Hôm nay,  

Cựu Tổng Thống Carter Thúc Giục Dân Chủ Tại Cuba

17/05/200200:00:00(Xem: 3799)
Washington Post, 15/5/2002; Tường Linh lược dịch.

ICRFV (Ủy Ban Quốc Tế Tự Do Tôn Giáo Cho Việt Nam)

Havana 14/5/2002 - Cựu Tổng Thống Hoa Kỳ, ông Jimmy Carter trong bài diễn văn bằng tiếng Tây Ban Nha được truyền hình toàn quốc tại Cuba, đã hối thúc Cuba cần phải hội nhập vào "cộng đồng dân chủ" trên thế giới. Ông cũng lên tiếng ủng hộ các nhà tranh đấu và đối kháng tại Cuba trong nỗ lực tạo sự thay đổi qua cuộc bầu cử tự do.

Trong lúc đưa ra viễn kiến về mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Cuba, ông thúc giục Hoa Kỳ hãy mở đường trước bằng cách bãi bỏ cấm vận nhằm chống lại nhà độc tài Fidel Castro từ hơn 40 năm nay.

Trong bài diễn văn dài 20 phút, ông nói: "Hai quốc gia chúng ta đã bị vướng vào một tình trạng đối nghịch trong 42 năm qua; và đây là lúc chúng ta phải thay đổi sự quan hệ và phương thức suy nghĩ và đối thoại giữa hai nước".

Trong lúc Fidel Castro và các cộng sự cao cấp của ông yên lặng ngồi nghe trên hàng ghế đầu của hội trường đại học Havana, cựu TT Jimmy Carter đã ca ngợi Dự Án Varela" (Valera Project), theo đó một kiến nghị với 11,000 chữ ký đòi tự do cho Cuba đã được thành hình. Hầu hết người dân Cuba không hay biết gì về chiến dịch này vì nhà nước Cuba hoàn toàn bưng bít tin tức.

Phát biểu cảm tưởng về sự kiện này, bà Marta Rodriguez, 38 tuổi, cư ngụ tại trung tâm Havana cho biết theo bà, bài diễn văn của cựu TT Carter có thể sẽ là bước ngoặt quan trọng trong quan hệ giữa hai quốc gia. Bà ta nói: "Chúng tôi chưa bao giờ có quan hệ tốt với Hoa Kỳ, và giờ đây mọi việc sẽ thay đổi".

Bài diễn văn của cựu TT Carter là sự kiện chính yếu trong chuyến thăm Cuba 5 ngày của một vị nguyên thủ quốc gia Hoa Kỳ đầu tiên (còn tại chức hoặc đã về hưu) kể từ năm 1928 đến thăm Cuba. Mặc dù cuộc viếng thăm không với tư cách chính thức, nhưng cựu tổng thống Carter đã trở thành nhân vật quan trọng của Hoa Kỳ trực tiếp lên tiếng với dân chúng Cuba qua hệ thống truyền thông được kiểm soát bởi nhà nước. Cả hai bên đối nghịch trong chế độ Castro đã theo dõi những gì ông Carter trình bày qua bài nói chuyện của ông.

Như mọi người từng chờ đợi, cựu TT Carter cho biết ông hy vọng quốc hội Hoa Kỳ "sẽ sớm cho phép không hạn chế đi lại giữa Hoa Kỳ và Cuba, thiết lập quan hệ thương mại và hủy bỏ cấm vận". Theo ông, cuộc cấm vận mà chính phủ Bush mạnh mẽ ủng hộ đã không là nguyên nhân gây ra nền kinh tế lụn bại tại Cuba hiện nay như Fidel Castro từng tuyên bố. Trái lại, nó đóng băng tình trạng bế tắc, tạo nên nỗi giận dữ và cay đắng, hạn chế tự do của công dân Hoa Kỳ, và gây khó khăn cho cuộc trao đổi ý kiến và lòng kính trọng lẫn nhau."

Đề cập vấn đề nhân quyền tại Cuba, Ông nói: "Tôi đến đây không phải để xen vào nội tình của Cuba, nhưng là đưa cánh tay thân hữu với nhân dân Cuba, và để đề nghị một viễn ảnh tương lai của hai nước".

Khán giả trong trường đại học Havana đã đứng lên tỏ bày tán thưởng diễn giả Carter đã 77 tuổi. Nhưng họ ngồi im lặng trong suốt bài diễn văn, và chỉ vỗ tay vì lịch sự sau khi diễn văn kết thúc.

Ông Carter đề nghị nên thành lập ủy ban hỗn hợp giữa hai nước để giải quyết vấn đề sở hữu tài sản. Nhiều người Cuba sống tại Hoa Kỳ vẫn thường xuyên đòi lại quyền sở hữu các tài sản bị Castro tịch thu khi ông ta lên nắm quyền năm 1959. Ông cho biết ông muốn thấy có một sự trao đổi rộng lớn giữa các sinh viên hai nước, và Cuba cần chấp nhận thay đổi dân chủ để gia nhập nền Mậu Dịch Tự Do tại Châu Mỹ.

Dù không trực tiếp chỉ trích vấn đề nhân quyền, ông Carter đã nhắc đến hệ thống chủ nghĩa xã hội Cuba đã cấm đoán đối lập chính trị. Mặc dù hiến pháp Cuba công nhận quyền tự do ngôn luận và lập hội, nhưng "các luật lệ khác đã tước bỏ những quyền này đối với những ai không đồng ý với chế độ".

Dự Án Varela nhằm tìm kiếm cuộc trưng cầu dân ý quốc gia bảo đảm tự do ngôn luận và lập hội, ân xá cho tù chính trị, bầu cử tự do và quyền tự do kinh doanh. Vấn đề này cũng được ông nhắc đến trong cuộc trao đổi hỏi đáp sau bài diễn văn.

Hai câu hỏi đuợc đặt ra dưới hình thức tấn công kéo dài 10 phút cho mỗi câu, một từ giáo sư luật và một của sinh viên luật khoa, lên án Dự Án Varela mà nhà cầm quyền cho đó là âm mưu của những kẻ thù của Castro tại Hoa Kỳ. Các sinh viên và giáo sư vỗ tay hoan nghinh các loại câu hỏi này.

Ông Dennis Hays thuộc tổ chức "Người Mỹ Gốc Cuba Chống Castro" trong khi ca ngợi đây là lần đầu tiên ông Carter nói cho nhân dân Cuba biết những quyền tự do mà họ được hưởõng, đã phát biểu như sau: "Điểm quan trọng nhất trong bài diễn văn của ông Carter là ông đã nhắc đến dự án Varela".

Để đạt được dự án này, hàng ngàn người chống đối chế độ tại Cuba, hướng dẫn bởi nhà hoạt động người công giáo Oswaldo Paya. Ông đã trải qua trên một năm thu thập chữ ký và gửi bản văn đến quốc hội tuần qua. Theo luật pháp, các dân cử phải cứu xét và bỏ phiếu quyêát định những vấn đề được nêu lên với tối thiểu 10,000 chữ ký.

Nhiều người Cuba không hay biết gì về Dự Án này mang tên của một giáo sĩ công giáo Felix Varela từng là nhà tranh đấu cho nền độc lập Cuba trong thế kỷ thứ 19. Mọi tin tức tại Cuba chỉ được phép loan tải qua hệ thống truyền thông của nhà nước.

Cũng trong phần trả lời câu hỏi, ông Cartẹr cho biết ông và ông Castro không đồng ý với nhau khi định nghĩa dân chủ. Ông nói định nghĩa của ông dựa vào bản tuyên ngôn quốc tế Nhân Quyền: "Mọi người sinh ra đều có quyền chọn lựa người lãnh đạo cho mình, quyền quyết định vận mệnh mình, quyền phát biểu tự do, quyền thành lập tổ chức chính trị, nghiệp đoàn, các tổ chức phi chính phủ, và có quyền được xử án công bằng".

Trong số 20 người được phỏng vấn trên đường phố Havana, một số nhỏ cho biết đã theo dõi bài nói chuyện của ông Carter. Nhưng hầu hết nói họ chỉ thấy cựu TT Carter với Castro trên sân bóng chày (baseball) sau buổi nói chuyện. Rebecca Guada, 35 tuổi, cho biết: "Điều làm tôi xúc động nhất là khi thấy ông ấy đến thăm Cuba. Nhưng tôi đã không được theo dõi cuộc nói chuyện của ông trong đêm nay".

Ông Lazaro Quinones, 40 tuổi, cho biết ông đã từng biết Dự Án Varela khi nghe đài BBC. Theo ông, những vấn đề được ông Carter nêu lên hôm nay là dân chủ, nhân quyền và dự án Varela cần phải được mọi người chú ý.

Joaquin Lorenzo, 74 tuổi, cho biết ông rất xúc động khi thấy ông Carter, mặc dù ông không rõ phải suy nghĩ như thế nào về Dự Án Varela mà ông chưa từng nghe trước đây. Ông nói ông Carter cho biết người Cuba đã ký kiến nghị, nhưng các người đặt câu hỏi lại cho rằng dân Cuba lưu vong tại Miami đã đứng đàng sau vụ này. Tôi không biết phải tin ai bây giờ". Rồi ông kết luận: "Việc tuyên truyền chính trị tại đây rất mãnh liệt".

Riêng ông Castro đã không có lời bình phẩm nào ngay sau bài diễn văn của ông Carter. Hai người đã cùng rời hội trường đến sân đấu bóng chày để giữ bầu không khí vui vẻ trong chuyến thăm viếng của ông Carter. Trước khi đọc diễn văn, ông Carter đã hát chung với ban hợp ca thuộc đại học Havana trong một bài ca tôn giáo.

Trong chuyến viếng thăm Cuba, ông Carter và ông Castro đã trao đổi quan điểm trong không khí hòa nhã về ý nghĩa của nền dân chủ và nhân quyền. Ông Carter nói với sinh viên làm việc xã hội ở ngoại ô Havana như sau: "Ở Hoa Kỳ, chúng tôi tin tưởng rằng việc tối quan trọng là chúng tôi được tự do tuyệt đối về ngôn luận và lập hội". Trong đêm thứ hai, ông cũng nói với một nhóm sinh viên khác rằng "ở Hoa Kỳ, chúng tôi hãnh diện vì được tự do chỉ trích chính quyền, quyền được thay đổi chính quyền nếu chúng tôi không còn tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu trong các cuộc bầu phiếu có sự tranh đua tự do".

Về ông Castro, tuy không trực tiếp trả lời quan điểm của ông Carter, ông ta nói rằng Cuba đang tiến đến một "giấc mơ công lý, tự do thật sự, dân chủ thực sự và nhân quyền thực sự."

Bài diễn văn của ông Carter diễn ra một ngày trước khi một nhóm dân biểu thuộc hai đảng từng chống việc cấm vận Cuba, kêu gọi thay đổi chính sách đối với Cuba.

Dân biểu Jeff Flake, Cộng Hòa tiểu bang Arizona nói: "Chính sách của chúng ta đối với Cuba 40 năm qua đã không mang lại kết quả. Castro đã không tổ chức bầu cử tự do và công bằng, không hề cải thiện nhân quyền, không ngừng có những luận điệu thù ghét nền dân chủ cũng như đối với Hoa Kỳ. Đã đến lúc chúng ta cần thử phương thức khác".

Sau khi xem xét kỹ lưỡng bản tường trình dài của ông Otto Reich, phụ tá Ngoại Trưởng Hoa Kỳ, đồng thời là cố vấn cao cấp về Châu Mỹ La Tinh và là một người Cuba tỵ nạn chống đối Castro mãnh liệt, Tổng Thống Bush dự định đọc một bài diễn văn vào tuần tới cho biết chính sách đối với Cuba. Các giới chức Hoa Kỳ đang trông đợi TT Bush khi đến Miami sẽ đưa ra chương trình cung cấp ngân khoản và hỗ trợ những lực lượng chống đối Fidel Castro ngay trong lòng nước Cuba.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.