nhất là khi cha Lý đang bị tù, bị xét xử mà không thể lên tiếng tự bào chữa. Lương tâm Ki-tô hữu buộc người Ki-tô hữu phải lên tiếng khi có sự bất công để công lý được trả lại cho nạn nhân của bất công". Xin quý vị cầu nguyện cho tại Huế cũng có một trí thức chứng nhân như vậy.
Tại Sàigòn, chúng tôi đặc biệt ghi nhận và hết lòng biểu dương cảm tạ phản ứng của Thượng Tọa Thích Không Tánh, trú trì chùa Liên Trì, phát ngôn viên GHPGVNTN (theo lời giới thiệu). Hai hôm sau ngày xử án, Thượng tọa đã gởi ngay lời chia buồn về đại nạn của Giáo hội Công giáo và của cha Lý, đồng thời lên án mạnh mẽ phiên tòa bất công (công bố trên đài Quê Hương). Mười ngày sau, 2-10-01, trong một buổi cầu nguyện tại hải ngoại, Thượng tọa lại tiếp tục gởi lời hiệp thông cầu nguyện. Điều làm cho ai nấy cảm động là Thượng tọa đã nhắc nhở mọi người cố gắng nhớ cha Lý và các tù nhân lương tâm thật dài lâu, cho tới ngày các vị ra khỏi tù. Thượng tọa còn có nhã ý gởi quà thăm nuôi vị chiến hữu tu hành Công giáo. Đúng là tấm lòng từ bi đại hải của bậc chân tu. Cha Lý hẳn phải cảm động vì mối thâm tình nầy.
Phản ứng thứ ba là của một số linh mục tu sĩ và giáo dân tại Thừa Thiên. Xin lưu ý là sau vụ xử cha Lý, bộ Công an đã rải nhân viên đi từ Bắc chí Nam, gặp gỡ những nhân vật tiêu biểu trong cộng đồng dân Chúa tại Việt Nam (gồm nhiều giám mục, linh mục quản hạt, bề trên dòng tu, thành viên Hội đồng giáo xứ...) để thăm dò phản ứng. Theo chúng tôi được biết, cha P.X. Nguyễn Văn Hoàng, quản xứ Phú Lương, vị linh mục từ lâu có tiếng "nói thẳng", là một trong những người đầu tiên mở lời. Trong một bài giảng thánh lễ chúa nhật, sau khi xác nhận là đúng đắn những gì cha Lý đã viết về việc đấu tranh cho tự do tôn giáo (qua thí dụ là một vụ việc bất công trong giáo xứ), cha Hoàng đã mạnh mẽ phản kháng cái gọi là "phiên tòa" của cộng sản.
Sau khi được cô Nguyệt (một công an viên chuyên tiếp xúc với các dòng nữ tại Huế) hỏi về bản án cha Lý, bề trên dòng Đức Bà Đi Viếng Huế đã trả lời không úp mở: "Từ xưa đến nay và trên khắp thế giới, tôi chưa hề thấy một bản án nào bất công, vô lý và tàn bạo như vậy. Chúng tôi kịch liệt phản đối phiên tòa ngụy tạo này".


Chúng tôi biết: việc nêu đích danh như thế này có thể gây khó khăn cho các đương sự. Nhưng xác tín vào lời Chúa: đèn phải để trên giá, lời giảng phải rao trên mái nhà, thập giá là kỷ phần đương nhiên của chứng nhân, các vị và cộng đoàn của các vị chắc sẵn sàng thông cảm cho chúng tôi và sẵn sàng để cho những lời nói với cộng sản được lặp lại cho cộng đồng, dù có phải trả giá. Những chứng từ can đảm thẳng thắn trước bạo quyền nên được nhắc lại cho mọi người cùng nghe kẻo uổng! Không chịu đau một chút thì làm sao bẻ gãy vòng kim cô, dây thòng lọng mà cộng sản đã buộc trên cổ Giáo hội và dân tộc Việt Nam từ hơn nửa thế kỷ nay"
2- Đối tượng chủ yếu của vụ xử án cha Lý
Ai cũng biết vụ xử án cha Lý là một vụ xử chùng lén, dù bản tin của báo Nhân dân ghi là "phiên tòa công khai". Tuy nhiên, giáo sư Đỗ Mạnh Tri, Pháp, trong bài "Phiên tòa xử linh mục NVL" đề ngày 27-10, đã đưa ra một nhận định rất sâu sắc độc đáo:
"Nhưng mặt khác : vụ án này rất công khai... Lm Lý được Amnesty Internatiolal (Hội Ân xá Quốc tế. Pv) liệt vào danh sách các tù nhân lương tâm. Vô số những cơ quan, tổ chức Nhân quyền, Quốc hội Âu châu, Chính phủ Hoa kỳ và tất nhiên những tổ chức người Việt hải ngoại đã lên tiếng đòi chính quyền Việt Nam trả tự do cho Linh mục. Nhưng chính quyền đã tỏ ra đủ can đảm để ngồi xổm lên dư luận quốc nội và quốc tế " Không phải vậy. Để đánh giá một phiên tòa như thế, một bản án như thế, không thể dùng những tiêu chuẩn như Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (1948), Công ước Quốc tế về những quyền Dân sự và Chính trị (1966) hay Công ước Quốc tế về những quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa (1966) mà Nhà nước CHXHCNVN đã ký kết; ngay cả luật pháp của nhà nước này cũng không được tôn trọng. Nhân danh những văn bản đó để lên án họ là có ảo tưởng rằng họ còn chút liêm sỉ, chút sĩ diện. Họ thừa biết, một phiên tòa như thế, xử một con người như thế với một bản án như thế, dù lén lút và kín đáo đến đâu cũng không thể giữ kín được. Nên tất cả đã diễn ra một cách công khai : công khai không thèm báo trước cho người thân cận, công khai ngăn chặn không cho dân tới dự, công khai đưa lên máy truyền hình để cả thế giới thấy : đấy, chúng tôi làm thế đấy. Đấy là luật rừng, đấy là bạo lực côn đồ, nhưng chúng tôi thế đấy. Số là chính quyền này vốn biết rằng không ai nghi ngờ gì nữa về bộ mặt thực của họ. Trước kia họ đeo mặt nạ. Người ta biết là mặt nạ, nhưng thôi ít là còn cố giấu đi cái mặt thực của mình. Giờ đây, họ không muốn vướng vít với những ràng buộc hoàn toàn hình thức ấy nữa. Họ vứt luôn cả mặt nạ. Khỏi cần mất công tổ chức một phiên tòa giả. Cứ công khai, cứ nghênh ngang chường ra trước công luận bộ mặt trâng tráo của mình. Đó là điều sỉ nhục cho người Việt Nam".
Như thế, phiên tòa nhắm đến một đối tượng cao hơn cha Lý. Biết Giáo hội -cụ thể là hàng GM- là chứng nhân của công lý, là ngôn sứ của sự thật, là lương tâm của thế quyền và xã hội, nhà nước CSVN đã cố tình tạo ra một phiên tòa hết sức quái đản: với những tội danh không hề có trong bộ luật nào của nhân loại văn minh, với những thủ tục pháp lý mà kẻ vô học nhất, "faux jugement" (phán đoán sai lệch) nhất cũng không thể nào chấp nhận nổi, nói chung là một cái gì hết sức vô lý, vô luân, vô nhân đạo, hết sức trắng trợn, lố bịch và tàn ác... để xem thử Giáo hội -và cụ thể là hàng lãnh đạo Giáo hội- phản ứng ra sao. Nếu HĐGMVN mãi mãi im tiếng thì từ nay người cộng sản có thể xoa tay mãn nguyện và tiếp tục chơi nhiều đòn "bể đầu" hơn, "tàn nhẫn" hơn mà chắc chắn cũng sẽ chỉ có im lặng (vì đồng loã, vì hãi sợ, vì ngụy biện tránh né...) từ phía Giáo hội và hàng lãnh đạo Giáo hội. "Con cái thế gian" không chỉ nhốt cha Lý mà quan trọng hơn là nhốt được lương tri và lương tâm của "con cái sự sáng". Cha mẹ của chúng con ơi, cha mẹ có thấy rõ, hiểu rõ điều này không" Nhân dịp này, nhớ đến tấm gương can đảm lên tiếng của Đức Cha Philipphê Nguyễn Kim Điền, một giáo dân đã cảm tác: "Tổng Giám Mục, hồn thiêng còn phảng phất! Hãy về đây, chứng giám triệu lòng đau!"
3- Phản ứng của hai linh mục Nguyễn Hữu Giải và Phan Văn Lợi nếu bị bắt
Trong thời gian gần đây, công an Thừa Thiên Huế có bắn tiếng là sẽ bắt cha Giải và cha Lợi là hai người bạn chiến đấu của cha Lý và đang tiếp tục công việc của cha Lý, để hòng dập tắt ngọn lửa đấu tranh của Công giáo tại Việt Nam. Trước tình hình này, hai vị đã nhờ chúng tôi thông báo cho toàn thể bà con khắp năm châu vài điểm như sau:
"1- Ngày nào hai cha bị cộng sản bắt, xin mọi người hãy phản ứng cách bất bạo động, đặc biệt là cầu nguyện cho hai vị.
2- Trong nhà tù, hai cha sẽ tuyệt đối giữ im lặng, không nói và không viết, trong các cuộc hỏi cung cũng như trước phiên toà của cộng sản.
3- Những gì gọi là "lời khai", "lời thú nhận" của hai cha sau ngày bị bắt đều là ngụy tạo của chính quyền cộng sản.
4- Nếu để trả thù, cộng sản bỏ đói hai cha cho chết, hai cha sẽ chấp nhận chết đói, để trọn vẹn con đường chứng nhân.
5- Nếu không bị trục xuất cách cưỡng bức mà được tự do chọn lựa giữa ở tù và ra nước ngoài, hai cha sẽ xin được ở tù, dù đến chung thân!".
Hai vị linh mục quyết noi gương cha Lý. Ngài cũng đã không hề khai báo trong các cuộc hỏi cung cũng như đã giữ im lặng trước tòa (dẫu có bị hỏi đôi câu, theo tiết lộ của vài cán bộ). Cộng sản có thể nhốt thể xác cả ba bị, nhưng không thể nhốt tự do tâm hồn và ý chí đấu tranh của ba vị. Cộng sản có thể thu được xác chết của ba vị nhưng không thể thu được thái độ thỏa hiệp và thái độ tuân phục của ba vị đối với bạo quyền.

Phóng viên tường trình từ Huế

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.