Hôm nay,  

Thư Ngỏ Của Ban Chấp Hàønh Cộäng Đồng Nvtd Uc/qld V/v Treo Cờ Tại Trụ Sở Cđnvtd Uc/qld Ngày 14/6/2002

15/07/200200:00:00(Xem: 4025)
Kính gởi:
- Các Ban Chấp Hành Cộng Đồng NVTD Liên bang và các Tiểu bang, Lãnh Thổ và Woolongong,
- Các Ban Chấp Hành các tổ chức, hội đoàn, đoàn thể tại Queensland,
- Các cơ quan truyền thông Việt ngữ,
- Và tất cả quý đồng hương.

Kính thưa quý vị,

Từ ngày thứ Sáu 14/6/2002, dư luận trong cộng đồng người Việt chúng ta rất xôn xao về sự kiện “treo cờ tại trụ sở Cộng Đồng NVTD UC/QLD ngày 14/6”, nhất là từ khi hai tuần báo Saigon Times (số ra các ngày thứ Năm 27/6 và 4/7) và Nhân Quyền (số ra ngày thứ Ba 2/7) tường thuật câu chuyện, kèm theo với những tài liệu cùng với các lời Nhận Định (báo SGT) và bài Quan Điểm (báo NQ).
Nhằm mục đích làm sáng tỏ vấn đề hơn, hôm nay chúng tôi kính gởi quý vị bức thư này để trình bày về:

(1) Tường trình của nhân viên
Cộng Đồng
(2) Các quyết định của Cộng Đồng
(3) Các biện pháp của Cảnh Sát
(4) Những thiếu sót và sai lầm trong Bài Tường Trình của Hội CQN QLVNCH/QLD
(5) Quan điểm của chúng tôi về
Lá Quốc Kỳ VNCH
(6) Những Cảm Nghĩ Thay Lời Kết

1. TƯỜNG TRÌNH CỦA NHÂN VIÊN CỘNG ĐỒNG
Trái với một vài nguồn tin sai lạc đã được loan ra, sáng ngày 14/6/2002, cá nhân tôi KHÔNG có mặt tại trụ sở Cộng Đồng, số 2709 Ipswich Road, Darra. Chị Nga Haydon là nhân viên xã hội của Cộng Đồng đang họp trong văn phòng với 3 đồng hương và một người Úc. Nhân viên xã hội thứ hai là anh Nguyễn trần Cường đang đi họp tại văn phòng Bộ Di Trú.
Vì chị Nga Haydon là người duy nhất đã có mặt tại Trụ Sở Cộng Đồng từ đầu cho tới cuối, nên chị là một nhân chứng rất quan trọng. Do đó, tôi đã đề nghị chị Nga viết một bản Tường Trình về sự kiện xảy ra (xin xem Tài Liệu đính kèm). Tôi tin rằng đọc bản Tường Trình này, quý vị sẽ có một ý niệm rõ ràng hơn về câu chuyện.

2. CÁC QUYẾT ĐỊNH CỦA CỘNG ĐỒNG

Khi chị Nga Haydon gọi điện thoại cho tôi lần đầu tiên để báo cáo về việc ông Lím muốn lấy cờ ra khỏi Văn Phòng Cộng Đồng để treo lên, tôi có xin chị Nga cho tôi nói chuyện với ông Lím. Khi tôi giải thích rằng “Ban Chấp Hành Cộng Đồng quan niệm là quốc kỳ VNCH là biểu tượng thiêng liêng cho quốc gia của người Việt tự do chúng ta, do đó, các lễ chào cờ đều cần phải được tổ chức trang nghiêm và long trọng”, ông Lím chấm dứt cuộc điện đàm với tôi ở điểm đó.
Tôi tiếp tục nói chuyện với chị Nga Haydon và khi chị ấy cho hay ông Lím và một người nữa đang kéo cờ lên ở kỳ đài ngoài cổng trụ sở, tôi đã CĂN DẶN CHỊ NGA RẤT KỸ rằng “Chị cứ để yên lá cờ ở đó. Chị đừng đụng đến dây kéo cờ hay ngay cả đến gần cột cờ cũng không nên”. Tôi còn dặn thêm rằng “Khi nào anh Cường (nhân viên xã hội thứ hai) đi họp về, chị cũng dặn anh ấy như thế giùm tôi”.
Độ vài phút sau, chị Nga lại gọi điện thoại cho tôi báo tin rằng ông Lím đã chụp hình cột cờ ở ngoài sân đậu xe, chụp bảng hiệu Văn Phòng Cộng Đồng ở bên ngoài cửa, và bước trở vào Văn Phòng để đưa máy ảnh sát vào mặt chị Nga mà chụp hình, rồi còn chụp ảnh các đồng hương đang hiện diện. Các người này rất hoảng sợ, hai phụ nữ phải che mặt xuống bàn và một người đàn ông phải xoay mặt vào cửa sau của Văn Phòng Cộng Đồng.
Đến đây thì tôi không còn biện pháp nào khác hơn là phải liên lạc với ông Jason Hartley – Chỉ huy Trưởng Đội Đặc Nhiện Á Châu của Sở Cảnh Sát Queensland – để nhờ Cảnh Sát đến vãn hồi trật tự cho Văn Phòng Cộng Đồng và bảo vệ an ninh cho nhân viên làm việc cùng đồng hương đang có mặt tại đó.
Tôi cũng có điện thoại để nhờ các thành viên khác trong Ban Chấp hành mà tôi nghĩ là đang có mặt ở nhà để đến trụ sở Cộng Đồng giúp đỡ chị Nga. Tôi không liên lạc được với ai trong giờ phút đó, ngoại trừ ông Trần kim Ẻm và ông đã vui lòng đến ngay.
Sau đó, hai nhân viên Liên Lạc Cảnh Sát đã được phái đến để điều tra về sự việc. Về các quyết định sau đó của Cảnh Sát, ông Jason Hartley có gởi đến Ban Chấp hành Cộng Đồng và đại diện các hội đoàn, đoàn thể một bức thư giải thích mà tôi đã được sự đồng ý của ông Hartley để trình với quý vị tiếp theo đây.
Tuy nhiên, tôi cũng xin xác định một lần nữa ràng việc tôi nhờ đến cơ quan công lực LÀ HOÀN TOÀN ĐỂ TÁI TẠO TRẬT TỰ VÀ ỔN ĐỊNH TẠI TRỤ SỞ CỘNG ĐỒNG CHỨ KHÔNG VÌ MỘT MỤC ĐÍCH NÀO KHÁC. Tôi thiết nghĩ nếu tự đặt mình vào trường hợp của tôi vào lúc bấy giờ, là người chịu trách nhiệm sau cùng về sự điều hành của Văn Phòng Cộng Đồng, quý vị chắc cũng sẽ phải có biện pháp như tôi đã làm. Tôi đã rất lo lắng cho sự an toàn của chị Nga vào lúc đó vì chỉ có 1 mình chị ở Văn Phòng và chị lại là một phụ nữ. Tôi cũng quan tâm về sự kiện các đồng hương đến nhờ Cộng Đồng giúp đỡ giấy tờ mà lại bị chụp ảnh không có sự xin phép như thế, liệu sau này, đồng hương có còn cảm thấy thoải mái để đến sử dụng các dịch vụ ở Cộng Đồng nữa hay không"
Đến tối hôm sau, thứ Bảy 15/6, chúng tôi được tin ông Huỳnh văn Lím đã được mời lên trình bày về câu chuyện trong buổi tiệc gây quỹ của Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài Úc Việt QLD. Một lần nữa tôi đã không có sự lựa chọn nào khác hơn là phải ra một Thông Báo để trình bày với đồng hương về sự kiện, từ cái nhìn của Cộng Đồng. Mục đích của Thông Báo là để tránh cho đồng hương những hoang mang và ngộ nhận.
Nếu đọc kỹ Thông Báo nói trên, tôi không bao giờ nói rằng “Viẹâc treo cờ tại văn phòng Cộng Đồng là một hành động quậy phá, bất hợp pháp và có tính cách phá rối trị an”, như bài Quan Điểm của báo Nhân Quyền đã viết. Tôi viết “Trước hành động bất hợp pháp và có tính cách phá rối trị an như nói trên...” sau khi tôi trình bày về việc “...ông Lím dùng máy để chụp hình quang cảnh bên ngoài Văn Phòng Cộng Đồng rồi trở vào bên trong Văn phòng để chụp ảnh nhân viên xã hội cùng những đồng hương hiện diện”. Đó mới là những việc làm mà theo tôi là “bất hợp pháp và phá rối trị an”.

3. CÁC BIỆN PHÁP CỦA CẢNH SÁT.
Như đã thưa ở trên, chúng tôi đã được sự đồng ý của ông Jason Hartley để gởi đến quý vị bức thư của ông ấy, cả bản tiếng Anh và bản tiếng Việt (xin xem Tài Liệu đính kèm). Tôi thiết nghĩ bức thư đã nói lên đầy đủ về những lý do đưa đến các quyết định trong sự can thiệp của Cảnh Sát. Điều duy nhất tôi xin được lưu ý quý vị là câu ông Hartley viết rằng “ Khi đến trung tâm cộng đồng và với sự vắng mặt của ông Lím, cảnh sát đã không có sự lựa chọn nào khác là làm sao để trao trả vật sở hữu (lá cờ) lại cho ông Lím. Về điểm này, thì đó là quyết định của tôi trong việc mang trả lá cờ theo đúng như những quy định mà tôi bị ràng buộc”.

4. NHỮNG THIẾU SÓT VÀ SAI LẠC TRONG BÀI TƯỜNG TRÌNH CỦA HỘI CQN QLVNCH/QLD

Trong bài Tường Trình nói trên, đề ngày 20/6/02 và do ông Huỳnh bá Phụng ký tên, có một vài chuyện sai lạc và thiếu sót mà tôi nghĩ là quan trọng, cần phải được trình bày.
4.1 Phần tường trình của ông Huỳnh văn Lím có đề cập đến việc “ Sau đó, tôi có chụp hình anh An đang kéo lá quốc kỳ VNCH. Xong xuôi anh An cột dây và cả hai chúng tôi ra về …”. Ông Lím đã không đề cập gì đến việc trở vào Văn Phòng Cộng Đồng để chụp ảnh nhân viên xã hội và các đồng hương hiện diện mang đầy tính cách hăm dọa, như chị Nga Haydon và tôi đã trình bày ở trên.
4.2 Trong lần gặp mặt vào ngày thứ Ba 11/6, khi ông Lím đến quyên tiền cho Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài Úc Việt QLD, tôi có thưa với ông Lím rằng “Con đã trình bày với ông Trần thanh Vân là Ban Chấp hành Cộng Đồng dự định sẽ tham dự buổi tiệc đó và đến khi đó, chú Lím đưa quyển sổ ra thì chắc Cộng Đồng sẽ có đóng góp thôi”.

Thật sự đó là tôi muốn trả lời ông Lím một cách khéo léo chứ thật sự, chúng ta đều biết dù là Chủ Tịch Cộng Đồng, tôi cũng không có quyền lấy tiền trong quỹ của Cộng Đồng ra để mà biếu tặng một cách đơn phương được. Mọi việc đều phải có quyết định của Ban Chấp hành.
Điều khiến tôi ngạc nhiên vô cùng là câu ông Lím viết “Tôi lấy làm lạ sao việc này lại nói với Vân mà tôi không biết Vân nào hết” vì ông Trần thanh Vân là Thủ Quỹ của Ủy Ban XDTĐ/QLD, mà lại còn là Trưởng Ban Tổ Chức của buổi tiệc của Ủy Ban ngày 15/6. Ông Lím là người đi quyên tiền cho Ủy ban mà lại không biết ông Thủ Quỹ của Ủy ban là ai, thì tôi nghĩ trong hệ thống làm việc của Ủy ban đã có một sự thiếu liên hệ với nhau ở đâu đó. Đó chính là lý do mà ngày hôm sau, tôi đã điện thoại cho ông Trần thanh Vân để hỏi thăm cớ sự.

4.3. Tôi không muốn được xem như là phân bua về những câu đối thoại qua lại giữa ông Lím và tôi cùng các người khác trong Văn phòng Cộng Đồng (ngày 11/6), cũng như giữa ông Lím và tôi trên điện thoại (ngày 14/6) bởi vì tất cả đều chỉ là lời nói, không có gì ghi lại thì ai biết tin vào đâu.
Tuy nhiên, tôi chỉ muốn trình bày rằng khi ông Lím nói chuyện với tôi trên điện thoại ngày 14/6 và ngỏ ý muốn treo cờ, tôi không nói với ông Lím rằng “Chú không có quyền làm những việc đó”, mà tôi chỉ giải thích một cách ôn tồn nhỏ nhẹ rằng “Ban Chấp Hành Cộng Đồng quan niệm lá quốc kỳ VNCH là biểu tượng thiêng liêng cho quốc gia của người Việt tự do chúng ta, do đó, các lễ chào cờ đều cần phải được tổ chức trang nghiêm và long trọng”, như đã nói ở trên.
4.4. Ông Lím có đề cập đến buổi Dạ Tiệc gây quỹ cho phái đoàn đi Canberra nhân ngày 30/4 vừa qua do Cộng Đồng NVTD UC/QLD tổ chức. Tôi xác nhận buổi Dạ Tiệc đó không có chào cờ bởi vì Ban Chấp hành chúng tôi cho rằng đó là một buổi Dạ Vũ, có tính cách thuần túy giải trí, không có không khí trang nghiêm cho một buổi lễ chào cờ. Điều này phù hợp với quan điểm của Ban Chấp hành chúng tôi về việc chào cờ như đã nói ở một đoạn trên.
Điều quan trọng là khi có người hỏi tôi trong buổi tiệc về lý do, tôi đã giải thích như trên, chứ KHÔNG BAO GIỜ TÔI NÓI RẰNG “(ÔNG CHỦ TỊCH) BẢO QUÊN KHÔNG MANG THEO”. Đây là một sự bịa đặt hoàn toàn.

5. QUAN ĐIỂM CỦA BAN CHẤP HÀNH CDNVTD UC/QLD VỀ LÁ QUỐC KỲ VNCH.

Như tất cả những người Việt tự do chống Cộng Sản, Ban Chấp hành CĐNVTD UC/QLD, trong đó có cá nhân chúng tôi Trần hưng Việt, tôn vinh lá cờ vàng 3 sọc đỏ của nước Việt Nam Cộng Hòa. Là đại diện cho người Việt tỵ nạn Cộng Sản ở tiểu bang QLD, chúng tôi vẫn luôn luôn tranh đấu để bảo vệ và phát huy màu cờ chính nghĩa của người Việt quốc gia. Chúng tôi xin được phép để ghi nhận lại một vài công tác nhỏ nhoi đã thực hiện được trong vấn đề này.

Tháng 12 năm vừa qua, nhân ngày Quốc Tế Nhân Quyền, Hội Đồng Thành Phố Brisbane và các tổ chức khác đã tổ chức một Lễ Trương Kỳ trên cầu bộ hành Hữu Nghị ở South Bank. BCH Cộng Đồng đã có một Thông Cáo để mời đồng hương cùng tham dự và nhờ đó mà chúng ta đã dẹp được lá cờ máu của CSVN đã được Ban Tổ chức dự định treo lên. Thay vào đó họ phải treo lá cờ VNCH của chúng ta, cộng thêm với hàng chục lá cờ vàng thân yêu mà đồng hương đã mang tới.
Mùng Một Tết Nhâm Ngọ vừa qua, BCHành Cộng Đồng cũng có ra một Thông Cáo để mời tất cả đồng hương đến tham dự một buổi Lễ Thượng Kỳ, được tổ chức tại trụ sở Cộng Đồng nhân ngày đầu năm Âm Lịch. Hơn 50 đồng hương gồm các vị Cựu Chủ Tịch Cộng Đồng, quý đại diện các hội đoàn, đoàn thể và đồng hương, đã đến tham dự buổi lễ trang nghiêm này.
Chúng tôi nhớ không có sự hiện diện của các ông Huỳnh bá Phụng, Nguyễn ngọc Dung, Huỳnh văn Lím, Bùi văn An trong các buổi sinh hoạt quan trọng này.
Đó là những công tác đã được quảng bá rộng rãi. Ngoài ra, BCH Cộng Đồng vẫn thường xuyên quan tâm đến việc phô cao lá cờ chính nghĩa của chúng ta:

Tháng Sáu năm ngoái, trong cuộc triển lãm thủ công nghệ do Quốc Hội tiểu bang QLD tổ chức nhân ngày QLD Day, chúng tôi đã đáp lại lời mời của Ban Tổ Chức để gởi đến một lá cờ vàng để được treo lên cùng với quốc kỳ của các sắc tộc khác. Đây có lẽ là lần đầu tiên mà cờ VNCH chúng ta đã tung bay trong khuôn viên Quốc Hội tiểu bang này. Điều này đã khiến cho ông Đoàn việt Trung – Chủ tịch CĐ Liên bang – khi đến viếng thăm cuộc triển lãm đã phát biểu “Trời mùa Đông đang lạnh, nhìn thấy lá cờ của mình trên như thế kia, bỗng dưng lòng cảm thấy ấm hẳn lại, anh ạ!”
Tháng Chín 2001, ban tổ chức Hội Chợ MultiFest ở Inala đã cho đăng một bích chương quảng cáo trên báo Suburban Star, trên đó có cờ của các sắc tộc tham dự, trong đó có lá cờ của CSVN. Ngoài ra bích chương này cũng đã được vẽ lên tường của một khu phố ở Inala để quảng bá cho Hội Chợ.
Được tin, chúng tôi lập tức tiếp xúc để phản đối về sự kiện trên. Ban Tổ chức đã cho sơn lại bích chương trên tường khu phố Inala và số báo Suburban Star tháng 10/2001 đã có lời xin lỗi của Chủ bút với cộng đồng người Việt chúng ta.
Trong buổi lễ kỷ niệm ngày ANZAC Day năm 2001, BCH Cộng Đồng đã vận động để lá quốc kỳ của chúng ta được treo lên tại kỳ đài của chi nhánh Hội Cựu Chiến Binh Úc (RSL) ở Darra. Sau đó, BCH đã biếu tặng lá cờ cho RSL Darra.
Tương tự, năm 2000, BCH Cộng Đồng đã vận động để lá quốc kỳ của chúng ta được treo lên tại kỳ đài của chi nhánh Hội Cựu Chiến Binh Úc (RSL) ở Beachmere. Sau đó, BCH cũng đã biếu tặng lá cờ cho RSL Beachmere.
Tháng 11 năm 2000, được phụ huynh Việt Nam thông báo rằng trong buổi trình diễn văn nghệ ở trường tiểu học Serviceton South, lá cờ đỏ sao vàng đã được đem ra sân khấu. Ngay lập tức, tôi đã cùng anh nhân viên xã hội Nguyễn trần Cường xin đến tiếp xúc với bà Hiệu trưởng để giải thích về việc người Việt tỵ nạn không chấp nhận lá cờ máu đó. Sau đó, chúng tôi cũng có tặng trường này một lá cờ vàng ba sọc đỏ.
Hàng năm, trường Marist Brothers vẫn đến mượn lá quốc kỳ VNCH để trưng bày trong ngày Hội thường niên của trường.
Trên đây chỉ là một vài thí dụ về những việc làm của BCHành Cộng Đồng QLD, và của cá nhân chúng tôi, để chứng minh sự tôn vinh lá quốc kỳ VNCH mà chúng tôi vẫn hằng dành cho nó. Tuy nhiên, cũng chính vì sự tôn kính lá quốc kỳ mà chúng tôi chủ trương rằng việc thượng kỳ bao giờ cũng phải được thực hiện một cách trang nghiêm và trân trọng.
Nói về phương diện đấu tranh chống Cộng, Ban Chấp hành Cộng Đồng đã luôn luôn tiên phong trong các công tác:
Chống văn công văn hóa vận của Việt Cộng;
Tổ chức biểu tình tranh đấu cho Nhân Quyền và Tự Do Tôn Giáo tại Việt Nam khi Đại sứ VC Vũ chí Công đến Brisbane vào tháng Năm 2001
Vận động và tổ chức cho đồng hương tham gia tích cực và đông đảo các cuộc biểu tình 30/4 ở Canberra. Riêng cá nhân chúng tôi chưa bao giờ vắng mặt trong các cuộc biểu tình này suốt 3 năm đảm nhận chức vụ Chủ Tịch Cộng Đồng vừa qua,

6. NHỮNG CẢM NGHĨ THAY LỜI KẾT.

Tôi đã có tiếp xúc với hai ông Chủ bút báo Saigon Times và Nhân Quyền. Tôi nói rằng tôi tôn trọng việc hai vị cho đăng các tài liệu trên vì đây là quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận. Tôi chỉ tiếc rằng hai ông đã không liên lạc với tôi để tôi có cơ hội trình bày vấn đề trước khi hai ông viết các lời nhận định và bài Quan Điểm. Tôi nghĩ ràng làm như thế e có phần hơi vội vã quá chăng"
Tôi cảm ơn quý hội đoàn, đoàn thể, quý đồng hương, thân hữu ở khắp nơi đã điện thoại, viết thư về để chia sẻ và ngỏ ý tiếp tục hỗ trợ chúng tôi trong các công tác của Cộng Đồng.
Tôi đồng ý với quý vị cơ cấu Cộng Đồng của chúng ta rấr quan trọng và cần phải bảo vệ. Cá nhân tôi không đáng kể. Ông Huỳnh bá Phụng có viết trong bức thư Tường Trình ngày 20/6 rằng “Quan thì Nhất Thời, Dân Thì vạn Đại”. Tôi tin rằng các vị Chủ Tịch Cộng Đồng tiền nhiệm, cũng giống như cá nhân tôi, khi ra nhận gánh vác chuyện Cộng Đồng, không ai bao giờ có ý nghĩ là mình muốn được làm Quan cả.
Như nhiều người biết, tôi là một người sinh viên du học thời VNCH và tôi đã quan niệm rằng “Được đi du dọc trong khi bao nhiêu chiến sĩ xả thân bảo vệ đất nước, bao nhiêu người đang góp tay xây dựng quê hương trong khói lửa, như vậy tôi là một người rất may mắn và mang nợ rất lớn với quê hương, dân tộc. Mà đã nói mang nợ thì phải trả. Nợ nhà, nợ xe, nợ thẻ tín dụng còn có ngày trả hết. Nợ quê hương, dân tộc thì có bao giờ mà ta trả cho xong"”
Do đó, tôi đã hằng tâm niệm là ngày nào tôi còn giúp gì được cho quê hương, đồng bào thì ngày đó tôi còn tiếp tục làm việc, dù trong cương vị nào đi chăng nữa. Mục đích chính là để góp phần vào việc đấu tranh ở bên Việt Nam và mặt khác, để giúp đỡ các đồng hương nới xứ người.

Trân trọng kính chào.
Brisbane, ngày 7 tháng 7 năm 2002
Trần hưng Việt
Chủ Tịch

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.