Hôm nay,  

Thể Thao: Lịch Sử World Cup

06/06/200600:00:00(Xem: 2400)

Trận đá banh tranh tài có tính quốc tế đầu tiên được tổ chức vào năm 1872 giữa Anh và Scotland. Sau đó, trong các kỳ Thế Vận Hội 1900, 104, túc cầu được tham dự như là một môn thể thao trình diễn (demonstration sport) nên không có giải thưởng. Cho đến Thế Vận Hội 1908, túc cầu mới trở thành môn thể thao tranh tài quốc tế. Tuy nhiên, vì tại Thế Vận Hội, các đội banh tham dự chỉ là những đội banh tài tử (amateur), nên Sir Thomas Lipton đã đứng ra tổ chức một cuộc tranh tài túc cầu giữa những đội banh chuyên nghiệp tại Turin vào năm 1909. Cho đến nay, trận banh này vẫn được nhiều người coi là The First World Cup không chính thức trong lịch sử túc cầu thế giới.
Năm 1928, nghị quyết việc tiến hành đều đặn Giải vô địch bóng đá thế giới được Đại hội FIFA họp tại Amsterdam thông qua. Trong thời kỳ này bóng đá nhà nghề đã có một quy mô rộng lớn song những cuộc đấu ở Thế vận hội thì chỉ cho phép các cầu thủ nghiệp dư tham gia nên không đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của giới bóng đá. Thậm chí, khi chuẩn bị cho Thế Vận Hội năm 1932, tại Los Angeles, ban tổ chức Thế Vận Hội đã có ý loại bỏ túc cầu, vì đó là môn thể thao không được dân Mỹ ưa chuộng. Trước ý tưởng coi thường túc cầu đó, ông Jules Rimet, Chủ tịch FIFA quyết định tổ chức cuộc tranh tài bóng đá tại Uruguay vào năm 1930. Cuộc tranh tài này được chính thức thừa nhận là giải World Cup đầu tiên, và Uruguay là quốc gia đầu tiên thắng giải trước sự hò reo động trời của 93,000 khán giả, trong đó hầu hết là dân Uruguay.
Vì lịch sử World Cup đã trải qua nhiều giai đoạn như vậy nên tên gọi chính thức về Giải vô địch bóng đá thế giới đã có vài lần thay đổi. Thoạt đầu nó được gọi là "Cúp thế giới" sau đó là "Cup Jules Rimet" (tên cựu chủ tịch FIFA), ròi đến "Giải vô địch bóng đá thế giới - Cup Jules Rimet" và sau cùng là "Giải vô địch bóng đá thế giới".
Từ năm 1970 trở về trước, đội vô địch thế giới được trao "cúp vàng" mà trong các văn kiện chính thức của FIFA gọi là "vật phẩm nghệ thuật". Đó là bức tượng nhỏ hình "Nữ thần chiến thắng Nike" (theo thần thoại Hy Lạp) mà trong giới bóng đá thường gọi là Cup "Nữ Thần Vàng". Theo đơn đặt hàng của FIFA, chiếc Cup này được hoàn thành năm 1928 do một người thợ kim hoàn ở Paris tên là Abel Lafleur đúc bằng vàng thật, nặng 1.8 kg (với chiếc đế bằng đá hoa cương nặng chừng 4 kg), trị giá 10,000 USD, được mang tên Cup Jules Rimet, để ghi nhớ công ơn của cựu Chủ tịch FIFA.


Trong những năm Đệ Nhị Thế Chiến, Dr.Ottorino Barassi, người Ý, và là Phó Chủ tịch FIFA, đã giấu Cup "Nữ Thần Vàng" trong một hộp giầy, để dưới gầm giường. Nhờ vậy, Cup "Nữ Thần Vàng" đã không lọt vào tay quân đội Đức Quốc Xã. Đến năm 1966, Cup "Nữ Thần Vàng" lại một lần nữa biến mất, trong khi được trưng bầy trong giải World Cup tại Anh. Sau đó, một chú chó tên là Pickles đã phát hiện ra Cup "Nữ Thần Vàng" chôn dưới một gốc cây.
Trước Giải vô địch bóng đá thế giới năm 1970, FIFA giữ Cup "Nữ Thần Vàng" theo điều lệ quy định để rồi trao cho Liên đoàn bóng đá quốc gia thuộc nước có đội bóng đoạt chức vô địch thế giới rồi trả lại cho FIFA trước khi tiến hành vòng chung kết Giải vô địch bóng đá thế giới lần sau.
Năm 1970, sau ba lần vô địch, như trong điều lệ quy định, đội Brazil đã được quyền sở hữu vĩnh viễn Cup "Nữ Thần Vàng". Đáng tiếc, không hiểu vì lý do gì, Cup "Nữ Thần Vàng" bị mất cắp vào năm 1983, và vĩnh viễn không tìm thấy. Có lẽ kẻ cắp là một tên ít học, không hiểu được giá trị lớn lao của Cup "Nữ Thần Vàng" nên y đã đem nấu thành vàng, rồi bán cho các tiệm kim hoàn.
Đau đớn vì bị mất Cup "Nữ Thần Vàng", Hiệp Hội Bóng Đá Brazil đã quyết định làm một chiếc Cup "Nữ Thần Vàng" có hình dáng và phẩm chất tương tự, kể cả bốn miếng mạ vàng ở bốn bên, trên có khắc tên 9 đội tuyển đã thắng World Cup từ năm 1930 đến 1970.
Sau khi Cup "Nữ Thần Vàng" vĩnh viễn lọt vào tay Brazil, FIFA đặt làm chiếc cup mới lấy tên là Cup FIFA. Trong số 53 kiểu của các điêu khắc gia từ 7 nước trên thế giới để trình, FIFA đã chọn kiểu của nghệ sĩ Italia Silvio Gazzaniga. Chiếc này là Cup luân lưu, không đội bóng nào có thể đoạt vĩnh viễn cả. Những đội bóng chiến thắng sẽ được trao tặng chiếc Cup FIFA thu nhỏ để làm kỷ niệm cùng với việc được giữ chiếc Cup FIFA chính thức trong thời gian giữa hai giải vô địch bóng đá thế giới. Chiếc Cup FIFA mới được đúc bằng vàng thật do nghệ sỹ người Italia Silvio Gazzaniga sáng tác, chiều cao 36 cm, nặng 4970 grammes vàng 18, trị giá 20,000 USD thời đó. Cup này do người thợ kim hoàn Stabilimento Artistico Bertoni ở thành phố Milan đúc. Chiếc cúp mang hình hai thanh niên với bốn cánh tay giơ cao đỡ lấy quả địa cầu.
(Đỗ Long sưu tầm)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.